.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Sunday, August 4, 2013

NHÃ THUYÊN LÊN TIẾNG: “CẤM KỴ” LÀ MỘT TỪ NGỮ VỪA CỔ XƯA VỪA TẠM BỢ


Trong thơ ca, “cấm kỵ” là một từ ngữ vừa cổ xưa vừa tạm bợ. Nếu tôi hình dung cấm kỵ không phải như một cái ngoài ta, mà nằm sẵn trong ta, thì hẳn nhiên, tôi cũng không cần nương dựa vào từ “cấm kỵ” để tán dương sự can đảm hay để miệt thị thói yếu hèn. Nhưng khi thừa nhận những cấm kỵ giả định đang lừng lững trong đời sống và ngôn ngữ của chúng ta, tôi lại thấy ở đó tiềm năng của va chạm và thay đổi. Bởi lẽ, bất cứ khi nào chạm đến những cấm kỵ thì câu hỏi về sự tự do lại được đặt ra. Có giới hạn nào cho sự tự do này không?
Nhã Thuyên
HẦM BÀ LẦN
Tôi giả sử rằng, “lựa chọn” là một từ chủ động nhất trong đời sống ngôn ngữ của một con người tự do. Nhưng cả quyền lựa chọn cũng là một sự tự do có ngoại trừ, để nhớ một ý tưởng tôi mượn tạm đâu đó, không biết có liên quan tới Camus: người ta không thoát khỏi sự lựa chọn.
Một lời nói ra bao giờ cũng chứa một nguy cơ với người nói: nguy cơ của việc lời nói được nói ra. Tôi đã lựa chọn sự im lặng hoặc tự cho mình nhã hứng mở lời. Nếu cần viện đến một lý do, thì lúc này, đó là để góp thêm vào việc bày tỏ và thực hành lý tưởng huyên thuyên nhã nhặn của mình.
Trong trận mưa gió ngôn từ làm tốn giấy, tốn mực (in và trời), tốn đất đai báo chí và internet suốt mấy tháng nay, rút cục tôi đã không thể ứng dụng được cách ứng xử của nhà thơ Lê Đạt: người ta đang nói về một Nhã Thuyên nào đó, hẳn không phải tôi. Một người dẫu hết sức muốn tránh ảo tưởng về bản thân, cũng có thể thấy mình quan trọng quá. “Khôn đâu đến trẻ”, tôi hiểu câu tục ngữ của người Việt ta theo nghĩa nhất định người trẻ thì không nên khôn ngoan. Tôi thì nhất định tin rằng tôi còn trẻ.
Lựa chọn viết về Mở Miệng, với tôi, đơn giản nghĩa là tôi đã không chọn viết về Trần Dần, Lê Đạt hay Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng hay Nguyễn Du Nguyễn Trãi hay Ca Dao. Hẳn nhiên, tôi hiểu rằng, người ta có thể an toàn khi nương dựa và trông đợi vào những điều đang được bảo lãnh, nhưng người ta cũng có thể bình yên khi không tìm cách để được bảo lãnh.
Một hiện tượng thơ là một hiện tượng thơ, bất kể mọi nỗ lực Photoshop nó thì dấu vết của thơ ca vẫn còn đó: bằng những bài thơ đã được viết, những cuốn sách đã ra đời, bằng những con người đang sống hay đã chết vẫn còn đang biết nói năng.
Trong thơ ca, “cấm kỵ” là một từ ngữ vừa cổ xưa vừa tạm bợ. Nếu tôi hình dung cấm kỵ không phải như một cái ngoài ta, mà nằm sẵn trong ta, thì hẳn nhiên, tôi cũng không cần nương dựa vào từ “cấm kỵ” để tán dương sự can đảm hay để miệt thị thói yếu hèn. Nhưng khi thừa nhận những cấm kỵ giả định đang lừng lững trong đời sống và ngôn ngữ của chúng ta, tôi lại thấy ở đó tiềm năng của va chạm và thay đổi. Bởi lẽ, bất cứ khi nào chạm đến những cấm kỵ thì câu hỏi về sự tự do lại được đặt ra. Có giới hạn nào cho sự tự do này không?
Tôi chưa bao giờ có cảm giác ông Midas có đôi tai lừa là một ông vua đáng bỉ vì không dám “nói ra sự thật”. Tôi chỉ thấy một ông lão cô đơn. Cô đơn trong nỗi bất an về đôi tai bất thường của mình. Đòn trừng phạt mà Apollo giáng xuống ông vua tội nghiệp rút cục là vì… xung đột quan điểm thẩm mỹ.
Tôi không nói về nỗi thất vọng, niềm hi vọng, sự cảm kích, thói lãnh đạm, nỗi bất bình, thói cầu an… hay sử dụng các từ ngữ giàu khả năng bày tỏ thái độ xung quanh sự việc này. Nhưng tôi hẳn phải thẳng thắn về thái độ của mình: nếu nhất định người ta phải nói chuyện với nhau trên sự “nhân danh”, nhất là nhân danh những thứ lớn lao như lý tưởng, khoa học, lịch sử, tôi xin được im lặng. Tôi lựa chọn một trạng thái sống không nhân danh gì cả ngoài sự phô bày: ở đó, cái riêng tư, cái nhỏ bé, cái khoái cảm có câu chuyện của riêng nó. Trong sự tìm kiếm những khoái cảm, tôi tin sẽ chảy ra những dòng đậm vị của suy tư và yêu thương, và hẳn cũng sẽ có một chút khe hẹp dành cho những người ham muốn gắn kết và trao đổi.
Và đây có thể là cách ứng xử tôi đã học được từ thơ ca: tôi chưa bao giờ thấy thơ ca muốn là một thứ vũ khí, dù để được bọc vàng trong tay kẻ mạnh hay nằm đợi thời trong tay kẻ yếu. Để lựa chọn không trở thành vũ khí, để không nhận cái vinh hạnh khổ nạn của một vật tế, thơ ca, thường lựa chọn bảo vệ thứ mà nhiều người không tiếc cho đi: sự cô độc tự nó. Thậm chí, thơ, như tôi hiểu, sẵn sàng nhận về mình sự tổn thương, sự không được chia sẻ, không tìm cách che chắn hay gồng mình tự vệ.
Sự cô độc đó có thể gây ra ít nhất một chút quan hoài thiết thân của mỗi người, và có thể trở thành một mối quan tâm chung của cộng đồng, biết đâu.
Lúc tôi viết về thơ Mở Miệng, đó đang là chuyện đang-diễn-ra. Lúc tôi viết xong phần viết của mình, có thể thơ Mở Miệng đã là chuyện của quá khứ. Lúc tôi đang viết những dòng này, tôi tưởng tượng rằng tất cả chúng ta đã đang dần hoá thạch. Tôi chưa biết, có thể cả những bức tượng thạch cao cũng có thể giao tình.
Dẫu thế nào, có những điều đang trôi đi và thay đổi trong cảm giác về sự lặp lại băng giá của tồn tại. Và bất kể vị thế bé nhỏ của văn chương và thơ ca, tôi cũng đã có lúc tin rằng chuyện mua vui cũng được một vài trống canh đôi khi cũng không phải là vô ích.
3.8.2013
NHÃ THUYÊN
Nguồn: Nhã Thuyên Blog


 
MÙA MÀNG MỞ MIỆNG
______________
Ngày 7/8:
Nhã Thuyên chim (KỲ 11):
______________
Ngày 6/8:
Nhã Thuyên động (KỲ 10):
Ngày 5/8:
Nhã Thuyên trận (KỲ 9):
Báo:
Đặc biệt trên tuần báo VN TPHCM:
- (KỲ CUỐI) – BÁO VĂN NGHỆ TPHCM – NGUYỄN VĂN LƯU: “VĂN - SỬ BẤT… PHÂN”  “Nhã Thuyên dường như chỉ là cái cớ cho những con sói học hàm đầy trí khôn và móng vuốt cấu xé". 
________________
Ngày 3/8:
Nhã Thuyên hội (KỲ 8):       
________________
Ngày 2/8:
Nhã Thuyên hotgirl (KỲ 7):
Mới:
- MAI ANH TUẤN (ĐH VĂN HÓA): “KHÔNG BAO GIỜ TRÍCH DẪN NHỮNG LỜI LẼ MÀ PHÊ BÌNH CHỈNH HUẤN ĐANG DÙNG” “những nhà văn/nhà thơ hay những nhà nghiên cứu bị phê bình chỉnh huấn liệt vào đủ các tội mà tôi từng gặp, tôi đều nhận thấy họ có phong thái rất lịch thiệp, hồn nhiên, nhiều ưu tư và đầy nhân ái với/về đời sống”.
Hay:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG VÀ TIN TỨC MỖI NGÀY VỀ VỤ NHÃ THUYÊN “Mỗi ngày một bài kết án/ Nếu bảy ngày như thế/ Sẽ có người tự tử vì buồn chán/ Rất may/ Ngày thứ sáu/ Chúng bỗng im bặt”.
________________
Ngày 1/8:
Nhã Thuyên cháy (KỲ 6):
Hấp dẫn:
 Mới:
________________
Ngày 31/7:
Nhã Thuyên chưởng (KỲ 5):
Vũ Thị Phương Anh:
Chu Mộng Long:
________________
Ngày 30/7:
Nhã Thuyên bay (KỲ 4):
GS Trần Đình Sử:
____________
Ngày 21/7
Nhã Thuyên thánh (KỲ 3):
____________
Ngày 15/7
Nhã Thuyên lạc (KỲ 2):
________________
Ngày 8/7
Nhã Thuyên loạn (KỲ 1):


_____________________

1 comment:

  1. Văn chương cũng như mại dâm ấy. Càng cấm càng đi tơ khỏe. Cấm thế cặc nào được?

    ReplyDelete