Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan không giấu tham vọng
được là người nổi tiếng khi làm luận văn này, chị dẫn lời Nguyễn Quốc Chánh:
“Công việc sáng tác bên lề hay ngoài luồng hiện nay ở Sài Gòn và hải ngoại, nếu
có ai nhìn thấy nó như nó đang là, thì con mắt sắc của lý thuyết sẽ ló ra.”
(trang 11). Và, hình như câu quảng cáo xà phòng cũng gây áp lực cho chị, “đã
trắng còn phải trắng như tide” nên Nhã Thuyên luôn sấn sổ vào những nơi không phải
chỗ của khoa học và văn chương, là chính trị, sấn sổ để sắc sảo cho bằng được. Nhã Thuyên khẳng định một cách áp chế và
trong khi kịch liệt chống đối cái trung tâm / quyền lực/ chính thống để cổ súy
cho cái Khác thì chị lại nói về những cái khác so với cái mà chị chú tâm, coi
là trung tâm mới, một cách miệt thị vừa cay nghiệt vừa giễu nhại: “Nó (Văn học
chính thống) trở nên già cỗi và trở thành lực cản.”Những nội dung như thế có
thể tìm thấy nhan nhản, đặc biệt vô lý khi có hẳn một toan tính của tác giả
nhằm nhồi nhét vào thành ngữ kiêu hãnh của sỹ khí dân tộc là “sỹ phu Bắc Hà”
những tính từ mạt rệp, ươn hèn, lão hóa, đơn trị…Có thể tóm gọn luận văn của
chị vào một mệnh đề, tất cả những cái khác Mở Miệng là vứt đi, chỉ trò chơi/
nghịch thơ, thơ rác, thơ dơ của nhóm Mở Miệng mới là Mới, sẽ là Trung tâm Mới
của nền văn học nước nhà.
Thoạt
tiên chỉ vì tò mò, cũng còn vì tôi muốn tham khảo thêm xem mỹ học của cái Khác
/ cái Tục của phương Tây người ta quan niệm thế nào để nghĩ cho thấu đáo trước
một số tác phẩm gần đây tôi cho là có vấn đề về mặt thẩm mỹ. Nhưng rồi, khi đọc
đến trang 96 Luận văn thạc sỹ Đỗ Thị Thoan – Nhã Thuyên, tôi bị sốc như
có ai động đến mồ mả của nhà mình. Ở đấy, Nhã Thuyên ngợi ca là “một trong
những bài thú vị nhất của tập Khi kẻ thù ta buồn ngủ” (Lý Đợi), bài Mới
khai quật được bản sắc văn hóa Việt Nam. Lý Đợi viết:
Bản
sắc văn hóa Việt Nam
Nó
giống như một cái xác chết thối
Giống
như một cái gối cũ
Như
một vết thương bưng mủ
Được
lôi lên từ vũng bùn
Đầy
mùi xú uế
Bản
sắc văn hóa Việt Nam là một kiến tạo nỗ lực hàng ngàn năm của dân tộc này, lớp
cha trước lớp con sau, một nỗ lực giải trung tâm, để không bị Bắc hóa Tây (Ấn/
Pháp) hóa mà làm nên một nền văn hóa đủ trở thành niềm tự hào cho bất cứ dân
tộc nào. Chỉ có vài chục năm sau Cách mạng Tháng Tám, khái niệm Đông Dương (indocinese) mà người Pháp áp đặt với một hứa hẹn đầy mị dân, lấy Hà
Nội làm thủ phủ của toàn xứ, đã được in trên tiền nhằm vĩnh cửu hóa nó, nhưng
văn hóa Đại Việt đã thau chua rửa mặn, lặng lẽ đưa nó ra khỏi tiềm thức mà như tôi
được biết, không có bất cứ văn bản nào của Nhà nước bảo làm việc ấy. Chỉ một ví
dụ, trong tứ thánh bất tử của Đại Việt, có thánh Tự do yêu đương / hôn nhân
(Tiên Dung Chử Đồng Tử) và Mẫu Liễu Hạnh là hai thánh tuyệt nhiên không có
trong hệ thống thánh thần Hoa Hạ lấy Tam tòng để áp chế phụ nữ vào trung tâm là
đàn ông.
Văn hóa dân tộc vừa là cái nôi vừa là bầu sữa/ nồi cơm
Thạch Sanh nuôi lớn mọi con dân về tâm hồn, tâm linh và vì vậy nó luôn có xu
thế thiêng hóa. Vì vậy, bất cứ ai là
người Việt, khi nghe Lý Đợi nói thế, lại nghe Nhã Thuyên ca ngợi thế, thì đều có
cảm giác bị xúc phạm, với một chuẩn mực nào đó, nó có thể bị xem như nhảy bàn
độc.
Khoa
học và văn chương giống nhau ở chỗ cùng phát hiện cái mới về/ cho (phục vụ) con
người. M. Bakhtin có hẳn một công trình khủng thi pháp tiểu thuyết hình thành
trên cơ sở trình thức carnaval giả trang, Nhã Thuyên có ghi trong danh mục sách
tham khảo nhưng chỉ là để cho ra vẻ, chứ không hề đụng đến nó. Vì đụng đến nó
thì còn gì để nói nữa, về giễu nhại, về trung tâm và bên lề? Có thể biện minh
rằng, không thể đòi hỏi nhiều hơn về hàm lượng khoa học ở một Luận văn Thạc sĩ.
Vâng, nhưng ít nhất nó phải có một gram cũng được, là khoa học, là phát minh
cái gì chứ không phải là cái xe đạp.
Mặt
khác, sau khi đọc xong Luận văn của Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan, tôi không thêm
được gì về mặt nhận thức các phạm trù trung tâm/ bên lề, giễu nhại / nghiêm
trang, quyền lực / phản kháng…Cũng không phải nhờ Lacan hay Foucault chợt trở
nên thời thượng tôi mới biết đến chúng. Mà chính là nhờ Kinh Dịch, nhờ cụ
Lê Quý Đôn cắt nghĩa hữu và vô, (cái hữu có được là nhờ có cái vô, âm sở dĩ là
âm vì đặt bên canh cái dương), nhờ GS Cao Xuân Huy, cái tư duy chủ toàn đặc hữu
phương Đông do ông chỉ ra, nó khác với tư duy chủ biệt phương Tây, coi mình là
chủ còn tất tần tật là khách thể. Cái gốc chủ khách, trung tâm bên lề là từ
phương Tây, chư vị cần điều chỉnh sao đó thì cứ việc; chứ gốc tư duy Đại Việt
của chúng tôi là trong tôi có bạn, trong ta có người:
Ăn
mày là ai ăn mày là ta
Đói
cơm rách áo thì ra ăn mày
Với
chúng tôi, không cái gì là bất biến:
Bao
giờ dân nổi can qua
Con
vua thất thế lại ra quét chùa
Như
thế là, trước cả khi tiếp xúc với Kinh Dịch, với cụ Lê, cụ Cao đã có văn hóa
Đại Việt giúp tôi sống tự do trong rất nhiều ràng buộc mà Montesquieu gọi là khế
ước xã hội. Thằng Mõ, anh Hề (chèo), chú Tễu…Những đánh ghen, hứng dừa, đám
cưới chuột trong tranh dân gian, những phù điêu mô tả phồn thực ngay cửa đình
là nơi chốn tôn nghiêm, những tượng giao cấu trên mặt trống đồng cổ…chính là
những dạng thức giải thiêng. Và đặc biệt các trình thức lễ hội đậm đà dục tính.
Hội Phết ở Hiền Quan (Phú Thọ), Xoan ghẹo (gái) là lễ thức hát cửa đình. Có một
lễ hội giải trung tâm của dân tộc này mà nếu biết, tôi chắc Michen Foucault –
người mà Nhã Thuyên bảo rằng một trong mấy nhà tư tưởng quan trọng nhất của
nhân loại sẽ bớt lời hơn. Do “trung tâm” - ở đây là quyền lực hương xã, biết
rằng nhiều người phải chịu ấm ức do thiết chế hôn nhân ngoại nhập gây ra, mới
tổ chức một lễ hội tắt đèn để giải trung tâm. Sau một ngày cúng tế, đêm làng ra
lệnh tắt hết đèn lửa để cho những kẻ yêu nhau mà không lấy được nhau, có thể
gặp nhau suốt đêm và muốn “nói với nhau cái gì thì nói” hôm sau về nhà anh chồng
(chị vợ) cấm có được phàn nàn, phàn nàn là làng ngả vạ!
Nhân
tiện xin nói ngay, rằng tôi vừa nói tục đấy, nhưng là nói “tục” theo cách của
người mình là không làm người nghe phải ngượng. Ấy là mỹ học về cái tục của dân
tộc này, một mỹ học bất thành văn hay nhiều nhất chỉ có một câu minh triết
(người dại để trôn người khôn xấu hổ) nhưng trở thành khế ước xã hội. Câu ca
dao, được hát theo điệu ru con sau đây lại vừa có mỹ học của cái Tục vừa có mỹ
học của cái Khác:
Hôm
nay bố nó đi cày
Có
sang một cái ban ngày thì sang
Chính
thi pháp độc đáo hiện đang được dán thêm nhãn mới là hậu hiện đại (!) của nữ sĩ
Hồ Xuân Hương là sáng tác trên hệ thống lý luận Mỹ học của cái Tục/ cái Khác:
Vành
ra ba góc da còn thiếu
Khép
lại đôi bên thịt vẫn thừa
Trở
lên, tôi có nói kỹ về văn hóa Đại Viêt, tôi dùng chữ Đại Việt để nói về một
thời kỳ lịch sử dân tộc ta Độc lập và còn chưa hoặc chỉ tiếp nhận văn hóa khác
nó trong tư thế chủ động (hội nhập) chứ chưa / không bị áp chế. Và nó có khoa
học (nguyên lý) của nó, chứ không hề mờ mịt và như ếch ngồi đáy giếng như Nhã
Thuyên, Bùi Chát, Lý Đợi. Một trong những cái bìa tập thơ do nxb Giấy Vụn
photocoppy có vẽ con ếch ngậm miệng, tôi nghe nói vậy, nếu có vậy thì nó “đâm
ra” có nghịch lý ẩn dụ. Nguyên lý của văn hóa ấy là dân chủ (đặt
giải thiêng bên cạnh nơi thờ phụng, bên lề sống hồn nhiên cạnh trung tâm, thơ
trào phúng “nhắc khéo đôi vần” trên báo Nhân dân, Từ điển tra ngược
trên báo Tiền phong, tranh đả kích tranh vui trên trang 16 báo Văn
nghệ …là sinh tồn trên nguyên tắc này) và tự do sáng tạo, tự do
sống bên cạnh những giáo lý mà nó không thể không du nhập do bị cưỡng
chế và cuối cùng, nguyên tắc uyển ngữ nhằm đẩy chân trời sáng
tạo ra đến vô cùng. Nếu như cả nhà nghiên cứu Nhã Thuyên lẫn các tác giả Mở
Miệng cứ nhất thiết gọi sự vật bằng tên của nó, thì nhiều nhất, họ chỉ có thể
biến danh từ thành động từ hoặc ngược lại; còn Hồ Xuân Hương và rất nhiều nhà
thơ khác, họ có thể sáng tạo đời đời và không thể vơi cạn với chỉ một hai sự
vật!
Nhã
Thuyên Đỗ Thị Thoan không giấu tham vọng được là người nổi tiếng khi làm luận
văn này, chị dẫn lời Nguyễn Quốc Chánh: “Công việc sáng tác bên lề hay ngoài
luồng hiện nay ở Sài Gòn và hải ngoại, nếu có ai nhìn thấy nó như nó đang là,
thì con mắt sắc của lý thuyết sẽ ló ra.” (trang 11). Và, hình như câu quảng cáo
xà phòng cũng gây áp lực cho chị, “đã trắng còn phải trắng như tide” nên Nhã
Thuyên luôn sấn sổ vào những nơi không phải chỗ của khoa học và văn chương, là
chính trị, sấn sổ để sắc sảo cho bằng được. Nhã Thuyên khẳng định một cách áp
chế và trong khi kịch liệt chống đối cái trung tâm / quyền lực/ chính thống để
cổ súy cho cái Khác thì chị lại nói về những cái khác so với cái mà chị chú
tâm, coi là trung tâm mới, một cách miệt thị vừa cay nghiệt vừa giễu nhại: “Nó
(Văn học chính thống) trở nên già cỗi và trở thành lực cản.”Những nội dung như
thế có thể tìm thấy nhan nhản, đặc biệt vô lý khi có hẳn một toan tính của tác
giả nhằm nhồi nhét vào thành ngữ kiêu hãnh của sỹ khí dân tộc là “sỹ phu Bắc
Hà” những tính từ mạt rệp, ươn hèn, lão hóa, đơn trị…Có thể tóm gọn luận văn
của chị vào một mệnh đề, tất cả những cái khác Mở Miệng là vứt đi, chỉ trò
chơi/ nghịch thơ, thơ rác, thơ dơ của nhóm Mở Miệng mới là Mới, sẽ là Trung tâm
Mới của nền văn học nước nhà. Như thế là phản dân chủ, phản tiến bộ và do đó,
phản khoa học. Một quan niệm chật chội như thế về dân chủ, về văn học sao có
thể tạo điều kiện để đa dạng phong phú hóa một nền văn học, trong đó giọng điệu
của người này phải khác không những người kia mà lại còn phải khác ngay chính
anh (chị) ta ở tác phẩm trước?
Cũng
do thiên kiến một cách hằn học, hách xằng, Nhã Thuyên xổ toẹt những nỗ lực làm
mới, làm khác của các nhà văn trong Hội Nhà văn. Cụ Nguyễn Tuân mỗi khi không
có gì viết mà muốn viết đều hình dung tờ giấy trắng trước mặt là một pháp trường,
nó hủy diệt con người sáng tạo ở cụ. Đó là cảm giác có thật. Nhiều đồng nghiệp
mà tôi biết có quan niệm giống tôi: “Khi chưa có phát hiện mới về bí mật chung
của con người, thì cách phụng sự văn học tốt nhất là đừng viết gì để trở thành
gấy vụn.” Đó là chưa kể nhiều, rất nhiều tác phẩm có tư tưởng nghệ thuật như
một phản biện xã hội về cơ chế, về những cái duy ý chí, cái ấu trĩ lỗi thời và
các tác phẩm có giá trị như một hồ sơ chống tham nhũng, chống bất công để bảo
vệ Con Người được NXB Nhà nước xuất bản và giới thiệu; có những cuốn còn được
trao Giải thưởng (thi tiểu thuyết) của Hội Nhà văn Việt Nam (Luật đời, Cha
và con của Nguyễn Bắc Sơn; Gió chuyển mùa của Đỗ Thị Hiền Hòa…)
Giải thưởng Nhà nước (Thời xa vắng của Lê Lựu) Giải thưởng Hồ Chí Minh
(Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng)…
Ở trên
tôi có nói về nguyên tắc uyển ngữ trong đời sống ngôn ngữ, nó tuân thủ lệ luật
không làm xấu hổ người khác. Trong đời thường, khi ta khen cô bạn gái có cái áo
đẹp, cô ấy biết ta khen lấy lệ, bèn đùa lại rằng, em thì gỉ gì gi cái gì cũng
đẹp. Thì cả đám bạn đã biết nghĩa của “cái vắng mặt” nhưng không ai bị xấu hổ.
Vì xấu hổ có sứ mệnh quan trọng trong chân kiềng của đạo đức xã hội. Vladimir
Soloviev, một thiên tài Nga (1853 – 1900) xác lập chân kiềng ấy, nó gồm thuộc tính
biết xấu hổ, lẽ phải và niềm tin tôn giáo. Tính biết xấu hổ là một cơ chế tự
nhiên và vô cùng nhậy cảm, là thứ không nên sử dụng thường xuyên, cái gì bị sử dụng
thường xuyên cũng bị cùn mòn, bị trơ ra và một khi cơ chế mang phẩm tính ấy bị
xơ cứng đến độ không còn bị xấu hổ nữa thì vô cùng nguy hiểm trước là cho nó
sau nữa thì cộng đồng phải gánh chịu. Hãy hình dung một người điên lõa lồ đi
giữa phố sẽ gây cho xã hội những tai họa gì, như chúng ta đã biết, mạng sex đã
gây những gì cho tai họa con người, những bà mẹ 9 tuổi, những hành vi loạn luân…
Thực
ra, chẳng đợi đến khi có internet người ta mới nói tục; trong quán bia, trên
giường vợ chồng hay thậm chí giữa những người bạn, người ta vẫn hay văng tục như
một thứ xả stress và nói cho công bằng, không phải nó không tạo ra khoái cảm.
Và thực tế là, khi có internet, có blog cá nhân người ta mới văng ra vô tội vạ,
nó giống như sau một ngày đông cứng trong các bộ trang phục, khi bước vào phòng
tắm, chúng ta trút bỏ tất để hưởng cảm giác thoải mái nhẹ nhõm. Nhưng, một khi
cái tục cái nhảm nhí và thói vô chính phủ bị lạm dụng, nó thành ngay một thứ
bệnh; là bệnh của kẻ yếu mà ra gió, của những kẻ chưa hoàn tất chương trình
giáo dục phổ thông đã thành người tự do vô điều kiện, chẳng hạn Bùi Chát sống
bám vào tiền do Lý Đợi kiếm mà lại dám nói về tự do và dân chủ…Cũng có một thực
tế khác, vì người văng tục luôn tự biết đó là cái “hư”, cái “mất nết” nên
thường là các bạn trẻ sử dụng một cái nickname và tạo nên một sân chơi giữa các
mặt nạ với nhau. Vì biết như thế, những người am hiểu và lịch lãm, luôn chỉ coi
những entry trên mạng là các tiền văn bản; từ điển Wikipedia luôn coi những
giải thích trong nó là văn bản mở và mời gọi các netizen bổ sung, chỉnh lý; như
ở Việt Nam, chúng ta coi là một dư luận, một lời đồn khi thông tin chưa được
kiểm chứng. Bằng vào luận văn đang bàn, tôi biết nhóm (nghịch) thơ Mở Miệng chủ
yếu đăng thơ trên các website tienve, damau…khi xuất bản dưới dạng photocoppy
được gọi là nxb Giấy Vụn chỉ vài chục bản. Như thế, có thể nói, những phản
kháng, những mất vệ sinh môi trường văn hóa của nó còn ở trong phạm vi hẹp, nơi
phần lớn cư dân là các nickname – mặt nạ.
Tôi
lập website cá nhân vào loại sớm, lại làm báo mạng mấy năm, nhưng tuyệt nhiên
không đọc chúng, nhất là không bàn về chúng, tôi cố giữ cho không gian sống
được trong lành, trước hết vì mình, sau nữa là vì vợ con cháu chắt bạn bè. Tôi
nhớ khi phẫn chí vì thi trượt, cụ Tú Xương có cay cú viết: Tế đổi thành Cao
mà chó thế/Tiệp trông ra Kiện ối giời ơi thì cụ Nguyễn Khuyến có mỉm cười
nhắc nhỏ: Rằng hay thì thật là hay/ Đem giời đối chó lão này không ưa. Cụ
Nguyễn, bằng vào chỉ một bài văn sách thi Đình đã cho thấy là một bậc uyên bác
sắc sảo trong tư duy khoa học chính trị. Cụ không thể chưa đọc Lê Quý Đôn, rằng
“trời và các vì tinh tú chỉ do khí tạo thành” nhưng biết rằng phải để giời đấy
làm một mái che an toàn cho đạo đức xã hội. Cần nhắc lại rằng, khi Nietzsche (1844
– 1900) tuyên bố “Thượng đế đã chết” thì đồng thời cái búa của ông cũng đập tan
tành con đê niềm tin của nhân loại, khiến lòng tham và cái ác trong mỗi cá thể
được “tự do” như nước lũ tràn vào đời sống của mỗi cá thể. Không phải ngẫu
nhiên mà Hitler lại coi Nietzsche là bậc tiền bối mặc dầu ông là người chống
chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa quốc gia. Đấy là một cái họa của triết nhân
vậy. Cho nên, tôi đứng về phía cụ Nguyễn Khuyến, cứ để giời, để cái
thiêng lại đấy cho tôi. Có thể mỹ cảm của tôi bị chê là cổ hủ, không hậu hiện
đại, nhưng xin cho tôi cố thủ trong Mỹ học về cái Tục/ cái Khác của dân tộc
tôi.
Còn
nếu chị Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan coi thơ rác thơ dơ của nhóm Mở Miệng là một
thực thể, một đối tượng cần nghiên cứu thì đó là việc của chị, quyền của
chị. Nhưng một khi chị biến nó thành luận văn, để quảng bá nó, truyền bá cho
nó, truyền bá cho nó một cách hằn học và cưỡng chế tôi rồi nhất thiết coi cái
tục cái nhảm nhí của Mở Miệng là trung tâm của văn học tương lai nước nhà thì
chị đã trở thành lực cản cho cái mà tôi coi là mỹ cảm và văn học lành mạnh rồi.
Như thế là chị xúc phạm/ làm mất tự do quan niệm của tôi rồi.
Vâng,
nguyên tắc tối thiểu của tự do là tự do của người này không thu hẹp, không làm
mất tự do của người khác. Nếu ngược lại, lập tức sẽ bị tai vạ, ít nhất là một
cái huých tay trên xe bus; nhiều ra thì bị cả cộng đồng la mắng. Người ta bảo,
tự do, với một số người là bi kịch chính là bởi vậy.
VĂN CHINH
Nguồn:
Báo Văn nghệ
_____________________
MÙA
MÀNG ĐỖ THỊ THOAN
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo
VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ
TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN” “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những
con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé".
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ
8):
- LÊ TUẤN HUY - THẨM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ CỦA ĐỖ THỊ THOAN: TÍNH PHÁP LÝ VÀ SỰ HỢP LÝ
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA):
“KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG
DÙNG” “những nhà văn/nhà
thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà
tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên,
nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI
NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi
ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/
Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
Nóng quá:
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: TỪ MỘT BẢN LUẬN VĂN
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên
thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã
Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày
8/7
Nhã
Thuyên loạn (KỲ 1):
- BÁO THANH TRA: LUẬN VĂN THẠC SĨ “VỊ
TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ…” – KỲ 1: NỔI LOẠN LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG TẠO?
|
_____________________
Tặng cho Văn Chinh một huân chương Hồ Chí Minh, vì sự dũng cảm chân đất xông ra trận tiền ...
ReplyDelete