.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, June 15, 2013

TÀO LAO CHUYỆN ĐẠO VĂN: THAM KHẢO - SAO CHÉP – VÀ CỌP DÊ…

Gom tất những vụ “đạo” rình rang, nổi tiếng, hay âm thầm, âm ĩ từ trước đến nay, người viết tạm thời mượn các “quyền trợ giúp” trong game show “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5?” để chia các mức độ “đạo”, giúp các nhà “nghiên cứu” đề ra qui chế để phê bình cho công bằng. Theo đó ta có các mức độ sau: Tham khảo – Sao chép – và… Cọp dê…

Một bạn văn gửi tôi bài viết: “Về đồng mùa nước nổi” có phải thơ đạo?” của Nguyễn Huỳnh (Sau đó bài đã được nhiều trang web, blog đăng tải). Trước đó cũng có nhiều bạn văn nghệ đã gửi thông tin cho tôi nhiều trường hợp đạo văn, thơ, và tôi đã lên tiếng. Dư luận khen chê, đồng tình khá nhiều. Có người đề nghị nên có bài viết “xác định” rõ thế nào là “đạo văn” vì e có nhiều người không… hiểu. Có người lại cho rằng tôi làm chuyện… “tào lao”? Cho nên bài viết này lẽ ra có cái tựa đề: “Tào lao chuyện đạo văn…” nhưng để kịp thời với xu thế và công nghệ… viết lách tân tiến, hiện đại, nên tôi chọn cái tựa… nửa Ta nửa Tây như trên mong bạn đọc thông cảm.
Trước hết, về bài viết của Nguyễn Huỳnh, tôi hoàn toàn chia sẻ với Huỳnh. Một cuộc thi lớn (Đồng bằng Sông Cửu Long), một tác phẩm thơ vào chung khảo, lại “na ná” với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài (đã in trong tập “Ngan ngát mùa xưa”, xuất bản năm 2005), song bài thơ của TBH làm theo thể thơ 7 chữ, còn bài thơ dự thi, mã số 096A, thì được làm theo thể lục bát, nhưng lại có những hình ảnh, từ ngữ giống nhau như: trăng vàng gác núi”, “trượt xuống đồng bằng”, “vỡ trên dòng nước”, “gió - khóc - mưa giăng” v.v và v.v…
Thú thật khi đọc hai khổ thơ đầu của hai bài thơ, TBH viết: “Mấy độ trăng vàng kia gác núi /Đêm nay bỗng trượt xuống đồng bằng /Thương trăng vỡ trên dòng nước nổi /Gió thu gào khóc giữa mưa giăng”  và đây là bài “ Về đồng mùa nước nổi” : “Trăng vàng gác núi lả lơi/ Thình lình trượt xuống rong chơi đồng bằng/ Vỡ trên dòng nước lăn tăn/ Gió ào ào khóc mưa giăng. Sông tràn” thì trình độ “chuyển thơ” của “người dự thi” cũng khá mềm mại, uyển chuyển và có “tay nghề”. Tôi tin với tay nghề ấy, nếu không sử dụng những từ ngữ và hình ảnh của TBH, người dự thi vẫn có được bài thơ… đọc được! Vậy hà cớ gì tác giả phải lệ thuộc vào bài thơ của TBH. Ngưỡng mộ, tâm đắc chăng? Chưa thể mù mờ võ đoán, nhưng cái “tì vết”… “đạo” thì cũng khó giải thích!
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa, người phát hiện nhiều vụ “đạo văn” cũng phải thừa nhận, ngày nay hiện tượng “đạo văn” quá nhiều, tràn lan… Từ đạo ý tưởng, đến hình ảnh, chi tiết, lịch sử, văn hóa… Đạo văn không chỉ ở lĩnh vực Văn học nghệ thuật mà còn có cả trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, khiến Tiến sĩ Khoa học Đào Trọng Thi trong một bài viết đã nói “ Đạo văn đồng nghĩa với việc ăn cắp kết quả của người khác”. Xem ra người ta đã không còn biết xấu hổ, tự trọng hay chỉ vì cái danh lợi trước mắt mà làm càng, làm liều?
Trong thủ thuật soạn thảo văn bản hiện đại, hai từ “Copy” (chụp, sao chép) và “Paste” (dán) rất quen thuộc. Để đỡ mất công, khi trích dẫn một văn bản, một tác phẩm có trên internet, người ta chỉ cần copy, và sau đó dán lên và trở thành văn bản, đỡ công đánh vi tính lại văn bản hay tài liệu ấy. Cần thiết thì cắt bỏ một số từ, nội dung, chỉnh sửa theo ý mình. Tiện thể… điền cái tên của mình vào, văn bản ấy nghiễm nhiên… có một tác giả mới. Nhanh gọn, không tốn nhiều tư duy, công sức. Phải chăng vì thế mà những người “lười” vẫn có thể đàng hoàng trình làng hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng ngàn trang viết chỉ qua các thủ thuật: Cóp, cắt và dán, một hình thức… tân kỳ của việc đạo văn, đạo thơ, đạo luận án, nghiên cứu…?
Gom tất những vụ “đạo” rình rang, nổi tiếng, hay âm thầm, âm ĩ từ trước đến nay, người viết tạm thời mượn các “quyền trợ giúp” trong game show “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5?” để chia các mức độ “đạo”, giúp các nhà “nghiên cứu” đề ra qui chế để phê bình cho công bằng. Theo đó ta có các mức độ sau: Tham khảo – Sao chép – và… Cọp dê (mức độ đạo nặng nhất, người viết thêm vào).
Như vậy, mức “tham khảo” là mức độ nhẹ nhất. Đọc bài viết của người khác, có sử dụng một số hình ảnh, câu từ… đưa vào bài viết của mình. Cần chịu khó đưa các hình ảnh, câu từ ấy vào dấu ngoặc kép (“”), hoặc chú thích nguồn, tên tác giả. Làm đúng luật, không bị gọi là đạo!
Mức “sao chép” là xem bài người khác, sao chép lại, có thể đổi ý, đổi câu, đổi tựa… tùy hứng thay tên nhân vật, động vật v.v…Cũng cần chú thích…sao chép từ… như vậy là ổn?
Mức “cọp dê” là chép y chang, chỉ thay tên người khác là tên mình, thì rõ ràng là… “đạo văn tặc” 100% cần phê phán, tẩy chay và lên án. Đi học mà cọp dê thầy còn cho điểm dzero (0) nửa là!
Có người hỏi thêm như… “đạo tên, tựa bài”, ý tưởng, tứ thì sao? Chuyện “trùng tên” như “Giờ thứ 25” chẳng hạn, đâu phải là “đạo” song luật chơi, phàm người trước đã đặt, thì ta nên cố tránh sẽ hay hơn và bớt chuyện ì xèo! Còn ý, hay tứ, hình ảnh thì rõ ràng là… “Muôn sự của chung” anh “đói” gọi là “đói”, tôi “đói” cũng gọi là “đói”, vấn đề là đói như thế nào và ăn ra sao? Mỗi người mỗi vẻ, khác nhau chứ không hoàn toàn giống nhau. Cũng con sông Tiền, sông Hậu, tên gọi giống nhau, nhưng cảm nhận thì không thể giống nhau. Xin cứ mở rộng lòng. Tác phẩm ai hay sẽ được bạn đọc, người đời thẩm định, sao có thể gọi là… đạo!
Tào lao một chút chuyện “đạo”, hay cũng là chuyện cắt, chuyện dán. Mượn lời người xưa để nói: “Bản thân anh biết đó không phải là của anh… thì đừng nên lấy nó, sử dụng nó…”. Văn hóa, đạo đức, lòng tự trong… sẽ chẳng còn ai nhọc lòng mà “đạo” nữa vậy!
TRẦN HOÀNG VY

____________________


TOÀN CẢNH CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ V
____________
Ngày 14/6:
Chất lượng cuộc thi thơ ĐBSCL quá kém (KỲ 1)
- THI THƠ ĐBSCL: CẦN XEM LẠI NỘI DUNG PHẢN CẢM CỦA BÀI THƠ “TÔI ĐÃ TỪNG ĐẾN BIỂN”  “Ngoài nghi án tác phẩm  “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện có những sự giống nhau kỳ lạ với một bài thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài còn có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E). Bài thơ này cũng đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 11-2012, như vậy có được (bị) xem là vi phạm thể lệ cuộc thi?”.
_________________
Ngày 20/6
Lùm xùm chuyện thi thơ ĐBSCL: (KỲ 2)
_________________                                           
Ngày 21/6
Nghi án đạo thơ cuộc thi thơ ĐBSCL (KỲ 3)
- CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ V – 2012: KHÔNG HIỂU VÌ LÝ DO GÌ CHẬM CÔNG BỐ TÁC PHẨM LỌT VÒNG CHUNG KHẢO (Văn chương +). “Kết quả được công bố, nhiều ý kiến xì xầm, người khen kẻ chê. Không lâu sau, dư luận tại tiếp tục tranh luận về bài viết “Vài ý kiến về 11 bài thơ vào chung khảo Cuộc thi Thơ ĐBSCL (lần V-2012)” của nhà giáo Lê Xuân ở Cần Thơ. Có người khen bài này nhận định đúng, có người chê rằng ông Lê Xuân nói tầm phào”.
________________
Ngày 22/6
Tranh luận xung quanh cuộc thi thơ ĐBSCL lần V (KỲ 4)
- NGHI NGỜ CHẤT LƯỢNG BAN CHUNG KHẢO CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN V: 11 BÀI THƠ VÀO VÒNG CUỐI CÓ TỚI 4 BÀI PHẠM QUY (CHIẾM 36,3%) (Văn chương +). “Sau khi 11 bài thơ được công bố nhiều bạn đọc đã phát hiện chỉ có khoảng 5 bài đúng tiêu chí cuộc thi, còn 6 bài không đáp ứng tiêu chí, trong đó có 4 bài nghi là phạm quy… Song, tôi cũng có thể suy đoán có lẽ trong mấy trăm bài dự thi kia sẽ còn nhiều bài vi phạm quy chế? Vì mới công bố 11 bài thơ mà đã có tới 4 bài vi phạm (chiếm tỉ lệ 36,3%)”.
______________
Ngày 25/6
Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V tiếp tục nóng (KỲ 5)
- BÁO TUỔI TRẺ - THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN V: KHÔNG DÁM CÔNG BỐ BAN GIÁM KHẢO VÌ SỢ BỊ “NÉM ĐÁ”  “Chia sẻ về điều này, có nhà thơ nhận định: nên công bố thông tin về ban giám khảo như một cách tạo niềm tin và tôn trọng người dự thi. Trong khi đó, kèm theo danh sách 11 tác phẩm vào chung khảo, ban tổ chức kêu gọi “mong nhận được ý kiến phản hồi (nếu có) đến hết ngày 20-6-2013 trước khi công bố và trao giải cuộc thi”. Ðiều này mang hàm ý ban tổ chức (và có thể cả ban giám khảo) đang thiếu tự tin trong việc đánh giá tác phẩm dự thi, hay đây là cuộc thi cần ý kiến phản hồi theo lối khen - chê bình chọn?”.
___________________
Ngày 27/6:
Thi thơ ĐBSCL vì đâu nên nỗi (KỲ 6)
- TÁC GIẢ TẬP THƠ “CÚI CHIỀU NHẶT SÓNG” VI PHẠM CUỘC THI THƠ LẪN LUẬT XUẤT BẢN “Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi…. Mặt khác, khi in xong tập thơ lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế”.
_________________
Ngày 1/7:
Thi thơ ĐBSCL hãi quá (KỲ 7):
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: ĐẠO VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT, TẠI SAO? “Câu hỏi nhức nhối này lại được đặt ra khi cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần 5 lại có chuyện lùm xùm về việc đạo thơ trong bài dự thi.Đây không phải lần đầu tiên xảy ra chuyện này tại cuộc thi này và việc đạo này cũng không phải chỉ ở văn chương mới có”.
______________
Ngày 2/7:
Thi thơ ĐBSCL có thể bị xóa bỏ (KỲ 8)
- Nhà thơ Lê Thanh My, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT An Giang: - THI THƠ ĐBSCL: KẾT QUẢ CUỘC THI CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI, XÓA BỎ NẾU LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG CÓ Ý KIẾN  
 _____________
Ngày 10/7:
Thi thơ ĐBSCL nên thế nào (KỲ 9)
_____________
Ngày 11/7:
Thi thơ ĐBSCL còn nhiều câu hỏi (KỲ 10)
_____________
Ngày 14/7:

Thi thơ ĐBSCL trao giải đúp cho tác phẩm phạm quy (KỲ 11):

 - NGUYỄN THANH HẢI – TÁC GIẢ PHẠM QUY, NẾU BIẾT NHỤC NÊN RÚT KHỎI GIẢI THƯỞNG CUỘC THI THƠ ĐBSCL KHI BỊ CHỦ TỊCH HỘI VĂN SÓC “XOA” ĐẦU

“Những người dự thi, nếu xúc động hoàn toàn có thể khởi kiện ông Nhuần (chủ tịch hội Văn nghệ Xóc Trăng) vì tội xúc phạm tên tuổi, danh dự và nhân phẩm Nguyễn Thanh Hải, bởi những lý do trao giải rất buồn cười như sau: 1. Nhà thơ trẻ: Tác giả Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1970, năm nay đã 44 tuổi, tóc cũng bạc rồi, nhiều chỗ khú khoắm rồi. Nay ông Văn Ngọc Nhuần gọi là nhà thơ trẻ theo kiểu xoa đầu “mày làm thơ còn non lắm con ạ” là rất thiếu hiểu biết, đểu cáng và là một sự xúc phạm cá nhân rất lớn”.

- THI THƠ ĐB SCL: DỄ ĐI ĐÊM MÓC NGOẶC VÌ VỪA CHẤM SƠ KHẢO VỪA CHẤM CHUNG KHẢO

____________
Ngày 15/7
Thi thơ ĐBSCL: BTC và BGK chia quà cho “gà” nhà (KỲ 12):
 
________________

No comments:

Post a Comment