.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, February 2, 2013

ĐÀO BÁ ĐOÀN: KHÔNG THỂ “SẮP ĐẶT” ĐỂ TRỞ THÀNH VĨ NHÂN

Tôi nghĩ mọi thứ nên tự nhiên thì hơn. Cuộc đời mỗi con người cơ bản là không có dự báo gì từ thuở mới lọt lòng. Anh ta sinh ra, lớn lên, mọi thứ nó nằm ở ngoài tầm kiểm soát của anh ta, dẫu người ta có chuẩn bị giời bể gì đi chăng nữa để “chào đón” anh ta, hoặc “sắp đặt” để anh ta trở thành một vĩ nhân...

Thế còn cái đời này thì sao? - Không có đời nhạt. Chắc chắn thế. Chẳng có quãng nào có thể gọi là nhạt được cả. Bao giờ cũng thế, và lúc nào cũng vậy, luôn có mọi chuyện từ cao cả nhất đến thấp hèn nhất; luôn có cái gọi là nhân tính và sự vô luân (phi nhân). Anh ta – con người ấy (một cá thể ở trần gian) – làm sao tự chọn cho mình một cuộc đời không có ảnh xạ của “cái đời” ấy. Tôi không tin có con người nào lại nhạt đến mức không có gì cả. Làm nhà văn, anh ta lại càng không thể “tuyệt đối nhạt”. Anh ta suy tư về thế giới theo kiểu của anh ta. Trong cái suy tư ấy, anh ta có thể lấy “vốn liếng” từ chính mình, cũng có thể không. Nhưng, “bản năng nghệ sĩ” cho anh ta một sự mẫn cảm để anh ta cảm thông – thậm chí thấu hiểu thế giới. Bên cạnh đó, còn sự hiểu biết anh ta có từ tri thức. Mà sáng tạo nghệ thuật đâu phải chỉ là sự ghi chép cuộc đời; nó cần, và vô cùng cần (như một cái lý của tồn tại) một “đề nghị” với thế giới một điều mới mẻ, hay đơn thuần một le lói, một hi vọng xuất hiện cái lý do của cái sẽ xuất hiện...

Không có đời nhạt

- Viết văn trước, rồi đi… học viết văn, rồi về làm biên tập viên sách văn học, có vẻ như con đường văn chương của Đào Bá Đoàn khá xuyên suốt và nhất quán? Nhưng dường như cũng hơi… bình lặng?

+ Thực sự tôi cũng chưa bao giờ để ý đến điều này. Tôi không thuộc dạng thần đồng sáng tạo văn học từ thuở nhi đồng thiếu niên, đến hết thời phổ thông rồi mà vẫn chưa hề viết gì cả - nghĩa là khi đã là một chàng trai tôi vẫn chưa viết văn. Hết cấp 3 tôi chẳng thi đại học mà ở nhà. Rồi buồn quá mà cầm lấy bút. Không ngờ từ đó văn chương lôi tuột tôi đi. Rồi thì vào học viết văn... Ra trường, tôi có làm báo đấy chứ (cười), nhưng báo không hợp với tôi, cho nên cuối cùng tôi chọn làm biên tập sách văn học. Thực ra làm biên tập chỉ đơn thuần là làm một nghề như bao nghề khác để kiếm sống, tất nhiên nó gần gụi với nghiệp mình đeo đẳng thì cũng thú vị...

Còn con đường đó, và mọi người thấy có vẻ... “bình lặng” thì tôi cũng không biết nói thế nào, vì thực ra tôi không hiểu “bình lặng” ở đây là theo nghĩa văn chương tôi bình lặng hay cuộc đời tôi bình lặng? Nếu văn chương thì tôi không rõ, nhưng cuộc đời thì chẳng như thế đâu. Tôi thuộc kiểu không hay bày tỏ về mình...

- Vâng, vậy anh nghĩ “giông tố” trong văn chương có cần ít nhiều “vốn liếng” từ những “giông tố” trong cuộc đời?

+ Tôi nghĩ mọi thứ nên tự nhiên thì hơn. Cuộc đời mỗi con người cơ bản là không có dự báo gì từ thuở mới lọt lòng. Anh ta sinh ra, lớn lên, mọi thứ nó nằm ở ngoài tầm kiểm soát của anh ta, dẫu người ta có chuẩn bị giời bể gì đi chăng nữa để “chào đón” anh ta, hoặc “sắp đặt” để anh ta trở thành một vĩ nhân...

Thế còn cái đời này thì sao? - Không có đời nhạt. Chắc chắn thế. Chẳng có quãng nào có thể gọi là nhạt được cả. Bao giờ cũng thế, và lúc nào cũng vậy, luôn có mọi chuyện từ cao cả nhất đến thấp hèn nhất; luôn có cái gọi là nhân tính và sự vô luân (phi nhân). Anh ta – con người ấy (một cá thể ở trần gian) – làm sao tự chọn cho mình một cuộc đời không có ảnh xạ của “cái đời” ấy. Tôi không tin có con người nào lại nhạt đến mức không có gì cả. Làm nhà văn, anh ta lại càng không thể “tuyệt đối nhạt”. Anh ta suy tư về thế giới theo kiểu của anh ta. Trong cái suy tư ấy, anh ta có thể lấy “vốn liếng” từ chính mình, cũng có thể không. Nhưng, “bản năng nghệ sĩ” cho anh ta một sự mẫn cảm để anh ta cảm thông – thậm chí thấu hiểu thế giới. Bên cạnh đó, còn sự hiểu biết anh ta có từ tri thức. Mà sáng tạo nghệ thuật đâu phải chỉ là sự ghi chép cuộc đời; nó cần, và vô cùng cần (như một cái lý của tồn tại) một “đề nghị” với thế giới một điều mới mẻ, hay đơn thuần một le lói, một hi vọng xuất hiện cái lý do của cái sẽ xuất hiện...

- Anh nghĩ thế nào về việc nhà văn và đề tài, nhà văn sáng tạo có nhất thiết phải xuất phát từ những trải nghiệm thực tế?

+ Vấn đề “trải nghiệm thực tế” cũng là điều người ta bàn luận, thậm chí tranh cãi từ rất lâu rồi mà vẫn chưa xong, và tôi đồ rằng sẽ chẳng bao giờ ngã ngũ. Cá nhân tôi cho rằng, nhà văn có trải nghiệm thực tế là cần thiết. Nhưng có muôn vàn cách “trải nghiệm”. Kinh nghiệm sống của nhà văn gồm trực tiếp từ đời sống và gián tiếp qua kênh tiếp nhận tri thức nhân loại. Tôi thì nghĩ dù “thực tế” đến đâu thì “sự tưởng tượng”, “khả năng tưởng tượng” (“s#c t­#ng t­#ng”) cũng là điều quan trọng số một, nếu không muốn nói là tất cả. Như  ở trên kia tôi đã có nói tới: Nhà văn đâu chỉ làm cái việc kể lại những điều mắt thấy tai nghe; anh ta còn phải làm được cái điều khó khăn hơn là “đề nghị” cho được một “cái mới”. Người ta cũng còn phải tiếp tục làm cái việc mà tưởng như đã sắp xong rồi là khám phá những bí ẩn của vũ trụ, thậm chí là những “bí ẩn của tri thức”, bởi vì tri thức đã trở thành một khu rừng rồi còn đâu; con người hiện nay ngoài thách thức về vũ trụ chưa khai quang được như người ta tưởng cũng đã “tự vướng” vào một rắc rối lớn – vô cùng lớn – đó chính là “khu rừng tri thức”…

Đào Bá Đoàn sinh năm 1971 tại Thanh Miện, Hải Dương. Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khóa VI. Đã in: Mảnh vỡ (tiểu thuyết, NXB Lao động, 1997; NXB Hội Nhà văn 2011); Rượu của thời chưa sinh (tập truyện ngắn, NXB Công an nhân dân, 2007); Chỉ để bay qua một bình minh (tập truyện ngắn, NXB Văn học, 2012). Hiện anh là biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Dù thế nào văn học cũng nên có… sex

- Anh quan niệm thế nào về yếu tố sex trong văn chương?

+ Cũng chả có gì đặc biệt. Cuộc đời có gì thì văn chương nên có nấy. Không chỉ sex, mà mọi thứ đều không nên kiêng kỵ, lảng tránh. Ai mạnh gì cứ thoải mái làm và theo, tự do thôi. Chỉ có điều nó nên tự nhiên như chính giọng văn của anh ta. Thực tế, sex không hiếm trong văn chương từ xưa tới nay, và tôi tin sẽ mãi thế. Mà không phải sex nào cũng giống nhau. Có loại viết sex mà khinh sex, bỉ sex, thậm chí ghê sex, tởm sex. Có loại ca tụng sex như nguồn sống vĩ đại. Có loại sex thống khổ, lại có loại hân hoan như tiếng reo vui. Có khi người ta viết sex mà thực ra chẳng phải chú tâm vào sex – nó chỉ như một tham chiếu, soi rọi, khảo sát, ngõ hầu phơi mở triệt để con người, nhân sinh. Con người bây giờ không từ một “thủ đoạn” nào để nhằm đạt tới mục đích: Tố cáo nó, hoặc tiếp tục tìm biết nó xem con người đã thực người chưa, hay đã có rồi mà lỡ đánh mất thì phải kiên tâm tìm lại...  Thế nhưng cũng từng không ít trang viết sex chỉ thuần tuý là sex, không gì hơn nữa, và cũng không có gì nữa...

Và dù có thế nào, thì văn học cũng nên có sex (tất nhiên ai không thích viết về sex thì cũng không sao).

- Có người nói sex trong văn Đào Bá Đoàn khá đậm, anh có nói gì về điều này?

+ Tôi nghĩ không đậm. Có lẽ chỉ là những trang, những đoạn văn gợi cảm. Bản thân tôi cũng thích viết theo kiểu này. Rất nhiều khi tôi tả về tình dục, về giao hoan theo cách chỉ gợi thôi, hoặc dùng liên tưởng, đôi khi dùng phép so sánh với muôn thứ trên đời. Nhưng, tôi không phản đối viết về sex trực diện. Chính tôi, khi cần, tôi cũng sẵn sàng hạ bút về một cảnh làm tình trần trụi, miễn là nó ở trong hệ thống của tác phẩm và không thể viết khác.

- Có một thực tế là, về phía người viết chẳng ai thừa nhận là mình viết sex… bẩn, thế nhưng khi sách phát hành thì thậm chí ngay cả những tác giả lớn tuổi hoặc có uy tín văn chương cũng vẫn bị lên án viết sex trần trụi và thô tục...  Dưới con mắt một biên tập viên anh giải thích hiện tượng này thế nào?

+ Điều đó không có gì khó hiểu: Chỉ đơn giản là sự hiểu lầm. Người đọc hiểu lầm nhà văn và tác phẩm. “Chủ nghĩa đạo đức” hiểu lầm nghệ thuật.

Trong sáng tạo nghệ thuật không có thước đo để có thể cân đong tỷ lệ xem đến mức nào thì là sạch, đến mức nào là bẩn về sex cũng như mọi thứ khác. Nhà văn, do vậy, chỉ có thể bằng “mẫn cảm nghệ thuật” mà sáng tạo thôi. Còn việc nhà văn phủ nhận, phải nói thật, nhiều khi bị người đọc (nhà phê bình) vu vạ thì họ hoặc là sợ hãi mình là “thằng bẩn” (trong khi thực tế không phải vậy), hoặc là “cáu tiết” – anh ta la lên, tiện thể phủ nhận béng đi cho xong chuyện.

Văn chương không thể giấu được; nếu anh chỉ viết sex thuần tuý vì khiêu dâm (và nếu thế thì chả gọi là nghệ thuật) chứ chả có ý đồ nghệ thuật gì thì người ta sẽ đều nhận ra cả. Còn, trong hệ thống nghệ thuật của người ta phải viết trần trụi thì mới đạt được cái đích của (tư tưởng) nghệ thuật thì người ta chỉ có thể làm thế mà thôi. Người tiếp nhận nhất thời không hiểu, không “thông cảm”, nhà văn đành chịu chứ biết làm sao...

Trong thực tế, xưa nay có biết bao nhà văn và tác phẩm thượng thặng từng bị quy kết, thậm chí kết án, ở thời điểm công bố tác phẩm, nhưng sau này đã bình tĩnh rồi, quan niệm đạo đức đã thay đổi rồi... thì tác phẩm được thừa nhận vào hàng kiệt tác.- Nhưng kiệt tác thì luôn luôn là số ít, cực ít, và con đường để thành kiệt tác thì tít tắp xa vời, phần lớn các tác phẩm chỉ làm gạch lát đường cũng như rất nhiều tác phẩm khác “bị loại ngay từ vòng gửi xe”, theo anh nhà văn có nên tin tưởng và kỳ vọng tuyệt đối vào tác phẩm của mình?
Tên tiểu thuyết là Mảnh vỡ nhưng sự thực cuộc đời của hai “mảnh”- hai nhân vật chính trong truyện - có sức sống của hai dòng sông. Hai dòng sông dò dẫm, loay hoay tìm đường và lạc vào vùng uế tạp. Bị nhuộm màu nhầy nhụa, nhớp nhúa, ngập ngụa…, nhưng thẳm sâu dưới đáy mỗi dòng sông vẫn là mạch nguồn trong veo khát khao vươn chảy. 

Trải qua bao khuất khúc, hai dòng sông đã tìm thấy nhau, hứa hẹn một cuộc hợp lưu thiêng liêng. Nhưng… một trong hai dòng sông đã bị chặn lại, và biến mất vô tăm tích… 

Tôi đã bị cuốn vào “hai dòng sông” này từ lúc chúng bắt đầu yên ả, và hồi hộp theo tốc độ nhanh dần. Càng về cuối dòng chảy càng gấp gáp, càng mãnh liệt… 

Một cuốn sách viết ra cách đây gần hai chục năm mà đọc vẫn thấy mới, tự nó đã chứng tỏ được sức sống.

Nhà văn ĐỖ TIẾN THỤY

+ Đương nhiên là phải kỳ vọng và tin tưởng, nếu không nhà văn sẽ quăng bút đi làm việc khác. Tôi không tin kiệt tác ra đời chỉ vì người viết muốn “tâm sự”, muốn “giải toả” cho nhẹ lòng, dễ sống. Tất nhiên từ sự kỳ vọng đến hiện thực là cả một vấn đề nan giải và không thể cắt nghĩa. Nếu có trường hợp nhà văn không còn tin vào ngôn ngữ thì không phải anh ta chưa từng bao giờ kỳ vọng và tin tưởng; mà có thể anh ta đã từng rất kỳ vọng và tin tưởng; lại cũng có thể, anh ta nhìn sâu vào cái đời này bằng tràn đầy tình yêu thương, đặt quá nhiều tin tưởng ở nhân tính, rồi thất vọng, rằng ngôn ngữ không cứu vớt được gì mà đâm ra thất vọng; và vân vân những lý do để mất niềm tin sau khi đã rất tin và kỳ vọng.

Thực ra tin tưởng và kỳ vọng ở mỗi người là khác nhau, và trong thực tế không phải nhà văn nào cũng ôm ảo tưởng hão huyền mình sẽ làm được một kiệt tác. Nhưng viết với niềm tin thánh thần thì luôn nhiều, dù rằng với nhiều nhà văn nó không chiếm trọn đời viết.

Tôi nghĩ, có nhiều nhà văn họ viết bằng đánh đổi đời mình cho một kỳ vọng làm được một cái gì đó đích thực là văn chương; họ không phải chỉ đánh đổi một đời cho con số 0 tròn trĩnh đâu, mà sẵn sàng nhận “âm” – sẵn sàng bị âm khi hết một đời, tan nát lắm mà chẳng được gì... Không. Những người như thế đáng kính lắm. Họ là nghệ sĩ thực thụ đấy...

Không tính toán thành công hay thất bại

- Hình như tác phẩm đầu tay của anh chính là tiểu thuyết “Mảnh vỡ” ra đời 17 năm trước, vừa được tái bản?

+ Nếu là tác phẩm in thì đúng vậy, còn viết thì trước đó tôi có viết những cái khác nhưng không thành công.

- Giới văn chương vẫn nghĩ, chỉ tiểu thuyết mới là nơi để nhà văn thử bút xứng đáng nhất, trải nghiệm tận cùng, sâu thẳm nhất. Đã viết tiểu thuyết hơn mười năm rồi nhưng chưa thấy anh in cuốn thứ hai?

+ Cách đây mấy năm tôi định in một cuốn nhưng NXB chưa ok. Có thể một vài năm tới tôi sẽ in...

- Ngày ấy anh còn ở quê, chưa được trang bị những kỹ năng của một người viết, thế mà đã dám “nhảy vào” tiểu thuyết. Điều gì khiến anh tự tin đến vậy?

+ Nó giản dị thế này thôi (và bây giờ vẫn vậy): cái gì chỉ viết ngắn là đủ thì tôi viết ngắn, cái gì cần phải viết dài thì tôi viết dài; tôi không tính toán nhiều sẽ thành công hay thất bại. Kiểu tôi nó vậy, không biết có tốt không...

- Có nghĩa là cách viết của anh từ khi mới cầm bút và chưa được học hành cơ bản về viết văn đến sau này là không thay đổi?

+ Không, nếu khẳng định theo kiểu tuyệt đối như vậy thì không phải. Không có nhà văn nào trong cả một đời viết mà chỉ đều viết y như nhau, và nếu như thế thì chán lắm, và nhà văn cũng không cần viết nữa. ở đây, sự không thay đổi là ý muốn viết về cái gì mới mẻ (Tất nhiên không phải là tuyệt đối mới mẻ, vì tuyệt đối là bất khả - thế kỷ 21 rồi, nhân loại đã đi được một chặng quá dài...).

- Vậy thứ anh thu nạp được từ trường Viết văn Nguyễn Du là những gì?

+ Thực ra Trường Viết văn Nguyễn Du không giống như các anh bộ đội ở Binh đoàn 15 phải “cầm tay chỉ việc” cho bà con cách trồng và khai thác cao su. Viết văn, người ta không dạy nhau phải thế này, phải thế kia... Tôi thấy ở đây có một giáo trình tốt về xã hội nhân văn và các giảng viên hàng đầu. Là tập hợp những người theo đuổi việc viết. Ngày tôi học, Trường có một thư viện có rất nhiều sách quý. Người ta học, đôi khi thầy nói vu vơ về một tác giả nào đó hoặc một tác phẩm nào đó, thế rồi tự tìm mà đọc, rồi tự mà suy tư theo cái lối của anh... ở đấy, anh sống trong một không khí văn chương đặc sệt đến mức tức thở... Và, quan trọng là, khi anh ham thích sự mới mẻ thì anh được tự do theo đuổi, tìm được người (ở đó hoặc đến đó) chia sẻ... 

- Cám ơn anh đã chia sẻ!                                                   


NGUYỄN XUÂN THỦY
(thực hiện)
Nguồn: VNQĐ

No comments:

Post a Comment