Kể từ ngày Nguyễn Huy Thiệp viết bài “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” đăng trên Tạp chí Ngày nay (2004), tạo ra những tranh luận trong giới văn chương một thời gian dài trên Báo Văn nghệ và một số báo khác, tôi không đọc bất cứ một truyện nào của Thiệp nữa. Vì tôi biết quá rõ con người Thiệp đã không còn chất “nhà giáo” tuy có thêm cái mác “nhà văn”. Nay nhân được đọc hai bài của nhà phê bình văn học Chu Giang- Nguyễn Văn Lưu viết về Thiệp đăng trên Văn nghệ TP Hồ Chí Minh “Sao lại chửi đời?” số 193 (15/3/2012) và “Có phải Nguyễn Huy Thiệp không sợ?” số 195 (29/3/2012), tôi thấy đúng và hay quá nên góp vài lời bàn thêm nhân lúc trà dư tửu hậu.
Trong giới giáo chức Tây Bắc những năm 1970 trở lại nhiều người bảo Thiệp cầm tinh con Hổ (sinh 29/4/1950) nên ít người chơi vì sợ Hổ vồ bất cứ lúc nào. Tôi dạy Văn ở trường Sư phạm được 4 năm thì Thiệp mới lẽo đẽo vác ba lô lên Tây Bắc, dạy Sử. Chúng tôi chỉ biết nhau thôi chứ không thân. Vả lại tính cách của Thiệp không phù hợp với nhiều giáo viên nên chơi làm sao được. Những năm đó Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung đói kém, vất vả lắm vì chiến tranh. Cán bộ nhân viên sống với đồng lương còm cõi của cơ chế bao cấp “tem phiếu” nhưng Thiệp đã “ma lanh” “láu lỉnh” “khôn ngoan” nhiều thứ nên “sống khỏe” hơn bạn bè.
Thiệp
tán tỉnh những cô gái bán vé xe ô tô, bán hàng thương nghiệp, bán thực phẩm để
khỏi phải “xếp hàng” mua vé, mua vải vóc, mắm muối, xà phòng, gạo thịt… Một số
hàng chỉ bán theo giấy giới thiệu cho cán bộ cỡ chuyên viên nhưng Thiệp vẫn mua
được, rồi đem ra ngoài bán lại kiếm lời. Những lần nghỉ hè về Hà Nội thế nào
cũng có hàng đem từ Tây Bắc về xuôi bán lại, dù chỉ là cân chè hay lạng cao khỉ,
cao trăn, cao hổ dỏm. Và khi lên thì có chỉ thêu ngũ sắc và nhiều thứ gương lược
bán cho mấy em dân tộc và học sinh… Nghĩa là Thiệp rất “thực dụng” theo kiểu
“con buôn”.
Tại
sao lại nói dông dài vậy nhỉ? Vì “văn học là nhân học” mà. Người sao văn vậy. Một
tác giả lớn như Thiệp mà bạn đọc không biết thêm về thân thế và sự nghiệp
thì e rằng chưa hiểu hết tác phẩm. Đó chỉ là 10 năm (1970-1980) Thiệp dạy Sử ở
Tây Bắc. Năm 1980, sau chiến tranh biên giới phía Bắc tôi cũng về Hà Nội, rồi
vào Nam dạy học, còn Thiệp về Nhà xuất bản Giáo dục ở Hà Nội. Từ đó đến nay
không gặp Thiệp nữa. Tôi có anh bạn cùng công tác với Thiệp ở Nhà xuất bản Giáo
dục kể lại là: Thiệp nó làm công tác phát hành cho NXB Giáo dục nhưng nó “bạo
gan” lắm, có lần dám bán đi hàng xe trâu sách mới in cho dân làm pháo lấy tiền
tiêu xài. “Đúng là đốt sách làm ngu học trò” trong khi ở nông thôn, miền núi,
vùng sâu vùng xa các em học sinh không đủ sách học. Sự việc vỡ lở thế là Thiệp
lại ba lô xin về Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, thuộc Cục Bản đồ cho đến khi
về hưu, chẳng dính dáng gì tới cái bằng của Đại học sư phạm (môn Sử) nữa.
Người
miền Nam thường bảo “người tài như con ngựa chứng”, còn ngạn ngữ Việt Nam
có câu “có tài có tật”. Không biết Thiệp có phải là “ngựa chứng” là “người tài”
hay không, nhưng tôi thấy Thiệp có tài “chửi đổng” chửi cả làng văn, làng
thơ: "... Nhìn vào danh sách 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam người ta đều thấy đa số đều già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều..."vô
học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là
những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ
du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài
năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí
nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả…. Chửi cả vị anh hùng hào kiệt
Quang Trung, qua truyện ngắn Phẩm tiết… Chửi cả sự nghiệp cách mạng của dân tộc
“Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” (Văn nghệ Quân đội
số 596/2004)…Thiệp chửi còn hơn cả Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại. Nhưng Chí Phèo
chỉ chửi lúc say, còn Thiệp chửi khi rất tỉnh táo. Chửi có bàn bản là ý đồ thâm
hiểm. Một số thế lực thù địch bên ngoài được những lời chửi của Thiệp càng tung
hô Thiệp. Nó không cần “chuyển lửa về quê hương” nữa, mà có Thiệp ở ngay Thủ đô
nhóm lửa, đốt lửa rồi.
Xin
không trích ra nữa sợ dài dòng, những điều này trước đây nhà thơ Trần Mạnh Hảo
và Chu Giang đã có bài “chửi” lại rồi, chửi rất “văn hóa”. Gần
đây kịch bản chèo Vong bướm của Thiệp cũng được bàn tới nhiều. Nó như một mớ hổ
lốn “tạp pí lù” của người Hmông. Có cười tục tĩu, có chửi đời, chửi mình, chửi
người và những triết lý về Đạo về Đời ngớ ngẩn… Thiệp có tài đấy chứ: viết đủ
thể loại nào truyện ngắn, tiểu thuyết, nào kịch, chèo và thơ nữa (tuy chưa in).
Và tôi thêm Thiệp có tài “buôn thần bán thánh” lắm, tuy Thiệp có làm một tượng
Phật to đùng để thờ, để “sám hối” chăng?
Ngoài
bạn đọc Văn nghệ TP Hồ Chí
Minh tôi cũng muốn gửi đến Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống, đến Hội đồng quốc gia biên soạn
sách giáo khoa và giới nghiên cứu văn học nước nhà xem có phải xấu hổ nếu không
đưa được tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vào sách giáo khoa!
LÊ XUÂN
(Báo Văn Nghệ TPHCM số ra ngày 12-4-2012)
Người đời khinh thằng Xuân là mõ hay sao mà chẳng thấy ai viết cho nó vài từ cho đỡ tủi?
ReplyDelete