VỀ MỘT LỐI PHÊ BÌNH TÙY TIỆN
( Trao đổi với ông Chu Văn Sơn về
bài “ Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng sử thi tôn giáo”in trên http://phebinhvanhoc.com.vn”)
PGS.TS.Chu Văn Sơn, đang giảng dạy
tại đại học sư phạm Hà Nội, lại được vinh dự mời dạy văn mẫu trên đài truyền
hình Việt Nam, Ủy viên hội đồng lý luận phê bình văn học Hội nhà văn Việt Nam…
bản chất hình như là một người thật thà vượt chỉ tiêu trên giao? Thấy thi hào
Hàn Mặc tử có tập “ Thơ Điên”, ông Chu liền không biết “phương pháp luận
bóc củ hành” khi xử lý văn bản, tin rằng Hàn Mặc tử là nhà thơ điên cả người
lẫn thơ, bèn đưa món “điên học” ra giải mã thơ Hàn; rằng Hàn là người điên
loạn, bài thơ nào của ông cũng điên tuốt. Đến nỗi ông Chu Văn Sơn còn tung ra
bài báo rùng rợn : “ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ điên”. Chúng tôi đã có lần hân
hạnh được trao đổi với ông qua hai bài : “ ““ Đây thôn Vĩ Dạ cũng là bài thơ
điên” – một phát minh mới của ông Chu Văn Sơn ? ” và bài “ Trao đổi với ông Chu
Văn Sơn về bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” ( xin quý vị đánh tên hai bài viết này của
chúng tôi lên công cụ tìm kiếm : http://google.com để đọc…
Không có con mắt xanh biết cách nhìn
xuyên qua vỏ bọc ngôn ngữ văn chương để đi tìm cái đẹp rốt ráo của thi ca, Chu
Văn Sơn đã và sẽ giảng văn nơi bục giảng đường đại học, theo kiểu “điên hóa thơ
Hàn Mặc tử” .Theo lối mòn này, rồi đây, ai cấm ông bảo “Truyện Kiều chỉ là áng
văn tầm thường, xoàng xĩnh như lời Nguyễn Du đã tự nhận đó sao : “Lời quê góp
nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”. Theo phương pháp tiếp cận
dung tục phi văn học, khi giảng đến Tú Xương, cứ đà này, có thể ông Chu Văn Sơn
sẽ phán Trần Tế Xương là tay ăn quỵt, chơi lường xấu xa, đúng như nhà thơ đã tự
nhận : “ Vị Xuyên có Tú Xương / Dở dở lại ương ương/ Cao lâu thường ăn quỵt/
Thổ đĩ lại chơi lường” ư ?
Nay nghe phong thanh nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều nói đến sự ám ảnh tôn giáo trong thơ mình, Chu Văn Sơn liền tung ra
bài : “Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng sử thi tôn giáo” in trên website của
Viện văn học : http://phebinhvanhoc.com.vn
. Chúng tôi xin trao đổi với bài viết này của PGS.TS. Chu Văn Sơn.
Tiêu đề : “ Nguyễn Quang Thiều và
khuynh hướng sử thi tôn giáo” của ông Chu Văn Sơn có vẻ đao to búa lớn, nghe
như nhan đề của một công trình dài hơi dành cho một tác giả lớn mà tài năng đã
được khẳng định ví như các vĩ nhân văn học tầm vĩ mô mang tính sử thi tôn giáo”
theo đạo Ki-tô như Dostoyevski hay Khalil Gibran ( 1883-1931) hay thi hào
Ấn Độ Tagore ( 1861-1941 – triết gia Bà la môn, tin vào Thượng đế Ba Ngôi (
Trimurti : Brahma,Vishnu,Sihiva)…
Chỉ cần đọc qua nhan đề bài báo của
ông Chu Văn Sơn, đã biết ông không rành về điều ông viết. Ba khái niệm “ Khuynh
hướng”, “ Sử thi” và “ Tôn giáo” trong tiêu đề trên ông Chu dành cho Nguyễn
Quang Thiều hầu như đều không chính xác. Xin nghe ông Chu nói về khái niệm tôn
giáo của Nguyễn Quang Thiều :
“Theo đó, thơ tôn giáo, cũng thường
có hai dạng. Dạng lộ thiên: kẻ viết là tín đồ của một thiết chế tôn giáo nhất
định, thơ viết ra thuộc thế giới quan của tôn giáo ấy, thậm chí, thơ là giáo lý
của nó được trữ tình hóa. Dạng ẩn chìm: kẻ viết có tín tâm, nhưng không hề là
tín đồ của bất cứ giáo phái hiện hành nào, tôn giáo chỉ đơn thuần như một cảm
quan, một cái nhìn nghệ thuật về thực tại. Nó tồn tại trong thơ và bằng thơ,
chứ không thể xé rào ra ngoài thơ để thành tôn giáo của thế tục. Rabindranath
Tagore gọi đó là “tôn giáo của nhà thơ”. Thơ Thiều, về căn bản, thuộc dạng thứ
hai”
Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên,
Chu Văn Sơn cho Nguyễn Quang Thiều là người vô tôn giáo. Một người không tín
ngưỡng thì không thể có tín tâm ( niềm tin trong tâm hồn về một tôn giáo). Ở
chỗ này, Chu Văn Sơn đã dùng từ “tín tâm” không đúng trong văn cảnh ông đang
diễn đạt. Nói đến tôn giáo là nói đến niềm tin. Ví như thi hào Hàn Mặc tử là
người có “tín tâm” Thiên Chúa giáo. Nguyễn Quang Thiều không tin vào một tôn
giáo nào, sao gọi là “tín tâm” ?
Nhưng trong đoạn mào đầu, Chu Văn
Sơn lại tự mâu thuẫn khi nói anh Thiều đã “giác ngộ tôn giáo” :
“Đường thơ Nguyễn Quang Thiều có một
cú thay đổi lớn từ Ngôi nhà mười bảy tuổi sang Sự mất ngủ của lửa. Có thể xem
đó là ngày sinh lại của Thiều. Giông giống Tố Hữu với Từ ấy, Chế Lan Viên với
Người thay đổi đời tôi Người thay đổi thơ tôi. Chỉ khác chút: ở hai vị tiền
bối, là giác ngộ chính trị; còn ở Thiều, là giác ngộ tôn giáo. Theo tôi, kể từ
cái ngày mất ngủ ấy đến nay, hồn cốt mới, diện mạo mới, hành trình mới của thơ
Thiều chính là tôn giáo, mà cụ thể là khuynh hướng sử thi tôn giáo”…
Sao một người được “ giác ngộ tôn
giáo” như Nguyễn Quang Thiều lại là người “ không hề là tín đồ của bất cứ giáo
phái hiện hành nào” là sao, thưa ông Chu Văn Sơn ?
Ở đoạn trích dẫn trên, Chu Văn Sơn
còn để lộ một khiếm khuyết về kiến thức văn học khi ông cho đại thi hào Tagore
vào chung cái rọ có ”tín tâm” mà vô tôn giáo” như Nguyễn Quang Thiều. Đoạn ông
bảo Tagore không theo tôn giáo nào mà chỉ theo cái gọi là “ Tôn giáo của nhà
thơ”. Không nghiên cứu về Tagore mà ông Chu dám nói như thế ư ? Tagore là một
triết gia Bà La Môn lớn, tuyệt đối tin vào Thượng Đế Ba Ngôi ( Brahma, Vishnu,
Sihiva). Tagore phát triển khái niệm thần học Thượng Đế Brahma lên thành phổ
quát hơn, trần gian hơn,. Khái niệm Thượng Đế Brahma của Tagore rộng lớn, cụ
thể hơn, mồ hôi nước mắt hơn, bao trùm hơn siêu hình học Bà la môn cổ điển. Ông
tìm thấy siêu hình Brahma trong hạt bụi, trong cỏ cây, trong cái đẹp của người
đàn bà, trong ngụm nước khi khát, trong tiếng cười con trẻ… Và ông gọi đó là “
Tôn giáo của nhà thơ” – một khái niệm mở của siêu hình học Brahma. Khái niệm
Thượng Đế mở của Tagore phần nào giống với khái niệm Thượng Đế trong quan niệm
thần học rất phức tạp của đại văn hào Chính Thống giáo Nga : L.Tolstoi…
Như vậy, việc Chu Văn Sơn nhét khái
niệm TÔN GIÁO vào thơ Nguyễn Quang Thiều là một việc làm khiên cưỡng, áp
đặt.
Ông Chu Văn Sơn càng khiên cưỡng
hơn, áp đặt hơn khi nhét vào thơ Nguyễn Quang Thiều điều không có là khuynh
hướng sử thi. Xin ông Chu Văn Sơn khi dùng tiếng Việt, cần phải tra từ điển cẩn
thận . Chúng tôi xin ông Chu xem lại trang 1472, “Đại từ điển tiếng Việt” ( NXB
Văn hóa Thông tin 1999)định nghĩa từ “Sử thi” như sau : “Tác phẩm văn tự sự
miêu tả sự nghiệp của các anh hùng và các sự kiện lịch sử lớn lao”…
Thơ Nguyễn Quang Thiều hoàn toàn
vắng bóng “sự nghiệp các anh hùng” và vắng bóng “các sự kiện lịch sử lớn lao”…
Nếu có thể nói về khuynh hướng thơ
Nguyễn Quang Thiều suốt hai mươi năm qua từ khi xuất hiện là hầu như nhà thơ
này tránh né mọi biến cố quan trọng của đời sống xã hội, hoàn toàn không quan
tâm đến sự sống còn của dân tộc, đất nước như việc giặc Phương Bắc đang xâm lấn
biển biển đảo quê hương. Nguyễn Quang Thiều qua thơ còn lờ đi trước nỗi cơ cực
của nông dân bị cướp đất, công nhân bị bần cùng hóa, đời sống văn hóa giáo dục,
đạo lý xã hội, nhân cách con người bị biến chất, tha hóa đến tận cùng. Khuynh
hướng thơ của Nguyễn Quang Thiều ( một cán bộ công an đặc trách sang chuẩn bị
nắm Hội nhà văn) là trái ngược hẳn với khuynh hướng nhập thế của các nhà thơ
lớp trước như Xuân Diệu : “ Tôi cùng xương cùng thịt với nhân dân của tôi/ Cùng
đổ mồ hôi cùng sôi nước mắt”…
Khi PGS.TS. Chu Văn Sơn dám viết một
tiêu đề cho bài báo của mình như trên, hầu như ông chưa đọc kỹ thơ Nguyễn Quang
Thiều; nên ông đã áp đặt sống sít các khai niệm “ khuynh hướng sử thi tôn giáo”
lên thơ ông này.
Đến đây, chúng tôi xin dẫn nhà phê
bình Hoài Thanh, đại ý : trước khi tôi (HT) đọc một bài bình thơ của ai
đó, tôi đọc xem các câu thơ trích ra để khen có thực sự là thơ không, và hơn
nữa thơ có hay không rồi tôi mới đọc. Còn thấy các câu thơ trích ra để khen mà
dở hay tầm thường thì tôi cho là bài viết khen ngợi thơ kia vô giá trị.
Nay, chúng tôi cũng xin trích lại
những đoạn thơ Nguyễn Quang Thiều do
Chu Văn Sơn trích, xem thơ đó là THƠ HAY hay THƠ DỞ:
Chu Văn Sơn trích, xem thơ đó là THƠ HAY hay THƠ DỞ:
“
“Chúng ta thường chăm sóc những ngôi mộ/ bằng niềm sợ hãi và tiếc thương/ Nhưng ít người trong chúng ta nhìn thấy/ cỗ xe tang lộng lẫy/ trong tiếng trống tưng bừng/ làm thần chết cũng hết phiền muộn…// Ít hơn nữa những người trong chúng ta/ tìm thấy âm nhạc tinh khiết trong buổi cầu hồn/ và gương mặt những nhạc công phường bát âm/ Đắm say trong thế giới bí ẩn”
“Chúng ta thường chăm sóc những ngôi mộ/ bằng niềm sợ hãi và tiếc thương/ Nhưng ít người trong chúng ta nhìn thấy/ cỗ xe tang lộng lẫy/ trong tiếng trống tưng bừng/ làm thần chết cũng hết phiền muộn…// Ít hơn nữa những người trong chúng ta/ tìm thấy âm nhạc tinh khiết trong buổi cầu hồn/ và gương mặt những nhạc công phường bát âm/ Đắm say trong thế giới bí ẩn”
“Đó là tháng sực nức mùi thuốc Bắc /
Những ngón tay xanh nhợt mép giường / Và tháng Hai, đúng là tháng Hai, tôi nhớ
tiếng khóc trong câu chuyện / Những đồng tiền bà tôi cất giấu dưới chiếu ố vàng
// Trong bóng tối ấu thơ, tôi cần giọng nói / Từ góc buồng ẩm mốc của bà tôi /
Cây đèn của kí ức ốm đau cạn dầu và sợi bấc bò đến sát tai tôi nức nở nguyện
cầu // Đó là tháng bà tôi đòi cắt tóc / Cha tôi mang tóc bà tôi chôn xuống cánh
đồng / Cỏ mộ tóc tốt tươi trong bóng tối / Tôi trốn bà ra khóc tóc bà tôi // Đó
là tháng có tiếng ho vỡ đờm trong cổ họng / Tôi thấy ngôi nhà xưa dựng bóng
cuối khu vườn / Mùi thuốc Bắc tự tin bay ra từ bếp lửa / Sống lại người đàn bà
chết yểu tự ngàn xưa”
Bức tường quanh khu vườn nhà vua tan
hoang rêu phủ / Những cây thần dược không mọc lại, bầy dê không còn sinh sôi /
Các ngự y đã yên nghỉ trên cánh đồng dưới chân đồi / Và linh hồn họ vẫn bất lực
trước khát vọng nhà vua // Đêm đêm ngọn gió thời đại ấy trở về rền rĩ cho tới
sáng / Nỗi tuyệt vọng của nhà vua không thể trường sinh / Ngai vàng vẫn còn
kia, quyền lực biến mất trong nấm mồ / Người ngự trị một thời đại nhưng không
ngự trị nổi một giấc mơ // Cỗ xe lịch sử vẫn lăn và trên vệt lằn bánh xe / Cỏ
vươn lên trong quyền năng của mùa xuân bí ẩn / Những linh hồn ngự y vẫn trồng
thần dược / Và linh hồn nhà vua vẫn uống thuốc đúng giờ / Trong hoang tàn của
những lăng tẩm một bầy trẻ ùa vào với gương mặt không dấu vết gì của thời đại
suy tàn chúng đuổi nhau, nô đùa, cười vang và hát dưới bầu trời lớn lao ngập
ánh sáng vĩnh hằng
quả ớt đỏ như lá cờ rách nát”,“dòng
sông tự cào tướp họng”, “hồ nước thủ dâm đục sóng”, “loài sen đổi giới tính
thay mùa”, “những ô cửa kính tự tát vỡ mặt mình”,…), còn hệ thống thi ảnh về
cái đời sống phục sinh lại thường khuôn sáo to tát (“ban mai tinh khiết”, “cơn
mưa lộng lẫy”, “bùng nổ bình minh”, “rạng đông kì vĩ”, “thế giới vĩ đại của
tháng Mười”,
“ánh sáng đâu đây gục ngã âm thầm”,
“Tiếng khóc khàn khàn của cánh đồng khô hạn”, “Ngũ cốc đang gập mình bởi cơn ho
hóa chất sặc mùi”, “linh hồn những hồ nước bị giết đang bay lượn tìm nơi hạ
cánh”, “những cánh rừng đang khóc”, “những cái cây cứ quẫy lên trong gió muốn
giã từ chùm rễ của mình”, “con thú rên rỉ bám vào bến bờ ước lệ sự sống”, “Cố
hương xõa tóc đen đi trong gió trắng”
những cây khô cầu kinh cho lá mới”, “cỏ vươn lên trong quyền năng của mùa xuân bí ẩn”, “vườn mang thai những quả bưởi non”, “con bống đen nổi lên giữa dòng sông Đáy / Đôi mắt sáng hai vầng Nhật, Nguyệt / Đẻ cho ban mai một dải trứng hồng”, “Và lúc này những cái cây trên thế gian, những ngọn nến xanh khổng lồ thắp lên trên tất cả mọi con đường”, “Cậu bé chạy trong ban mai / Xuyên qua dòng thác ánh sáng / Kiêu hãnh và đẹp hơn sự nảy mầm”, “chàng trở thành một chiếc lá nhỏ không bao giờ tàn úa trên cành của tán lá ban mai trong vũ trụ ngập tràn”
“Người đàn bà sắp đến giờ sinh nở
ngồi lặng lẽ thở/ Chị đang hồi tưởng tháng năm chị đã đi qua/ Vượt lên cả sự
xác nhận là sứ mệnh bí ẩn của sự sinh ra. Tất cả bảo chứng cho sứ mệnh này: đồi
núi, sông suối, biển cả, đất đai và bầu trời. Chị đã đi qua những mùa màng kì
vĩ trên xứ sở”
những cơn mê đói khát của con đỉa
khổng lồ / Mà chàng không thể gỡ nó ra khỏi chàng, chàng vẫn phải tắm rửa cho
nó và mặc áo quần cho nó, đặt tên cho nó và nhiều lúc bào chữa cho nó… quyền
lực và sự man rợ của bóng tối biến chàng thành côn trùng? Thành con sói cô độc,
thành đại bàng im lìm trên đỉnh núi lạnh / thành lạc đà và thành ngôi sao xanh
/ Giấc mơ nào chàng cũng gặp những người đàn bà mang thai xanh như nước biển đi
qua ngôi nhà”
Còn một hạt giống là còn cánh đồng /
Còn một giọt nước là còn dòng sông / Còn một người có đức tin là cả thế gian
được cứu rỗi”
Nàng là ai/ Những người đàn bà đi
qua cuộc đời chàng là ai? Nô lệ của chàng hay nữ hoàng của chàng? Thánh thần
hay ma quỉ? Ôi những người đàn bà suốt đời đau đớn vì tình yêu đã yêu chàng như
thuốc an thần để chống lại cơn mất ngủ của vô vọng”, “người đàn bà tội lỗi vẫn
vuốt ve con đỉa khổng lồ bám chặt xương chàng và thì thầm run rẩy với con đỉa
ấy, bị hành hạ vì con đỉa ấy, tự vẫn vì con đỉa ấy và tìm thấy một chút ý nghĩa
đầy ảo giác với con đỉa ấy”
Ta là cái cây mọc giữa cánh đồng đầm
đìa ánh sáng / Nàng tràn ngập ta bằng cả những mơ hồ”, “và chúng ta cùng hát,
đôi môi bất tử… Chúng ta như hai khối đồng nung chảy tan hòa vào nhau / Chúng
ta hắt sáng như ban mai, chúng ta nồng thơm như cánh đồng / Chúng ta vô tận như
nơi sinh ra chúng ta”, “bởi thế tình yêu trở nên vĩ đại và thách đố”,
Nàng chính là vật phẩm trên bộ răng
hàm của đói khát và ô trọc”, “Sông gục mặt vào bờ đất lần đi”, “Cỗ xe tang chở
cái chết của màu xanh với hai cánh mũi lên cơn sốt rát bỏng”, “những ngọn bí
đen không lá bò kín vầng trán hói của cơn mê”, “màu đen trong màu trắng kia lục
cục tiếng quan tài”
những tòa nhà cao tầng tự chặt xương
sống mình”, “Có tiếng sằng sặc con tàu mê chết đuối ở biển xa”, “Cầu thang gỗ
đến giờ đau răng rên rỉ”, “chiếc kim giây vừa chém một đường làm đứt buổi chiều
này và một giọt máu từ từ đầy tròn như một nụ hoa sắp nở”…
rái đất sẽ kết thúc bằng sự tự bóc
vỏ/ con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với cha”, “Thế giới còn lại từng đó
người/ úp mặt cầu xin, ngửa mặt trăn trối/ Những bài thơ ba mắt bay qua xứ sở
bóng tối/ Chúng ta những kẻ giam cầm những kẻ tự do/ Chúng ta những xác chết
tươi những thân sống đang tằn tiện thở/ chúng ta giấu phổi mình trong bếp ám
khói/ Hay đánh rơi trong lá mục rừng già”, “Chúng ta sinh ra, khúc rốn thời
gian biền biệt/ Chúng ta sinh ra khóc rống những dòng sông… Chúng ta sinh ra
bằng các cách sinh lại/ Chúng ta sinh ra bằng các cách biến mất”
Các con ơi, ngày mai của ta ơi/ Cha
đưa các con về cánh đồng của bà nội/ các con sẽ tìm gom hài cốt của những mùa
màng tàn tật mai táng lại trong đường cày mới để oan hồn của cái đói đêm đêm
không đòi mạng cánh đồng/ và các con sẽ lấy hạt giống giấu vùi trong cát bát
hương gieo bí mật xuống cánh đồng góa bụa
( hết trích)
Xin lấy tiêu chí rốt ráo về thơ là
HAY và DỞ để xét những đoạn trích dẫn thơ Nguyễn Quang Thiều do Chu Văn Sơn
khen ngợi, chúng tôi thấy những đoạn văn xuôi năng xuống hàng được gọi là thơ
kia nói chung là KHÔNG HAY; cũng không nói là QUÁ DỞ mà tầm tầm nhàn nhạt, dễ
dãi, rất dễ viết theo bút pháp miên man vô bờ bến này. Những đoạn được gọi là
thơ trên hao hao những dòng thơ xuôi không vần của W. Whitman ( 1819-1892) lai
Tagore, lai tạp một tí thơ của các nhà thơ Mỹ Latinh như P.Neruda( Chile),
Octavio Paz ( Mehico), Nicolas Guillen ( Cuba)… Có người nói Nguyễn Quang Thiều
được ngành công an gửi đi học tiếng Anh bên Cuba, nên anh Thiều thường làm thơ
bằng tiếng Tây Ban Nha, rồi dịch sang tiếng Anh, cuối cùng anh mới tự dịch ra
tiếng Việt nên thơ anh lai căng là vậy, không mang hồn tiếng Việt là vậy. ( Một
nhà thơ Việt Nam tự dịch thơ mình ra tiếng Việt).
Nếu mô phỏng lối viết dễ dãi này của
Nguyễn Quang Thiều, chỉ một tuần, chúng tôi có thể ngoáy mấy chục tập thơ theo
trường phái “Nhà thơ Việt tự dịch thơ mình ra tiếng Việt”. Những dòng gọi là
thơ kia của Nguyễn Quang Thiều có thể ký tên Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy
hay Đỗ Doãn Phương, thậm chí Dương Kiều Minh… đều đúng vì nó có vẻ như coppy
thơ của nhau (y chang).
Nói như Tế Hanh “ Đọc câu thơ đồng
chí tưởng thơ mình”, một nhóm vài ba chục người viết cùng một giọng, một lối
giống hệt như nhau, thì tựu trung, từng người một hầu như chưa có phong cách?
Về “ hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều”, chúng tôi sẽ có bài khảo cứu kỹ lưỡng
khi tuyển tập thơ của anh Thiều ra mắt…
Đến đây, chúng ta có thể kết luận :
PGS.TS. Chu Văn Sơn viết bài : “Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng sử thi
tôn giáo” quả là quá tùy tiện.,.
Sài Gòn ngày 13-6-2012
Trần
Mạnh Hảo
Thầy Nhân (NTN) nói đúng , Cần phải đào tạo gấp 20 ngàn Tiến sĩ để bổ xung cho đội ngũ giảng viên các trường Đại học . CVS chỉ nằm trong số những người không đạt chuẩn , Chấp chi . Thương cho nền Giáo dục nước nhà quá , có nên kiến nghị việc bổ nhiệm Giáo sư Ngô Bảo Châu về chỉnh đốn lại Bộ Học không nhỉ !
ReplyDelete