.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, August 7, 2013

CHU MỘNG LONG: “CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU NÓI GÌ?”

Chu Mộng Long – Trên bề mặt ngôn từ, Chu Giang Nguyễn Văn Lưu tuyên bố, thực chất là cầm cờ chỉ đạo, đấu tranh chống hữu khuynh để bảo vệ đến cùng thành trì của chế độ. Điều đó rất đáng hoan nghênh cho những chiến sĩ cộng sản chân chính. Nhưng càng đọc, càng thấy đằng sau lớp vỏ ngôn từ ấy, một giọng điệu thù hằn, đố kị với tư tưởng 3 chống: chống đổi mới, chống phương Tây, và chống tất cả những ai mang tư tưởng khác với mình.
Chiếc ghế cá nhân được đồng nhất với cả chế độ mà nhân dân đã đổ xương máu để dựng lên. Đấu tranh như thế thì ngang bằng tự phá hủy!
Những bài viết trước của ông Lưu cũng như đồng đảng bị bọc kín trong lớp nhung của chính trị, đạo đức, văn hóa nên miễn bàn. Còn tranh luận về học thuật với họ khác nào đàn gảy tai trâu?
Nhưng đến bài viết cuối cùng: Văn – Sử bất yên, chiếc đuôi (cầy) cáo ẩn sau mọi sự nhân danh đã lộ rõ, cho nên không thể không giúp họ phơi ra cho mọi người nhận diện.
Giải mã bài này phải dùng phân tâm học cấu trúc để lôi chiếc đuôi ấy ra một cách đầy đủ. Lacan nói, ngôn ngữ là sản phẩm của dục vọng, nó bị trượt đi liên tục trên chuỗi biểu đạt để che đậy sự thực nhưng lại tự phơi bày những mặc cảm, những kìm nén  cứ trồi lên không thể che đậy được. Derrida gọi đó là phần ngầm của văn bản, dù phẩn hiển thị cố tình xóa mờ bằng đủ thứ nhân danh, vẫn lộ rõ những dấu vết (trace) không thể xóa được để văn bản ngầm ấy trở thành văn bản của văn bản.
1. Phần khai đề, chiếc đuôi ấy lộ diện bằng lí thuyết chống âm mưu “cốc mò cò xơi”. Ông ta bị ám thị bởi câu chuyện Thánh Gióng đánh giặc xong bay về trời mà những người “tiên phong đổi mới” đề nghị thế hệ lãnh đạo cách mạng cũ nên học tập và làm theo, nhường quyền lãnh đạo cho thế hệ trẻ. Ông hoảng hốt, bực bội, rồi viết bằng giọng cằn nhằn như ăn phải ớt: những người “tiên phong đổi mới”… “thế là khôn lắm”! Thế hệ của ông làm thân “cốc” một đời “mò” đủ thứ (chứ ông thì đánh giặc bao giờ?), bây giờ có kẻ đòi “biến đi” cho “cò” các người xơi ư? Nhân danh tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân danh sự nghiệp dân tộc, quyết không bay đi đâu hết. Rằng thì là học tập và làm theo gương Gióng có mà ngu, xưa chiến tranh cực chẳng đã phải ăn cơm cà, uống nước sông, nay hòa bình phải để cho ông hưởng thụ các món cao lương mỹ vị và bia heineken với chứ!!!
2. Phần thừa đề, ông chủ trương: không có Thánh Gióng nào ở đây, một lần nữa đề nghị dẹp cái trò đòi các ông như ông bay về trời sang một phía. Chủ tịch Triết đòi học tập và làm theo gương Thánh Gióng về vui thú điền viên là hỏng. Có mà tiếp tục ăn cơm cà với uống nước sông à? Ông nhấn mạnh kiên quyết bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh: “Nếu cùng hành động vì dân giầu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh thì việc gì phải chia ra bảo thủ và đổi mới”. Không biết tư tưởng này ông lấy ở đâu ra, Hồ Chí Minh nói bao giờ, nhưng rõ là ông bị mặc cảm vì có sự chia rẽ giữa “bảo thủ và đổi mới”. Đổi mới thì hiển nhiên phải chống bảo thủ để tiến bộ, như vậy là cố tình chống thế hệ lãnh đạo như ông. Thì ra là thế này: Các người hô đổi mới, bọn trẻ khỏe thì chạy nhanh, ông già lú lẫn thì cầm gậy chạy theo sao kịp? Các người kính lão đắc thọ nên không nói ra nhưng chắc chắn là chê ông bảo thủ.  Vòng vo tam quốc một hồi đủ loại nhân danh đạo đức, văn hóa, lịch sử, chính trị, rốt cuộc ông lại quay sang chuyện văn nghệ mà bọn “tiên phong đổi mới” này bày trò đòi “đổi gác”. Thế là các người định gạt ông ra rìa, nhảy lên ngồi chiếu trên một cách hỗn láo rồi đẩy ông xuống chiếu dưới ư?
Chao ôi, cái mặc cảm của người già, cái tuổi rụng răng, cứ lo bọn trẻ ăn hết phần của mình!
3. Phần luận, ông suy đến tận cùng mọi nhẽ, rằng tất cả mọi hậu quả đều là do đổi mới mà ra. Mà ai chủ trương đổi mới hè? Hiển nhiên là ông trách Đảng, Nhà nước chủ trương đổi mới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, mở cửa thị trường để phát triển nên mới ra cơ sự này! Ông nói thẳng, chính cái sự đổi mới và mở cửa đã sinh ra “chao đảo”, “bấn loạn”. “Sự xâm lăng về văn hóa” – mượn lời Vũ Hạnh, ông đang nói đến thứ tri thức Tây học – đã làm cho giáo dục, văn hóa, khoa học ta bị lũng đoạn toàn diện, phá hoại nghiêm trọng “đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của toàn xã hội”.
Rõ ràng, theo ông, “không chỉ bên ngoài mà còn có tay trong”, bên ngoài đó chính là bọn thù địch, bên trong chính là nội bộ của Đảng và Nhà nước. Không chỉ cái tội chủ trương đối mới mà còn “quan liêu”, “hữu khuynh”. Thế này thì ông phải dạy cho Đảng và Nhà nước một bài học mà ông rút ra từ kinh nghiệm xương máu của ông: “Chớ nghĩ rằng ngươi không đụng đến ta thì ta không đụng đến ngươi. Nó đụng đến cái Tất cả mà xong thì anh phải theo nó hoặc nó sẽ cho anh biết thế nào là lễ độ, nhé!” Ông nghiến răng mà nói.
Phần ngầm trong ngôn ngữ của ông cứ hiện ra lồ lộ: Không đổi mới và mở cửa gì nữa. Quay về điểm xuất phát và đóng hẳn cửa lại cho yên. Không kinh tế thị trường, không khoa học công nghệ, không internet, đóng cửa luôn trường đại học. Tức phải làm Cách mạng văn hóa thôi. Diệt hết, chứ “chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm rồi đâu lại vào đấy.”
4. Phần thực (xin lỗi vì cái bố cục lộn tùng phèo trong lối viết của ông, nhưng lại là phần nội dung chính) ông chứng minh cụ thể hậu quả nguy hiểm của chủ trương đổi mới là đây.
Về khoa học, không biết những khoa học khác thế nào, chứ khoa học xã hội thì ông biết tuốt. Rõ nhất là sử học, những sử gia nổi tiếng nhân đổi mới mà đánh giá lại những tên bán nước như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, lại còn đề cao cả triều đại nhà Nguyễn nữa. Ông chủ trương bài Tây, nên mượn Tú Xương: “Ông Nghè ông cống cũng năm co/ chi bằng đi học làm thầy phán/ Tối rượu sâm banh sáng sữa bò” để đề nghị nên quay về nền văn hóa, giáo dục Hán học. Vậy là cái dấu vết cố che mờ đi trên văn bản lại tự nhiên sáng ra: Giữa Tây và Tàu, theo ông nên chọn Tàu. Cả ngàn năm Bắc thuộc, dù phải quỵ lụy dưới sân rồng của Thiên triều, ta vẫn tồn tại có sao đâu. Chẳng phải cái chữ quốc ngữ mà hôm nay có được là do bọn Tây nó “Pháp hoá văn hoá Việt, muốn người Việt Nam tóc đen, da vàng, mũi tẹt nhưng có văn hoá, có tâm hồn và tính cách Gô-loa”?
Cho nên, về giáo dục, ông chủ trương quay về truyền thống “thuật nhi bất tác” của giáo dục Nho giáo. Cứ theo gương xưa mà làm, như ông ấy, tổ tiên người Hán bảo làm gì thì cứ làm theo họ, xưa theo Nghiêu – Thuấn, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tần Thủy Hoàng, nay theo Mao. May thay ông chẳng dẫn Marx câu nào, nếu không lại oan cho ông Marx, vì dẫu sao Marx vẫn là ông Tây. Xem ra cái lối giáo dục phát huy tính tích cực của người học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương cũng là vì ăn phải bã của bọn phương Tây nốt. Ông không ngại ngần mà cổ vũ lối học nhồi sọ và khuyến khích trò làm Hồng Vệ binh tố thầy: “Cần khuyến khích, chăm sóc, bồi dưỡng những sinh viên như thế” để những tư tưởng đổi mới không có đất mà sống!
Về chính trị, ông chỉ ra, vì đổi mới mà Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng “thảm thương” nhất vẫn là trường hợp Ceauşescu. Ông xót xa và trách người đồng chí của mình vì “thiếu bản lĩnh” và “tham bát bỏ mâm” mà mất tất cả. Lẽ ra “Bản lĩnh, bình tĩnh mà làm, đâu đến nỗi. Dục tốc bất đạt là thế. Tham vặt, tham bát bỏ mâm là thế. Thiếu thốn nỗi gì mà phải giành cho con cái Hợp đồng thiết kế. Để rồi chỉ xin được chôn chung với vợ. Con cái thất tán!”
Than ôi, cái “sự nghiệp chung” mà ông Lưu nhân danh là đây. Tưởng “bản lĩnh, bình tĩnh” đối phó với tình huống, hoàn cảnh để lái con thuyền cách mạng đi theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ông lại chủ trương bản lĩnh, bình tĩnh mà “ăn cả mâm”, giữ chiếc ghế cho mình và quyền lợi cho con cái mình!
5. Rải rác trong toàn bài, ông kéo vài bậc trưởng lão của đao phái như Phong Lê, Mai Quốc Liên ra làm đồng minh. Ông tỏ ra tâm đắc với Phong Lê: “Ở Việt Nam Nguyễn Trãi Nguyễn Du Hồ Chí Minh là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm là không thể giải thiêng được”. Bất khả xâm phạm thì đúng rồi, ai xúc phạm, tôi cũng có thể cho một đao, nhưng không thể giải thiêng theo các ông này là phải tôn giáo hóa thành Chúa Kito, Thánh Ala, Phật Thích Ca… chắc, còn ông thì đang làm giáo chủ để đến khi ông chết đi cũng phải được phong thần, phong thánh hay bồ tát. Mà muốn bảo vệ giáo/chính phái của mình thì theo ông, phải cùng nhau chửi những ai khác với mình đều là “tà giáo/phái”. Ông kéo con cái họ Phạm ra khen họ “trung với nước hiếu với dân” nhưng phải đồng tình với ông mà chửi cha của họ, rồi thỉnh luôn cụ Đào Duy Anh, lôi Vũ Hạnh, Mai Quốc Liên vào cuộc mạt sát bọn chủ trương đổi mới như Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, kể cả những ai cao hơn đã đầu têu ra sự đổi mới đầy thảm họa này!
6. Phần kết luận của ông là mệnh lệnh nhưng chen lẫn khúc bi ai của một giáo chủ hết thời:
Kết luận về giáo dục, ông tỏ ra cởi mở: “Vấn đề giáo dục nói chung và Đại học nói riêng, phải bàn rộng rãi hơn, thấu đáo hơn. Về sử học cũng phải trao đổi cho rõ ràng. Về văn học, càng phải tình tĩnh, thân ái, thẳng thắn trao đổi, thuyết phục mà không áp đặt.” Nhưng ông lại nhấn vào sự áp đặt, và ai áp đặt ai, ông không nói rõ. Hay là vì ám thị bị áp đặt nên ông quy bọn đổi mới đã áp đặt lên tinh thần của ông làm cho ông căng thẳng, bức xúc?
Kết về lòng yêu nước và tội phản quốc ông nói: “Vùng đất chúng tôi có hai người anh hùng làm rạng rỡ cho quê hương đất nước là Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và Lê Lợi. Nhưng cũng có hai người làm ô nhục cho quê hương đất nước là Lê Ngoạ Triều và Lê Chiêu Thống.
Ông cha như thế, con cháu như thế, buồn xiết bao.
Đời trước không lo cho đời sau thì như thế.
Đời sau quên đời trước thì như thế. Huống chi chống lại”.
May mà ông không dẫn thêm trường hợp Hoàng Văn Hoan để làm gương, trước kia từng khét tiếng chống Nhân văn như ông bây giờ rồi bất ngờ bỏ chạy sang Tàu để cầu vinh.
Cái sự ám chỉ của ông: ai Lê Đại Hành, Lê Lợi, ai Lê Ngọa Triều, Lê Chiêu Thống lộn tùng phèo không thể giải mã được. Chỉ có thể nói, cái ông lo nhất là “đời sau quên đời trước”, tức ông luôn ám thị mọi người rồi sẽ quên ông! Buồn xiết bao!
Việc giải mã từ cấu trúc văn bản của ông Lưu, phơi ra phần mạch ngầm như thế, không biết có đúng hay không, mong ông chỉ giáo. Mà nói trước, mạch ngầm thuộc phần vô thức, chính ông cũng không hiểu ông đang nói gì đâu!
Mở đầu bài viết ông bàn về cái ăn: “cốc mò cò xơi”, chửi bọn trẻ ranh khôn đểu, tham ăn, kết thúc bài viết cũng là cái ăn, tự khen người già như mình đạo mạo như Ôn Như Hầu: “Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm, mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon”. Không biết cái ăn nó quan trọng với ông cỡ nào mà nói tới nói lui vẫn không thoát ra khỏi cái đôi đũa mà ông quyết khư khư giữ lấy để mà vơ tất cả những thứ còn lại trên mâm tiệc tàn!
Nói thật, tôi cũng là người quyết tâm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa đây, nhưng càng đọc ông Lưu càng thấy hiển hiện hình ảnh bọn đầu trọc (mặc dù ông râu tóc có thừa) ở Đức xăm hình chữ thập đòi khôi phục và bảo vệ Hitler hơn là tư cách của người chiến sĩ cộng sản chân chính, ông Lưu ạ!
Đất Quảng 06.8.2013
—————————-
P/S: Mấy hôm nay bận bịu, máy lại trục trặc, nay mở mạng ra xem thì gặp phải bom sinh học phát ra từ Đông La, Đông Hét, Đông Chửi Đổng nào đó. Hồng Vệ đao phái cùng quẫn đã sử dụng thứ bom này để tấn công. Phạm Xuân Nguyên nói đúng quá nên chúng giãy như đỉa phải vôi, dùng hết tàn lực để phóng bom bẩn. Bản chất hung hăng của đao phái này ngày càng lộ liễu. Đến lúc chúng không cần nhân danh gì nữa. Hết chỉ điểm, chuyển sang cảnh sát, kể cả làm quan tòa phán xử và đao phủ khai đao luôn tại chỗ.
Định lôi sang bên này, nhưng e gây ô nhiễm nên chỉ dẫn đường cho những ai tò mò muốn tìm hiểu các chiêu thức của đao phái hiện đại này! (Bấm vào đây để xem)
Nguồn: Blog Chu Mộng Long

2 comments:

  1. Một bài viết hay!Biết điều thì Lư Giang hay Phong Lê nên im lặng,hoặc đắp chăn mà ngủ! Đừng lập lại kiểu đánh đấm như thời NVGP,rồi sau đó lại tôn danh.

    ReplyDelete
  2. Thông báo khẩn: Con đĩ già đẻ ra thằng Đa Lông lồn đang bị chó điên nó đéo. Cứu nguy, cứu nguy kẻo mụ ta đau bướm!

    ReplyDelete