Kỳ thi thơ ĐBSCL lần trước (do Hội VHNT TP Cần Thơ đăng cai tổ
chức) bị “nghẹn” bởi bài thơ Trăng nghẹn.
Ba năm sau, kỳ thi thơ ĐBSCL năm 2012 do Hội VHNT Sóc Trăng tổ chức, cũng bị
“nghẹn” khi đến nay vẫn còn ở giai đoạn “tranh cãi”. Rồi cuộc thi bút ký văn
học ĐBSCL do Hội VHNT Bạc Liêu tổ chức cũng “lùm xùm”. Còn ở Long An thì không
tìm được người phụ trách tờ báo văn nghệ của Hội VHNT Long An. Văn thơ đồng
bằng còn “nghẹn” đến bao giờ?
Nhân dịp Ngày Báo chí
Cách mạng VN vừa qua, Ban Biên tập tờ Văn
Nghệ Long An (VNLA - thuộc Hội VHNT Long An) có mời người viết về dự họp
mặt với tư cách cộng tác viên. Trước khi vào họp mặt, bên bàn nước, những nhà
văn, nhà thơ “lão thành” ở Long An tỏ ra trăn trở trước vụ “lùm xùm” đang diễn
ra ở cuộc thi thơ ĐBSCL năm 2012 do Hội VHNT Sóc Trăng đăng cai tổ chức.
Cuộc thi được phát
động từ tháng 4.2012, lẽ ra phải kết thúc vào đầu năm 2013, nhưng đến nay mới
chọn được 11 tác phẩm vào vòng chung khảo. Thế nhưng, ngay khi 11 tác phẩm nói
trên được công bố, trong giới văn nghệ ĐBSCL lại một phen bàn tán xôn xao. Theo
nhà thơ - nhà nghiên cứu Lê Xuân, trong 11 bài vào chung khảo có đến 4 bài phạm
quy (đã được đăng trước đó hoặc “đạo văn”) và 1 bài phản cảm.
Các anh chị nhắc lại
những chuyện “lùm xùm” ở cuộc thi thơ ĐBSCL trước đó do Hội VHNT TP Cần Thơ
đăng cai tổ chức khi bài thơ Trăng nghẹn
bị “bật” khỏi giải nhất. Rồi cuộc thi bút ký văn học ĐBSCL do Hội VHNT Bạc Liêu
đăng cai tổ chức cách đây vài năm cũng “lùm xùm” không kém về cách chọn tác
phẩm trao giải. Bây giờ khi hỏi tên các bài thơ, truyện ngắn, bài ký đoạt giải
ở các kỳ thi khu vực ĐBSCL đã qua, rất ít người trong giới văn nghệ ĐBSCL còn
nhớ.
Câu chuyện “trà dư tửu
hậu” rồi cũng qua, cuộc họp mặt bắt đầu. Sau lời chúc mừng, Tổng biên tập (TBT)
tờ VNLA – ca sĩ Công Toại – có đôi lời “tự sự”. Theo ca sĩ Công Toại, việc anh
trở thành TBT tờ VNLA (cách đây khoảng nửa năm) có làm nhiều anh em trong giới
văn nghệ tỉnh nhà bất ngờ. Thông thường, người phụ trách tờ báo văn nghệ địa
phương phải là giới “văn thơ” (nhà văn hoặc nhà thơ) và có kinh nghiệm làm báo.
Trong khi anh Công Toại là ca sĩ, sau là Giám đốc Trung tâm Văn hóa, anh chưa
từng làm báo. Hiện anh là Chánh văn phòng Sở VHTTDL Long An, “nghề” TBT chỉ là
kiêm nhiệm.
Việc một người làm
“trái nghề” (như nhà giáo đi làm báo chẳng hạn) không phải là chuyện lạ và cũng
không ít người rất thành công dù làm trái nghề. Tờ VNLA sau 2 kỳ tái bản do ca
sĩ Công Toại làm TBT đã để lại ít nhiều dấu ấn, được anh em VNLA đánh giá tốt.
Vấn đề cần bàn ở đây là việc anh trở thành TBT tờ VNLA là do trong BCH Hội VHNT
Long An chỉ còn duy nhất mình anh đủ điều kiện đảm nhận công việc này. Những
nhà văn, nhà thơ từng lâu năm phụ trách tờ VNLA đều đã nghỉ hưu, trong khi
không có lực lượng kế thừa. Đã có gần 30 năm, Hội VHNT Long An không có thêm
hội viên Hội Nhà văn VN nào. Khi các anh chị lớp nhà văn trưởng thành sau ngày
thống nhất đất nước đều đã về nghỉ vì lớn tuổi, phía sau họ là khoảng trống
mênh mông về hoạt động văn học. Trong điều kiện đó, hoạt động văn học không im
ắng, không “nghẹn” mới là chuyện lạ!
NGUYỄN PHẤN ĐẤU
LĐO
____________________
|
________________
No comments:
Post a Comment