(GD&TĐ) - GS - TS Hoàng Quang
Thuận thuộc lĩnh vực công nghệ viễn thông, hiện đang sống và làm việc tại Tp.
HCM. Anh sinh năm 1953, tại Quảng Bình, là người khá thành công về mặt khoa
học. Với những ngẫu nhiên lạ lùng mang hơi hướng tâm linh giữa mênh mang Yên
Tử, năm 1997, chỉ trong vòng 3 ngày đêm lưu lại ở vùng non thiêng, anh đã viết
một mạch 63 bài thơ.
Về thời gian làm thơ và số lượng bài thơ là một cái sự rất lạ, nhưng không phải là không thể giải thích nổi. Một năm sau đó (1998), những bài thơ này đã được tác giả tập hợp lại và in thành sách có tên Thi Vân Yên Tử. Sau Thi Vân Yên Tử 3 năm, Hoàng Quang Thuận công bố tiếp Ngọa vân Yên Tử, lần này 80 bài, cảm xúc, đề tài và mạch thơ nhất quán với tập thơ trước. Đến năm 2010, anh gộp lại thành một tập thơ 143 bài, lấy tên chung là Thi Vân Yên Tử. Ngày 8.8.202, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn – Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
Về thời gian làm thơ và số lượng bài thơ là một cái sự rất lạ, nhưng không phải là không thể giải thích nổi. Một năm sau đó (1998), những bài thơ này đã được tác giả tập hợp lại và in thành sách có tên Thi Vân Yên Tử. Sau Thi Vân Yên Tử 3 năm, Hoàng Quang Thuận công bố tiếp Ngọa vân Yên Tử, lần này 80 bài, cảm xúc, đề tài và mạch thơ nhất quán với tập thơ trước. Đến năm 2010, anh gộp lại thành một tập thơ 143 bài, lấy tên chung là Thi Vân Yên Tử. Ngày 8.8.202, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn – Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
Có 21 bản tham luận , đề cập đến chủ đề tư thưởng, thể loại và yếu tố tâm linh, xuất thần của hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận. Xin trân trọng gửi tới độc giả ý kiến tham luận của nhà thơ Hữu Thỉnh –Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam về tập thơ này.
Một hồn thơ sau những bức tranh tôn
giáo
Yên Tử ngày nay vừa là một danh
thắng, vừa là một thánh địa. Trước khi Trần Nhân Tông xuất hiện, đó thuần là
một danh thắng Trần Nhân Tông đã ban tặng danh tính thứ hai cho Yên Tử, một
danh tính đầy chất tâm linh và huyền bí, đó là một thánh địa. Rừng Cúc Phương
sẽ thiếu hấp dẫn nếu không có Động người xưa. Vịnh Hạ Long sẽ giảm phần mỹ lệ
nếu thiếu Hang Dấu gỗ. Yên Tử vừa đẹp vừa huyền bí, đó là một toà lộng lẫy của
thiên tạo và một thế giới cao khiết của một vĩ nhân. Hai vẻ đẹp đỉnh cao cúa
thiên nhiên và con người chung đúc nên một Yên Tử đủ sức thi gan cùng tuế
nguyệt.
Xưa nay thi nhân hành hương về Yên
Tử rất nhiều và đề thơ cũng không ít. Cảnh chỉ có một mà tình thì bách tính.
Cho nên Yên Tử không ngừng được trùng tu và tôn tạo vừa bằng vật thể vừa bằng
phi vật thể. Trong phần phi vật thể phong phú này, người ta nhắc Hoàng Quang
Thuận. Trước khi đến Yên Tử, Hoàng Quang Thuận chỉ là một nhà khoa học, sau khi
về Yên Tử, anh thành một người say thơ. Đó là một sự lạ phổ biến. Tại sao lạ mà
lại còn phổ biến ? Phổ biến là vì cũng có nhiều nhà khoa học làm thơ, nhưng
hiếm có ai làm nhiều thơ về Yên Tử như Hoàng Quang Thuận. Lạ nữa là có những
nhà khoa học cao hứng xuất thần làm một bài thơ, rồi để đấy, dánh trọn thì giờ
cho khoa học; còn Hoàng Quang Thuận, thì sau cái ngày định mệnh ấy, anh vẫn là
nhà khoa học đồng thời là một người thơ. Tuy vậy, không nên thần bí hóa khi
giải thích các bài thơ của anh. Làm như thế vô tình làm hạ thấp vai trò của chủ
thể.
Thi Vân Yên Tử có sự tập trung cao
độ về mặt đề tài. Đó là tập thơ hoàn toàn về Yên Tử. Tất cả di tích đều đi vào
thơ. Sau những người thợ, có một người thơ. Những người thợ thì vô danh, còn
người thơ thì thi hữu danh. Hoàng Quang Thuận công phu, kỹ càng và rung bật
không bỏ qua một sự tích nào. Anh làm thơ như người vẽ tranh vậy. Và sau tranh
ta bắt gặp hồn người. Thơ anh có đủ yếu tố của thơ thiền, một sự hòa quyện say
đắm giữa cảnh, sự và tình. Tất cả tạo nên những bức tranh tôn giáo trầm mặc mà
sống động, thanh khiết mà run rẩy. Hoàng Quang Thuận đặt vào đấy tât cả phần
hồn, phần cảm của mình, còn chữ nghĩa vẫn là những vật liệu thông thường như
chúng ta thường gặp. Hình như anh cũng không để ý lắm đến kỹ thuật, đến cách
tân, mà cứ thả bút theo dòng xiết của tâm hồn. Thơ của Hoàng Quang Thuận là
những bức tranh đan dệt bằng tâm hồn của một nhà khoa học.
Yên Tử là đất kén thơ. Cảnh thì đẹp
thế. Người thì vĩ đại thế. Cảnh ấy, Người ây, thiêng liêng ấy không chấp nhận
cho bất cứ ai đến đó để lưu danh bằng sự xoàng xĩnh. Cho nên thi nhân đến Yên Tử
phải rụt rè, so bút là phải. Hoàng Quang Thuận biết rõ điều này, anh không đặt
cho mình cái nhiệm vụ đến đó để so tài với các thi nhân về câu chữ. Anh làm thơ
như là kẻ vâng lệnh của tâm hồn, của lòng thành thực. Và vì thành thực, anh đã
chạm đến thơ. Làm thơ cũng giống như một cuộc hành lễ, trong muôn lễ vật thì sự
thành thực là lễ vật cao nhất.
Thi Vân Yên Tử nói được tình cảm
chung của những người hành hương là nâng nưu, tôn kính. Hoàng Quang Thuận nói
về cây về mây về rêu về đá… xúc động như nói về con người. Bởi anh xem mọi vật
ở đây là một mảnh tâm linh của Phật, đã được Phật hóa thân. Tôi chăm chú đọc
lại nhiều lần bài Am xưa và lưu giữ mãi cái dư vị của nó.
Sớm cưỡi mây chơi cùng non biếc
Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng
Bài thơ tiêu biểu cho thiêng liêng
hóa và đời thường hóa. Cốt cách thì đúng là cái cốt cách của hiền nhân, của tao
nhân mặc khách, luôn lấy sự cao khiết làm trọng. Nhân vật trong bài thơ này,
phải là người tu đắc đạo, nhẹ bẫng, trong suốt, là người lấy trăng thay cho
giường chiếu mà không sợ phàm tục, nhìn thấy trong trăng còn có nhiều trăng
nữa, tức là qua một vải mà nhìn thấy cái nhận vô biên. Cách nhìn trăng, cảm
trăng, ngộ trăng như thế cũng là cách cảm thấy những phận người. Hai chữ dư vị
tôi nói ở trên là như thế.
Hà Nội, ngày 6/8/2012
Hữu Thỉnh
Tạp chí Nhà văn và GS-TS, nhà thơ Hoàng Quang Thuận trân
trọng gửi lời cảm ơn đến nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch UBTQ Liên hiệp
các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội NVVN; Ông Nguyễn Dy Niên – nguyên Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao; Ông Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ ngoại giao; Ông Lê
Trần Trường An – Chủ tịch, Tổng giám đốc sách Kỷ lục VN; PGS., TS. Nguyễn
Hồng Vinh – Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương; TS. Lê Thị Bích Hồng – Vụ
phó Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo trung ương; Trung tướng, nhà văn Hữu
Ước – Phó Tổng cục Tổng cục XDLL, Bộ Công an; Đại diện các Vụ Bộ Ngoại giao
...; Bộ Giáo dục & Đào tạo; Bộ thông tin và truyền thông, Nhà
Xuất bản GD Việt Nam, Các vị hòa thượng tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử; các
Ủy viên BCH Hội NVVN, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo cùng đông đảo bạn đọc đã
tham dự, đóng góp ý kiến và quan tâm tới tập “Thi Vân Yên Tử”và Hội
thỏa, -đã góp phần tạo nên thành công của Hội thảo..
|
No comments:
Post a Comment