LÊ XUÂN
Trong cuộc thi thơ ĐBSCL lần V-2012 do Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng đăng cai, tổ chức, Cao Phú Cường (giáo viên dạy Văn, THCS ở huyện Châu Thành, An Giang) lại đạo một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài mang tựa đề là “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) để gửi dự thi. Trớ trêu thay bài đó lại lọt vào tốp 11 bài chung khảo (sẽ trao giải). Bạn đọc Huỳnh Nguyễn ở An Giang đã phát hiện ra bài “đạo thơ” này giống tới 80% bài “Trở lại đồng tứ giác” của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài in trong tập “Ngan ngát hương xưa” (trang 59-60).
Khi sự việc bại lộ, Cao Phú Cường vẫn “ngụy biện” cho là giữa
tác giả và nhà thơ Trịnh Bửu Hoài có cùng “cảm xúc đồng điệu” nên hai bài thơ
có phần giống nhau. Tác giả đã viết thư tay dài 4 trang gửi Ban tổ chức và một
số nơi để “kêu oan”. Càng kêu lại càng bị phát hiện thêm những bài thơ khác mà
Cao Phú Cường đã ăn cắp. Bạn đọc Lê Văn lại phát hiện tác giả này còn đạo bài
thơ “Ngắn dần viên phấn” của nhà thơ Vương Thảo (in vào những năm 90 của
thế kỷ XX) để in trên blog văn An Giang (xin xem trên thotre.com). Biết không
thể chối cải loanh quanh được nữa, Cao Phú Cường đã gọi điện xin lỗi nhà thơ
Trịnh Bửu Hoài là “đã đọc lâu ngày nên quên” và đã mượn một số câu chữ, hình
ảnh…
Năm 2008 khi tôi và
nhà thơ Bùi Văn Bồng đang dự trại sáng tác ở Đà Lạt thì nhà thơ-bác sĩ – đại tá
Trần Thanh Chương (Bệnh viện 121) từ Cần Thơ gọi điện, cho biết: “Trên
lucbat.com có bài thơ “Áo bà ba” của tác giả Cao Phú Cường sao rất giống
bài thơ “Áo bà ba” của Bùi Văn Bồng anh ạ”. Tôi liền vào mạng và thấy quả như
thế. Tôi gọi điện ngay cho nhà thơ Đặng Vương Hưng ở Hà Nội (trưởng trang web
lucbat.com) biết đây là bài thơ “đạo” tới hơn 90% và có “chế” đi một số câu từ.
Nhà thơ Đăng Vương Hưng đã gỡ bỏ bài thơ ngay và xóa tên Cao Phú Cường- đại
diện lucbat.com ở An Giang. Nói thêm là nhà thơ Bùi Văn Bồng cũng là đại diện
lucbat.com ở Cần Thơ.
Như vậy chỉ sau thời
gian hơn một tuần thông báo 11 bài thơ vào Chung khảo, đã phát hiện 3 bài thơ
mà Cao Phú Cường đã ăn cắp của các tác giả khác. Có lẽ, rồi đây bạn đọc còn
phanh phui những bài thơ khác mà tác giả này đã “đạo” nhưng chưa bị phát hiện…
Các cụ ta đã nói “Ăn vụng quen mắt, ăn cắp quen tay”. Cao Phú Cường không những
“quen mắt, quen tay” mà có thể đã là “cao thủ”, là một “cây” đạo thơ có hạng ở
ĐBSCL. Điều đáng buồn hơn nữa là Cao Phú Cường đang là một giáo viên dạy Văn
của trường Trung học cơ sở Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Dạy văn
là dạy làm người. Làm thầy giáo mà “ăn cắp” như thế quả là kẻ “đốt sách”, “đốt
đền”, liệu có còn xứng đáng đứng trên bục giảng nữa không? Điều này có lẽ Sở
Giáo dục- Đào tạo tỉnh An Giang cũng cần xem xét lại tư cách của thầy giáo
Cường(?!).
Xin mời bạn đọc đối chiếu 3 bài thơ mà Cao Phú Cường đã ăn cắp:
VỀ ĐỒNG MÙA NƯỚC NỔI
Cao Phú Cường (MS: 096A)
Trăng vàng gác núi
lả lơi
Thình lình trượt xuống rong chơi đồng bằng Vỡ trên dòng nước lăn tăn Gió ào ào khóc mưa giăng. Sông tràn
Ta về bến đợi thưởng
trăng
Ngờ đâu sóng vỗ nát tan mộng chìm Ruộng xanh … đẫm mắt mẹ nhìn Cha anh lụt cả trăm nghìn nỗi đau
Ta về nghe đất trở
sầu
Từng cây lúa khóc đợi nhàu mùa sang Đồng thành biển cả. Buồn lan Tiếng bìm bịp réo lạc đàn. Nước dâng
Ta về xóm cũ bâng
khuâng
Sông giờ oằn lũ bất cần đò đưa Áo hồng bay ngát bến xưa Em giờ trôi dạt đâu mùa gió giông?
Ta về vác cát oặn
lòng
Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê Trăng tròn trượt xuống tiếp hơi Gánh gồng gìn giữ màu trời quê hương. |
TRỞ LẠI ĐỒNG TỨ GIÁC
(Trịnh Bửu Hoài)
Mấy độ trăng vàng
kia gác núi
Đêm nay bỗng trượt xuống đồng bằng Thương trăng vỡ trên dòng nước nổi Gió thu gào khóc giữa mưa giăng
Mấy độ ta về bên
bóng gáo
Rái vàng nở rộ một vườn trăng Ngờ đâu sóng vỗ tan cành mộng Một kiếp rong rêu cũng bạt ngàn
Mấy độ ta về vui
tiếng dế
Nghe từng thớ đất đợi mùa sang Ai biến đồng xanh thành biển cả Cánh dế ngày xưa bỗng lạc đàn
Mấy độ ta về thăm
xóm cũ
Em áo vàng bay ngát bến sông Bến sông giờ đã chìm trong lũ Em giạt về đâu trong mưa giông
Mấy độ trăng tròn
treo đỉnh núi
Đêm nay bỗng trượt xuống đồng bằng Cá đớp trăng tan đùa suốt sáng Hết nửa mùa thu chẳng hết trăng. |
NGẮN DẦN VIÊN PHẤN
Cao Phú Cường Nhìn bụi phấn trên tóc thầy trắng xóa Em tưởng màu thời gian chạm ngõ không gian Những bài toán, trang văn kết hoa trái, mùa màng theo từng ngày em lớn
Đò thầy đưa trải bao
bờ bến
Miệt mài chèo với phấn trắng, bảng đen Bỗng thảng thốt lạ lùng trước một điều quen Viên phấn cứ ngắn dần cho bài em dài mãi Dòng sông đời vẫn trôi, tưới xanh bao đồng bãi Thu hoạch ruộng vườn Tím lòng hạt giống người trao Kìa! Viên phấn mãi ngắn dần và bạc trắng mái đầu…
Thầy ơi, tê tái…!
|
NGẮN DẦN VIÊN PHẤN
Vương Thảo
Nhìn bụi phấn trên
tóc thầy trắng xóa
Con tưởng màu thời gian Bao con số, đường thẳng, đường cong Và hoa trái, mùa màng… Thầy trải đời thầy trên bảng đen, phấn trắng Se thắt lòng mình Khi con hiểu một điều có thật, Viên phấn thầy cứ ngắn dần Cho bài học con dài ra.
Rồi mai này khi
những trái và hoa
Con hái được trên tay Vẫn nhớ mãi ơn người gieo hạt, Nhờ viên phấn ngắn dần Và mái đầu trắng bạc Thầy ơi! |
ÁO BÀ BA
Cao Phú Cường
Tại sao lại gọi bà
ba
Mà không bà… bốn hay là bà… hai? Hết tiền thiếu gạo đi vay Chưa nhìn thấy áo nửa ngày đã mong
Ai cho vay được nỗi
lòng
Vắng em chỉ biết nhìn dòng sông trôi Dịu dàng, đằm thắm tuyệt vời Để chiều sông Hậu - lá rơi…thẫn thờ
Eo, hông chín ngẩn
mười ngơ
Đường ly khéo chiếc… bài thơ không lời Áo vào câu hát đầy vơi Cho lúa thêm hạt cho trời thêm xanh
Áo làm xuồng mộng
chòng chành
Em xinh thêm áo cho tình anh say Không rời chỉ một phút giây Áo thơ còn mãi với ngày với đêm
Ra bến - nhớ, lối về
- quên
Rượu không uống… áo và em vẫn nồng
(Theo blog nhà thơ
Đào Tấn Trực
2- 11- 2008)
|
ÁO BÀ BA
Bùi Văn Bồng Tự bao giờ áo bà ba Đi vào câu hát dân ca quê mình Em xinh- cái dáng càng xinh Áo bà ba nữa cho tình thêm say Hết tiền thiếu gạo đi vay Chưa nhìn thấy áo nửa ngày đã mong Ai cho vay được nỗi lòng? Vắng em chỉ biết nhìn dòng sông trôi Dịu dàng đến thế.Người ơi! Để chiều sông Hậu lá rơi chạnh lòng Dòng sông thì rộng mênh mông Áo em lại thắt eo hông làm gì Khen ai khéo chiết đường ly Để cho tà áo thầm thì lời quê Diệu kỳ tà áo đam mê Cho xuồng ba lá xuôi về bến mơ Áo tình và cũng áo thơ Áo nên duyên, áo đợi chờ là em Chẳng ai chuốc rượu đưa men Mà sao ra bến lại quên lối về?
(Nguyên tác của nhà thơ Bùi Văn Bồng
đã đăng trên nhiều báo và ngâm trên VOV,, phát trên VTV3, in trong tập "Gửi gió Trời Nam" và nhiều tập thơ khác) |
Hay quá chú nhà văn ơi, ngẫm nghĩ càng hay
ReplyDeleteThấy nhà giao hiền lành, không có khả năng phản ứng nên nhà bao cứ làm tới, phóng đại lên và làm to chuyện, thấy nhiều trang đâng lại bài viết này. Ngoài kia có vô số chuyện ngược đời, chuyện ăn cắp tham nhũng, chuyện vô lí, trắng trợn....sao không lo phán ánh, quét rác giùm xã hội. Dù thầy Cường có sử dụng đôi tí hình ảnh tư liệu của các nhà thơ, điều này k đáng khen nhưng không đến mức như nhà báo nói. Đọc bài cứ tưởng là thầy Cường lấy nguyên xi bài thơ rồi thay tên đổi họ, đọc thơ thì thấy không như thế. Tôi không là nhà giáo, không phải nhà báo, cũng không thù hận hay thân thiết ai nhưng đọc những bài viết tôi thấy tác giả này cũng rảnh rỗi quá chừng, không biết học có phục vụ cho lợi ích của một ai đó không.
ReplyDeletegia sư
ReplyDeleteday kem