“… Trong số những tội
ác này, tội nặng nhất lại không phải là những cấm đoán của kiểm duyệt và những
điều tương tự, không phải là đốt sách. Có một tội ác nặng hơn nhiều - đó là coi
thường sách, không đọc sách. Vì tội ác đó con người trả giá bằng cả cuộc đời
mình; còn nếu một dân tộc mắc phải tội ác đó thì phải trả giá bằng lịch sử của
mình” và: “… tôi không nghi ngờ rằng nếu chúng ta lựa chọn những người cầm
quyền dựa trên cơ sở kinh nghiệm đọc của họ chứ không phải trên cơ sở các
chương trình chính trị, thì trên trái đất sẽ ít đau khổ hơn nhiều” (Diễn từ
Nobel).
Để dân tộc không mắc tội ác đó, cần tạo điều kiện cho văn hóa đọc tồn tại và phát triển. Muốn thế, phải có sách tốt. Phải có vai trò của nhà nước, trực tiếp là ngành xuất bản và thư viện tổ chức nhân bản sách có giá trị đưa đến tay người đọc. Chưa nói đến việc sáng tạo mới, trong “kho” của ta còn nhiều giá trị cần được in, in lại. Nhiều tư liệu Hán Nôm, sách của Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh…. chưa được tiếp cận rộng rãi, hệ thống… Như trước tác của Cao Xuân Dục, nhiều năm hậu duệ của cụ là các ông Cao Xuân Phổ, Cao Xuân Trứ chạy vạy, hợp tác với Phương Nam in năm tập thì dừng, rồi với tôi thêm dăm tập nữa cũng cạn khả năng tài chính... Ở đây có thể kêu gọi xã hội hóa; nhiều cá nhân, tổ chức như chúng tôi sẵn sàng tham gia, nhưng không có nguồn lực, điều kiện. Phải là nhà nước, người giữ tiền thuế của dân, người bỏ hàng nghìn tỉ cho các dự án lãng phí...
Tôi từng nói rằng, cho tôi
01 km đường tôi sẽ làm được nhiều km sách. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, mỗi km
đường cao tốc Việt Nam ngốn 17,2 triệu, có nơi đến 28,2 triệu USD. Mỗi cuốn
sách 1000 trang giá thành cao là 100.000đ, vậy giá mỗi km đường cao tốc bằng
250 km sách xếp gáy đứng kề nhau!
ĐOÀN TỬ HUYẾN
No comments:
Post a Comment