Trang

Friday, April 20, 2012

BÁN KẾT NGUYỄN VĂN LƯU - NGUYỄN HUY THIỆP: “NƯỚC TA CHƯA CÓ VĂN TÀI - PHẢI ĐEM KÊ GHẾ MÀ NÀI NÓ LÊN” (KỲ 5)


(Văn chương +). Siêu hơn, thầy Hoàng Ngọc Hiến bịa ra chuyện Uỷ ban xét giải Nôben đã sang làm việc, họ chọn Nguyễn Huy Thiệp. Nam Cao chết rồi, ngoài quy chế ! Nguyễn Đình Thi họ không biết là ai. Mấy cậu chuyên gia nịnh thối không có trong đầu nó, nó không bị sức ép của ai. Nguyễn Huy Thiệp mới xuất hiện vài năm, mà bọn Nôben đã ngửi thấy, đủ biết họ tinh thế nào. Rất tinh. Mà rất chính xác… chuyến này mấy cậu chót chửi Nguyễn Huy Thiệp rất gay. Chết đứng ! chết tươi… Hoá ra là cách thầy Hiến “dẹp”  trước cái bọn đang chuẩn bị “đánh” lại thầy…
“Đức vua” truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đang nghĩ gì?

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm nhắc nhở cho Văn Lưu được sáng mắt ra.
Vụ việc ở Thụy Điển mà nhà thơ Trần Đăng Khoa nêu lên là đúng sự thực. Lưu chứng kiến, vì ngồi ngay hàng ghế đầu cách bục diễn giả mấy bước chân. Hồi ấy (2003) tai còn tinh, mắt còn sáng, rõ lắm. Cô thông dịch người Việt chuyển được từ nôn mửa, bà Xa ra Líp man hết sức ngạc nhiên sửng sốt.  Phan Thị Vàng Anh cũng được hỏi nhưng trả lời khôn khéo hơn, thính giả nó không hoan hô. Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê khôn hơn không nói. Sao lại đùn đẩy cho Khoa. Không phải. Lưu không phải nhà báo chuyên nghiệp. Thiết bị ghi âm, ghi hình không có. Cái lão ma xó ấy nó có đủ cả, lại thu mình ở phía sau. “Đức vua” (truyện ngắn) chắc không để ý.
Vụ đạo phim sang kịch, đã dẫn rồi. Bà Trần Thị Thắng là Biên tập viên báo Văn nghệ từ 1978 cho đến ngày về hưu, là vợ nhà thơ Lê Quang Trang – Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, chủ tịch Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, hiện cư trú tại thành phố ta. Bạn đọc có thể đối chứng, liên hệ qua số máy 0837751339.
Một bạn đọc viết: Học thuật chỉ bị đánh đổ bằng học thuật, còn sự quy chụp, nâng tầm quan điểm, đạo đức thì chỉ chứng tỏ người viết học thuật có vấn đề.
Vâng ! Rất có vấn đề yêu nhau mới ôm ấp, hôn hít, trao nụ hôn ngọt ngào say đắm. Ghét bỏ, căm ghét thù hận mới nôn mửa vào, phỉ nhổ vào, gớm chết, dồ dịch hạch, chôn vùi nó nhanh nhanh lên, tẩy uế đi… Chiến tranh qua rồi, người chết yên phận rồi. Nhưng cái đám có tham gia, tham dự vào đấy, còn sống đấy, tha được à! Nhất là cái tinh thần của nó, cái truyền thống chống ngoại xâm bao nhiêu đời nay, thấm vào cốt tủy rồi.
Phải giải quyết đi. Nhổ cỏ cho hết rễ. Phải dùng văn học mà đảo lộn cách nghĩ - “Tác phẩm của tôi làm đảo lộn cách nghĩ” (Sài Gòn tiếp thị). Phải đổi mới.  Người ta văn minh, tiến bộ, giàu mạnh, người ta đến khai hoá, khai sáng, dạy khôn dạy khéo cho, lại cứ bảo thực dân xâm lược, đế quốc xâm lược, thực dân cũ rồi thực dân mới, đánh đuổi người ta, chống lại người ta, làm rối cuộc trị an, người ta chẳng nện cho à. Ai bảo cứ chui vào chỗ rậm rạp, rừng rú, cho người ta phải rải thuốc khai quang, lại cứ bảo chất độc màu da cam, là điôxin, nay đòi kiện mai đòi kiện… Nghèo hèn thì phải biết điều chứ.
Gặp cảnh nghèo mà mong giàu sang là lầm các con ạ! Yên phận đi, tu tỉnh lại, chớ mong cầu, trong suốt, vắng lặng, chẳng hơn ư!
Văn Lưu này tấm lòng nhỏ hẹp, tri thức thiển cận, chỉ biết được đến thế. Bạn đọc chỉ bảo cho. Nhưng mà băn khoăn lắm. “Đức vua” dạy thế nhưng Đức vua đút túi năm trăm triệu tác quyền nhẹ như lông hồng. Đức Vua khôn nhỉ! Thế mới gọi là “Vua truyện ngắn”. Thế mới gọi là Thần tượng.
Bạn bảo: Nguyễn Huy Thiệp là tài năng. Phải tôn trọng, kính trọng. Vâng, hiền tài là nguyên khí quốc gia. Phải quý trọng chứ, nhưng ác tài, gian tài, sở khanh, đạo chích… cũng phải biết mà học giỏi, noi theo, tu thân cầu Đạo chứ. Tiên sư cha thằng Tào Tháo. Nó giết cả nhà Lã Bá Sa. Nó lại định sang đây giết nốt cả Quang Trung Nguyễn Huệ, nôn mửa vào những người đã tham gia cuộc chiến tranh giải phóng, thì em lại cứ phải tôn trọng, kính trọng à!
Giờ nói chuyện tăng trọng văn tài.
Phải có ngọn cờ tập hợp vẫy gọi. Cán cờ có rồi, thiếu cái lá cờ. May quá tìm được rồi. Nguyễn Huy Thiệp - Tướng về hưu, từ đống hồ sơ của Ban biên tập trước bỏ lại. Tra vào ! Phất lên ! Xúm vào nào ! Hai ba nào ! Lên nào ! Giờ chỉ được khen Thiệp. Chê phải dẹp ngay. Phê bình lý luận chung tay lên nào. Mấy anh quen đọc quốc văn giáo khoa thư chưa biết đọc Văn xuôi nghệ thuật, phải dạy dỗ cho đến nơi đến chốn. Tư duy sáng tạo giống nhau là thường. AQ cùng với Chí Phèo tuy rằng khác giống nhưng chung một dòng, ai bảo đạo văn ! Chị Thiếu Mai chân thật mà: Đánh giá Thiệp thật tài chưa thì chưa hẳn thật tài, nhưng nước ta chưa có đỉnh cao văn học, bọn chị phải kê ghế cho họ đứng cao hơn… Tài của ai đến đâu, nhà phê bình đọc đôi ba cái truyện là đã hiểu, nhưng lúc này kê ghế cho cậu ta đứng cao thì cũng để chân ghế không bị kênh. (Trần Thị Thắng – Con chữ soi bóng đời - NXB Hội nhà văn, 2010 trang 223 – 224)
Siêu hơn, thầy Hoàng Ngọc Hiến bịa ra chuyện Uỷ ban xét giải Nôben đã sang làm việc, họ chọn Nguyễn Huy Thiệp. Nam Cao chết rồi, ngoài quy chế ! Nguyễn Đình Thi họ không biết là ai. Mấy cậu chuyên gia nịnh thối không có trong đầu nó, nó không bị sức ép của ai. Nguyễn Huy Thiệp mới xuất hiện vài năm, mà bọn Nôben đã ngửi thấy, đủ biết họ tinh thế nào. Rất tinh. Mà rất chính xác… chuyến này mấy cậu chót chửi Nguyễn Huy Thiệp rất gay. Chết đứng ! chết tươi… Hoá ra là cách thầy Hiến “dẹp”  trước cái bọn đang chuẩn bị “đánh” lại thầy… (Tạ Duy Anh, Tạp chí Nhà văn số 4/2012, trang 73-74). Thiếu gì cách bốc thơm Thiệp, thiếu gì cách “dẹp trước” cái bọn hay đánh chác nào đó… mà lại bịa ra như thế. Thầy dạy chúng em viết văn – làm người – viết văn mà thầy ăn gian nói dối như thế trách gì… Mà cái tay Tạ Duy Anh này, nó chơi đểu thầy thế. Thầy đã ngàn thu vĩnh quyết rồi mà nó nhớ thầy, cho thầy một chưởng đau. Nhớ thật hay nhớ đểu. Đọc xong bài “Nhớ thầy…” cứ thương Thầy mãi. Lại mừng thầm. May mà không đi dạy viết văn. Đúng là nhất quỷ nhì ma. Mấy năm ở “Nguyễn Văn Du” là khiếp lắm !
Đến cú kê tác quyền mới ngoạn mục. Có khi một anh Mạnh Thường quân giấu mặt nào đó nó nhờ mua chứ 500 triệu, sau 5 năm, chả phải làm gì, bỏ Ngân hàng cũng thành một tỉ, ừ thì có công ăn việc làm cho nhân viên nhưng một năm phải có 200 triệu lãi ròng từ xuất bản tác phẩm của Thiệp. Các chuyên gia xuất bản bảo lãi của ngành chỉ được 2%. Tính xem nào, bán Thiệp chỉ được truyện ngắn.
Nếu in 1000 trang giá bìa 200.000đ thì mỗi năm phải in 50.000 bản. Cho mà bội thực thần tượng nhé. Kê thế mới là kê, thế mới là đầu tư mạnh dạn. Đầu tư lớn, đầu tư có trọng điểm. Rồi nó còn nôn mửa cho ngập cả cái xứ sở này chứ riêng gì cuộc chiến tranh giải phóng! Triều cường đã khổ, lại ngập “vua truyện ngắn”, “ngập thần tượng” nữa thì làm sao mà chết được. Lo trước cái căn hộ bên Cali… cho nó yên tâm.
Xin hầu quý vị cái chuyện tăng trọng nhân tài, gọi là quy trình hay công nghệ tăng trọng nhân tài. Nay “bàn giao công nghệ” cho quý vị. Quý vị cứ việc bảo là đồng hương với vợ Binh Mâu… nhưng không thể bảo nó bịa đặt, xuyên tạc, quy chụp, quy kết được nhé. Thầy Hiến không có mới phải bịa, Văn Lưu tư liệu đầy người, đồ ma xó, việc gì phải bịa.
Tưởng Tạ Duy Anh nó lành, hoá ra thâm thuý.  Mượn thầy để chửi đám chuyên gia nịnh thối, chửi bọn đánh thầy. Học trường Nguyễn Du, thì thừa biết “chửi người chẳng bõ cho người chửi ta”. Nhớ thầy cái kiểu gì thế !

NGUYỄN VĂN LƯU
Bài đã đăng Tuần báo Văn nghệ TP HCM
Kỳ sau: Thiệp ơi nó đánh có đau không ?

MỜI BẠN ĐỌC XEM LẠI LOẠT BÀI TRÊN BÁO VN TPHCM
- KỲ 1:  NGUYÊN GIÁM ĐỐC, TBT NXB VĂN HỌC NGUYỄN VĂN LƯU: NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP “SAO LẠI CHỬI ĐỜI?”  (Văn chương +). “Thiệp viết truyện ngắn Tướng về hưu rất hay, thiên hạ thán phục. Nhưng khi viết kịch Nguyễn Thái Học lại sao chép từ bộ phim “Chỉ còn một tình yêu ở lại” của Liên Xô cũ. (Xem con chữ soi bóng đời. Trần Thị Thắng. NXB Hội Nhà văn 2010. Tr 222-223, tập II). Như thế là đạo văn. Không biết ngày làm thầy giáo dạy sử, Thiệp dạy như thế nào. Nhưng khi đã thành nhà văn nổi tiếng sang Thụy Điển, Thiệp tuyên bố: Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (xem Trần Đăng Khoa. Văn nghệ quân đội số 596 tháng 4/2004)”.
- KỲ 2: NHÀ VĂN MÀ NHƯ THẾ LÀ BẤT LƯƠNG, VÔ NHÂN BẢN, LÀ DỐI TRÁ VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ PHẢI NGUYỄN HUY THIỆP KHÔNG SỢ !” (KỲ 2) (Văn chương +). “Việc gì ông cũng không từ không sợ miễn là có lợi. Dạy học, làm thầy, làm! Viết văn, làm Nhà văn, làm !  … Đến nước dắt gái, ma cô đĩ bợm ông cũng chẳng từ (xem hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh). Đến cái việc đại vô đạo là nôn mửa vào lịch sử, và cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, ông cũng làm ngon ơ thì khiếp thật. Ông là bậc đại dũng đấy.”
- KỲ 3: NGUYỄN VĂN LƯU: ĐỌC KỸ VĂN THIỆP VÀ XEM CÁCH ỨNG XỬ Ở ĐỜI THÌ THIỆP PHẢN ĐẠO, VÔ ĐẠO LẮM - “THIỆP ƠI THỜ PHẬT LÀM CHI!” (KỲ 3) (Văn chương +). “Thiệp dẫn rất nhiều Phật, Đạo. Lại dựng tượng Phật trong vườn nhà hương đăng thường nhật. Chắc phải hàng Phật tử chân tu. Nhưng đọc kỹ văn Thiệp và xem cách ứng xử ở đời thì Thiệp phản Đạo, vô đạo lắm. Nói cho thấu lẽ phải hàng quyển sách. ở đây Lưu chỉ nói hai mục trong hai bài báo ngắn.”
- KỲ 4: NHÀ VĂN NGUYỄN VĂN LƯU - CHỈ TẠI THIỆP “QUA SÔNG ĐẤM SÓNG” NÊN PHẢI NHẮC NHỞ: “SAO MÀ ÁC THẾ THIỆP ƠI!” (KỲ 4)  Mình thấy đời bao dung độ lượng. Người ta biết cả, quý tài Thiệp nên vui mừng chăm lo cho Thiệp. Có ai nhắc lại vụ này, vụ kia đâu. Chỉ tại Thiệp qua sông đấm sóng nên phải nhắc nhở. Thiệp không nôn mửa việc gì phải quét dọn tẩy uế! Thiệp gí vào vợ Thiệp cho ra từng ấy đứa con có ai nói gì! Nhưng gí thơ phú của người ta vào đó… Ôi trời! Thần tượng! Vua! Nhân văn đổi mới…”


13 comments:

  1. Lão Nguyễn Văn Lưu này viết cứ tủn mủn, bẩn bẩn thế nào ấy.

    ReplyDelete
  2. Địt mẹ Lưu tiểu nhân! độc giả không mù đâu.

    ReplyDelete
  3. A..ha..ha.."Thày" nào thì "trò" đó nhé ! Cổ nhân dạy cấm bao giờ sai ! Ông Thiệp có lẽ sướng rơn vì có khá nhiều "trò" mang giọng "văn chương" giống mình . "Mã tầm mã , ngưu tầm ngưu" có lẽ là chuyện muôn đời.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thằng Đỗ Nguyên viết quá hiền, thời buổi bọn nó đâm chém nhau chí chết để tranh cướp, cướp cả của dân lành như Văn Giang, Vụ Bản mà nó vẫn không thấy là thằng Thiệp chửi lũ đó, thằng Lưu ăn theo sau lưng lũ đó sao???

      Delete
  4. Phải công nhận rằng ông Lubim97 có comment ở bài trước đã nhận xét rất đúng:"Thường thì tiếng hò reo của đám lưu manh bao giờ cũng ồn ào lớn hơn tiếng phê bình của những người tử tế.Lưu manh ,kể cả "trí thức lưu manh" bao giờ cũng mang sẵn thuộc tính bầy đàn..."
    Nhìn ở đây và vài diễn đàn chỗ khác có bài viết phê phán vạch mặt ông Thiệp thì tôi thấy đúng là như thế.

    ReplyDelete
  5. Tôi không hiểu sao NVL có lối phê bình chợ búa rẻ tiền đến thế! Anh ta rất tầm thường khi không coi bạn đọc ra gì. Tốt nhất là anh ta đừng tiếp tục cais trò chửi bới ngoa ngoắt đàn bà này nữa.

    ReplyDelete
  6. không biết đến bao giờ đất nước mới lại có được một Nguyễn Huy Thiệp và cũng không biết đến khi nào đất nước mới hết những người như Nguyễn Văn Lưu, Lê Xuân, Bùi Công Thuấn..vv. Một bên thì tạo ra một trận: " Động đất" trong văn học buộc mọi người viết phải nhìn lại mình. Một bên thì không có đóng góp gì đáng kể cho văn học, nhưng tấm lòng thì hẹp hòi đố kỵ, ghen ghét tài năng, không đọ được về học thuật chỉ còn cách chụp mũ chính trị, đao to búa lớn, càng nói càng lộ tâm địa xấu xa, người đọc càng thêm ghét,học thuật chỉ có thể đánh đổ bằng học thuật, hãy học Thiệp cách lạnh lùng tỉnh táo trong việc chỉ ra cái gót chan A Sin của Thiệp trong văn nghiệp, phải thật khách quan, đừng có giọng văn chủ quan, toát ra hơi văn hằn học, bực bội, người xem nhan thấy ngay. Đặc biệt độc giả rất dị ứng với thứ quy chụp chính trị,Chỉ cần ngửi thấy mùi quy chụp là người đọc đã cảm thấy khó chịu với người viết rồi.nói cho đúng quy chụp chính trị cũng chỉ là một dạng bồi bút mà thôi. Hơn nữa Nguyễn Văn Lưu mất hết bình tĩnh rồi, phát khùng len rồi, Chí phèo rồi " nhịn được à", tôi cứ nói mãi đấy, nói đến khi nào thay đổi thì thôi...Nói cốt để hả cơn twcslamf sao mà thyết phục người xem được.Làm sao còn đủ bình tĩnh để fan tích những điểm yếu trong học thuật của Thiệp được , mà không làm được thế thì người đọc đâu có thèm ngó ngàng đến bài viết của Lưu.Làm sao mà không khó chịu khi đọc những bài chửi bới như thế.

    ReplyDelete
  7. Bán kết các bình luân:
    Có 48 ý kiến qua 5 bài viết của Lưu trong đó:
    10 ý kiến đồng tình với Lưu
    30 ý kiến phê phán các quan điểm của Lưu, bảo vệ Thiệp
    8 ý kiến không bày tỏ quan điểm ủng hộ Lưu, hoặc Thiệp mà đề cập đến các vấn đề

    khác liên quan. Qua đây mọi người tự đưa ra kết luận của mình

    ReplyDelete
  8. Đọc các bình luận của mọi người cũng thấy vui vui. Bây giờ độc giả không dễ bị xỏ mũi dắt đi nữa. Người đọc tự biết phân biệt tốt xấu. Bọn bồi bút mất dần đất sống.

    ReplyDelete
  9. Đọc bài viết của mấy ông đánh Thiệp này, lại nhớ câu, "chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến". Thật tội nghiệp cho những kẻ không được trời phú cho tài năng, lẽ ra cứ sống như một người bình thường thì cũng đâu có sao, lại cứ phải nhảy lên "đốt đền" để tự mình huyễn hoặc là ít ra cũng có một giá trị nào đó trong đời.Thật tội nghiệp quá! Mấy ông nên biết rằng người đọc bây giờ thông minh hơn trước kia gấp nhiều lần, không hy vọng bịt mắt ru ngủ họ bằng mấy lời lẽ xảo ngôn đâu. Mấy ông biết những người ngửa cổ nhổ nước bọt lên trời thì kết quả sẽ ra sao rồi chứ?

    ReplyDelete
  10. Thằng Thiệp nó rất khôn, nó cứ ngô ngô ngoọng ngoọng giăng mồi mà khối thằng lưu manh lòi mặt. Trong số đó điển hình là "thầy" Thuốn [âm đúng là Thuấn = Xuẩn]" miền Nam và "đạo" Lưu [không thể tự kìm được để thêm chữ Manh] miền Bắc.

    ReplyDelete
  11. Đúng là chẳng có thằng nào ngu như thằng Lưu và thằng Thuấn: hì hục trốn vợ, trốn con, trốn cháu, trốn họp chi bộ tổ hưu viết được năm ba bài đánh người hóa ra lại toàn đánh vào cái bản mặt mình. Không thằng nào để lộ một bộ mặt bẩn trước khi ra đi vào cõi vĩnh hằng để gặp lê văn nin, các văn mác, mao chủ xí và các anh khác bằng cách dùng một tấm gương trong như thằng Thiệp để mà nhìn thấy rõ lồn lột bộ mặt bẩn, không phải mặt bẩn vì mặt bẩn, mà mặt thằng Lưu, thằng Thuấn bẩn vì tim nó đen. Muốn nói gì thì nói, giờ đây trong thâm tâm thằng Lưu, thằng Thuấn phải thừa nhận là thằng Thiệp là một tấm gương soi cho chúng nó, chẳng kém tấm gương bác gì trong nghệ dùng để bọn tham nhũng sài đỡ đó?

    ReplyDelete
  12. Không hiểu sau này con cháu thằng Thuấn thấy người ta cửi cha ông chúng nó thì chúng nó cảm thấy thế nào khi cúng cơm thằng Thuấn mặt nhạt nhỉ?

    ReplyDelete