(Văn chương +). "Ấy là ông có sợ người. Nhưng được cái không sợ việc. Việc gì ông cũng không từ không sợ miễn là có lợi. Dạy học, làm thầy, làm! Viết văn, làm Nhà văn, làm ! Tôi viết cho những người đọc mua sách trả tiền cho tôi (Văn hóa – Thể thao 24/02/2012). Bán quán Hoa Ban, làm! Nhưng ông bán đắt quá nên sập tiệm, người Việt thiết thực, tái dê là tái dê. Cần tiết dê không cần tiết phẩm (Phẩm tiết), không cần Hoa Sữa. Tái dê đi với vừng riềng, dở hơi mà thêm Hoa Sữa. mát sa mát gần thì ăn sau ra chỗ khác. Đến nước dắt gái, ma cô đĩ bợm ông cũng chẳng từ (xem hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh). Đến cái việc đại vô đạo là nôn mửa vào lịch sử, và cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, ông cũng làm ngon ơ thì khiếp thật. Ông là bậc đại dũng đấy".
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp |
Dân gian
Việt Nam
rất tài: Trời sợ mây. Mây sợ gió. Gió Sợ bờ tường. Bờ tường sợ chuột cống.
Chuột cống sợ mèo già. Mèo già sợ mẹ đĩ nhà hề.Mẹ đĩ nhà hề sợ hề. Hề sợ quan.
Quan sợ vua. Vua sợ trời… cứ thế cứ thế. Vậy thì ông ngây ngô hay giả bộ ngây ngô
ở chỗ nào? Tôi cho là ông thật thà. Thế là đáng khen.
Nếu không sợ
ông Khoa ông Lưu thì ông sợ những ông nào? Hẳn phải có chứ. Đó là những ông
ngoài ông Khoa và ông Lưu! Ai vậy? thì như ông Nguyên, ông Mạnh, ông Sơn Sơn…
các vị này không phù thì mình xẹp mất. Mình đường đường ở giữa Hà Nội mà họ
viết hẳn một quyển to đùng: Đi tìm Nguyễn
Huy Thiệp, làm như nhà ngoại cảm Phan thị Bích Hằng đi tìm âm nhân… Phù thế
là quá giỏi. Người giỏi phải sợ chứ. Sợ ai nữa nhỉ? Ông gì mua Thiệp nửa tỷ? Ông
gì nhỉ? À – mua tác quyền của ông. Nói mua ông cũng chẳng ngoa. Sinh mệnh của
nhà văn là tác phẩm, tác quyền, bán đi còn gì, bằng bán lúa non. Nhưng ông khôn
đấy. Cũng như hồi bán quán Hoa Ban. Ngon dở mặc bay. Tiền thầy bỏ túi. Ai bảo
thèm lạt cứ kéo đến mà mua. Có mua thì có bán chứ. Sòng phẳng à!
Ông còn sợ
ai nữa nhỉ? Có đấy ! Cái ông cầm “cuống” huân chương Văn học nghệ thuật… nó
không cho mình cái Premio thì gay nhỉ. Ông sợ quá đi chứ. Bằng chứng đâu nào?
Thì ông phải sang tận đấy nhận giải đấy thôi. Tôi như ông thì cóc sang. Cứ ngồi
khểnh ở làng Lũ, dưới chân tượng Phật mà nhắn: Các chú có lòng thì tớ chẳng từ.
Nhưng đem sang đây cho tớ. Nhân thể lên Nhật Tân làm bữa Mộc Tồn quốc hồn của
tớ. Có phải là cao tay cao thượng mà được tiếng! Nhưng ông sợ ! Sợ nó không
sang. Mình sang cho chắc, có thể phải mặc cả: phải bao cho tớ đấy nhé. Cả
massage nữa đấy. có phải sợ không? Sợ quá đi chứ lị.
Ấy là ông có
sợ người. Nhưng được cái không sợ việc. Việc gì ông cũng không từ không sợ miễn
là có lợi. Dạy học, làm thầy, làm! Viết văn, làm Nhà văn, làm ! Tôi viết cho những người đọc mua sách trả
tiền cho tôi (Văn hóa – Thể thao 24/02/2012). Bán quán Hoa Ban, làm! Nhưng ông
bán đắt quá nên sập tiệm, người Việt thiết thực, tái dê là tái dê. Cần tiết dê
không cần tiết phẩm (Phẩm tiết),
không cần Hoa Sữa. Tái dê đi với vừng riềng, dở hơi mà thêm Hoa Sữa. mát sa mát
gần thì ăn sau ra chỗ khác. Đến nước dắt gái, ma cô đĩ bợm ông cũng chẳng từ
(xem hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh). Đến cái việc đại vô đạo là nôn mửa vào lịch sử,
và cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, ông cũng làm ngon ơ thì khiếp thật.
Ông là bậc đại dũng đấy.
Ông Khoa ông
Lưu có là cái đinh gì đâu mà sợ. Chẳng qua các ông ấy nói lên sự thực. Sợ sự
thực, sợ chân lý, sợ đạo lý. Sợ nên phải nói đúng nói thẳng, sự thật, nói hết.
Về Nguyễn Huy Thiệp là tôi nói thẳng nói thật.
Tôi nghĩ đấy
cũng là trách nhiệm của nhà văn – nhất là viết phê bình! Và cũng là đóng góp
cho văn chương, để người đọc và giới nghiên cứu không phải mò mẫm lần tìm cái bản lai diện mục của Nguyễn Huy Thiệp.
Biết càng đầy đủ, thưởng thức càng ngon lành có sao đâu mà ngại nhỉ.
Mình nghĩ
thế này Thiệp ạ: Người mà việc gì cũng làm, bất chấp đạo lý thì không phải là
người dũng đâu. Mà là vũ phu hôn ám. Có là đại dũng thì cũng là tiểu nhân đại
dũng mà thôi. Nhà văn mà như thế là bất lương, vô nhân bản, là dối trá, cái văn
ấy, dẫu có tài cũng mừng mà lo vậy
như mình đã viết hồi 1987.
NGUYỄN VĂN LƯU
Nguyên Giám đốc, TBT Nxb Văn học
(Bài đã đăng trên báo Văn nghệ TPHCM. Trên đây
là bản gốc, trân trọng cám ơn nhà báo BHH đã gửi bài)
Đón xem kỳ 3: Thiệp ơi thờ Phật làm gì.
MỜI BẠN ĐỌC XEM LẠI LOẠT BÀI TRÊN BÁO VN TPHCM
- KỲ 1: NGUYÊN GIÁM ĐỐC, TBT NXB VĂN HỌC
NGUYỄN VĂN LƯU: NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP “SAO LẠI CHỬI ĐỜI?”
(Văn chương +). “Thiệp viết truyện ngắn Tướng về hưu rất
hay, thiên hạ thán phục. Nhưng khi viết kịch Nguyễn Thái Học lại sao chép từ
bộ phim “Chỉ còn một tình yêu ở lại” của Liên Xô cũ. (Xem con chữ soi bóng
đời. Trần Thị Thắng. NXB Hội Nhà văn 2010. Tr 222-223, tập II). Như thế là
đạo văn. Không biết ngày làm thầy giáo dạy sử, Thiệp dạy như thế nào. Nhưng
khi đã thành nhà văn nổi tiếng sang Thụy Điển, Thiệp tuyên bố: Thế hệ tôi nôn
mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (xem Trần Đăng Khoa. Văn nghệ
quân đội số 596 tháng 4/2004)”.
- KỲ 2: NHÀ VĂN MÀ NHƯ THẾ LÀ BẤT LƯƠNG,
VÔ NHÂN BẢN, LÀ DỐI TRÁ VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ PHẢI NGUYỄN HUY THIỆP KHÔNG SỢ !”
(KỲ 2) (Văn chương +). “Việc
gì ông cũng không từ không sợ miễn là có lợi. Dạy học, làm thầy, làm! Viết
văn, làm Nhà văn, làm ! … Đến nước dắt gái, ma cô đĩ bợm ông cũng chẳng
từ (xem hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh). Đến cái việc đại vô đạo là nôn mửa vào lịch
sử, và cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, ông cũng làm ngon ơ thì khiếp
thật. Ông là bậc đại dũng đấy.”
- KỲ 3: NGUYỄN VĂN LƯU: ĐỌC KỸ VĂN THIỆP VÀ XEM CÁCH ỨNG XỬ Ở
ĐỜI THÌ THIỆP PHẢN ĐẠO, VÔ ĐẠO LẮM - “THIỆP ƠI THỜ PHẬT LÀM CHI!” (KỲ 3)
(Văn chương +). “Thiệp dẫn rất nhiều
Phật, Đạo. Lại dựng tượng Phật trong vườn nhà hương đăng thường nhật. Chắc
phải hàng Phật tử chân tu. Nhưng đọc kỹ văn Thiệp và xem cách ứng xử ở đời
thì Thiệp phản Đạo, vô đạo lắm. Nói cho thấu lẽ phải hàng quyển sách. ở đây
Lưu chỉ nói hai mục trong hai bài báo ngắn.”
- KỲ 4: NHÀ VĂN NGUYỄN VĂN LƯU - CHỈ TẠI
THIỆP “QUA SÔNG ĐẤM SÓNG” NÊN PHẢI NHẮC NHỞ: “SAO MÀ ÁC THẾ THIỆP ƠI!” (KỲ 4)
“Mình thấy đời bao dung độ
lượng. Người ta biết cả, quý tài Thiệp nên vui mừng chăm lo cho Thiệp. Có ai
nhắc lại vụ này, vụ kia đâu. Chỉ tại Thiệp qua sông đấm sóng nên phải nhắc
nhở. Thiệp không nôn mửa việc gì phải quét dọn tẩy uế! Thiệp gí vào vợ Thiệp
cho ra từng ấy đứa con có ai nói gì! Nhưng gí thơ phú của người ta vào đó… Ôi
trời! Thần tượng! Vua! Nhân văn đổi mới…”
- BÁN KẾT NGUYỄN VĂN LƯU - NGUYỄN
HUY THIỆP: “NƯỚC TA CHƯA CÓ VĂN TÀI - PHẢI ĐEM KÊ GHẾ MÀ NÀI NÓ LÊN” (KỲ 5)
(Văn chương +). “May quá tìm được rồi. Nguyễn Huy Thiệp - Tướng về hưu,
từ đống hồ sơ của Ban biên tập trước bỏ lại. Tra vào ! Phất lên ! Xúm vào nào
! Hai ba nào ! Lên nào ! Giờ chỉ được khen Thiệp. Chê phải dẹp ngay. Phê bình
lý luận chung tay lên nào.”
|
giọng văn của ông lưu lộ rõ sự bực bội, khó chịu của sự đố kỵ tài năng,nên đọc thiếu sự thuyết phục, đọc khó vào. Nếu cứ kiểu phê bình đố kỵ thế này thì chỉ góp phần nâng cao ông Thiệp mà thôi.Ông Thiệp giỏi nhưng ai mà chả có gót chân Asin,phê ông Thiệp không khó, nhưng với tài năng như ông Thiệp phải có sự tôn trọng và cả kính trọng nữa cùng với nó là sự chân tình trong trao đổi, thẳng thắn song không đố kỵ, vùi dập.Học thuật chỉ bị đánh đổ bằng học thuật, còn sự quy chụp, nâng tầm quan điểm, đạo đức thì chỉ chứng tỏ người viết học thuật có vấn đề và tấm lòng nhỏ hẹp, còn nhiều đố kỵ vói tài năng.Tốt nhất ông Lưu đừng nên viết những bài như thế này, chỉ làm cho người đọc thêm chán ông
ReplyDeleteBài này hơi nhẹ so với kỳ 1. Có lẽ Nguyễn Văn Lưu để dành đạn cho những hiệp sau chăng? Cũng phải nên nhìn về phía sau Nguyễn Huy Thiệp 1 tí.
ReplyDelete.
Ngay như việc ra mắt tác phẩm Vong Bướm - Nguyễn Huy Thiệp, chủ yếu là do nhà sách làm truyền thông ầm ĩ. Người ta đến vì lạ, vì tò mò thôi.
.
Ngay cuối buổi ra mắt, khi bị bạn đọc và các phóng viên văn hóa "truy" rát quả, Nguyễn Huy Thiệp lộ rõ thái độ bực bội và hung hăng khi nói "Trước kia thì tôi rất yêu các bạn, nhưng bây giờ thì tôi khẳng định, chỉ có thể yêu một số ít thôi".
.
Thiệp là thế đấy. Hãy đọc Vong Bướm đã, rất trời ơi đất hỡi, khoai không ra khoai, chuối không ra chuối,mà bướm cũng không ra bướm nữa? Vong gì? không biết Thiệp muốn ám chỉ điều gì, định tìm lại chút hào quang quá vãng chăng?
.
Thiệp từng chửi cả Hội Nhà văn là một lũ vô học. Không biết có ai còn nhớ không?
Trò chuyện với hoa thủy tiên ấy.
.
Đời sống văn học nghệ thuật đã quá bình lặng, các cường giả luận chiến, chỉ xem thôi cũng đủ thống khoái.
.
Cám ơn Lưu và Thiệp.
.
AI BIẾT RÕ ÔNG THIỆP THÌ ĐỀU NHẬN RA RÕ SỰ TỞM LỢM, CHẤT "TRÍ THỨC LƯU MANH" VÀ CÁI NGÔNG NGHÊNH VÔ LỐI CỦA "NÔNG DÂN LÚA NƯỚC" LUÔN TOÁT RA Ở CON NGƯỜI ÔNG TA.
ReplyDeleteÔNG LƯU VIẾT VẬY CÒN CHƯA ĐÚNG HẾT VỚI THỰC TIỄN ĐÂU !
Giọng phẽ bình của ông Lưu không bình thường một chút nào, vì nó không phải là phê bình văn học. Ông Lưu đưa ra nhiều tình tiết liên quan đến ông Thiệp nhưng luận cứ rất mù mờ, nếu có dẫn chứng bà Thắng, ông Khoa gì đó thì cũng chẳng thuyết phục, chắc gì bà Thắng và ông Khoa đã đúng và đáng tin cậy?
ReplyDeleteĐiều làm cho tôi thất vọng nhất là thái độ của ông Lưu quá kệch cỡm, trịch thượng và cay cú khi phê bình người khác. Về những tác phẩm của ông Lưu thì chưa thấy có cuốn nào gọi là "để lại cho đời". Hay đánh những người trăm phần nổi tiếng hơn mình là cách để ông Lưu sớm nổi danh trên văn đàn? Tôi lại càng thất vọng khi ông xưng thêm là nguyên GĐ, TBT NXB Văn học.
Có người nói Nguyễn Huy THiệp chỉ là cái kẹo cao su trong miệng Thụy Khuê. Ngẫm ra cũng đúng phết!
ReplyDeleteThằng Dính Dép này suốt đời chỉ ở đế dép thôi.
DeleteChỉ có kẻ ngây ngô cả tin hoặc a dua mù quáng mới không nhận ra chân dung đích thực của Nguyễn huy Thiệp. Đó đúng là một loại "Trí thức lưu manh" có hạng nhưng lại là một mẫu điển hình của thứ trí thức sặc mùi "tiểu nông lúa nước" với tất cả những thuộc tính ưu -khuyết đặc trưng của tầng lớp này.
ReplyDeleteTranh luận văn chương hay học thuật cần phải khách quan, trung thực và tôn trọng đối thủ. Cái tay Nguyễn Văn Lưu này chưa bao giờ có bài viết cho tử tế, toàn nói giọng xỏ lá ba que. Tớ không binh Thiệp, nhưng đọc văn tay Lưu muốn nôn ọe, làm xiếc chữ nghĩa, còn cái tâm không tốt, không tôn trọng độc giả. Cùng đồng hương như Đỗ Ngọc Thống mà hắn cũng không từ. Chả nên đọc của hắn làm gì cho phí thì giờ, đi xem truyền hình cáp sướng hơn.
ReplyDeleteHỏi ông "nặc danh" (!) phía trên:
ReplyDeleteHọc thuật và văn chương chân chính mà cũng có khái niệm "đồng hương" mới ...đúng (!) hả ông?
Dấu đầu lại hở luôn đuôi .Đúng là lối tư duy "nhà quê Vũ đại" mà còn ra vẻ "khác quan trung thực" cho có vẻ uyên bác! ! !
Ý của tôi không phải như vậy, mà tôi muốn nhắc lại chuyện ông Thống binh Thiệp, còn ông Lưu chửi Thiệp. Hai ông này đã từng mượn tờ báo Văn nghệ chửi nhau hàng tôm hàng cá, khoe chữ nghĩa rổn rảng, đọc thấy phát tởm. Mà hai ông này lại cùng quê Thanh Hóa với nhau. Ông Lưu từng lấy bút danh Chu Giang - một trong hai con sông đẹp và rất thiêng của quê ông, nhưng ông viết phê bình văn học toàn dùng ngôn ngữ dao búa, hằn học và đầy chất hình sự. Cứ đọc lại LUẬN CHIẾN VĂN CHƯƠNG của ông ấy xem.Không hiểu có chuyện gì đã xảy ra để ông Lưu ghét Nguyễn Huy Thiệp đến thế, đến mức ghét luôn cả ông Thống vì ông Thống binh ông Thiệp?
ReplyDeletenvl dung la ke hang com hang ca, gia ao tui com. ma ong thiep thi tai quai, treu choc gi ma de ong luu mat khon den the.
ReplyDeletea quen, ve chuyen nvl noi ve gai, chac tay nay khong co dai
ReplyDeletetrong gioi van ma co nhung nguoi nhu nvl thi at phai co nhung nguoi nhu thiep. doi thoai voi lu deu nhu luu phai co nguoi tay du dan va co tham quyen nhu thiep
ReplyDeleteGiá như bây giờ đạo Lưu để râu, cúi mặt đi ngoài đường thì người ta kính trọng lắm, nhưng lại tự lột bộ mặt đểu giả của mình một lần cuối cùng trước một cái bẫy văn như thằng Thiệp thì thằng Lưu chết trước độc giả một lần cuối cùng là cái chắc. Nhưng hình như bẩm tính thằng Lưu là vậy, có thành phật như nó dọa thì nó cũng vẫn cứ là Lưu [manh] như thường. Thật đáng trọng thằng này.
ReplyDeleteThằng Lưu thì ghen ăn tức ở vớ vẩn vì thằng Thiệp tài, nhưng cái chủ yếu là nó sợ người đọc quên mất nó là ai. Nhưng thằng Thuấn cố phủ nhận Thiệp thì lại có ẩn ý. Nó muốn chứng minh rằng mấy chục năm dưới chính quyền CS, không bao giờ có thể có được một văn tài nào, vì vậy Nguyễn Huy Thiệp chỉ là một ngộ nhận của xã hội mà thôi. Không những Thiệp không có tài cán gì, không những xã hội ngộ nhận Thiệp, mà Thiệp còn là kẻ phản bội lại lý tưởng XHCN của CS nữa.
ReplyDeleteTrong thực tế thằng Lưu muốn chia rẽ CS và không CS, Nam và Bắc, đổi mới và không đổi mới. Nó muốn thấy một xã hội VN tan nát. Đó là lý tưởng viết lách của thằng lá mặt lá trái này.
Sửa tý chút: "Trong thực tế thằng Lưu muốn chia rẽ" thành "Trong thực tế thằng THUẤN muốn chia rẽ"...
ReplyDelete