Sở dĩ tôi giật một cái tít như thế này là bởi muốn pà con cùng nghe một câu chuyện: Số là tôi có một đứa cháu gái, học lớp 11 trường Việt Đức. Trong một bữa cơm gia đình, vừa ăn vừa xem ti vi (thói quen người Việt mà), cái ti vi đang nói về một trong số những cuộc thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhân đấy có nhắc đến bài thơ Người đi tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên, con bé chợt hỏi bố nó:
- Bố ơi, thế hồi xưa bác Hồ đi tìm đường cứu nước là đi đâu hả bố? Bác đi xin tài trợ ạ?
Bố nó suýt nữa thì ngã ngửa. Cô nó hỏi:
- Thế lúc con học bài thơ của Chế Lan Viên thì cô giáo dạy văn của con nói thế nào?
- Con chả nhớ. Nhớ làm sao được ạ.
Tất cả người lớn trong nhà đều cười rất méo mó trước sự ngây thơ một cách chân thành của nó.
- Vậy thì, tóm lại, chúng nó học cái gì ở trường nhỉ? Mười năm nay, năm nào nó cũng được học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, thế mà một học sinh giỏi trường Việt Đức lại không biết năm 1911 bác Hồ đi đâu, làm gì?
Người lớn ngơ ngác hỏi nhau.
Cô nó mang về cho nó cuốn Nguyên ơi! của nhà văn Lê Hải Triều, một cuốn sách đã lấy không biết bao nhiêu nước mắt của độc giả, hi vọng là nó sẽ có một vài biến chuyển trong cách suy nghĩ về trách nhiệm của một cá nhân trong cộng đồng nhỏ là gia đình, cộng đồng lớn là xã hội, nhưng chờ mãi, chờ mãi, nó đọc gần một tuần mới xong. Bố nó hỏi, con thấy cuốn đó thế nào? Nó tỉnh queo: Đọc mãi đến đoạn cuối mới hơi hơi xúc động một tí, còn thì bình thường. Trong khi đó, chị giúp việc thì hai buổi trưa liền, dấm dúi mang ra cửa sau đọc để.... khóc thút thít mà không ai nhìn thấy.
Hình như hiện tượng này không hiếm
Thậm chí nó tương đổi phổ biến.
Hình như thế hệ 9x đang đi vào một quỹ đạo riêng mà người lớn chúng ta không hiểu được?
Có bao giờ bạn đọc các entry trên 360 của bọn trẻ 9x này không? Bạn có đọc được không? Tôi đã từng phải vừa đọc vừa suy luận, hết nửa giờ đồng hồ mới xong một cái entry như vậy. Vì nó được viết bằng một thứ ký tự không phải tiếng Việt, cũng không phải tiếng Anh, Trung hay Pháp, nó là thứ ký tự hoàn toàn không có trong bất kì cuốn từ điển nào. Nhưng bọn trẻ 9x thì thống nhất với nhau chỉ sử dụng mỗi một loại ký tự đó trên 360, và bọn chúng hiểu hết. Ví dụ, một đoạn chat được chúng thể hiện thế này: bun` w0', ko mun s0ng nua/sao vay ?/nha` ta0` la0, h nay k0n ngu0j ta dc dj ch0j em thj o~ nha`/bua nay thu 3 ma/th0aj/nhung mu` hum nay ngay kj njem 3 thang wen, mun dj ch0j, thik hum we dj uj/tai ba me ko biet/nhung bay h dau phaj v0 h0x chjnh thux' dau
Chắc chắn phải có một quy luật nào đó. Và chắc chắn phải được một "thiên tài" 9x nào đó nghĩ ra. Chỉ riêng văn bản trên blog thôi đã đủ chứng tỏ con em chúng ta đang có một thế giới riêng mà người lớn không "xâm nhập" được.
Trên một cái forum của webtretho, những đề tài được các bà mẹ và ông bố quan tâm nhất là đề tài kiểu: Tuổi teen nghĩ gì ... ? Help ... ! hay Tâm sự của con gái 16 tuổi... Và tóm lại là một câu hỏi: Làm thế nào để người lớn và con trẻ hiểu được nhau?
Thật là không hiểu nổi! Đấy là câu cửa miệng của nhiều ông bố bà mẹ mỗi khi gặp nhau lại thở dài thườn thượt. Không thể theo con 24/24, thậm chí nếu có tỉ mẩn ngày nào cũng đưa đón con đến tận cổng trường thì ngay sau khi bạn quay lưng lại, có khi con bạn đã biến mất trong một hàng "nét" nào đó rồi. Bọn trẻ hôm nay, cảm giác nhiều đứa trong số đó sẽ chết nếu không có "nét" , điện thoại và ti vi (Oặc, chúng còn cần mấy thứ đó hơn cả chúng ta!!!). Cuộc sống của chúng là "online" và High School Musical (một bộ phim mà đứa trẻ 9x nào cũng biết trên kênh Disney Channel), là quần bó sát mặc với áo đồng phục, tóc ép thẳng đuột lõa xõa xuống mặt và những cuộc điện thoại triền miên.
Tôi có cực đoan không?
Đó không phải là tất cả. Chắc chắn sẽ có người nói vậy. Nhưng đó là một số đông với tỉ lệ mà nếu có ai đó kì công điều tra ắt sẽ làm cho các ông bố bà mẹ ...phát ốm.
Và ông anh tôi thì đã phải bỏ cả việc làm để ở nhà canh chừng con. Một thằng con trai cũng thuộc thế hệ 9x, luôn luôn làm bố mẹ phải đau đầu vì nó đang sống một cuộc sồng thích chơi hơn học, không ước mơ, không hoài bão, chỉ online và High School và nấu cháo điện thoại. Với nó, thế mới là cuộc sống sành điệu!!!!!!!
Buồn không?
Buồn quá đi chứ, vì bố tôi - một ông già miền núi gần 80 tuổi, ông nội của thằng bé nói trên, người vẫn ngày ngày vác bỏ cỏ 50kg từ ngoài đồng về nuôi cá, dành dụm mấy đồng tiền bán cá còm cõi làm phần thưởng cho cháu đích tôn, đã phải thở dài mà nói: Bó tay rồi. Ông bó tay thật rồi đấy.
Phải chăng chúng ta không
hiểu được con em chúng ta? Chúng ta già cỗi quá, lạc hậu quá, hay cực đoan quá?
Hay chúng ta chưa biết sống cuộc sống của bọn trẻ để có thể hiểu được chúng?
Có người nó với tôi rằng:
Đó là do hội chứng đám đông gây ra. Kiểu như bọn trẻ bị lây cúm của nhau vậy.
Và đến một lúc nào đó, qua cái ngưỡng dậy thì đi, học cao hơn nữa thì
chúng sẽ tự điều chỉnh.
Được thế thì tốt quá. Chỉ sợ, lúc chúng tự điều chỉnh được thì muộn mất rồi. Gì chứ việc bác Hồ đi đâu năm 1911 mà phải đến khi tốt nghiệp đại học mới biết thì còn bao nhiêu thứ khác phải 5 hay 10 năm sau nữa mới biết ư? Thế thì cuộc đời con người phải kéo dài 120 năm hoặc hơn nữa mới đủ
Nhà văn Đỗ Bích Thúy
Thì đi xin tài trợ, đúng quá chứ còn gì nữa? Suốt đời cụ chỉ lo lên danh sách súng đạn, tiền bạc..gửi mấy anh đại gia nga tàu nghe tha thiết hơn cả mấy em chân dài bi giờ.Không tin lên mạng tìm thấy cả đống thư tình cho Xìtalin, maoxènhxáng...
ReplyDeleteChữ trên Commang màu vàng rất khó xem, đề nghi Ban quản tri Web thay đổi màu khác
ReplyDeleteVấn đề tác giả nêu nó là triệu chứng của xã hội bệnh hoạn. Bọn trẻ bây giờ đang bị khủng hoảng niềm tin. Biết tin vào ai khi mà thầy dạy chúng cũng chẳng đáng tin (Thầy Sầm Đức Xương đấy) - Bất cứ cái gì cũng phải chạy, bé thì chạy trường, đi học chạy điểm, học xong có nghề chạy việc, có việc thì tìm cách chạy chức...
HCM đi đâu năm 1911 đến bây giờ cũng chưa rõ đâu. Tốt nhất là trẻ con không nên biết những điều dối trá để rồi hụt hẫng.
ReplyDelete