.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, July 20, 2013

VŨ HẠNH – BÁO VĂN NGHỆ: THẤY GÌ TỪ MỘT LUẬN VĂN SAI LẠC?


Nhưng rồi nhà trường, nhà trường là nơi quy phạm, nhất là trường Sư phạm, cỗ máy cái của giáo dục, nơi đào tạo ra những nhà truyền giảng cho lòng yêu nước, cho khí phách và tinh hoa của dân tộc, cho lý tưởng tốt đẹp về con người và xã hội… bỗng hóa ra nơi bị lợi dụng cung cấp lý do, pháp lý cho một “nghiên cứu khoa học”, được sự hướng dẫn và bảo vệ của cả một nhóm giáo sư, tiến sĩ để cho ra đời một công trình được gọi là khoa học, nhưng thực sự đó là một diễn ngôn chính trị nhuốm màu văn chương.

THẤY GÌ TỪ MỘT LUẬN VĂN SAI LẠC?
(Mấy ý kiến chung quanh luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên - Đỗ Thị Thoan)


Tôi nhớ Lê-nin từng nói: “Đứng ngoài văn hóa tức là đứng ngoài chính trị”. Thời “kinh tế thị trường” này, nhiều người dễ quên văn hóa (tôi gọi đó là một “bi kịch của văn hóa”) mà cũng dễ quên luôn cả chính trị.


Nhưng các thế lực chống đối chúng ta thì không bao giờ quên, bất cứ ở đâu, lúc nào họ cũng đeo đuổi mục tiêu chống phá và lật đổ. Họ lợi dụng tất cả các cơ hội. Khi chưa bạo động bằng vũ lực thì dùng sức mạnh mềm, kích động bằng tư tưởng, văn hóa. Còn nhớ những năm 85 – 90 (thế kỷ XX), khi tình hình kinh tế chúng ta đang cực kỳ khó khăn, lại bị bao vây tứ phía, Liên Xô - Đông Âu đang biến loạn chờ sụp đổ, nhiều kẻ lợi dụng “đổi mới” để báng bổ tất cả, gào lên là “không đội trời chung với cơ chế này”, nhạo báng thần tượng, vu cáo đủ thứ… Nhưng chúng ta đã vượt qua các khó khăn, đi vào đổi mới thực chất, đưa đất nước ta phát triển mọi mặt và có vị thế như chúng ta thấy ngày nay.
Một trong những chiêu trò của họ là triệt để lợi dụng văn hóa, đặc biệt là lợi dụng văn học - nghệ thuật - lĩnh vực tinh diệu nhất của văn hóa, để chống đối. Chỉ những kẻ thong manh về chính trị - văn hóa thì mới không nhìn ta điều ấy.
Sự việc của Luận văn “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng - Từ góc nhìn văn hóa” mà tôi đã đọc qua và đọc tất cả các bài phê phán nó lẫn bênh che nó, cổ vũ nó đã quá rõ ràng. Tôi cũng đã đọc qua, rồi bỏ, không quan tâm những bài thơ - nếu gọi đó là “thơ” - của nhóm Mở Miệng. Báo chí đã gọi rất đúng đó là dòng kênh đen, là thơ đen, thơ rác; mượn màn hậu hiện đại, xóa bỏ các “đại tự sự” (trong đó họ gọi cả con c… cũng là “đại tự sự”!) để nguyền rủa cả chế độ, cả chủ nghĩa Cộng sản, phỉ báng cả lãnh tụ của chúng ta, mà cả nhân loại kính yêu vì cuộc đời chiến đấu trong như ánh sáng của Người! Họ văng tục, dùng những thứ tục tĩu nhất để văng tục vào cuộc đời, vào thể chế. Họ nổi loạn ngôn từ, dùng ngôn từ để nổi loạn. Họ được cả các trang mạng ngoài nước của các cây bút chống Cộng mới nổi khen ngợi, cổ vũ và tài trợ để phổ biến rộng rãi trên Internet. Ở trong nước cũng có một vài người bày tỏ cái nhìn cổ vũ cho sự đổi mới thơ, cho hậu hiện đại theo kiểu “Mở Miệng”.
Những tưởng là sự việc dừng ở đó. Nhưng rồi nhà trường, nhà trường là nơi quy phạm, nhất là trường Sư phạm, cỗ máy cái của giáo dục, nơi đào tạo ra những nhà truyền giảng cho lòng yêu nước, cho khí phách và tinh hoa của dân tộc, cho lý tưởng tốt đẹp về con người và xã hội… bỗng hóa ra nơi bị lợi dụng cung cấp lý do, pháp lý cho một “nghiên cứu khoa học”, được sự hướng dẫn và bảo vệ của cả một nhóm giáo sư, tiến sĩ để cho ra đời một công trình được gọi là khoa học, nhưng thực sự đó là một diễn ngôn chính trị nhuốm màu văn chương.
Một vài giáo sư - thầy của thầy - “chân lẹ tài cao” đổi mới cực đoan, bằng cách phủ nhận tất cả, từ văn học kháng chiến - cách mạng trước, rồi đến sự nghiệp cách mạng là những người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu công trình này đã có những nhận thức lệch lạc. Họ cho nền văn học đó là nền “văn học nước đường”, là nền văn học “phải đạo”, là nền “văn học công chức”, là nền “văn học chỉ huy”, là nền văn học bị “cầm tay chỉ việc”… Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh bị họ cho là không phải “mỹ văn” (belle lettre), không có “chất văn” và đưa ra khỏi sách giáo khoa! (Điều này trái với nhiều lẽ, trước hết là trái với quan niệm hiện đại nhất về văn chương: tất cả những văn bản được diễn đạt bằng ngôn từ một cách có tính nghệ thuật, dù là với mục đích “chức năng” như Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn độc lập… đều là văn chương, đều là “mỹ văn”). Nghĩa là, vì mục đích tối hậu là đả phá nền chính trị hiện hành, họ dám bẻ cong cả các lý thuyết mà họ luôn tôn sùng. Mặt khác, lợi dụng sự đổi mới, mở cửa, hội nhập… họ du nhập đủ thứ lý thuyết trái mùa hay đã tàn lực từ lâu ở phương Tây vào nước ta. Nước ta vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, trải qua nửa thế kỷ chiến tranh tàn khốc, rất khao khát cái bên ngoài, cái quốc tế - nhân loại để bù đắp cho sự thiếu hụt của mình.
Nhưng du nhập thì phải cân nhắc, chọn lọc, xem cái nào có ích cho nhà mình (nhà mình vốn không giống nhà người, ở vào những hoàn cảnh rất khác biệt). Tìm ra cái chung, phổ quát cho toàn nhân loại nhưng cũng phải nhận chân cái đặc thù dân tộc - phương Đông. Lý luận không thể bê nguyên xi về dạy với một thái độ cung kính, vái chào! Trong khi ở bên Tây, Tzvetan Todorov đã viết cuốn “Lali Hérature en péril” (Văn chương lâm nguy) như một tuyên bố sửa sai, kết thúc một thế kỷ tìm tòi lệch hẳn về hình thức mà phế bỏ nội dung của một phần văn học phương Tây. Thế thì có lý do gì để các nhà giảng dạy đi say sưa truyền bá cái lý thuyết đã bị chính chủ nhân sáng chế ra nó từ bỏ. Tình hình như thế đòi hỏi chúng ta phải có một thái độ khoa học và thái độ chính trị rõ ràng khi tiếp nhận lý thuyết và văn hóa phương Tây.
Sự kiện trên đây (sự xuất hiện của  luận văn và loạt bài chuyên luận của Nhã Thuyên - Đỗ Thị Thoan trên các trang mạng, đặt ra trước mắt chúng ta ít nhất ba vấn đề rất cấp bách: 1 - Nghiên cứu sâu sắc, đặng hiểu rõ hiểu kỹ rồi chọn lọc, kế thừa có phê phán những “hạt nhân hợp lý” của  những lý thuyết đó, đặng bổ sung cho những nhược điểm, khắc phục những khuyết điểm của trường phái lý thuyết của ta - tiến hành “đối thoại” Đông - Tây, xây dựng cho nhà trường và xã hội một hệ lý thuyết thuyết phục, vững vàng, không chạy theo “mode”, không chạy theo người, lóa mắt vì quần áo, trang sức. 2 - Củng cố tổ chức các khoa Văn, các Viện nghiên cứu (Viện Văn, Viện Sử…), các trường, các khoa nghệ thuật - văn học (Lý luận - phê bình sáng tác ở Đại học văn hóa - Bộ Văn hóa…), củng cố và không ngừng nâng cao bản lĩnh văn hóa, trình độ văn hóa và bản lĩnh chính trị cho họ… Số tiền mà Nhà nước rót mỗi năm cho các Viện, để nghiên cứu khoa học, các vấn đề như lý luận văn học, như lịch sử văn học - nghệ thuật Việt Nam theo định hướng cần được xử lý hợp lý, đúng tiêu chí và dành cho những vấn đề cốt yếu nhất trong việc xây dựng nền văn hóa. 3 - Kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, kinh tế yếu kém thì rung rinh chế độ, xã hội. Nhưng con người không chỉ sống bằng cơm gạo, vật chất, phải lo cho Con Người, lo đào tạo và giữ gìn Con Người cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là với những nhà khoa học, văn nghệ sĩ.
Đảng ta, theo truyền thống, phải luôn chăm lo tổ chức, chăm lo tư tưởng, chăm lo văn hóa, giáo dục…, nâng cao chất lượng đào tạo, bố trí cán bộ chủ chốt vững vàng, tâm huyết, tài giỏi… chèo lái con thuyền “chở đạo” của chúng ta qua sóng gió. Chống tham nhũng, chống lãng phí đã khó, chống thoái hóa, cơ hội “sọc dưa” trong chính trị và văn hóa còn khó hơn. Đồng thời phải luôn thực hành dân chủ như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn. Dân chủ nhưng không mơ hồ, mất cảnh giác, không để cho ai lợi dụng. Cảnh giác về văn hóa là cảnh giác về chính trị. Chúng ta phải luôn nhớ lời căn dặn của J.Fucik: “Hỡi những con người mà ta hằng yêu thương, hãy cảnh giác!”.
VŨ HẠNH
(Văn nghệ số 29/2013)

Báo Văn Nghệ số 29 ra ngày 20-7-2013 có các nội dung chính sau đây:
- Vấn đề hôm nay: Thấy gì từ một luận văn sai lạc? của Vũ Hạnh.
- Chuyên mục Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII: Bài Sự phát triển của văn hóa của tác giả Nguyễn Đức Hạnh và bài Văn hóa và tinh thần tự tôn dân tộc của tác giả Hải Trung.
- Sáng tác:
+ Truyện ngắn của các tác giả Trần Thanh Cảnh, Trần Thúc Hà và Lê Xuân Koa.
+ Thơ của các tác giả: Vũ Quần Phương, Đinh Thị Như Thúy, Phan Trọng Tảo, Tân Quảng, Lê Hòa, Lê Hoàng Anh, Lê Vĩnh Thái, Lê Kim Hạt, Nguyễn Thiện Đức, Lê Lanh.
- Bút ký, Phóng sự: Đường về nhà của Minh Chuyên. 
- Văn học nước ngoài: THƠ TIẾNG ANH MANG ÂM HƯỞNG CHÂU Á của Nicholas Jose (Úc); VŨ KHÍ ĐỂ CÂN BẰNG của JAY PARINI
- Lý luận phê bình: Đọc Văn chương lâm nguy, góp đôi điều về văn chương đương đại Việt Nam của Lê Hoài Nam, Nghiên cứu thơ "Mở miệng" để làm gì? của Văn Chinh
- Chân dung các nhà văn, nghệ sỹ: Lâm Tiến - Người cầm cờ của tác giả Hoàng Quảng Uyên.
CON NGỰA HOANG KÝ ỨC VÀ NHỮNG HÒN CUỘI ÁM ẢNH DÀY VÒ của Sương Nguyệt Minh
- Cùng sự tham gia của các tác giả: Thanh Thảo, Dương Xuân, Huỳnh Thạch Thảo, Phạm Đình Ân, Anh Chi, Đức Hậu, trong các chuyên mục khác.
Văn Nghệ

3 comments:

  1. Vũ Hạnh thấy gì thì đó là việc của Hạnh. Với mình, mình thấy một bầy các bác, các chú, các anh đang quây vào oánh hội đồng một sắp nhỏ chỉ đáng tuổi cháu, tuổi con, tuổi em mình, Theo mình, đó là trò hèn hạ và đốn mạt!

    ReplyDelete
  2. Bỏ nghiệp văn nô đi Vũ Hạnh ơi!. Lúc này có cố lắm anh cũng chỉ bằng cái ca-pốt rách mà thôi.

    ReplyDelete
  3. " Vũ Hạnh là tay sai của Thiệu Kỳ" chắc Vũ Hạnh quên mất sau giải phóng đẫ được Cách mạng gán cho danh hiệu ấy. Người viết những dòng này đã rất thương Vũ Hạnh lúc đó. Sao bây giờ VH lại muốn lập công mà đi hại người, mà đây lại là một Nhà văn có phong cách và trình độ tốt. Vũ Hạnh hãy mở to mắt ra nhìn: NHã Thuyên sẽ trở thành một Nhà văn lớn, mang lại nhiều tốt đẹp cho văn học VN.
    Minh Đoàn

    ReplyDelete