Trung
tâm Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du là một cơ quan cấp hai trực thuộc Hội Nhà
văn Việt Nam, được thành lập từ năm 2007. So với các cơ quan cấp hai
khác của Hội Nhà văn Việt Nam như Báo Văn nghệ, các tạp chí Nhà văn, Thơ, Văn
học nước ngoài... hay Nhà xuất bản Hội Nhà văn thì Trung tâm là cơ quan
"tuyến sau". Nhưng xem ra, nó cũng nhiều sôi động, có lúc, là náo
động hơn cả mấy cơ quan kia.
Theo một cái nhìn đơn giản, máy
móc và có vẻ như chưa đủ trách nhiệm thì có thể nói: Ở Trung tâm Bồi dưỡng
viết văn Nguyễn Du, "năm nào cũng có chuyện". Từ "có
chuyện" thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực, không hay, thậm chí là mất
đoàn kết. Thực ra, chúng tôi thấy không hẳn là như thế. Ừ, thì là "có
chuyện", thậm chí là "lắm chuyện", nhưng đó là những chuyện
"chẳng đặng đừng", nó có bộc lộ ra một cách tự nhiên (như không
"quản lý" được), thì theo tôi, có khi lại hé mở nguyên cớ để làm
cho tốt hơn, để công việc bồi dưỡng nguồn nhân lực sáng tạo văn chương thêm
phát triển mà thôi.
Ví dụ: Giữa khóa I, năm 2007, có
cuộc tọa đàm trao đổi sáng tác của học viên, hăng hái sôi nổi với biểu ngữ,
lời dẫn lời khen chê cứ như hội thảo chuyên đề quốc gia mà suýt đánh nhau đến
nơi, làm khối người "hãi quá". Kết thúc khóa, lãnh đạo Trung tâm
gồm các nhà sáng tác hàng đầu của nền văn chương đương đại ở ta là Ma Văn
Kháng, Phan Hồng Giang, Vũ Quần Phương đều xin thôi việc, vì muốn tập trung
sáng tác. Tiếc thì tiếc thật, và băn khoăn nữa, nhưng đành phải
"tuân" theo thôi. Và quả nhiên, mấy năm sau, các vị này đều có
thành tựu mới làm nức lòng đồng nghiệp.
Lắm "chuyện" hơn cả có
lẽ là ở khóa II, chuyên về bồi dưỡng phê bình văn học. Bài thuyết trình của
một giáo sư bị học viên ồn ào phản ứng vì thầy đã phê phán sai địa chỉ, rằng
ông Hà Sĩ Phu là lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam mà quan điểm lập trường sai
trái (thực ra, ông Hà Sĩ Phu chưa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam); cũng
giữa khóa, một số tác phẩm như hai tập truyện ngắn "Trăng soi sân nhỏ"
và "Trốn nợ" của nhà văn Ma Văn Kháng, tiểu thuyết "Bến đò xưa
lặng lẽ" của Xuân Đức, tiểu thuyết "Rừng thiêng nước trong"
của Trần Văn Tuấn, các tập thơ "Gửi VB" của Phan Thị Vàng Anh,
"Ra ngoài ngàn năm" của Trương Nam Hương... được mang ra phân tích
lại, rất hào hứng, khiến có người cho rằng là học viên mà "dám" phê
những tác giả đã thành danh! Thế nhưng chính tác giả của các tập thơ văn trên
lại vui và có lời khen ngợi, cảm ơn. Kết thúc khóa ít lâu, bài giảng của một
giáo sư khác bị phát tán sai lạc không đúng với băng ghi âm lưu lại làm cho
một số người ngờ vực...
Đấy là chuyện của năm 2008. Đang
giữa khóa III, năm 2009, một học viên đã nhuốm bệnh nặng, vẫn cố lên lớp,
giữa chừng phải cấp cứu rồi được thu xếp để đưa về nhà ở thành phố Hồ Chí
Minh, một học viên khác đã ủ bệnh, khi vừa được nghe góp ý tác phẩm, đêm về
sửa tiếp cho hay hơn thì phải vào bệnh viện rồi qua đời. Anh đã trở thành một
gương sáng về lao động nhà văn. Bạn học và giảng viên đều thương tiếc anh.
Các khóa IV và V, vào các năm 2010
và 2011 cũng lắm chuyện vui và không vui, chuyện bình thường nhói lên và
chuyện sẽ được thời gian cùng sự điềm tĩnh văn nhân khu xử.
Hình như đã có sự ồn ào quá lên từ
một số chuyện ở Trung tâm Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, ấy là do đâu? Có phải
vì công việc và nhân sự ở nơi này là một "điểm nóng"? Nếu thế thì
cũng là phải. Vì, bồi dưỡng nguồn nhân lực để góp phần tạo ra sự phát triển
tốt đẹp cho văn chương - văn học nước nhà mà không làm cho riết róng, có bài
bản - hệ thống, mà không giao vào tay những nhà văn, nhà thơ tài năng, giàu
tâm huyết với sự nghiệp, lại không tìm cho được những nhà văn có kinh nghiệm
giáo dục - bồi dưỡng để quản lý trực tiếp... thì "làm thế nào"
được!
Trải qua bao nhiêu chuyện ở Trung
tâm này, đến nay, với tư cách Phó giám đốc thường trực Trung tâm Bồi dưỡng
viết văn Nguyễn Du, tôi thấy có mấy vấn đề đáng lưu ý để làm tốt hơn.
Vấn đề thứ nhất: Trẻ hóa các lứa
học viên
Trẻ ở đây, trước hết, là ở độ
tuổi.
Năm, sáu khóa vừa qua, quả thực
tuổi trung bình của học viên đã rút xuống, từ 64 tuổi xuống 57 tuổi. So với
tuổi trung bình của hội viên Hội Nhà văn Việt Nam là khoảng 64-65,
thế là có trẻ hơn. Tuy nhiên, phải nhận là quá trình trẻ hóa qua dăm năm nay
thế là chậm, là đáng lo, nhất là khi lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đã nhiều
lần nhắc nhở: Các cây viết trẻ nếu không học qua Trung tâm Bồi dưỡng viết văn
Nguyễn Du thì khả năng được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam là rất khó.
Trong sự trẻ hóa này cũng có mấy chuyện cụ thể nữa. Qua năm khóa, Trung tâm
đã góp phần bồi dưỡng bổ sung cho lực lượng sáng tác một số tác giả
"đương lên", trẻ thì như: Di Li, Nguyễn Thế Kiên, Nguyễn Hương
Duyên, Hà Huy Hiệp, Khúc Hồng Thiện, Hoàng Chiến Thắng, Trương Văn Bảy, Ngô
Thị Thanh Vân, Hoàng Thanh Hương, Miên Di, Vi Thủy, Lê Thị Kim Anh, Trần Nhã
My, Vi Thị Thu Đạm, Dương Thị Bạch Liễu... Một số người viết đã lâu, trong
khóa học đã có điều kiện chỉnh sửa tác phẩm thêm một mức, như Trần Đăng Huấn,
Đỗ Minh Dương, Lê Phan Nghị, Triều Vân, Nguyễn Thanh Tú, Lê Thuần Thảo,
Nguyễn Đắc Lập, Chu Ngọc Phan, Vương Đình Khánh, Lê Đình Tám, Trần Kim Anh,
Phan Quốc Bình, Hà Đức Ái, Nguyễn Đình Phúc, Đỗ Công Tiềm, Hà Huy Thành...
Nhiều học viên sau khóa học đã viết chắc hơn...
Bắt đầu từ khóa II, ngày càng có
nhiều người là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, lãnh đạo Hội Văn nghệ tỉnh,
Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh... đến xin học và học rất
nghiêm túc. Có học thì có hiểu biết về lao động nhà văn hơn, nên viết có say
mê và tiết chế hơn, lãnh đạo cơ quan cũng thuận lợi hơn... Đó là ghi nhận của
các học viên này.
Trẻ hóa là ước muốn nhưng không tự
nhiên mà có được. Đã nhiều lần cán bộ Trung tâm phải về các địa phương tìm
hiểu lực lượng viết tại chỗ rồi gợi ý, vận động, thuyết phục và tạo điều kiện
vật chất để có người trẻ đi học. Chúng tôi cũng đã tiếp nhiều, rất nhiều
người đã nghỉ hưu dăm mười năm, coi sáng tác là niềm vui sống duy nhất thanh
cao, nên xin vào học cho được, kẻo "ở nhà đi ra đi vào chả biết làm gì
hơn". Với những người này, lại cũng phải tỉ tê thật nhiệt tình, để họ
trở thành học viên "bồi dưỡng từ xa". Có ông rưng rưng: "Thôi
thì, ông nói cũng chí phải, ông để tôi về, mong ông dành thì giờ đọc và góp ý
cho tôi nhá!". Chúng tôi chia tay nhau, như Xuân Diệu đã nói, mếu máo
một nụ cười hình thoi, trân trọng và thông cảm lắm.
Vấn đề thứ hai: Tinh gọn và thiết
thực
Trừ khóa I và II, được mở trên 3
tháng, các khóa III, IV và VI sắp tới đây, chỉ có thời gian trên dưới một tháng.
Đó là khoảng thời gian quá ít, học xong ra về, học viên tiếc nuối không chỉ
vì phải xa bạn xa giảng viên - những bạn nghề mà họ quý mến, mà vì ai ai cũng
nói: giá mà được nghe thêm, được trao đổi, thảo luận, giao tiếp nhiều hơn.
Nhưng tinh gọn (chứ không phải là
tinh giản) và thiết thực là các yêu cầu cơ bản, tối quan trọng trong giáo dục
- đào tạo - bồi dưỡng nói chung, và càng là nhu cầu tha thiết của người viết
văn làm thơ hôm nay, bởi họ ham học nhưng lại thiếu thời gian, thiếu cả tiền
ăn ở...
Làm theo nhu cầu tất yếu này, quả
thực rất vất vả, trước hết là ở khâu xây dựng chương trình, tổ chức nội dung,
mời người thỉnh giảng, kèm cặp, truyền nghề... Thực tế là: đôi khi, có vị
uyên thâm, nhưng phương pháp diễn giảng với học viên viết văn lại chưa hợp;
thỉnh thoảng cũng có nhà văn đã đạt thành tựu cao trong sáng tác, nhưng khi
luyện nghề truyền nghề cho học viên, lại lẫn lộn giữa tọa đàm, trao đổi với
thuyết giảng dẫn dắt, lại mải nói chuyện văn chương đầy ngẫu hứng với các chi
tiết lạ về ông A, bà B trong giới cầm bút mà "quên" chỉ ra các mảng
miếng ngón nghề, các tình huống xử lý để học viên có thể huy động được vốn
liếng mà chưng cất thành hình tượng...
Thực hiện yêu cầu thiết thực, nên
các khóa gần đây, hoạt động trình bày tác phẩm, trao đổi - góp ý tác phẩm do
học viên viết đã trở thành một nội dung lớn dần lên, chiếm tới 30% đến 50%,
khóa VI sẽ là 55%. Việc trao đổi giữa học viên với nhau trước, trong và sau
giờ lên giảng đường, giữa nhà văn trải nghề, có thành tựu cao với học viên...
đã trở thành thoải mái, tự nhiên mà không kém phần nghiêm cẩn. Qua đó, người
học đã tự biết mình đang ở đâu mà có cách nghĩ và viết thích ứng hơn, cho hay
hơn. Sự hào hứng quyết chí được hun đúc thêm, và thói quen "văn mình vợ
người" cũng bỏ dần. Chúng tôi cố gắng tổ chức như vậy, nên được học viên
nhận xét chân tình: Về đây học, là dày thêm kiến thức, là được luyện nghề,
song điều quan trọng có ý nghĩa dài lâu hơn, là được định hướng tu dưỡng suốt
đời để có nhân cách một nhà văn, phương pháp suy nghĩ và cách làm việc của
một nhà văn.
Tinh gọn và thiết thực không chỉ
vì thiếu tiền mở lớp mà phần lớn là vì người cần được bồi dưỡng lại đang phải
bận rộn với công việc cơ quan hàng ngày, hàng tuần, bởi họ đương là lao động
chính ở một địa phương, mỗi ngành, mỗi tòa báo hay nhà xuất bản. Trong tương
lai, câu chuyện này chắc còn phải kết hợp tinh gọn, thiết thực với bồi dưỡng
tập trung và bồi dưỡng từ xa nữa.
|
Nguyên
An
|
Nguồn: CAND
No comments:
Post a Comment