Nhạc sĩ Hà Giang |
Bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:
“Không đi,
không biết Đồ Sơn,
Đi thì mới
thấy không hơn...
đồ nhà!
Đồ nhà tuy
có hơi già,
Suy đi
tính lại, đồ nhà vẫn hơn”.
* *
Bài thơ nôm na mà ý vị ấy ra đời đến nay đã hai mươi mấy
năm. Đây là bài thơ hay, được rất nhiều người ưa thích. Hay, vì nó độc đáo, dí
dỏm, lại nồng ấm nghĩa tình.
Hà Giang tên thật là Phạm Tiến Giang, quê thôn Đẩu Sơn, xã
Bắc Hà thị xã Kiến An tỉnh Kiến An (cũ); hiện nay gia đình ở phường Phù Liễn,
quận Kiến An, TP. Hải Phòng.
Anh là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Văn học -
nghệ thuật Hải Phòng từ những năm 70 của thế kỷ trước, là giáo viên âm nhạc
Trường Sư phạm 10 + 3 Hải Phòng, tiền thân của Trường Đại học Hải Phòng (công
lập) ngày nay - nơi tôi giảng dạy suốt 32 năm.
Khoá Sư phạm 1972 - 1975, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp C.
Văn - Sử, Ban Giám hiệu nhà trường phân công anh Hà Giang làm phó chủ nhiệm lớp
của tôi. Anh hơn tôi đến chục tuổi. Hà Giang là đảng viên lớp Hồ Chí Minh đầu
tiên (sau khi Bác Hồ từ trần, 1969).
Anh dạy nhạc rất hay, lúc nào cũng nồng nhiệt, cuốn hút, ca
hát rất say sưa, lại sáng tác được nhiều bài hát cho quê hương và cho nhà
trường, được mọi người yêu thích.
Nhiều bài hát của anh được phổ biến trên Đài Tiếng nói Việt
Nam và Đài phát thanh - truyền hình Hải Phòng.
Tập thể giáo viên và giáo sinh trường tôi rất quý mến, kính
trọng anh, vì anh tận tuỵ công tác, sống giản dị, chân thành, giầu tình cảm với
mọi người.
Trong khi anh bị nhiều căn bệnh hiểm nghèo như áp xe gan, áp
xe thành bụng, phải đại phẫu tới 7- 8 lần mà vẫn sống lạc quan; và trong điều
kiện gia cảnh anh rất nghèo, vợ làm nông nghiệp, anh chị lại đông con.
Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng vào khoảng cuối thập niên 80 của
thế kỷ trước, khi anh đã “về hưu non” vì lý do sức khỏe, một lần Hà Giang gặp
tôi, anh cười giòn tan và bảo: “Tớ mới làm bài thơ như thế này, cậu nghe có
được không nhé”.
Rồi anh vừa cười như nắc nẻ, vừa đọc rất hồn nhiên: “Không đi, không biết Đồ Sơn,/ Đi thì mới
thấy không hơn đồ nhà/ Đồ nhà tuy có hơi già/ Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”!
Nghe anh đọc xong, tôi cũng cười rũ rượi và ôm chầm lấy anh: “Hay lắm! Tuyệt
vời!”.
Nhưng anh nói thêm: “Tớ hơi lưỡng lự câu cuối: Suy đi tính
lại, đồ nhà vẫn hơn, hay là thay bằng: “Nhưng
là đồ thật, không là đồ sơn”. Cậu thấy thế nào”. Tôi nói: “Mỗi câu đều có ý
hay riêng. Tùy anh”.
Anh lại cười, bảo: “Thôi cứ để câu cuối “Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”, xem ra nó thật hơn và có vẻ đấu
tranh tư tưởng đấy chứ nhỉ”. Từ đấy, trong những câu chuyện vui với bạn bè, Hà
Giang lại đọc cho họ nghe bài thơ ấy.
Tôi cũng thuộc loại “tội đồ” truyền miệng bài thơ của anh.
Thế rồi bài thơ cứ được truyền từ người này sang người kia và vượt qua lãnh địa
Hải Phòng, lan ra các tỉnh và thành phố từ Bắc đến Nam.
“Không đi, không biết Đồ Sơn”. Nói thêm, nhà anh Hà Giang
chỉ cách Đồ Sơn khoảng 18 km đường nhựa to rộng.
Đồ Sơn là bãi biển của Hải Phòng, phong cảnh sơn thuỷ hữu
tình, đẹp nổi tiếng cả nước; có nhiều rừng thông, bãi tắm cuốn hút du khách
thập phương; có những biệt thự, khách sạn to đẹp và nhan nhản các nhà hàng, nhà
nghỉ, các quán ăn uống, quán cà phê, nhà vườn ... Đặc biệt, Đồ Sơn là một khu
“ăn chơi” lừng danh, vì có rất nhiều món hải sản quý, mà tôi từng viết: “Ăn một lại muốn ăn hai/ Ăn ba ăn bốn lại
đòi ăn năm”.
Nói rộng ra, Đồ Sơn là núi non thơ mộng, là các nhà nghỉ,
khách sạn, quán ăn và không thể thiếu các tiếp viên trẻ trung, xinh đẹp, đầy
sức quyến rũ, như đã nói ở trên. Còn “đồ nhà”, là cách nói vui chỉ các bà vợ.
Nhưng bài thơ nhân văn ở chỗ, vui đâu thì vui, cuối cùng vẫn
thấy chẳng chỗ nào đầm ấm, chân thật, tình nghĩa như ở nhà mình.
Có một điều mà Hà Giang thường “khoe” với chúng tôi: Vợ anh
là một người hết sức thương yêu chồng con, giàu đức hy sinh cho gia đình, tạo
mọi điều kiện để anh an tâm dạy học và sáng tác, sống rất hiền hòa với bà con
xóm phố.
Lúc nào có bạn bè của chồng đến chơi, chị đều niềm nở, luôn
luôn cười vui, khiến không ai biết là kinh tế anh chị rất thiếu thốn. Có được
người vợ tần tảo, nhân hậu như thế, với Hà Giang là một niềm hạnh phúc lớn.
Hà Giang bạn tôi là con người giầu cảm xúc, không kém lãng
mạn, nhưng lại rất tỉnh táo và đặc biệt là hết sức yêu thương vợ con, tôn trọng
vợ.
Hà Giang đã khuất núi sau một vài năm anh đọc cho tôi nghe
bài thơ độc đáo của mình (anh mất năm 1989, khi mới 53 tuổi dương!); nhưng bài
thơ thì vẫn còn đó, vẫn tươi mới, hấp dẫn.
Anh để lại cho đời một tiếng cười vui sảng khoái và hồn hậu,
dí dỏm mà sâu sắc nghĩa tình.
Theo Đào Ngọc Đệ
Tiền Phong
Đồ nhà nó cũ nhưng của riêng mình,cái loại đồ nhiều người dùng phải sơn đi phết lại thì sao bằng đồ nhà được!
ReplyDeleteHÀ GIANG thật dí dỏm!
Nên hỏi những người năm nay đã gần 60 tuổi hoặc hơn xem họ nghe bài vè trên lần đầu vào năm nào. Riêng tôi nghe bài đó vào năm 1979 hoặc 1980, mà tôi có một trí nhớ rất không tồi. Cơ quan tôi ở Thái Nguyên lúc đó có cô Sơn làm văn thư chưa chồng nên mọi người hay ngâm nga " không đi không biết Đồ sơn" để trêu. Tôi chuyển công tác về Hà Nội năm 1982.
ReplyDeleteVậy bài vè phải có trước 1982 là chắc chắn, không thể sáng tác lần đầu cuối những năm 80.
Thế mới biết dân báo chí nhiều chiêu trò viết bài.
"...mà tôi có một trí nhớ rất không tồi..." Dân Thái Nguyên có nhớ 1979 xảy ra chiến tranh biên giới? Nhân dân phải ăn "bo bo" không? Ngăn sông cấm chợ, cuộc sống cực kỳ khó khăn.., nên 1986 TBT Nguyễn văn Linh khởi xướng phong trào tự cứu mình (đổi mới)... Thì tiền đék đâu ra mà đi Đồ Sơn với chả Đồ Phết.., Đồ Nhà ăn uống đói kém thế, còn sức đék đâu mà xài... Nên xem lại trí nhớ rất tồi của mình đi! Tôi cũng không biết mấy câu thơ đó là của ai, nhưng tôi ủng hộ tác giả Đào ngọc Đệ.
DeleteXin thưa,mặc dù đói kém thật, thời kỳ bao cấp vẫn có một số rất ít vé của công đoàn đi nghỉ Haỉ Thịnh, Sầm Sơn, Đồ Sơn.
DeleteCũng công khai luôn. Cơ quan tôi ở Thái Nguyên là Trường ĐH Kỹ thuật Công Nghiệp Việt Bắc.
Tôi cũng xin công khai luôn, hồi đó tôi là nhân viên giao nhận vật tư (phòng vật tư) của Liên hiệp Dệt. Hai ngày một chuyến Hà Nội - Hải Phòng, tiền cũng gọi là rủng rỉnh..Đồ sơn lúc đó (1980 - 1983) chả "có gì", nếu có "Đồ sơn phết" thì cũng cực kỳ bí mật, rất hiếm... Dạng cán bộ được vé của công đoàn đi nghỉ mát Đồ sơn.., dù có tiền cũng chả tìm thấy "Đồ sơn phết" ở đâu.., mà có thấy cho dù Bố bảo cũng chả dám xài. Nhất lại là thầy giáo trung cấp cao đẳng nữa. Cao đẳng cộng đồng, gọi là Đại học được dăm năm nay, chứ mấy???
DeleteCuquay nói đúng rồi. Đồ Sơn chỉ có "đồ sơn" vào khoảng từ 1989 trở lại đây. Bạn nào nói nó có trước 1980 thì rất nên xem lại. Dĩ nhiên bạn bảo "đồ sơn" có từ thời nguyên thủy thì cũng không sai. Nhưng hoàn toàn hoạt động lén lút chứ không như Đồ Sơn sau 1989.
ReplyDeleteTôi đã nghe những câu thơ này khi học Sau Đại học ở Hà Nội vào những năm 1979-1981. Dạo ấy vẫn có những chuyến đi chơi do công đoàn, hoặc lớp hoặc một nhóm bạn bè tự tổ chức. Chúng tôi đi chùa Hương, chùa Thầy, rừng Cúc Phương và Đồ Sơn.
ReplyDeleteKhông có gì để gọi là hoạt động lén lút cả. Vì Đồ Sơn khi ấy là chỉ địa danh Đồ Sơn. Từ địa danh ấy, người ta hiểu một cách bóng bẩy theo 1 nghĩa khác, thế thôi.
Tôi lại nghe có một dị bản:
ReplyDeleteChưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà
Đồ Sơn bằng cái lá đa
Đồ nhà bằng cái bàn là Liên Xô.
Sao mỗi lần nói về mấy cái này lại tranh cãi thế nhỉ @@
ReplyDeleteloa hội trường Soundking