.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, August 1, 2013

(KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN – SỬ BẤT… YÊN”


(VC +) Đây là kỳ cuối đăng trên báo Văn nghệ TP HCM (sau khi đã đi được 4 kỳ liên tiếp), nhưng phút chót đã phải bóc bài do có 1 cú điện thoại từ trển xuống. Và sự việc đã lên đến cao trào khi một liên quân đã nhóm họp và liên tiếp những cú ra đòn từ các báo lớn, khiến cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn như lúc ban đầu.
VC + sẽ bàn sâu hơn về cú điện thoại không đúng lúc này… mà vụ việc dường như đã rơi vào vô tăm tích khi đăng ròng rã cả tháng trên Văn nghệ TPHCM mà chẳng ma nào quan tâm. Một dự cảm không hay cho Nhã Thuyên, suốt thời gian đó VC+ đã không điểm bài.
Có mùi nội bộ đấu đá nhau, và tranh thủ tối đa Nguyễn Văn Lưu cũng đầy ma quái khi tập trung vào “Vấn đề ở Khoa Văn ĐH Sư phạm Hà Nội”.
Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé.
“Tôi không bao giờ hiểu được, một đất nước mà mọi người bình thường có thể yêu thơ ca, nhưng các nhà thơ lại gây sợ hãi???”, và với tư/nhân cách một người thơ, có lẽ chẳng bao giờ Nhã Thuyên có thể lý giải được. Hãy để thời gian sẽ lên tiếng…Trân trọng giới thiệu với bạn đọc kỳ cuối (hụt) trên báo Văn nghệ TPHCM của Chu Giang Nguyễn Văn Lưu. (Văn chương +)
Báo chí và vụ Nhã Thuyên
VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐHSP HÀ NỘI : VĂN - SỬ BẤT... YÊN
(Xem VNTP HCM từ số256)
Luận văn của Nhã Thuyên không phải là sự ngẫu nhiên. Đó là hậu quả của quan điểm đổi mới văn học và xã hội rất sai lầm của những người tự phong mình là "Tiên phong đổi mới". Qua Hồi ký của Mạnh tiên sinh, qua Thư của cố nhà văn Nguyễn Khải thì quí vị "Tiên phong đổi mới" muốn mượn văn học làm ngọn cờ để thay đổi thể chế: Thánh Gióng ngày xưa đánh giặc xong thì bay lên Trời. Bây giờ các ông đánh giặc xong lẽ ra cũng phải biến đi để người khác quản lí đất nước" (Dẫn lại theo Luận chiến văn chương Q.2 trang 18. Nxb Văn học. 2012). Đổi mới theo kiểu "cốc mò cò xơi" thế là khôn lắm. Xin dẫn đoạn thư sau:
"Tôi không thích một lần nữa Hội nhà văn và lãnh vực văn nghệ lại trở thành một trận địa quyết chiến của mấy ông tranh bá đồ vương. Tôi không nói vu đâu, cái sự chửi bới, bôi nhọ, vu khống tất cả những ai dám nói ngược, viết ngược, đe doạ ra mặt hoặc bắn tin đe doạ bất cứ ai tỏ vẻ lạnh nhạt, hoài nghi, cái sự tàn ác tận diệt, gây ra một không khí căng thẳng hung bạo ấy sặc mùi chính trị. Cứ bảo văn nghệ và chính trị phải chia ra, không được nhập làm một, chúng ta chỉ làm có văn nghệ thôi, nói thế tức là chính trị lắm đấy, chính trị từ gót chân đến đỉnh đầu, vì những người hò hét xua đuổi chính trị ra khỏi văn nghệ lại rất thích quyền lực, nói ra miệng chứ không phải nghĩ thầm, mà quyền lực là mục tiêu cao nhất của chính trị rồi..." (trích thư đề ngày 1-9-1988 gửi Ban chấp hành Hội Nhà văn). Đang là Phó tổng thư ký Hội nhà văn nhưng thấy không khí đổi mới như vậy, Nguyễn Khải đã để lại Thư rồi trở về Tp HCM với cây bút và bàn viết trong căn nhà quen thuộc của ông. Tôi quí trọng Nguyễn Khải ở sự thành thật ấy.
Luận văn này cho thấy căn bệnh của ngành giáo dục nói chung và giáo dục Đại học, trên Đại học... đã nhập lí rồi. Bệnh đã nhập lí, cháo hành tía tô, xông hơi đấm bóp thì không được. Học trò sai, thầy sửa cho được. Thày sai, mà lại Thầy ở bậc cao nhất, thì sửa sao đây? Tôi nghĩ vẫn chữa được. Toàn ngành giáo dục, toàn xã hội, các cơ quan Nhà nước xúm tay vào, thống nhất lại quan điểm, đồng tâm nhất trí, thì sửa được.
Cần bình tĩnh nhưng kiên quyết. Nếu lấy sự nghiệp chung, lấy việc nước, lấy tương lai của dân tộc, của con em làm mục đích chung thì đoàn kết thống nhất được. Tôi rất tâm đắc với phát biểu của Giáo sư Phong Lê tại Hội nghị LLPB lần thứ 3 ở Tam Đảo vừa qua: Ở Việt Nam Nguyễn Trãi Nguyễn Du Hồ Chí Minh là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm là không thể giải thiêng được.
Tôi nghĩ, bảo vệ tư tưởng HCM, thực hiện được tư tưởng HCM thì đoàn kết được cả dân tộc, cả giới văn nghệ... Nếu cùng hành động vì dân giầu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh thì việc gì phải chia ra bảo thủ và đổi mới. Thì ở trung tâm hay ngoài lề, từ Thủ đô đến biên giới, hải đảo... ai ai cũng làm được. Tuỳ sức tuỳ tài, cùng nhau hành động, chẳng vui vẻ hơn ư!
Nhưng nguyên tắc, phải bảo vệ. Những tư tưởng như trong Luận văn của Nhã Thuyên dứt khoát phải loại ra khỏi bục giảng của nhà trường. Không thể chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm rồi đâu lại vào đấy.
Nếu những kiến nghị của Lê Tuấn Anh[1] và nhiều người khác về chất lượng học thuật, quan điểm học thuật trong công trình của Đăng Mạnh tiên sinh, của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình (Quan niệm nghệ thuật về con người...) được xử lý đúng mức kịp thời ngay từ năm 1995-1996 thì làm gì còn có Luận văn như của  Nhã Thuyên hôm nay.
Đó là sự rất quan liêu của các cơ quan hữu quan. Đó là hậu quả của bệnh dĩ hoà vi quí. Chớ nghĩ rằng ngươi không đụng đến ta thì ta không đụng đến ngươi. Nó đụng đến cái Tất cả mà xong thì anh phải theo nó hoặc nó sẽ cho anh biết thế nào là lễ độ, nhé!
Không chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục và văn nghệ. Trong khoa học lịch sử cũng có vấn đề. Mới mở cửa thị trường mấy năm mà các giáo sư đầu ngành ở đây đã chao đảo, bấn loạn. Giáo sư Phan Huy Lê muốn chiêu tuyết cho Vương triều Nguyễn, khoả lấp cái tội đầu hàng, bán nước, làm tay sai cho kẻ thù dân tộc, từ Tự Đức về sau. Giáo sư Đinh Xuân Lâm - Thầy học của tôi trong mấy buổi giảng dạy ở Trường Tuyên giáo Trung ương năm 1970 - lại chiêu tuyết cho Phạm Quỳnh, bảo rằng Hồ Chủ tịch có nói: "Cụ Phạm là người của lịch sử sẽ được lịch sử đánh giá lại..." Hai năm nay Giáo sư không trả lời được Tạp chí Hồn Việt về xuất xứ của câu nói. Vì tên tuổi của Giáo sư mà người ta cứ truyền nhau câu nói đó. Lại cũng hài nước nữa. Chính trong những bài giảng năm 1970, Giáo sư phê phán Phạm Quỳnh rất mạnh. Chính câu "Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc... là câu Giáo sư nhấn mạnh, tôi ấn tượng đến bây giờ. Xem cuốn "Phạm Quỳnh..."  của Khúc Hà Linh (Nxb Thanh Niên. 2010) thì hoá ra câu ấy là nghe người này nói nghe người kia nói.... Sử liệu mà như thế thì đảo điên là phải.
Giáo sư Văn Tạo cũng chiêu tuyết khá vụng về: Phạm Quỳnh với danh nghĩa "văn phòng" thì tránh sao khỏi phải thực thi mệnh lệnh của triều đình. Còn xét về hành động Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đầy các nhà yêu nước..." (Sách đd trên. Trang 153). Thế thì Giáo sư đã rất kém người Pháp ở môn cờ tướng: Xe có việc của xe. Tốt có việc của tốt. Dại gì mà bắt xe làm việc của tốt. Tôi lại rất bất ngờ khi Giáo sư Nguyễn Đình Chú viết: Phạm Quỳnh là người mở đầu cho văn hoá Việt hiện đại... (Sách trên trang 121). Xin Giáo sư phân kỳ cho, văn hoá Việt hiện đại bất đầu từ năm nào? Yêu sách  gửi tới Hội nghị Véc- xai năm 1919 và Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1921) của Nguyễn Ái Quốc có phải là Văn hoá Việt không? Có lẽ Giáo sư cho đó không phải là văn hoá Việt do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp chăng? Nếu đất nước không độc lập tự do thì Giáo sư hội nhập với thế giới nào ngoài các chef Tây, các me Tây bà đầm? À có đấy. Có cái Triển lãm thuộc địa ở Macxây năm 1922. Đích thân Hoàng đế An Nam cùng các ngài Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh... sang dự. Năm đó Giáo sư còn nhỏ nên không được tháp tùng. Nếu không thì đã biết mùi rượu của người Tây sao nó thơm thế, hơn cả nước hoa, An Nam mình làm sao có được! (Ấy là nước nhúng tay trước khi vào ăn tiệc, Hoàng đế mới ngồi vào, tưởng ngự thiện uống luôn. Làm cho các quan Tây hôm đó phải uống theo cho lịch sự. Uống rồi nó chửi cho cái đồ Hoàng đế An Nam sao mà ngu thế. Chi tiết này Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã kể trong lớp học của tôi hồi ấy!)
Thượng Chi Tiên sinh rất nổi danh về đường Tây học lại thông thạo Hán học, chắc ở nơi suối vàng Tiên sinh bực mình với lớp hậu sinh này lắm. Được thời, nó đánh mình tơi tả. Được thời nữa, nó lại bốc mình lên tận mây xanh. Sao chẳng nhớ câu "Danh dự quá sự thật người quân tử lấy làm xấu hổ" (Mạnh Tử). Sao chẳng nhớ hai chữ TRUNG CHÍNH là cái ĐẠO của người sĩ quân tử!  Buồn thay! Buồn thay!

Cứ theo phép công minh lịch sử - công bằng xã hội của Văn Tạo Tiên sinh, tôi trộm nghĩ thế này: Cụ Phạm Thượng Chi có công rất lớn với đất nước là đã sinh thành, dưỡng dục, kén chọn được những người con tài danh, thực sự trung với nước, hiếu với mẹ cha như như Giáo sư Phạm Khuê, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Giáo sư Đặng Vũ Hỷ (con rể). Trong các ca khúc ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam, ai bằng được nhạc sĩ Phạm Tuyên. Chỉ riêng bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" đã được thưởng Huân chương lao động...  nhưng cái cách yêu nước của Cụ lại làm hại cho dân cho nước nhiều lắm. Còn văn hoá của cụ là được đào tạo, là nằm trong mưu lược của thực dân Pháp. Năm 1917, Pháp đưa cụ Phạm ra làm báo Nam Phong. Năm 1919, bỏ thi chữ Hán, để cho "Ông Nghè ông cống cũng năm co/ chi bằng đi học làm thầy phán/ Tối rượu sâm banh sáng sữa bò (Tú Xương). Người Pháp muốn Pháp hoá văn hoá Việt, muốn người Việt Nam tóc đen, da vàng, mũi tẹt nhưng có văn hoá, có tâm hồn và tính cách Gô-loa. Phạm Tiên sinh là người tiên phong trong công cuộc đó. Nhưng vì sao không được. Quí vị nên thỉnh đến Đào Duy Anh tiên sinh, không nhiều, chỉ qua hồi ký Suy nghĩ chiều hôm cũng đủ hiểu được phần căn bản.

Sự xâm lăng về văn hoá - mà nhà văn Vũ Hạnh đã nói lên ở Hội nghị LLPB lần thứ II tại Đồ Sơn - 2006, ngày càng rõ rệt. Không chỉ bên ngoài mà còn có tay trong. Nó đã và đang len lách vào các vị trí quan trọng của nền văn hoá - văn nghệ- giáo dục, nơi chi phối đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của toàn xã hội: Trường học, báo chí - xuất bản, các ngành vui chơi giải trí v.v.... mà Luận văn của Nhã Thuyên có thể là một động thái thử phản ứng. Hướng dẫn và bảo vệ năm 2010, xã hội không biết. Năm 2012 đưa vào tiểu luận Những tiếng nói ngầm tung lên mạng phi chính thống, một số người biết. Đến 2013, đưa lên bục giảng Đại học. Nếu sinh viên không phản ứng mạnh mẽ, sự việc đã không vỡ ra. Tôi phàn nàn về sự quan liêu của Đảng uỷ nhà trường nhưng mừng, tin tưởng các em sinh viên đã có nhận thức đúng và hành động dũng cảm, kịp thời. Cần khuyến khích, chăm sóc, bồi dưỡng những sinh viên như thế.
Xin nêu lên hai bài học nhỡn tiền: "Bài học sụp đổ của Liên Xô có rất nhiều nhưng theo hồi ký của Ligatrôp thì thấy rõ Đảng Cộng sản Liên Xô đã mất quyền lãnh đạo vì đã để cho "quyền lực thứ tư" thao túng và kiềm chế, nó đã trở nên một thứ bạo lực chính trị số đông mà nó điều khiển được và bạo lực này đã "đánh vào lòng người" "không đánh mà thắng" (bất chiến tự nhiên thành). (Phê bình và tranh luận văn học Mai Quốc Liên. Nxb Văn học. 1998. Trang 10)
Năm 2004, đi dự Hội thảo văn học ở Rumani  - cùng chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh và các anh chị Lê Thành Nghị, Phạm Viết Đào, Vĩnh Quang Lê, Lê Thị Kim), nhân đi qua ngôi nhà là nơi làm việc của Cheo-chet-xcu, Phạm Viết Đào cho biết: Chỉ một cuộc biểu tình nhỏ bên ngoài hàng rào. Cheo-chet-xcu thiếu bản lĩnh lên trực thăng đi về khu nghỉ mát, phe đối lập khép vào tội chạy trốn phản bội tổ quốc. Bị bắn ngay sau đó. Chỉ xin được chôn cùng với vợ. Thảm thương thế. Không phải vì Liên Xô sụp đổ mà Rumani sụp đổ theo. Mà là các chủ nợ của Thế giới tự do quyết không cho trả nợ, bắt phải làm con nợ để họ sai sử. không nghe, họ lật đổ. Cũng là bài học: Bắt dân thắt lưng buộc bụng để trả nợ nước ngoài. Nước nhỏ dân ít và nghèo lại xây cái Nhà Quốc hội hoành tráng khủng khiếp, cho con gái làm kiến trúc sư thiết kế. Dân họ oán. Thế là tự chuốc lấy thù trong giặc ngoài. Bản lĩnh, bình tĩnh mà làm, đâu đến nỗi. Dục tốc bất đạt là thế. Tham vặt, tham bát bỏ mâm là thế. Thiếu thốn nỗi gì mà phải giành cho con cái Hợp đồng thiết kế. Để rồi chỉ xin được chôn chung với vợ. Con cái thất tán!
Nên cứ mỗi lần nghe nói Ghi nét Việt Nam ghi nhận: chỗ này nhất Đông Nam Á, chỗ kia nhất Đông Nam Á mà lo cho con cháu. Hoa Kỳ họ không vô địch Worl cup còn mấy anh vô địch Worl như Hy Lạp, mới thật thảm hại. Trông người lại ngẫm đến mình, mà lo.
Sai lầm ở Khoa văn ĐHSP Hà Nội là có hệ thống, từ Nguyễn Đăng Mạnh đến Nguyễn Thị Bình và bây giờ là Nhã Thuyên.
Nguyên nhân sai lầm đó, là dao động, hữu khuynh, mất phương hướng. Họ nghĩ rằng Liên Xô Đông Âu sụp đổ tức là Mác-Lênin, là CNXH sụp đổ. Khi mở cửa thị trường, chấp nhận đầu tư của tư bản nước ngoài cũng như sự xuất hiện của tư bản trong nước - gọi cho đẹp đẽ là các nhà đầu tư - thì họ nghĩ chế độ này nhất định sụp đổ. Trong Hồi ký, Nguyễn Đăng Mạnh nhắc lại lời Nguyên Ngọc: Chế độ này thể nào cũng sụp đổ. Nhưng không   biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào.
Một vị Giáo sư nói: Giữ giáo dục đi đôi với giữ chế độ và giữ nước, mất giáo dục, mất văn hoá thì chúng ta còn gì? là xác đáng lắm!
Dù trải qua muôn vàn hi sinh gian khổ, cuối cùng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã thắng lợi. Đất nước độc lập thống nhất là nền tảng cho thời kỳ tiếp theo: xây dựng đất nước. Mọi việc làm góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đều phải ghi nhận, trân trọng. Văn học thời đó cần phải tuyên tuyền cổ động, là rất đúng. Tố Hữu đã viết: Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương. Thời nào việc ấy. Đó là qui luật.
Đất nước hoà bình, văn học phải chuyển sang nhiệm vụ mới. Có điều kiện rộng rãi hơn để người nghệ sĩ sáng tạo. Thì hãy tìm cách mà viết cho hay hơn. Sao lại cứ hò hét về mâu thuẫn thế hệ, bàn giao thế hệ, đổi gác thay phiên... Sao lại cứ phải chê bai bỉ báng văn học cách mạng và kháng chiến là tuyên truyền minh hoạ, mĩ học đồng phục, không có mấy giá trị mới là đổi mới. Không làm hay hơn đời trước lại cứ đòi có giá trị hơn đời trước. Nghĩ thật nực cười.
Vấn đề giáo dục nói chung và Đại học nói riêng, phải bàn rộng rãi hơn, thấu đáo hơn. Về sử học cũng phải trao đổi cho rõ ràng. Về văn học, càng phải tình tĩnh, thân ái, thẳng thắn trao đổi, thuyết phục mà không áp đặt.
Vùng đất chúng tôi có hai người anh hùng làm rạng rỡ cho quê hương đất nước là Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và Lê Lợi. Nhưng cũng có hai người làm ô nhục cho quê hương đất nước là Lê Ngoạ Triều và Lê Chiêu Thống.
Ông cha như thế, con cháu như thế, buồn xiết bao.
Đời trước không lo cho đời sau thì như thế.
Đời sau quên đời trước thì như thế. Huống chi chống lại.
Làm sao để không phải như thế, có gì khó hiểu. Nghĩ càng thương Bác, Bác đã nhìn thấy trước, đã viết trong Di chúc: Đào tạo các thế hệ cách mạng cho đời sau... Dạy văn học văn làm văn ai chẳng biết câu Miếng cao lương phong lưu như lợm/ Mùi hoắc lê thanh đạm mà nogn. (Ôn Như hầu)
Nhóm Mở Miệng
Muốn gì được nấy. Quyền con người mà. Cát bụi cùng một thể nhưng mùi vị có chỗ khác nhau.
Chúng tôi kính trọng Trường ĐHSP Hà Nội với truyền thống tốt đẹp mà vị Hiệu trưởng đầu tiên là cố giáo sư Đặng Thai Mai. Và bao nhiêu thế hệ thầy giáo cô giáo đều là những nhân tài của đất nước đã đào tạo biết bao thế hệ giáo viên, gây dựng nên nền giáo dục Việt Nam. Các thầy các bậc đàn anh của tôi như GS Hà Minh Đức, cố GS Phan Cự Đệ, nhà thơ Nguyễn Bao... là sinh viên khoá đầu của Trường.
Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan tuy chỉ ở trong Tổ văn học Việt Nam hiện đại, nhưng cái dây mơ dễ má trên dưới trong ngoài thì không đơn giản. Cho nên chúng tôi không dám biết mà không nói. Mong quí Thầy Cô và bạn đọc hiểu cho. Xin trân trọng cảm ơn!
CHU GIANG NGUYỄN VĂN LƯU

BÌA BÁO VĂN NGHỆ TPHCM  4 KỲ  LIÊN TIẾP CỦA NGUYỄN VĂN LƯU (từ số 256 - 259)



MÙA MÀNG MỞ MIỆNG
______________
Ngày 8/8:
Nhã Thuyên hệ (KỲ 12):
______________
Ngày 7/8:
Nhã Thuyên chim (KỲ 11):
______________
Ngày 6/8:
Nhã Thuyên động (KỲ 10):
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):


_____________________




6 comments:

  1. Đinh Tế Huynh cà cộMarch 30, 2014 at 12:01 PM

    Đinh Tế Huynh cà cộMarch 30, 2014 at 4:04 AM
    Thằng Đông La hênh hếch mắt lồn đâu rồi? Mả mẹ mày, đảng CSVN nuôi mày còn tốn kém hơn cả nhà giàu nuôi chó Tây, chó Nhật, thế mà mày cứ ăn no ngủ kỹ mãi thế à? Thằng Ngô Văn Giá nó vừa có bài bênh con Nhã Thuyên chằm chặp, thế mà mày cứ tự khóa mõm mãi là cớ làm sao? Cánh Tuyên giáo chúng tao bằng cấp giả cầy, chính tả không thạo thì thôi đành run như chó ném xuống ao, còn mày không dưới 1.000 lần khoe là nhà văn với chả nhà nghiên cứu hóa học, thế mà sao mày câm như ngậm cặc trong mồm thế, con Đa Lông lồn ơi. Hãy sủa vang lên nào, bản chất của mày là thế cơ mà? Cứ cắn vung cắn vãi lên đi, chả đớp trúng dái thì cũng trúng đít bọn nó, nghe không Đa Lông Hùng?...

    ReplyDelete