“Thơ
chúng ta gần đây cũng đang bị căn bệnh ưa tuyên ngôn, ưa nói lớn với những hình
thức cách tân bề ngoài ồn ào, nào thơ mô-đẹc, thơ lập thể, thơ siêu thực… Có
một thời thơ ta thực quá nên không còn là thực nữa. Có phải vì bao năm thơ
chúng ta thiếu cái hư ảo nên gần đây một vài nhà thơ có vẻ tiên phong đang tìm
kiếm lối diễn đạt đến mức tối nghĩa, đến bí hiểm như đánh đố người đọc.
Không ai chống lại sự tìm tòi hình thức mới
cho thơ, nhưng nếu không khéo, với cách viết của một số nhà thơ cách tân chủ
nghĩa, hóa ra lại thành bắt chước thứ thơ tây bí hiểm lập dị. Những nhà thơ
Việt Nam tự dịch thơ mình ra tiếng Việt ấy, vô tình đã góp phần làm nghèo
đi sự giàu có của tiếng nói ông cha. Ôi, cái phần mềm mại, dịu dàng, ngọt ngào,
óng ả, rất dung dị nhưng cũng rất lịch lãm hào hoa của tiếng Việt giờ ở nơi đâu
trên trang thơ của những nhà thơ hiện đại chúng ta?” (Trần Mạnh Hảo).
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Trần Mạnh Hảo |
Ngôn
ngữ là tài sản quý giá nhất của một quốc gia. Trong hành trình lịch sử dân tộc,
tiếng Việt đã phát triển tới đỉnh cao của nó. Nhưng gần đây, nằm trong sự xuống
cấp của đời sống tinh thần đạo đức xã hội, tiếng Việt đang đứng trước những thử
thách của vẻ đẹp và sự trong sáng vốn có của nó. Cái hồn của tiếng nói ông cha
đang bị những tác động tiêu cực xã hội đe dọa tới mức báo động. Phần lớn trẻ em
hôm nay không thích học môn văn trong nhà trường. Trong tiếng nói thường nhật
của người dân, tiếng Việt nhìn chung đang bị dung tục hóa.
Trong
một số tầng lớp cán bộ và trí thức, tiếng Việt phần nào đang có cơ bị chính
trị hóa nếu không nói là bị quan liêu hóa. Ngôn ngữ trong đời sống,
trong sinh hoạt thật chẳng khác gì ngôn ngữ trong các cuộc họp hay trong các
cuộc chỉnh huấn. Tiếng Việt chừng như sắp nghèo đi trong manh nha hình thành
một nền văn minh cán bộ. Người ta ưa cao giọng, ưa chỉnh ngay trong những đối
thoại riêng tư hàng ngày. Báo chí nhìn chung ưa từ ngữ đao to búa lớn, đầy ắp
những khái niệm kinh tế chính trị học, toàn những phạm trù, nguyên lý, luận
điểm…
Trong
văn học gần đây, nhất là trong tiểu thuyết, nhà văn chỉ cốt đặt vấn đề, cố sức
nhồi nhét các ý tưởng với một cốt truyện rắc rối, giật gân mà quên béng đi tính
thẩm mỹ của ngôn từ và hình tượng, quên đi trang sách của mình trước hết phải
có văn cái đã. Một số nhà phê bình cũng chỉ nhằm phân tích chức năng nhận thức
và giáo duc của cuốn sách mà hầu như bỏ qua cái rốt ráo của văn học là chức
năng thẩm mỹ. Người ta đã đưa vào dạy cho học sinh nhiều bài văn, bài thơ rất
ít nghệ thuật, chỉ cốt nhồi nhét vào đầu các em những ý tưởng chính trị của tác
phẩm. Thành ra dạy văn trong nhà trường như vậy, làm sao có thể nâng cao thẩm
mỹ của các em, giúp các em thấm cái hồn của tiếng Việt được.
Thơ
chúng ta gần đây cũng đang bị căn bệnh ưa tuyên ngôn, ưa nói lớn với những hình
thức cách tân bề ngoài ồn ào, nào thơ mô-đẹc, thơ lập thể, thơ siêu thực… Có
một thời thơ ta thực quá nên không còn là thực nữa. Có phải vì bao năm thơ
chúng ta thiếu cái hư ảo nên gần đây một vài nhà thơ có vẻ tiên phong đang tìm
kiếm lối diễn đạt đến mức tối nghĩa, đến bí hiểm như đánh đố người đọc.
Không
ai chống lại sự tìm tòi hình thức mới cho thơ, nhưng nếu không khéo, với cách
viết của một số nhà thơ cách tân chủ nghĩa, hóa ra lại thành bắt chước thứ thơ
tây bí hiểm lập dị. Những nhà thơ Việt Nam tự dịch thơ mình ra tiếng Việt ấy,
vô tình đã góp phần làm nghèo đi sự giàu có của tiếng nói ông cha. Ôi, cái phần
mềm mại, dịu dàng, ngọt ngào, óng ả, rất dung dị nhưng cũng rất lịch lãm hào
hoa của tiếng Việt giờ ở nơi đâu trên trang thơ của những nhà thơ hiện đại
chúng ta? Đâu rồi những Trồng Tràng thành lung lay bóng nguyệt, Long lanh
đáy nước in trời hay Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo…?
Có
thể nói không ngoa rằng, phần nào tiếng Việt trong đời sống và trên sách vở của
chúng ta hôm nay đang có cơ bị xơ cứng. Vì vậy, hơn bao giờ hết, nhiệm vụ của
văn học nói chung, của thơ nói riêng trong việc trả lại vẻ đẹp thuần phác nhưng
rất sang trọng lộng lẫy của cái hồn tiếng Việt, trong chiều sâu văn hiến của nó
là cần thiết và cấp bách.
Con
người tư duy bằng ngôn ngữ. Mà thơ lại là sự kết tinh của ngôn ngữ và tư tưởng
con người. Mỹ học Mác-xít trao vào tay nghệ sĩ nói chung, nhà thơ nói riêng cái
thiên chức cao quý là khả năng tiên cảm mở đường. Nhưng thực tế chúng ta có
được mấy phần trăm cái quyền được ghi trên giấy trắng mực đen ấy. Maiacốpxki,
Bôrít Paxtecnăc đã làm đúng thiên chức của nhà thơ và đã phải trả giá. Trong
quá trình đổi mới của đất nước, người làm thơ hơn bao giờ hết cần phải vươn lên
cái đẹp của lương tri với cả tấm lòng nhân hậu và dũng cảm.
Qua
ba chục năm chiến tranh, thơ phải tự biến thành phương tiện, thành vũ khí đánh
giặc giành độc lập thống nhất Tổ quốc. Cái thành tựu của thơ cách mạng chúng ta
chính là ở ý nghĩa chiến sĩ, ý nghĩa công dân của nó chứ chưa vươn lên được cái
chiều sâu tư tưởng nhân bản lớn lao của con người. Đã đến lúc thơ không còn cần
thiết phải biến thành phương tiện, thành sự minh họa cho từng giai đoạn cụ thể.
Thơ chúng ta muốn có thành tựu ngang tầm thế giới cần phải trở về với tính mục
đích của nó, phải biết tìm ra cái muôn đời trong những việc cần làm ngay.
Thơ chúng ta đang trăn trở đi từ cái đèm đẹp đến cái đẹp, từ sự thờ ơ quay mặt trước nỗi khổ của con người đến với lương tri.
Thơ chúng ta đang trăn trở đi từ cái đèm đẹp đến cái đẹp, từ sự thờ ơ quay mặt trước nỗi khổ của con người đến với lương tri.
Thơ
chính là tuổi thơ của loài người còn sót lại. Nhưng thơ của chúng ta trên sách
báo đa phần nghiêm nghị khô khan quá, già nua cằn cỗi quá trong khi nó chưa kịp
trẻ, kịp thanh xuân. Từ bỏ sự phù phiếm, thơ trước hết vẫn là sự xúc cảm của
tâm hồn, là vẻ đẹp đằm sâu của tiếng Việt. Người làm thơ cần phải tìm thấy
dưỡng khí của mình trong hơi thở ông cha trong ca dao, trong Truyện Kiều
mới mong hiện đại hóa được vòm khí quyển của nền thơ hôm nay.
TP.
HCM., ngày 4/6/1988
TRẦN MẠNH HẢO
No comments:
Post a Comment