.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, September 17, 2012

ĐỖ HOÀNG: CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VN HỮU THỈNH CÓ NHIỀU NHẬN ĐỊNH SAI LẦM VỀ THƠ MỚI, THƠ CHỐNG PHÁP, THƠ CHỐNG MỸ (KỲ 1)


Nhà thơ viết: “Thơ Mới và thơ chống Pháp lấy phủ nhận là căn bản. Thơ Mới phủ nhận triệt để thơ cũ, tạo ra một sự đứt gãy hoàn toàn với thơ truyền thống, làm xuất hiện một nền thơ tinh khôi chưa từng có. Đến lượt nó, Thơ chống Pháp lại phủ nhận quyết liệt Thơ Mới, thậm chí nhổ tận rễ những “đạo rớt”, “mộng rớt”, “buồn rớt” của nền thơ tiền nhiệm để mở đường cho một nền thơ yêu nước và cách mạng...”. Đó là một nhận định vô cùng sai lầm vừa khiên cưỡng, vừa sai căn bản, gần như là một sự chụp mũ, nói lấy được mà có một thời đã từng làm. (Đỗ Hoàng)
Nhà thơ Hữu Thỉnh
Nhà thơ Hữu Thỉnh vừa có bài viết về “Một nền thơ đang chuyển động” in trên Tạp chí Thơ số 5 năm 2012. Bài viết công phu có tầm bao quát nền thơ đất nước từ thời Thơ Mới, chống Pháp, chống Mỹ cho đến nay. Tác giả có nhiều nhiệm kỳ là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam nên có cái nhìn rộng từ phong trào thơ cho đến từng tác giả. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã chỉ ra những mặt mạnh mặt yếu trong từng phong trào thơ, từng khuynh hướng thơ, khẳng định tên tuổi của các tác giả có phần chính xác.
Tuy nhiên, nhà thơ Hữu Thỉnh có nhiều nhận định không đúng về Thơ Mới, thơ Chống Pháp, chống Mỹ và một vài khuynh hướng thơ hiện nay.
Nhà thơ viết: “Thơ Mới và thơ chống Pháp lấy phủ nhận là căn bản. Thơ Mới phủ nhận triệt để thơ cũ, tạo ra một sự đứt gãy hoàn toàn với thơ truyền thống, làm xuất hiện một nền thơ tinh khôi chưa từng có. Đến lượt nó, Thơ chống Pháp lại phủ nhận quyết liệt Thơ Mới, thậm chí nhổ tận rễ những “đạo rớt”, “mộng rớt”, “buồn rớt” của nền thơ tiền nhiệm để mở đường cho một nền thơ yêu nước và cách mạng..”
Đó là một nhận định vô cùng sai lầm vừa khiên cưỡng, vừa sai căn bản, gần như là một sự chụp mũ, nói lấy được mà có một thời đã từng làm.
Thơ Mới không bao giờ phủ nhận triệt để thơ cũ mà Thơ Mới kế thừa, phát huy triệt để thơ cũ để đạt được thắng lợi huy hoàng (Xem Thơ mới kế thừa phát huy truyền thống dân tộc và thế giới thắng lợi huy hoàng, tôn vinh thơ ca – vannghecuocsong.com)
Nhiều đại biểu cự phách của Thơ Mới như Thế Lữ, Xuân Diêu, Hàn Mặc Tử,  Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương … học tập triệt để thơ cũ.
Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liều công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Phạm Ngũ Lão) 
(Vung giáo đất trời đã mấy thâu
Ba quân sức mạnh nuốt nghìn trâu
Công danh trai tráng còn mang nợ
Nghe thẹn nhân gian chuyện Vũ Hầu!
              (Đỗ Hoàng dịch) 
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ai đem xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”
                    (Chế Lan Viên)
Rõ ràng Chế và các tài danh Thơ Mới đều học gần như toàn diện, toàn phần thơ cũ cả về cảm hứng, câu tứ và ngôn ngữ, cách thể hiện.
Các nhà thơ Thơ Mới trước hết là biết học tập và phát huy sáng tạo truyền thống thơ ca dân tộc. Các vị chủ soái, phó chủ soái, thành viên Thơ mới, đệ tử, fan hâm mộ Thơ mới đều đều biết làm nhuần nhuyễn và hay các thể thơ dân tộc như: lục bát, song thất lục bát, sáng tạo thơ tự do trên cơ sở phát huy thế mạnh của phú, đối, tế, hát vui chơi, nói lối, ca từ, ngâm, vè…
Về lục bát:
Trời thu xanh ngắt. Ơ kìa!
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai!
(Thế Lữ) 
Ngủ đi em mộng bình thường,
Ru em có tiếng thùy dương mấy bờ
(Huy Cận) 
Ai đi đây, ai về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồn nâu, cánh buồm!
(Nguyễn Bính)
Khảo sát tác phẩm của các nhà thơ Thơ mới (Trong cuốn Thơ mới năm 1932 – 1945) - Lại Nguyên Ân tập hợp và biên soạn năm 1998 số bài viết theo thể lục bát là 153/1384 chiếm 11,1%. Trong đó, Nguyễn Bính là 30/78(38,5%). Riêng Nguyễn Bính, trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính -1986 trong 60 bài đưa vào tuyển tập có 26 bài làm theo thể thơ lục bát (43%) chứng tỏ hình thức luôn là khuôn hình thích hợp cho một nội dung nhất định. Đó là trung tâm định hướng cho thể loại. Với Thơ mới nó không nằm ngoài các dạng thức khác nhau của kiểu con người cá nhân hiện đại. Cái mới của lục bát Thơ mới và sự đóng góp của thể loại Thơ mới là ở chỗ ấy!
Thể thơ song thất lục bát các nhà thơ Thơ mới sử dụng rất nhuần nhuyễn , tài tình:
…Thấy gió là ôm ngang lấy gió
Tưởng chừng như trong đó có hương
Của người mình nhớ, mình thương
Nào hay gió tạt chẳng vương vấn gì!...
(Hàn Mặc Tử) 
… “Hãy xích lại đưa tay ta nắm
Hãy buông ra đằm thắm nhìn nhau
Rồi trong những phút giây lâu
Mắt sầu gợn sóng, lòng đau rộn tình…”
(Lưu Trọng Lư)
Các thể khác như ca từ, hát ngâm:
Say đi em
Say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa,
Quên quên hết..
(Vũ Hoàng Chương)
Và nâng cao vè:
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
Gió chiều quên dừng lại
Dòng nước luôn trôi đi
(Hàn Mặc Tử)
Thứ nữa, các nhà thơ Thơ mới biết học tập, kế thừa và phát huy các hình thức biểu hiện của thơ truyền thống thế giới (chủ yếu là Trung Hoa và Pháp).
. “Gặm một nối im lìm trong củi sắt
Ta nằm đây cho ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẫn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ chịu nhọc nhằn tù hảm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Hay cặp báo buông bên vô tư lự…”
      ( Nhớ rừng – Thế Lữ)

..”Tầm dương giang đầu dạ tống khách
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt
Chủ nhân hạ mã, khách tại thuyền
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền
Túy bất thành hoàn thảm tương biệt
Biệt thời mang mang, giang tẩm nguyệt
Hốt văn thủy thượng tỳ bà hành!...”
(Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị đời Đường)

“Bến Tầm Dương đêm về tiễn khách
Hơi gió thu làm lay lau lách
Chủ nhân xuống ngựa khách ở thuyền
Nâng rượu rồi mà không sáo chuyền
Cuộc vui chưa nên, buồn cách biệt
Vầng trăng chia xa ngâm nước biếc
Bỗng nghe trên sóng tiếng tỳ bà!...”
                    ( Đỗ Hoàng dịch)
Thể thơ và cách hiệp vần trắc trắc, bằng bằng ôm nhau nối tiếp liên tục thì Thế Lữ giống Bạch Cư Dị. Thế Lữ chỉ sáng tạo thêm là đưa số chữ trong câu lên 8 chữ (Bạch Cư Dị 7 chữ) để diễn tả rõ thêm tâm trạng đối tượng bày giải.
Học tập Đường thi,

Đảo y thiên (Trích)

Khuê lý giai nhân niên thập dư
Tần nga đối ảnh hận ly cư.
Hốt phùng giang thượng xuân ly yến
Hàm đắc vân trung xích tố thư
Ngọc thủ khai giam trường thán tức
Cuồng phu do thú Giao Hà bắc
……
Trích tận đình lan bất kiến quân
Hồng cân thức lệ sinh nhân uân
Minh niên cảnh nhước chinh biên tái
Nguyện tác Dương Đài nhất đoạn vân!

Lý Bạch

Bài ca đập áo (Trích)

Người đẹp mười năm trong lặng im
Giận nỗi phòng không chỉ một mình
Én xuân chợt thấy về trên sóng
Trong áng mây xa ngậm lá tình!
Tay ngọc mở thư lòng than tiếc
Lính thú sông Giao chàng biền biệt!
…..

Hái hết lan hoa chẳng thấy chàng
Khăn hồng lau mặt nước mắt chan.
Sang năm người vẫn còn chinh chiến
Thiếp tới Dương Đài cưỡi mây sang!

(Đỗ Hoàng dịch)


 Chế Lan Viên cũng có những sáng tạo như Thế Lữ: Chế Lan Viên vẫn giữ nguyên số chữ trong câu (7 chữ) bài thơ Đảo y thiên, ông bỏ hai câu trong khổ thơ 6 chữ  thành khổ thơ chỉ có 4 câu. Chế thi sỹ đã có nhiều bài thơ học tập Đường thi thành công:

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ai đem xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau

Ai đâu trở lại mùa xuân trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Kể cả loài hoa muôn cánh rả
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!
     
Không chỉ Thế Lữ, Chế Lan Viên mà các nhà Thơ mới như : Xuân Diệu, Tế Hanh, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Đinh Hùng, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, Lưu Trọng Lư, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương đều học tập và sáng tạo Đường thi đạt những thành tựu mới..

Vũ Hoàng Chương tiến lên một bước: tăng thêm một chữ (8chữ) và đổi mới cách hiệp vần: trắc, bằng, trắc, bằng ngoài hiệp vần bằng, bằng, trắc , bằng:

Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi, thuyền theo gió hãy lênh đênh

Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ
Suốt một đời ngươi  u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ!

                          (Phương xa)

Các nhà Thơ mới ngoài học tập kế thừa và phát huy thơ ca Trung Hoa, họ còn học tập thơ Pháp. Nhiều người nói rằng các nhà Thơ mới trên đầu họ đội năm, ba nhà thơ Pháp. Đoàn Phú Tứ coi A. Musset là bậc thầy tư tưởng, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh tôn thờ P.Verlaine, A. Rimbaeu, các nhà thơ khác : Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tú Mỡ… chịu ảnh của C, Baeudelaire, A. Lamartine, La pon ten…
Xuân Diệu chuyển nghĩa cho thơ mình:
Plus d’une espèce de fleurs a quitté les branches
Hơn một loài hoa đã rụng cành

Từ một lời nói của Alfed de Musset với người tình George Sand: Dépêche-toi, George, notre amour est vieux (Nhanh lên em, George, tinh ta đã già rồi), Xuân Diệu đã sáng tạo ra tuyệt tác
Vội vàng:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi!
Con chim hồng bé nhỏ của tôi ơi!
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!
Hay
      Bài Rondel de I’adieu của Edmond Haraucourt – Bài Rondel chia ly mãi mãi:

Partir c’est nourir un  peu,
Cest nourir à ce qu’on aime
On laisse un peu de soi-même
En toute heure et dans tout lieu

C’est toujours le deuil d’un voeu,
Le dermier vers d’un poème:
Patir, c’est mourir un peu!
Cest nourir à ce qu’on aime.

Etl’on part, et c’est un jeu
Et jusqu’a l’dieu suprêne
Cest son âme que l’on sème,
Que l’on sème à chaque adieu!
Patir c’est nourir un peu…

Xuân Diệu đã sáng tạo ra thi phẩm yêu tuyệt vời:

YÊU

Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng báo nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết

Phút gần gủi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn hoa tạ với hồn tiêu
Vì mất khi yêu mà chắc được yêu
Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít

Yêu là chết ở trong lòng một ít!

Học tập các nhà thơ nước ngoài khi đã Việt hóa, các nhà thơ Thơ mới sử dụng khá nhiều thể thơ 7, 8 chữ. Về mặt tri giác nó hợp với tâm lý nhận thức của con người; cũng như trong xuất bản, người ta chọn khổ sách 13x 19 cm là hợp với nhãn quang đọc của con người.
Thể thơ 7, 8 chữ là thể thơ phổ biến của Thơ mới. Thể thơ thất ngôn sắc gọn, cái giá của nó nằm ở cấu tứ, ở liên kết nội tại là một thể thơ đạt đến trình độ chuẩn mực, hoàn toàn không một kẻ hở, không một chữ thừa. Những bài thơ hay của phong trào Thơ mới:  Xuân không mùa, Đây thôn Vỹ Dạ, Tràng Giang, Trút linh hồn, Đà Lạt trăng mờ, Mùa xuân chín, Nhớ rừng, Lưu luyến đều là những thể thơ viết theo thể 7 và 8 chưc. Thể thơ 7, 8 chữ chiếm tỷ lệ kha lơn
Trong sáng tác của các nhà thơ Thơ mới, thể thơ 7 chữ là 445/1384 bài chiếm tỷ lệ 32,2%, trong đó Hàng Mặc Tử 33/71 bài(46.5%), Bích Khê 40/80 bài (50%0, Xuân Diệu 42/105 bài (41%),Vũ Hoàng Chương 31/68 bài (45,6%).
Thể thơ 8 chữ Anh Thơ 44/44 bài (100%),Chế Lan Viên 36/46 bài(78,3%), Xuân Diệu 35/105 bài (33,3%). Theo cuốn Thơ mới 1932 – 1945, Tác giả và tác phẩm của Lại Nguyên Ân. Hình thức Thơ mới là là một phương tiện nghệ thuật (thể thơ, hình tượng, vần nhịp…) nhằm biểu đạt một cách tốt nhất cảm nhận thế giới, cảm xúc về thế giới  và con người, chủ thể tác giả. Nó phản ánh xu hướng tìm tòi hình thức đạt chuẩn tối ưu trong thơ để phản ảnh trung thực con người trong thời đại mới và phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của đương thời.
Thành công nữa của Thơ mới là về sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ một cách sáng trong và Việt hóa tiếng nước ngoài một cách tốt nhất để tác phẩm truyền đến người đọc. Nói theo cách nói hiện đại là giữ gìn sự sáng trong tiếng Việt.  
“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang!...”
(Hàn Mặc Tử)

Hay:

“Trời xanh ới hỡi! Xanh khôn nói

Hồn tôi muốn hiểu chẳng cùng cho
Có cánh chim gì bay chới với
Chết rồi! Nó lạc giữa hư vô…”
(Chế Lan Viên)

Cái mới nằm ở cách dùng từ, ở chất lượng, ở nội hàm ngữ nghĩa của từ mang tầm văn hóa thời đại. Đó là sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa Đông Tây mà các nhà thơ Thơ mới tiếp thu và sáng tạo được.
“Còn trời đất mà chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời…”
(Xuân Diệu)
Và cuối cùng là nội dung mới mẻ của Thơ mới.
Thơ mới đã nói đến cái tôi – cái tôi chuẩn mực, trong sáng cái tôi tình yêu cá nhân mà hàng nghìn năm trước thơ cũ chỉ nói nhiều đến cái ta hoặc cái ta hòa trong cái tôi. Các nhà thơ tuyên truyền phục vụ cho các chính thể độc tài chuyên chế cũng né tránh cái tôi bản ngã, ít đề cập đến cái tôi – bản ngã tuyệt đối của cá nhân. Thơ mới làm được điều đó:
Ta là một là riêng là thứ nhất
Không ai bè bạn nổi cùng ta!
(Xuân Diệu)
Cái tôi lớn nhất của Thơ mới là cái tôi tình yêu đôi lứa. Đó là gần như điều kiêng dè của thơ trước đó:
“Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau mái tóc ngắn, tóc dài
(Xuân Diệu)

Hay:

Ta dắt em lên ngai thờ nữ sắc

Trong âm thầm chiêm ngưỡng một làn da
Buổi em về xác thịt tẩm hương hoa
Ta sống mãi thờ lấy hồn trinh tiết
(Đinh Hùng)
Trong phong trào Thơ mới cũng có nhiều nhà thơ tìm tòi các phương thức sáng tạo khác như làm thơ bằng tiếng Pháp, tiếng Hoa, tạo hình thức mới cho thơ như kéo gài câu thơ ra, có câu dài 27 chữ như của Nguyễn Thị Kiêm, thơ hình quả trám, hình con ngựa, hình cánh buồm. làm thơ toàn vần bằng:
“Chiều đi trên đồi êm như tơ
Chiều đi trong đời êm như thơ
Không gian ô, màu ngưng lưng trời
Lam nhung ô màu xanh nơi nơi
Vàng phai vàng phai ôm non gầy
Chim uyên nương mình trong râm cây
Đây mùa Hoàng Hoa mùa Hoàng Hoa…”
Nhưng những thể nghiệm không tồn tại, nó đã bị thời gian đào thải!
Phong trào Thơ mới chỉ hoạt động vẻn vẹn trên dưới 10 năm trong vòng nô lệ, đất nước thuộc Pháp nhưng các nhà thơ dân tộc không một chính thể nào đỡ đầu, mà còn bị đàn áp nữa nhưng bằng nổ lực cá nhân  và sức mạnh dân tộc đã dựng nên một phong trào Thơ mới thành công còn mãi hơn thiên thu!

 *
Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá:” Thơ kháng chiến chống Pháp lại phủ nhận quyết liệt Thơ Mới, thậm chí nhổ tận rễ những “đạo rớt”, “mộng rớt”, “buồn rớt” của nên thơ tiền nhiệm để mở đường cho một nền thơ yêu nước và cách mạng là một đánh giá sai lầm hoàn toàn.”
Cái đạo rớt, mộng rớt, cái buồn rớt của Thơ Mới hoàn toàn có lý của những nhà thơ sống trong nô lệ lầm than. Nhiều nhà thơ được phong kiến và thực dân đào tạo, có công ăn việc làm có bỗng lộc, vinh gia phì thân họ vẫn đạo rớt, mộng rớt, buồn rớt… vì họ là thân phận nô lệ, nước họ bị ngoại bang đô hộ. Ngay trong những nhà nước đẹp nhất thì thi sỹ vẫn có quyền đạo rớt, mộng rớt, buồn rớt. Bỡi vì không có một đáng tối cao nào làm cho con người thoát buồn, thoát đau, thoát chết! Huống gì thi sỹ dễ buồn, dễ đau!
Các nhà thơ chống Pháp không bao giờ phủ nhận mà phát huy cái hay, cái đẹp của Thơ Mới, tránh những cái chưa hay của Thơ Mới và cảm thông chia sẻ cái buồn, cái đau của Thơ Mới, các nhà thơ chống Pháp biết nâng lên vì họ được làm nhiệm vụ ái quốc. Cái buồn của họ đươc cộng đồng đồng cảm, sẻ chia:
“Không chết người trai khói lửa
Mà chết người em gái nhỏ hậu phương”
(Hữu Loan)

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên sũng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người…”
(Quang Dũng)
Về nội dung thơ chống Pháp biết tiếp thu và phát huy thế mạnh của Thơ Mới để làm nên nhiều kiệt tác về nội dung cũng như về hình thức để biểu đạt tư tưởng tình cảm của mình một cách tốt nhất.
“Xuân không chỉ là mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước..”
(Xuân Diệu)
Với nhịp người lính hành quân, Quang Dũng bớt hình thức thơ câu 8 chữ xuống 7 chữ để nói rõ tâm trạng của người bộ đội đang đi chiến đấu nơi biên thùy.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhờ về rừng thẳm, nhớ xa xôi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm bơi…”
(Quang Dũng)
Thơ Mới có những câu thơ hiện đại trôi nhưng dòng thác:
Say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngã nghiêng
Cho điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa
Quên quên hết..”
(Vũ Hoàng Chương)
Thơ chống Pháp cũng có những câu như thế  nhưng họ rất thông cảm nỗi đau để thân tàn ma dại trong trụy lạc của Thơ Mới và họ đã phát huy làm nên nhưng câu thơ hiện đại không kém lại hào sảng, tươi trẻ hơn:
“Đằng  nớ
Vợ chưa đằng nớ
Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang trên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu
(Thơ chống Pháp)
Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục nhận định và đánh giá: “ Thơ kháng chiến chống Pháp, thơ chống Mỹ cũng vẽ xong chân dung của mình với thời gian tương tự (tức là 10 năm, ý tác giả HT)” .Thơ chống Pháp thì đúng nhưng thơ chống Mỹ thì chưa đúng, nó mới chỉ một nửa.
Thơ chống Mỹ chỉ nói đến cái quyết tâm, cái gắng công diệt giặc, thơ toàn chỉ thấy tiếng cười, tiếng hát là nhiều:
“Không cần nghỉ lái trăm cây số nữa
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!
(Phạm Tiến Duật)

Con trai đội nón bao giờ

Vì mưa nên phải đi nhờ nón em
Bấy lâu mũ sắt đội quen
Buồn cười cái nón tòn ten trên đầu..
(Phạm Tiến Duật)

“Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn

Trên đỉnh Trường Sơn ta hát
(Hoàng Nhuận Cầm)

“Thơ ta h
i, hãy cất cao tiếng hót
Ca ngợi nghìn lần Tổ Quốc của ta”
(Tố Hữu)
Trong bài “Ai điếu cho một nền văn học minh họa” và tiểu luận “Cánh rừng già và người viết trẻ” nhà văn Nguyễn Minh  Châu có viết đại ý rằng: “ Viết về chiến tranh mà không viết nỗi đau, nỗi buồn là bất công”
“Người cầm viết về chiến tranh mà quên đi nỗi đau của người lính là bất công
Là phản bội lại một phần hy sinh của họ ngoài trận mạc
Người cầm bút viết về chiến tranh mà quên đi những ngày gian lao khốn cùng cực nhọc
Là quên đi tình thương rộng lớn của con người…”
                     (Tâm sự người lính – Đỗ Hoàng)
Thơ chống Mỹ công khai chưa vẽ trọn vẹn chân dung của mình!

(Còn nữa)

Nhà thơ ĐỖ HOÀNG

No comments:

Post a Comment