.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, April 26, 2013

TẬP THƠ “TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH” BỊ CẤM CÁCH ĐÂY GẦN 20 NĂM


Tôi viết tập thơ Tâm Sự người lính cách đây đã hơn 40 năm, và Nhà xuất bản Văn học in và bị cấm cách đây cũng đã gần 20 năm (1996).
Tập thơ là tiếng nói của người lính và nhân loại lên án chiến tranh của loài người luôn luôn xảy ra mà không có cách gì ngăn cản được. Suốt 40 năm nay, sau cuộc chiến ở Việt Nam, chiến tranh lại xảy ra khắp mọi nơi trên trái đất: Vùng Vịnh, Apganstan, Chernia, Nam Tư nay lại sắp sửa Nam Bắc Triều Tiên. Đau buồn không thể nói.

Phần I:

CÂY ĂN THỊT (1)
Cây cũng thèm ăn thịt
Huống chi là giống người.
Biết có ai cản được ?
Ngọn cỏ này sinh sôi!
1968

SỐ PHẬN LOÀI NGƯỜI

Đường hành quân chùng gối
Ngày chinh chiến dài lâu
Chết chóc không dừng lại.
Con người níu kéo nhau!

Lô xô nòng súng dữ.
Ở trên thế gian này
Sinh ra bao triết lý,
Giết người không ghê tay!

Có đạo luật nào không?
Cấm loài người chém giết.
Bọn đao phủ đeo gông,
Kẻ ác tàn phải chết.
Đêm nay ai không ngủ?
Nghĩ số phận loài người.
Hận thù đang còn ngự,
Mấy triệu đời chưa thôi!
Trái đất đen một nửa
Bom đạn găm đầy mình
Những đưởng gươm ly loạn
Đang chém nát hành tinh!
1973

THÂN PHẬN LÍNH

Ai nhìn khuôn mặt lính?
Cháy đen màu đồng hun.
Mấy năm trời đã sống
Lặng câm như khoảng rừng.

Sinh viên năm thứ nhất
Sinh viên năm thứ hai
Lớp lớp trong cỏ rác
Dưới đất đen sâu vùi.

Số sư đoàn cơ động
Số sư đoàn chốt cao,
Biến đi cùng năm tháng
Đời trần ai biết đâu?

1972
(1) Rút trong tập thơ Tâm sự người lính – NXB Văn học, Hà Nội tháng 10 / 1996

LOÀI NGƯỜI
I
bao nhiêu triệu năm Tạo Hóa mới sinh ra được chữ Người.
bao nhiêu triệu năm Tạo Hóa mới cho Ta niềm kiêu hãnh của loài vật thong minh bậc nhất.
bao nhiêu triệu năm niềm kiêu hãnh không một loài nào cướp mất
xuyên qua ngàn thế kỷ xa xôi.
Bao nhiêu triệu năm ta mới có được chữ Người
     - dẫn ta tới những tình yêu kỳ lạ
     - dẫn Ta tới cái căm hờn nghiệt ngã
trên hành tinh này nửa trắng, nửa đen.


Ôi!
Ta đã tự hào với những niềm tin.
với những đam mê điên cuồng cỗ vũ.
Tâm sự người lính

với những tình thương rộn ràng ghê sợ
khi Ta đứng trên đỉnh núi muôn loài!

con Người
con Người
lúc đang bé thơ
đã  biết bắt kẻ khác loài về thần phục
đã biết gieo vào triệu năm sự chết
trong hang ngàn niên đại xa xưa.
con Người
con Người
với tiếng cười điển hình trên lớp thú
với tiếng cười biết làm nên tất cả
cuộc sống khác thường trên khắp hành tinh!

II


Ôi!
Ta đã mất lòng tin
Ta biết bắt đầu từ trong loài ta ở
Ta biết bắt đầu từ khi
Ta đứng trong loài Ta,
Ta nhìn rất rõ
sự thật đắng cay


sự thật đảo điên
sự thật ác tàn
ngự trị thế gian
loài vật người, loài vật thú!

sự thật thông minh
sự thật ngu sy man rợ
thế gian đầy những nỗi thương đau!

III

điển hình cho sự điên cuồng cấu xé lẫn nhau
điển hình cho sự thù hằn khủng khiếp

       
là sự thật
hàng tỷ Người bị giết
nguyên do loài vật Người gây ra
mấy ngàn đời
vạn thế kỷ trôi đi
loài Người cô đơn sống trong loạn lạc

loài Người cô đơn ở trong chết chóc
loài Người cô đơn không có đường ra!
loài Người thông minh
loài Người ngu sy!
để bạo chúa nghìn đời ngự trị
để những cuộc sát tàn vô nghĩa lý
như chứng nan y hoành hành mãi trên đời!

IV

trong cái chết thất kinh cũng có tiếng cười
trong cái chết thất kinh cũng có kẻ lấy làm hàng mua bán
trong cái chết thất kinh cũng có kẻ lấy làm mục đích sự sống
nhuộm đồng tiền bằng máu Người rơi!

             
loài Người ngu si
và lũ chù hôi
hàng niên đại đè lên mạng Người cùng khổ
hàng niên đại vạn kẻ lánh đi vì sợ
để ngợi ca cái ác điên cuồng!



bao nhà thơ mất hết lương tâm,
bao bọn báo bồi, văn bồi làm gián điệp
bao tác phẩm nghệ thuật biến thành biệt kích
cuộc đời này đánh đĩ với văn chương!

V

bọn thống trị lấy ác tàn để làm "trí nhân",
bọn xu thời lấy cúi luồn làm nơi thăng tiến
mục đích đời là gì?
                khi ác tàn cần đến,
chúng sẵn sàng bán hết lương tâm!

chỉ lấy một mẩu đời thôi,
có bao nỗi bất công
bao nỗi oán thù khủng khiếp
bao tai họa chùm lên đầu Người
bao oan nghiệt
hành tinh đói nghèo ly loạn đến nghìn sau!

chỉ lấy một mẩu đời thôi
                        có ai tính hết đâu
một phần triệu triệu lần cái ác


con Người
con Người
gớm ghiếc

bao triết gia coi khinh sự chết
bao nhà thơ ca ngợi cái điên cuồng
bao nhà văn bán đứng văn chương
bao chình khách phỉnh phờ
                     ngồi một nơi xui gào cổ vũ...

VI

chưa một nhà thống kê nào tính chính xác

cái ác tàn hôm nay, mai sau và quá khứ.
chưa một nhà nhân đạo nào nói hết
sự thật trắng đen
chưa có kẻ cầm quyền nào tự nhận
mình là lũ ác tàn
chưa có kẻ nào dám ngoảnh lại nhìn
đời mình trong lốt thú!

loài Người vỹ đại làm ra những điều
diệu kỳ trên trái đất

con Người cũng là kẻ bạo tàn bậc nhất
đau thương nghìn đời xưa
đau thương nghìn đời nay
và sau những thế kỷ xa xôi...


VII

không gian, thời gian vĩnh viễn kéo dài

bao tai họa loài Người còn phải chịu

bao đau thương còn đẵng đeo mãi mãi
bao kẻ ác tàn đang sống phởn phơ
bao con Người lương thiện chết bơ vơ
bao nhiêu...
mà chữ Người lại chia đều cho mọi đứa?

biết bao giờ Ta được tin
                  được cầu mong hơn chút nữa?
loài Người xóa đi cái căm ghét thù hằn
loài Người xóa đi cái dai đẵng chiến tranh!
để cho con Người được nhìn trời cao, đất rộng
đem điều thiện trở về cuộc sống

mọi thù hằn, tàn ác sẽ tan đi!
cho trái đất không còn bị cắt chia
cho cuộc đời khồng còn ngu si, ác tàn bịp bợm
để chỉ có
con Người

con Người duy nhất


trên hành tinh này
tan hết màu đêm

ta mong một ngày
ta có lại niềm tin
ta có lại niềm tin

trong loài Ta ở
thì chữ Người
mới trở về với loài Ta đó!

            Cao điểm chốt 280
           Biên giới Việt  - Lào
             Ngày 4 - 6 - 1973           

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH

“Tòng quân lữ thứ tằng kinh chiến,
Thuyết đáo nam chinh các tự sầu”
(Lính già từng trải mùi chinh chiến,
Nghe đánh về Nam hết cả hồn)
 Nguyễn Trung Ngạn – Đỗ Hoàng dịch thơ



khi trái tim con người đã biét yêu thương,
đã biết phân biệt đâu là lẽ phải,
thì lúc đớ người ta phải chịu những gì tưởng như không chịu nổi,
của những thế kỷ chiến tranh bạo tàn trên mặt đất sinh ra!

tuổi thành niên năm tháng trôi đi,
bộ quân phục bạc phai màu nắng cháy,
mọi khổ đau đều bắt nguồn từ nơi ấy,
buổi chiều nhàu trên những dải rừng hoang…

ngày dài lãng quên theo nẻo, lối hành quân,
đêm co quắp với đội hình đánh giặc.
lính truyền cho nhau những tin kín mật,
chung lưng khi gặp quân thù!

đã vào lính rrồi,
người ta ít nói đến ước mơ,
kỷ niệm cũng phai dần theo khói lửa,
cái riêng kia nhiều khi không biết nữa,
mải mê công việc quên người!

thiên nhiên đổi mùa, mưa ngàn nắng nôi,
da dẻ thay màu,
người thay suy nghĩ!
đời lính tập làm quen với đói khổ,
làm quen với cái chết thường ngày.

thời gian trôi đi cũng chẳng ai hay?
Không có khái niệm thì giờ nơi chiến trường hoang dã.
khoảng thời gian vụt trôi qua đó,
nhẩm tính ra cũng mấy vạn năm rồi!

khi trái tim con người đã biết yêu thương,
là khi trái tim con người từng biết khổ đau,
vì những niềm vui,
vì những ký ức ban đầu trổi dậy,
vì những gì quý mến nhất trên đời tàn lụi!

trong cuộc trường chinh khò gặp lại một lần!
Tâm sự người lính

người lính sống nhiều với nỗi gian truân,
với bao nghĩ suy,
với bao dằn vặt!
nỗi đắng cay điên cuồng,
nỗi thâm gan uất ức.
mà cuộc đời không để để cho yên!

không thể đi tìm một sự thật lãng quên,
không thể sống tách mình ra ngoài quân ngũ.
kỷ luật nhà binh vẫn làm khốn khổ,
- lòng tự do khao khát của con người!

người lính đi nhiều và qua trăm nơi.
họ biết được nỗi đau của đời họ đang sống.
họ biết lắm kẻ gào lên
rồi im lặng,
triền miên trong suy nghĩ lao lung.

ai là người tri kỷ của nỗi lòng họ,
có không?
hay chỉ kẻ đứng bên ngoài tán thưởng.


họ muốn tìm ra thực chất cuộc sống,
mà máu tim hồng của họ đang rơi!

bao cái chết của một thời xa xôi,
nay lại trở về trên giường bệnh,
cái chết bình thường cũng làm nên con tính,
để loài người phải suy nghĩ hôm nay!

sống sót qua cuộc chiến tranh này còn lại là ai?
bụi chiến trường trên ngã đường chưa lắng đọng.
người lính ngã mũ ra,
trời cao đất rộng.
tưởng niệm hồn người quá cố năm xưa!
chiến tranh khốc tàn,
kẻ chết,
người lưa!
qua khói lửa bây giờ dừng lại.
nơi bờ tre có bàn tay run rẫy
của mẹ già khóc đón con về!

chiến tranh đã đi qua
chiến tranh là thế kia!
cái chết cũng bình thường như mạng kiến.
nhiều chứng nan y làm cho con người trống rỗng.


phần yêu thương nay đã mất đi rồi!
phút giây trở về
đổi lấy đời trai,
họ mệt mỏi ê chề như năm tháng.

mẹ hiền đón anh,
một người trọng bệnh.
qua vạn năm chưa ai chữa cho lành!

bây giờ anh không muốn tìm về người thân,
bỡi sức lực trong anh đã kiệt.
tuổi yêu đương ngày xưa đánh mất,
trái tim vết chém u bầm!

phía quê nhà không một ánh lửa thắp lên.
bom đạn xáo trộn cày sông bến.
người lính tần ngần như kẻ chưa hồi sinh sự sống,
nhìn tầng mây ngơ ngác giữa trời quê.

chiến tranh,
chiến tranh
là thế kia!

lứa tuổi yêu đương không còn mơ ước.
khi biết kẻ làm ra điều ác,
là khi anh đã ma dại, thân tàn!

nghìn năm qua nhân loại đã căm hờn.
bao cảnh chiến tranh vô nghĩa lý,
nghìn năm nay loài người xâu xé,
nghìn năm sau nhân loại vẫn lên án cuộc những chiến tranh này!

chiến tranh chẳng đem lại cho con người lợi ích nào đâu.
chỉ cái chết đè lên đầu, lên cổ.
bao đói rét dồn về người cùng khổ,
bao bất công phải ôm hận nghìn năm!

chỉ một nhúm người làm giàu trong chiến tranh,
chỉ một nhùm người nuôi sống đời mình
bằng máu đồng loại chảy.
chỉ một nhúm người ấy
xui cả tỷ người chém giết lẫn nhau!

được sống sót trở về trong khoảng vắng cô đơn.
đồng đội chết còn ai bât giờ nữa?
lạ lùng lắm dù đứng nơi xứ sở,
có mẹ già run rẩy đón con xa!

người lính thân tàn như một vật vô tri,
người ta nhìn vào anh lạ lắm
- đấy giá trị của người trai chinh chiến!
đổi lấy gì khi anh trở về đây?

người lính u buồn úp mặt vào hai bàn tay,
vết thương trong lòng máu túa.
giá anh như đồng đội anh không còn nữa,
sẽ yên hơn khi phải sống với thế gian này!

cuộc đời vẫn chưa hết đâu!
vạn người như anh hồn bay lưởng vưởng…
rồi sau này còn ai nhắc đến?
nỗi đau sâu kín của con người.
mà thế kỷ chiến tranh này đã tàn phái!

             
                                     Điểm chốt 176
                             Biên giới Việt – Lào
                                Tháng 9 năm 1973                
                                      
LÍNH GÁI

              *

Tín tri  sinh nam ác
Sinh nữ do đắc giá bỉ lân
(Sinh con gái hơn con trai
Sinh con gái gả chồng gần
Sinh con trai phải vùi thân chiến trường)
 Binh xa hành - Đỗ Phủ - Đỗ Hoàng dịch
            
                 **
Giá nữ dữ chinh phu
Bất như khí lộ bàng
(Con gái gả cho linh
Như đem bó bên đường)
 Tân hôn biệt -  Đỗ Phủ - Đỗ Hoàng dịch



Đường trống trải mai này lạnh thế.
Rét tê người như thể châm kim.
Tần ngần tôi đứng lặng nhìn,
Một đoàn bộ đội chúng mình hành quân.

Đoàn lính gái áo quần còn mới
Lứa lính này đưa tới miền trong.
Họ không hề bị đeo gông,
Mà sao ánh mắt mênh mông nỗi buồn!

Bước gấp lại đầu buôn lạnh vắng,
Nghe chỉ huy sốt sắng truyền lời:
“Rằng quân ta đủ gái trai,
Vào trong giải phóng đất trời tự do!”

Bầy lính gái thẽn thò vì lạnh,
Ai xát lòng muối mặn mà đau!
Hiền hiền những ánh mắt nâu,
Lệ rơi thấm đất nỗi sầu nghìn năm.

Họ chết lặng cắn răng im tiếng,
Con gái miền quê kiểng biết chi:
"Tâm xà khẩu phật từ bi,
Đen như hắc in những khi láng đường!"

Rồi không rõ chán chường hay đói,
Hay đường dài mỏi gối chùn chân?
Từ trong đám lính quân hành
Tiếng khóc xé ruột - thất thanhi tang nhà.


Họ giậm chân, hết la lại thét:
“Vào trong kia nào biết buổi về.
Chao ôi! Da diết nhớ quê!”
Gào than  theo gió bốn bề bão dông!

Gào khản cổ gió đông chẳng thiết,
Gió vô tình mải miết cứ trôi.
Trên đường hàng vạn trăm người,
Dửng dưng như ánh mặt trời cao xa!

Xương trắng phơi nẻo ra tiền tuyến
Mồ gái tơ diều liệng, chồn giay!.
Lớp này rồi lớp khác thay,
Màu cờ lau trắng rợn lay sa trường!

Lời động viên dễ thường miệng mỏi.
Vẫn trơ trơ con gái lính mình
Giữa trời đông câm nín thinh,
Cùng chung bao nỗi nhục hình có cây!

              *

Tim tôi cũng tái ngây vì lạnh,
Cùng đường vào cám cảnh ngày xa.
Đoàn con gái lính đi ra.
Bao giờ về lại quê nhà thưở xưa?

Và cái chết sẽ chờ mọi lối,
Trên con đường dẫn tới miền trong.
Chiến tranh dai dẳng chưa xong.
Còn bao nhiêu chuyện đau lòng xảy ra!

                    21 – 11 – 1973
ĐỖ HOÀNG

No comments:

Post a Comment