.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, April 19, 2012

NGUYỄN HUY THIỆP – GIỮA CHÍNH DANH VÀ NGỤY DANH


Nguyễn Huy Thiệp vừa có bài trả lời phỏng vấn với tiêu đề “Danh càng cao họa càng nhiều”. Chúng ta thử xem cái danh của Thiệp cao chừng nào và cái họa nhiều chừng nào? Trước khi đi vào vấn đề, tôi xin luận bàn đôi chút về  cái “danh”. Trong xã hội có người đường hoàng tử tế sống với “chính danh”. Có người “danh bất hư truyền” (danh tiếng xưa nay như thế nào thì thực tế quả đúng như vây). Lại có kẻ “ngụy danh” (cái danh tiếng không có thực mà mình lạm hưởng) để lừa người khác, để “rung cây nhát khỉ”, để buôn quan bán tước, buôn thần bán thánh. Có hạng người hám danh, hám lợi nên đã “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.
        Nhà thơ Nguyễn Công Trứ  thời trẻ đã khẳng định:
                                      Làm trai đứng ở trong trời đất
                                      Phải có danh gì với núi sông
Cái “danh” mà ông đề cập đến trong bài thơ là cái danh của người “quân tử” thời phong kiến nhưng đã mang yếu tố tiến bộ. Đó là cái “chính danh” của kẻ sĩ muốn cống hiến cho dân tộc, mong để lại tiếng thơm cho hậu thế. Hay ở bài “Chí nam nhi” ông nhắc lại:
                                      Trong vũ trụ đã đành phận sự
                                      Phải có danh mà đối với núi sông.
Dĩ nhiên, khi xã hội đã có những đổi thay theo sự tiến triển của lịch sử thì khái niệm về “danh” cũng mang thêm những hàm nghĩa khác.

      Xét trên phương diện ngôn ngữ và xã hội thì Thiệp có hai cái danh chính thức là “nhà giáo” và “nhà văn”. Cái danh “nhà giáo” gắn với nghề “dạy học” chỉ tồn tại 10 năm (1970 - 1980) khi Thiệp ở Tây Bắc. Thiệp đã tự xỉ mắng vào chính cái “nghề cao quý” mà nhờ đó Thiệp được mở mắt ra qua truyện ngắn “Chăn trâu cắt cỏ”: “Lúc nãy ở trong chùa nói chuyện với sư, giật mình nghĩ lại thấy mấy chục năm nay mình đi dạy học, dạy trẻ con toàn những thứ láo toét”. Thiệp dạy những điều bậy bạ, làm hư học trò như lời Thiệp “tự thú trước bình minh”, thì đúng là loại “đốt sách” rồi. Đó là Thiệp tự lột mặt nạ mình, thì cái danh “nhà giáo” cũng đã bay biến.

       Bây giờ Thiệp chỉ còn lại cái danh “nhà văn” gắn với “nghề viết” kể từ khi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam (1990). Cái danh ấy đã “vận” vào Thiệp, tôn Thiệp lên đến mức nào mà Thiệp bảo là “cao”. Còn cái “họa” thì Thiệp đã gặp bao nhiêu mà bảo là “nhiều”? Thiệp tuyên bố dõng dạc tự khoe nhưng tỏ vẻ khiêm tốn: “Tôi tự hào là nhà văn gây cảm hứng cho nhiều người viết trong hai mươi năm qua, nhưng tôi cũng biết thân biết phận, danh càng cao thì họa càng nhiều, điều dó chẳng hay ho gì đâu” (Theo Sài Gòn tiếp thị). Muốn biết cái danh ấy của Thiệp là “chính danh” hay “ngụy danh” thì cứ xét theo lời Thiệp nói và việc Thiệp làm là thấy ngay.

      Người “chính danh” là người có danh thật, có tri thức, có sự hiểu biết đúng đắn, sâu sắc, chứ không phải là danh hảo. Thiệp viết truyện, kịch, lý luận phê bình, chèo, thơ… chỉ mục đích kiếm tiền. Điều ấy cũng tốt thôi theo cơ chế thị trường. Văn chương cũng là một loại “hàng hóa đặc biệt” mà. Nhưng Viết cái gì? (nội dung), Viết cho ai? (đối tượng), Viết để làm gì? (mục đích) và Viết như thế nào? (phương pháp) như Bác Hồ đã dặn những người cầm bút thì Thiệp không phải không biết. Nhưng Thiệp cố tỏ ra khác người, tìm cách diễn đạt lạ bằng cách dùng từ ngữ thô thiển, tục tằn, như: cứt, cứt chó, thối hoắc, đái, đéo, l…, đểu, mất dạy, đểu cáng, vô học, lưu manh, phù phiếm, khốn nạn, điếm, chó má, nôn mửa, tởm, ngu như lợn, thê thảm, xỏ lá, lừa bịp, xỏ xiên, lọc lõi, lỗ mãng, nham nhở, nhảm nhí, tiểu nhân, ngụy quân tử, phàm phu tục tử, suy đồi…. Đó là ngôn ngữ của dân gian, đời thường nhưng điều quan trọng là nhà văn chọn lọc đưa vào tác phẩm như thế nào? Nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng thành công đem lại cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... Còn Thiệp dùng những từ ngữ ấy, mượn lời nhân vật để chửi tất cả từ trời, phật, chúa đến nhân dân, đất nước, chủ nghĩa xã hội, lãnh tụ… thì rõ ràng Thiệp là “loạn ngôn”, là “ngụy quân tử”, là vô chính phủ rồi. Thiệp dí l… vào thơ, Thiệp cho cuộc sống này là cứt, là thối hoắc… Có chửi thế thì kẻ thù ở nước ngoài mới có cơ hội lợi dụng Thiệp để làm cái loa tuyên truyền, rằng: Thiệp sẵn sàng đổi mới, đòi dân chủ, chống lại tất cả, phủ nhận tất cả quá khứ và tương lai, ca ngợi tư do ở châu Âu… và được lĩnh thưởng, sách được dịch ra tiếng nước ngoài để có nhiều USD, EU, tuy cuộc sống của Thiệp cũng chưa đến mức “Nhà văn An Nam khổ như chó” (Nguyễn Vỹ).

      Việc Thiệp hay dẫn lời nhà Phật và đắp tượng Phật trước sân chỉ là “ngụy tạo” (tức bày đặt ra để dối người), chứ lời nói không đi đôi với việc làm, đó là “ngụy ngôn”. Điều này nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu đã nói khá kỹ trong bài “Thiệp ơi thờ Phật làm chi?” (VN Tp HCM số 196 ngày 5/4/2012). Không những thế Thiệp còn xúc phạm, phỉ báng cả Như Lai và chúa Giêsu Crít qua lời nhân vật Bường trong truyện “Những người thợ xẻ”: “Con ơi, thế Giêsu Crít có đểu cáng và độc ác không? Như Lai có đểu cáng và độc ác không?”. Nếu như Thiệp phỉ báng đạo Hồi như thế thì Thiệp khó mà tồn tại trên mặt đất này. Tác giả tập thơ “Những vần thơ của quỷ Sa tăng” phỉ báng đạo Hồi đã phải trả giá cao, phải sống chui lũi dưới hầm sâu hơn 10 năm trời. Đạo Hồi tuyên án tử hình nhà thơ đó và treo giải nếu ai bắt được sẽ trọng thưởng 5 triệu USD. Hai đấng Như Lai và Giêsu luôn mở rộng lòng từ bi, bác ái cứu chúng sinh, sẵn sàng tha chết cho Thiệp mong Thiệp có ngày sám hối, rửa tội. Dù Thiệp có “tu tại gia” hay “tu tại chùa” thì cũng khó mà trở thành “chính quả” (kết quả tu hành của người tu đắc đạo). Thiệp hãy “Chính tâm tu nhân” đi (Chính lòng mình để sửa thân mình - Đó là hai điều cốt yếu trong sách Đại học của  Tứ thư).

        Việc Thiệp viết phê bình “chửi” các nhà văn, nhà thơ, làm như mình là ông thánh đứng trên cao phán xuống thì đó chỉ là “ngụy học”. Là nhà văn chân chính thì phải có lời nói “chính ngôn” (lời nói ngay thẳng), còn lừa dối người khác chỉ là bọn “ngụy công tử” (lừa dối để mua danh) mà thôi. Nếu ai đó cứ dùng mưu mẹo giả dối rồi cũng có lúc cùng đường, các cụ xưa gọi là  “Ngụy thuật chung cùng”. Thiệp chửi các nhà văn nhà thơ đồng nghĩa với việc Thiệp tự tát vào mặt mình rồi, khỏi cần bàn thêm. Vậy thì cái danh “nhà văn” của Thiệp có xứng không? Trước khi chê bai, chửi bới người khác, liệu Thiệp có “Chính kỷ chính nhân” (trước phải chính mình, sau mới chính người) không? Thiệp quan niệm về văn chương như thế này ư? “Văn chương là thứ bỉ ổi bậc nhất … Nó gây ra sự nổi loạn trong cuộc đời thường” (Giọt máu VII). Thế thì Thiệp còn viết văn làm gì? Vậy thì thứ văn chương của Thiệp chỉ là  “cứt”, là “l…”, là “ánh trăng lừa dối” (Nam Cao) thôi.

       Nhưng tai hại hơn là Thiệp xúc phạm đến cả dân tộc, cả cuộc đời, từ chủ nghĩa xã hội đến các vị anh hùng dân tộc bằng cách mượn lời các nhân vật khi ỡm ờ nửa đùa nửa thật, khi bình luận giảng đạo, khi độc thoại nội tâm trong một số truyện ngắn như: Phẩm tiết, Kiếm sắc, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Mưa, Trương Chi, Sang sông, Muối của rừng, Vàng và Lửa… Chỉ xin dẫn một câu: “Châu Âu chín chắn hơn. Họ đã bắt đầu hiểu vẻ đẹp và vinh quang của một dân tộc không phải do cách mạng hay chiến tranh đem lại, cũng không phải do các nhà tư tưởng…”. Xét theo lo-gic hình thức thì đây là một lối so sánh ngụy biện mang hàm nghĩa xấu chê trách, lên án cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, phủ nhận thành quả cách mạng, phủ nhận vai trò của các nhà tư tưởng và lãnh tụ. Thiệp luôn giấu mặt, lẫn trốn như con rái cá thật nguy hiểm khôn lường. Thiệp cứ việc say với vẻ đẹp của Châu Âu, với “tự do, dân chủ” nhưng đừng quên rằng: Vẻ đẹp của đất nước ta hôm nay có được là do biết bao xương máu của các anh hùng, liệt sĩ và dân tộc đổ xuống. Đó không phải là thành quả của cách mạng đem lại hay sao? Những truyện Thiệp viết còn có nhiều điều bàn cải, chưa ổn mà vẫn được một số nhà xuất bản cho in, sách báo giới thiệu, thì liệu có phải Thiệp “mất tự do, dân chủ” không? Nếu ở một số nước có tác giả nào viết  như vậy thì nhà xuất bản đã quăng vào sọt rác từ lâu rồi.

       Từ những lời tuyên bố “ngụy ngôn” và việc làm không “chính danh” ấy đã sổ toẹt cái mác “nhà văn” của Thiệp. Nhà văn chân chính, tiến bộ không ai nói năng, chửi bới dân tộc và chế độ một cách hàm hồ như Thiệp. Có lẽ Hội nhà văn Việt Nam cũng nên xem lại cái danh “nhà văn” của Thiệp có đủ tiêu chuẩn không? Hay là kết nạp non như Cao Biền dậy sớm? Đó là “chính danh” hay “ngụy danh”?
      Thiệp tự bảo “danh càng cao thì họa càng nhiều”. Vậy thì “danh” của Thiệp có cao đâu mà lo “họa” đến thế? Trong dân gian thường có câu chửi kẻ hư: “Đồ mất dạy, đồ vô học, đồ vô văn hóa”, thì có người lại bảo “nó có được dạy đâu, có được học đâu, có văn hóa đâu mà bảo nó “mất”, nó “không”? Thiệp vào loại đó chăng? Cái “danh” của Thiệp gắn liền với cái “lợi” (lợi lộc, lợi hại). Thiệp nhận thưởng 7.700 EU ở Ý, bán bản quyền sách cho NXB Trẻ 500 triệu VND, tiền nhuận bút một số đầu sách dịch ra tiếng nước ngoài, mở quán Hoa Ban… Đó là cái “lợi” vật chất trước mắt. Chúng ta mừng cho Thiệp và một số nhà văn đã sống được bằng ngòi bút. Nhưng Thiệp ơi, đừng vì đồng tiền mà có lúc bán cả linh hồn cho quỷ dữ. Các cụ ta thường bảo: “Họa phúc vô môn” (Họa và Phúc do mình gây ra chứ không phải do ngoài mà đến), và “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” (Phúc không đến một lúc, còn họa thì có thể đến liên tiếp, trùng nhau). Có lẽ cây “đức” cây “phúc”, cây “lộc” sẽ khó về sau... Thiệp ác khẩu với bạn văn, với dân tộc và chế độ qua những “lộng ngôn” thì Thiệp có sám hối, có thờ Phật bao nhiêu đi chăng nữa cũng sẽ bị “báo oán”. Ngày trước Cao Ngọc Lễ phản thầy, chỉ điểm cho quân Pháp bắt Tống Duy Tân. Nhân dân ta đã có câu đối mỉa mai Cao Ngọc Lễ và ca ngợi Tống Duy Tân:
                                           Vô địa khả mai Cao Ngọc Lễ
                                           Ngàn vàng khôn chuộc Tống Duy Tân

(Nghĩa là: Không có đất để chôn Cao Ngọc Lễ/ Ngàn vàng không thể chuộc được Tống Duy Tân). Đó cũng là danh, hai thứ danh. Tục ngữ lại có câu: “Cáo chết để da, người chết để tiếng”, liệu mai kia khi Thiệp chết đi sẽ để lại cái gi? Nhà thơ Nguyễn Công trứ cũng đã từng nói:
                                            Ra trường danh lợi vinh liền nhục
                                            Vào cuộc trần ai khóc trước cười.

     Thiết nghĩ Thiệp nên nhớ câu này để thấy đâu là vinh là nhục, là khóc là cười trong cuộc đời này, chứ đừng “đéo” vào tất cả. “Họa” sẽ “đáo nhãn tiền” đấy. Người xưa nếu không làm nên công danh gì thì cảm thấy: “Không công danh thà nát với cỏ cây” (“Phận sự làm trai”- Nguyễn Công Trứ) để nói lên trách nhiệm, sự phấn đấu của người có chí hướng cao đẹp. Còn Thiệp sẽ để lại gì cho đời?
LÊ XUÂN

6 comments:

  1. Thực chất Thiệp chỉ là một tên trí thức hoạt khẩu , hay chữ đã bị lưu manh hóa cực độ mà thôi.
    Những kẻ tôn vinh Thiệp bản chất cũng là lưu manh , cơ hội như Thiệp , chỉ khác Cấp độ -trình độ "trí thức lưu manh" kém xa thần tượng của họ thôi mà.
    Thường thì : tiếng hò reo của đám lưu manh bao giờ cũng ồn ào lớn hơn tiếng phê bình của những người tử tế.
    Lưu manh (kể cả lưu manh -trí thức) bao giờ cũng mang sẵn thuộc tính bầy đàn, hoặc "sang trọng" hơn là mang sẵn thuộc tính của thứ chủ nghĩa tự do vô chính phủ từng ngự trị
    Trong thực tế , đám "trí thức lưu manh" bao giờ cũng ngoa ngôn mị lừa thống thiết nhưng tự bản chất và thâm tâm luôn là những kẻ ăn hại ,đái nát vô dụng, tham lam, hãnh tiến và đểu cáng chả ra gì.Những kẻ này luôn phán như thánh sống ( vì giỏi lý thuyết suông và bẻm mép )nhưng chẳng bao giờ thực hành được điều gì cho ra hồn.Hơn nữa những kẻ này rất giỏi trong chuyện đàn đúm tụ bạ, viết lách tâng bốc , lăng xê lẫn nhau.Khen nhau như vĩ nhân , như đáng cứu thế để lòe đời .Âý nhưng, chỉ cần có chút mâu thuẫn quyền lợi tý ti là cũng ngay lập tức quay sang cấn xé bôi nhọ nhau không thương tiếc.
    Cuộc đời đã chứng minh: Nếu không vì có những thuộc tính "quý hóa" như trên thì mấy chục năm nay các "vĩ nhân cứu thế" đó đã làm được rất nhiều điều họ muốn, và cả nhiều người cũng ...muốn!
    Họ đã làm được những gì ? Tự họ biết ! Chỉ duy nhất họ chỉ làm được điều "tự sướng tinh thần" cho lẫn nhau như những chú A.Q mà thôi.
    Thật lòng tiếc cho họ.

    Xin đừng ai ngạc nhiên vì những điều đương nhiên này nhé

    ReplyDelete
  2. Bổ xung :"...chủ nghĩa tự do vô chính phủ từng một thời ngự trị trong các phong trào "cách mệnh" ở Âu châu cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.."

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thằng Lưu Bình Minh này đúng hiền lành vô duyên, ra ngoài mà chơi không có lại bị chúng nó chửi cho thì dại mặt.

      Delete
  3. K/G Admin.
    Xin kiểm tra lại cái comment của tôi tại bài nầy tại sao lại bị mất tăm tích.
    Xin cảm ơn trước.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kính gửi bác LUBIM
      .
      Kiểm tra lại thấy còn vài chục "còm" nó nhảy vào mục Spam, nên không chú ý.
      Đã cho hiển thị lại
      .
      Cám ơn bác nhiều
      .
      Mời bác đón đọc Kỳ 4 về Nguyễn Huy Thiệp "Nước ta chẳng có văn tài, Phải đem kê ghế mà nài nó lên" của Nguyễn Văn Lưu vào sáng mai 20/4.

      Delete
  4. Một bài viết quy chụp chính trị, ghen ăn tức ở và ấu trĩ về kiến thức đến tội nghiệp. Tởm!

    ReplyDelete