.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, September 17, 2012

ĐỖ HOÀNG: CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VN HỮU THỈNH CÓ NHIỀU NHẬN ĐỊNH SAI LẦM VỀ THƠ MỚI, THƠ CHỐNG PHÁP, THƠ CHỐNG MỸ (KỲ 2)


Phong trào thơ sau giải phóng năm 1975, nhà thơ Hữu Thỉnh chưa có nhận định và đánh giá mà chỉ gộp vào trong thơ chống Mỹ: “Thơ chống Mỹ và thơ hiện nay lấy sự bổ sung và làm đầy là nguyên tắc cho sự phát triển” là chưa rõ.

Hữu Thỉnh đánh giá về “trường phái phu chữ” là đúng.


Trong lúc các thi nhân nhấn mạnh phần hồn thì Lê Đạt tuyên bố”chữ bầu lên nhà thơ” và kéo theo cả một trường phái phu chữ. Đó cũng là một hướng tìm tòi đáng trân trọng. Vấn đề là tác phẩm. Tác phẩm nào hay theo trường phái phu chữ thì hãy trưng ra. Thoải mái. Và xem công chúng tiếp nhận đến đâu.
Nói về trường phái phu chữ Lê Đạt thì nhà thơ Hữu Thỉnh chí lý nhưng nói về Vô  lối tắc tỵ, tù mũ rối rắm, tình dục bệnh hoạn của thế hệ sau 1975 thì nhà thơ Hữu Thỉnh nói chung chung: “ Không bằng lòng với thơ tự do hiện tại, họ muốn đi tìm tự do nữa, tự do sau tự do tháo bỏ mọi kích cỡ để thuận tiện cho việc biểu cảm tự nhiên”
Cái gọi là phong trào “tự do sau tự do” đã 30 năm đủ để nhìn nhận đánh giá. Vì một phong trào thơ, cả Thơ Mới, thơ chống Pháp, thơ chống Mỹ chỉ có 10 năm đã được khẳng định. Còn phong trào  “tự do sau tự do” 30 năm thì biết nó thất bại hoàn toàn, nó không để lại dấu ấn trên thi đàn. (Xem Vô Lối phản lại thơ ca – vannghecuocsong.com)
Vô lối  – Phản lại thơ ca!
Vô lối manh nha và xuất hiện ở Việt Nam trên dưới nửa thế kỷ từ giữa thập kỷ 50 thế kỷ trước cho đến hôm nay. Nó bùng phát như nấm độc mọc sau mưa là từ thập kỷ 90 thế kỷ trước và nhất là khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho tập Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều. Và nó bị kết liễu khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho nó vào năm 2010 – 2011 với 4 tập Vô lối của Mai Văn Phấn, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy.
Thời gian Vô lối bùng phát đến nay đã trên dưới 20 năm (1992 – 2012) nhưng nó không gây được tiếng vang, không dấy lên một phong trào thơ ca nào cả. Nó có cách cảm, cách nghĩ tù mù, rối rắm, khập khà khập khễnh, kênh kiệu, lôm nhôm, loam nhoam, lộn xà lộn xộn… với một loại hình câu chữ dài dòng lê thê lếch thếch hoặc kể lể con cà con kê, hoặc nói năng lảm nhảm rối rắm, hoặc làm duyên làm dáng vô bổ, hoặc uốn éo da lươn, hoặc tịch mịch tối bưng, hoặc đen ngòm da gấu, hoặc đa ngôn đa quái, hoặc lai căng chữ nghĩa nước ngoài một cách thô thiển đàng điếm hoặc mê muội bệnh hoạn về tình dục thể hiện trong câu viết, trong tâm tưởng ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nó bị đại đa số công chúng, bạn đọc của toàn dân tộc phản bác dù nó được báo chí chính thống, cục vụ viện chính thống, cánh hẩu lăng xê, tán tụng đưa lên mây xanh và dành không ít tiền thuế của dân đeo vòng “nguyệt quế” rởm cho nó!
Xin nhắc lại một vài nhận dạng Vô lối.
Đó là một loại hình không có trong tất các loại thể văn học nước nhà và thế giới. Nó dịch không ra dịch, mô phỏng không ra mô phỏng, không phải phú, không phải tế, không phải hát nói, không phải kịch, không phải ca từ, không phải ngâm, không phải vịnh, không phải hát vui chơi, không phải hát ru em, không phải nói lối, không phải văn xuôi, không phải kể chuyện, nó là một loại quái thai của văn chương! Nó chính là Vô lối!
Đặc điểm của Vô lối là: Thứ nhất là nó chối bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và nhân loại, chối bỏ thẩm mỹ của loài người; thứ hai là triệt tiêu một trăm phần trăm vần điệu; thứ ba là viết dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống; thứ tư là tù mù, tịch mịch, rối rắm, đánh đố mình, đánh đố người đọc; thứ năm là đại ngôn, sáo rỗng, trống hơ, trống hoắc, hô khẩu hiệu; thứ sáu là dung tục bẩn thỉu và tình dục bệnh hoạn; thứ bảy là sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, chưa Việt hóa…
Gooki nhà văn Xô viết (Liên Xô cũ) đã từng nói: “Nhà văn không biết đến văn học dân gian là một nhà văn tồi”. Đến Kalinin lãnh tụ của Liên Xô cũ cũng nói đại ý: “ Nội dung và hình thức văn học dân gian là thiên tài, các tài năng lớn về văn học đều biết tiếp thu và học tập thành công văn học dân gian. Bao nhiều tài năng lơn trong nước và thế giới đã minh chứng điều đó: Puskin, Lecmongtop, Bairon, Oma Khayam, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ…
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẻ ngược xuôi hở chàng
Đưa nhau một bước lên đàng
Cỏ xanh hai dãy mấy hàng châu sa
(Ca đao)
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Đoạn trường tân thanh – Nghuyễn Du)
Sinh vi vạn nhân thê
Tử vi vô phu quỷ
Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay thác xuống làm ma không chống
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)
   
Những người viết Vô lối chổi bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và nhân loại, chối bỏ cách nói cách cảm của ông cha.  Trước tiên, Vô lối triệt tiêu 100% vần điệu nhưng câu viết thì cứng cỏi, khô khan, không có một chút truyền cảm, không rung động lòng người. giống như ông nói gà, bà nói vịt, tù mù, hủ nút. Đọc  nó có cảm giác lê thê, vô bổ:

“…Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
(nếu đời người không có những sớm mai)
anh trở dậy
đọc thơ Nguyễn Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
chợt anh muốn viết tặng em
không thể được
em làm con tin ở một thế giới
(Thanh Tâm Tuyền)

Phan Rang, những năm ấy, có lẽ chị Ba không nhớ nữa
nhưng tôi kẻ từng chịu ơn chị, tôi không thể nào quên quá khứ.
Năm ấy, tôi đến từ phương xa
không giấy tờ, không người quen, không nhà không cửa
và tương lai tôi
tương lai ở trong tay những kẻ bố ráp bắt người đi đánh thuê cho quân xâm lược
tương lai buồn tênh như con đường bụi khô ngoài quán cà phê chiều hôm gió cuốn.
(Lê Văn Ngăn)

Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe tiếng chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
(Nguyễn Quang Thiều)

Tôi đã làm khổ cô láng diềng niên
khóa cuối trung học trước khi làm lang
thang. Năm năm nàng chờ, thằng Wang
 nói
mầy quá tệ làm nó khổ mầy ngủ
ngon ăn khỏe còn nhăn răng cười như
khỉ. Ôi em còn hay đã thành ma,
hôm nay trời trăng nào biết? Tôi đã
chửi tệ bà nhà quê đáng tuổi mẹ

….
Ông không làm gì cả, đi loanh
quanh. Ông không đi đến đâu cả,
đi rồi về. Ông không làm gì
cả, ông suy nghĩ – không nghĩ ra

cái gì cả. Con cháu nói thứ
ăn hại, ông cười buồn. Lối xóm
bảo đồ lười biếng, ông nín lặng. 

(In ra sa ra)…
Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, cá vi dít, nắm đấm mi crô
Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường
Một mình một ba lô với xe đạp
Bây giờ gió gọi anh đi
Mặt trời đánh nhịp về tám hướng
Từ giã cà vạt, giày đen lời trịnh trọng
Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ
Hò hét một mình, đọc những gì mình yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép

(Nguyễn Khoa Điềm)

Thành đôi môi đẫm rượu
Lênh đênh qua hàng quán tàn phai
Với cái nhìn bạc màu kiêm ái
Anh nhận ra tro tàn kim cương
Sau chớp mắt chậm như vĩnh cửu
Còn nhớ chăng bầu trời quạnh hiu
Trong thân thể gầy gò nơi giam giữ phận anh thoáng chốc
Em hay vầng trăng khiến nó mịt mù
                      (Nguyễn Bình Phương )

thanh tẩy (2)  mãi vẫn không thấy sạch
quay về tắm bằng ngọn đèn

thử đưa bờ vai về phía ánh sáng
rồi cả hai tay
bàn chân, cằm, đầu gối
cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan

xối ánh sáng  vào từng góc khuất
gốc khuất  như lò thúc mầm  (3)
như thép nóng đem tôi vào nước
như quả trứng trong ổ đang ấp
rễ thân cành đã chết đâm ngang
(Mai Văn Phấn)


Trăng sáng
Ngư dân ở nhà chơi với vợ
đợi đêm còn ra với phong ba

Trăng sáng
Nước bạc, lưới không sao giấu mắt
Cá băng tung tẩy từng đàn

Ngộp thở
Phố cổ oi, đèn lồng vàng và đỏ
Người đi từng đang đổ về phía bờ sông

(Phan Thị Vàng Anh)
Vô lối viết câu dây cà ra dây muống, dài dòng văn tự mà lại không có một thông tin, một ý nghĩa, đọc lên như hủ nút, rối rắm, ngúc nga, ngúc ngắc, tâm thần, đa số các câu dài câu dài 30 , 40 chữ, thậm chí có câu dài đến 40, 50 chữ. Đặc biệt có câu dài 42, 58 chữ, như điển hình các câu sau: câu trong bài  “Sinh ngày 4 – 4”. Câu này đã vượt  câu thơ Nguyễn Thị Kiêm thời Thơ mới 15 chữ;
Trò Domino với hiệu ứng lan truyền, đổ sang nhau những ăn năn – bất cần, trong sạch – vấy bẩn, ý nghĩa – vô bổ, cạn kiệt – lấp đầy, tuyệt vọng và ngộ nhận, đoàn tụ và lưu lạc, trấn tỉnh và hoảng loạn.
(Vi Thùy Linh)
Câu của Nguyễn Quang Thiều trong Cây ánh sáng  đạt kỷ lục, vượt Nguyễn Thị Kiêm đến 31 chữ (!) tức là 58 chữ.
Cả những người đàn bà tội lỗi và thánh thiện vẫn vuốt ve con đỉa khổng lồ bám chặt bộ xương chàng và thì thầm run rẩy với con đỉa ấy, bị hành hạ vì con đỉa ấy, tự vẫn vì con đỉa ấy và tìm thấy một chút ý nghĩa đầy ảo giác với con đỉa ấy
                               (Nguyễn Quang Thiều)
Người đọc nào kiên nhẩn đọc câu trên chắc cũng phải điên lên cùng kẻ viết!
Trong khi đó thơ ca tinh hoa của thế giới phương Tây hay phương Đông chỉ một bài thơ 20 chữ đã sống mài hơn 2 000 năm và còn sồng lâu hơn nữa:
“Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm túy sổ bôi
Đãn sầu hoa hữu ngữ
Bất vị lão nhân khai”
(Lưu Vũ Tích – Đời Đường)
Trước hoa giờ được uống
Mấy chén ngất ngư say
Chỉ buồn hoa lại nói
Không nở cho già này!
(Đỗ Hoàng dịch)
27 chữ của Nguyễn Thị Kiêm thời Thơ mới đã không còn thì câu 41 chữ của Vi Thùy Linh và câu 58 chữ của Nguyễn Quang Thiều thời Vô lối sẽ tan như bong bóng xà phòng!
Những người làm Vô lối bây giờ ngoài việc chối bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và nhân loại, họ còn dấn thêm một bước là dung tục hóa câu viết mà các sách dâm thư cổ ( Nhục bồ đoàn) kim (các trang mạng đen bẩn thỉu) hiện nay cũng còn thua, cái nhìn rất bệnh hoạn vào người khác giới:
Mặt hồ thủ dâm nổi sóng
(Nguyễn Quang Thiều)

Một bài thơ viết ở Hà nội

Có một bài thơ tôi viết
Trong bóng tối
Của thành phố này

Đấy không phải là đêm
Tôi vẫn nhìn thấy những đám mây nặng
Bò trên những mái nhà thành phố
Và vẫn nhìn thấy
Một người đàn bà
Tắm trong một toilet không có rèm che
Kỳ cọ như tuốt hết da thịt mình
Và vẫn nhìn thấy
Cuộc làm tình ban ngày
Của những kẻ thất nghiệp
Trong chính công sở của họ

Viết lúc 10 giờ 13 phút

H ngủ muộn. 10h13 phút chưa dậy.
Những sự sống trôi qua chiếc giường.
Những cái chết trôi qua chiếc giường.
Và H nhìn thấy trong giấc ngủ
Một tấm thân đàn ông nóng rừng rực
Trôi qua chiếc giường và dừng lại
ở một khoảng trên đầu

lúc 10h13 một người đàn bà khác
khoả thân trong một chiếc giường
đặt ở giữa thành phố
(Nguyễn Quang Thiều)

Đúng là người viết bệnh hoạn và của một số cây viết bệnh hoạn, bị bệnh thị dâm rất nặng, đàn ông hay nhìn trộm phụ nữ tắm, đàn bà hay nhìn vào hạ bộ đàn ông để lấy cảm hứng “sáng tác”(!)
Số này cần phải đến bệnh viện tâm thần điều trị lâu dài, trước khi cầm bút viết lách!
Và rất nhiều, rất nhiều cách viết trắng trợn, ô trọc, súc vật:
Khỏa thân trong chăn thèm chồng, thèm Anh!
(Vi Thùy Linh)
Đến như loài lục súc, con chó cái nó có nhu cầu bạn tình nó cũng chạy khắp vườn trên, xóm dưới đánh tín hiệu bằng cách kêu ăng ẳng, ngúc ngoắc cái đuôi thể hiện nhu cầu ái ân theo văn hóa kiểu chó, sạch sẽ hơn nhiều kiểu viết thô lậu trần truồng, không Việt hóa ở trên!
Sau một phút êm đềm trên ghế đá
Anh quên cài khuya áo cho em
(Dư Thị Hoàn)
Cái ghế đá thường đặt nơi công cộng, công viên, hoặc vườn thú. Người đứng đắn có ai kéo nhau đến nơi công cộng làm cái truyền giống bao giờ.  Một “anh du côn tám thẹo gặp chị điếm giang hồ bảy da” mà còn đòi hạnh kiểm đạo đức thì lấy đâu ra khi rủ nhau vào nơi công cộng giữa thanh thiên bạch nhật làm cái chuyện đực cái mà chỉ có loài lục súc mới làm trước mặt mọi người!
Hay kém thẩm mỹ, thô tục:
Nằm nghiêng ở trần thương kiếp nàng Bân 
ngón tay rỉ máu. 
Nằm nghiêng khe cửa ứa ra một dòng ấm cô đơn.
 Nằm nghiêng cùng sương triền đê đôi bờ ỡm ờ nước lũ
Nămg nghiên lạnh hơi lạnh cũ.
 Ngoài đường khô tiếng ngày
Nằm nghiêng.
Mùa đông nằm nghiêng trên thảm gió mùa.
Nằm nghiêng nứt nẻ khóe môi đã lâu không vồ vập răng lưỡi
Nằm nghiêng xứ sở bốn mùa nhiệt đới, tự dưng nhói đau sau lần áo lót có đệm mút dầy 

(Phan Huyền Thư)
Những người làm vô lối đã thổi phù cái tình dục bệnh hoạn phản cảm của mình một cách thô thiển trắng trợn làm băng hoại con người.
Viết bẩn thỉu, dung tục dâm ô, ở thế giới phương Tây có nhiều nhà thơ lạm dụng. Nhưng những tài năng lớn họ thường biết hạn chế để làm đẹp,trong sáng thơ ca.
Apollinaire nhà thơ Pháp đầu thế kỷ XX nổi tiếng với câu thơ mà người Pháp nào cũng thuộc lòng: Sous le pont Mirabeau coule la Seine ( Dưới cầu Mira beau trôi dòng sông Seine…) khi viết bài thơ văn xuôi dài Vùng, bản thảo lúc đầu câu thơ có mấy chữ thô tục:  “Hôm nay tôi bước giữa Paris những người đàn bà vấy máu kinh nguyệt chảy đỏ các rảnh nước…”. Nhưng sau đó ông thấy không được viết bẩn như thế, nhà thơ liền sửa lại:
Hôm nay mi bước giữa Paris những người đàn bà vấy máu.
(Aujourd’hui tu marches dans Paris les femmes sont ensanglanteses)
 Những người viết vô lối Việt viết hết sức bẩn thỉu nói trắng ra là rất mất vệ sinh. Viết đến mức mà các bác sỹ khoa sản phụ cũng chào thua!
“Ngáp ngủ đêm đã qua
Chửi tục đêm đã qua
Gạ gẫm làm tình đêm đã qua
Âm hộ đêm đã qua
Dương vật đêm đã qua!”
(Nguyễn Quang Thiều)

   Ngoài ra họ còn`tắc tỵ hóa câu viết và nhiều kiểu khác phi văn chương nữa!

luật lệ
tử cung
sự giao l­uu hoang hoái ngực Mạ
một ngày mai tinh khôi vân tay
một ngày thơ cô đơn rực rỡ mai San Francisco
hao gầy
bóng Mỹ
nợ nần
lửa khói
hoe đáy mắt phù du Thiên Cầm
phù du kiếp biển
mùi n­uớc mắm vàng lên chân lời Hồng Lĩnh
(Văn Cầm Hải)
  … bên kia,
về phía bên kia nơi bờ sông quê hương
tháng Tư đang hành Lễ tẩy trần.
Làm sao em song hành cùng tôi về đứng bờ sông đêm nay?
trong cơn đau hoan lạc
hát vang bài tụng ca của nước
chảy đi
chảy đi
chảy trôi đi
chảy trôi tất cả đi …

Giở một vòm trời khác. 
on ma nào đưa tôi ngồi quán
tôi rơi vào mắt cô gái Cham đầu tiên bán bia ôm
em ngồi sát vào khiến tôi rụt cái đầu con nít.
ồ tôi có thể dòm gì, làm gì em cũng được
nhưng tôi muốn dòm / làm gì!?
đôi mắt em chuyển màu suy nghĩ tôi
có gì liên quan giữa bắp chân tròn thô đậm rơm rạ em với cặp giò thon thả vũ nữ Apsara xưa?

(In ra sa ra)

Một nghìn ba trăm năm mươi mét cao ly hồng nở
đôi mắt bồ câu

vô biên im lặng
cơn mưa đồng phạm
con chó thảo hiền không biết sủa dẫn tôi đi cùng

bài thơ tình ăn theo mưa
ly thơm vào trưa
xấu hổ tôi cúi mặt
                     (Hoàng Vũ Thuật)
Những người làm Vô lối chối bỏ các phép tu từ: ẩn dụ ,ngoa dụ, hoán dụ,  nói giảm, nói tăng(nghệ thuật thơ ca – thi pháp) của ông cha, viết một cách trần trụi, sống sượng kém truyền cảm,
Những con cá thiêng quay mặt khóc

Và cá thiêng lại quay mặt khóc

Vục cát lên
Tôi khóc
(Nguyễn quang Thiều)
Khóc cho đoàn tàu dừng lại
Khóc cho tà vẹc vỡ đôi
Khóc cho núi đồi sụp lỡ
(Dư Thị Hoàn)
Người viết Vô lối dùng hàng trăm chữ khóc, không một ai rớm lệ, dùng  hàng trăm chữ cười, chẳng có nhếch môi.
Ngoài ra những người viết Vô lối còn đa quái, đại ngôn, sáo rống, trống huếch, rối rắm, tắc tỵ, tối như mõm chó lá đa, chẳng có một thông tin nào:
Cát đã vơi
Lẹ làng
Yểu điệu
Như chú ong vừa bay vừa tan
Chưa kịp vắng
Đã lại dào dạt chữ

………

Tôi nhớ tiếng bản lề kèn kẹt
mở từ xa tới gần
và nhớ
trong mũi tiêm quấn quýt một đám mây
hứa hẹn những nổi trôi ngoạn mục

(Nguyễn Bình  Phương)
Vô lối còn lạm dụng dùng chữ nước ngoài, đối với âm Hán – Việt thì dùng vô độ những chữ chưa Việt hóa như: vô ngôn, thanh tẩy, cuồng thảo, khỏa thân, hàm ngôn, hoan ca, hoan lạc, bi ca, tuyệt ca; ngoạn mục, đối với tiếng Âu  - Mỹ thì để nguyên cả chữ như wifi, link, thank you, hello, hercule:
Thanh tẩy mãi vẫn không thấy sạch
(Mai Văn Phấn)
Nhân loại đi qua
Vô ngôn
(Nguyễn Khoa Điềm) 
Link tháng tư
….
Hercule đâu thần tu­ợng muôn dân.
(Vi Thùy Linh)
Mười năm đã đủ để khẳng định một phong trào thơ. Hai mươi năm càng đủ thời gian để khẳng định nhiều phong trào thơ. Vô lối đươc xuất hiện rầm rộ từ năm 1993 khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho tập Vô lối Sự mất ngủ của lửa đến hôm nay năm 2012, Hội Nhà văn Việt Nam lại tiếp tục trao giải cho 4 tập Vô lối khác là sự kết liễu của một cách viết Vô lối. Dù Vô lối  được các cơ quan báo chí chính thống tung hô, được các học giả lăng xê, được ưu ái hưởng tiền thuế dân đóng ở những lần trao giải thưởng và nhiều lần khác.
Vô lối là một loại mà dân tộc Việt và cả nhân loại tiến bộ không thể chấp nhận được. Thế hệ cha ông chúng ta, chúng ta và con cháu chúng ta hôm nay ai ai lớn lên đều ở trong tiếng ru của ca dao, dân ca, của câu kiều (câu ca, câu thơ hay)  - ca dao ru cháu, câu kiều ru con và cả câu Kiều của Nguyễn Du nữa.  Con cháu chúng ta mai sau không có thể đem cái thứ Vô lối này được! Mà không thể làm tiếng ru được! Đó là điều hoàn toàn sự thật! Nó đươc ru vô lối thì nó lớn lên chắc chắn không thể thành người.

*  
Trong bài viết vê "Một nền thơ đang chuyển động"  nhà thơ Hữu Thỉnh trích dẫn có nhiều câu thơ chưa phải là hay
Gượng:
“Những mùa hoa đại trắng
Tiếng mõ chừng cũng thơm”
Nhạt:
“Chiều đứng lặng nghe tiếng người cuối bãi
Trăng lại treo mơ mộng trước hiên nhà”
Và triết lý vặt:
“Tối tối mẹ ta hay kể chuyện xưa
Sông vì biển mà dài, biển vì sông mà rộng”
Nhà thơ Hữu Thỉnh hơi lạm dụng từ Hán chưa Việt hoá:
Tiệm tiến là dần dần tiến, sao không nói dần dần tiến hay từ từ tiến mà dùng tiệm tiến. Người đọc chắc có người không hiểu tác giả nói gì.
Bài Một nền thơ đang chuyển cần xem lại!
Nhà thơ ĐỖ HOÀNG

No comments:

Post a Comment