.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, February 1, 2013

THẬT ĐÁNG THƯƠNG CHO VĂN CHINH, VỚI TRÍ TUỆ CÀ TỘ, VĂN HÓA VÔ SẢN CÒN CHƯA KỊP THÀNH HÌNH ĐÃ NHẢY RA LÀM LÍNH XUNG KÍCH

“Thật đáng thương cho Văn Chinh, với trí tuệ cà cộ, văn hóa vô sản còn chưa kịp thành hình đã phải nhảy ra làm lính xung kích cho Hội nhà văn quần chúng nghiệp dư! Văn Chinh ơi, người như ông liệu được mấy hiệp? Tôi lịch sự mời thêm cả những người muốn ủng hộ ông vào cuộc, xem tôi phải giải quyết trong mấy ngày? Lẽ ra tôi không viết bài này về ông, nhưng trong bài của ông chủ yếu nhắc đến tôi, lại toàn là những lời sai trái, dối trá, đơm đặt vớ vẩn. Tôi định đáp lời ông một cách đầy đủ, nhưng nghĩ lại như vậy là không mã thượng, vì trình độ ông mới chỉ là hiệp sĩ chân đất mắt toét, chẳng lẽ người như tôi phải vặt ông từng tí một. Tôi xin chỉ ra vài cái dối trá của ông”. (Nguyễn Hoàng Đức)

VĂN CH
INH ẤP ÚNG NGẬM HỘT THỊ GIẢI THƯỞNG, NÓI QUÀNG NÓI XIÊN NÓI DẠI
Hôm nay 30/01/2013, tôi có đọc bài của nhà phê bình quốc doanh, trí tuệ ít như tem phiếu được cấp theo lạng của mậu dịch Văn Chinh, bài có tên “Thư ngỏ và những điều còn đang để ngỏ trên các trang mạng” đăng trên Văn chương +. Văn chinh mở màn bằng một khẩu khí dũng lược chê bai các mạng, các blog sao lại ném đá vào giải thưởng của Hội Nhà văn.
Có phải ý Văn Chinh định nói rằng: việc phát giải thưởng là của chúng tôi, có quyền có chức phát cho nhau, riêng tôi cũng được một giải phê bình, sao chúng tôi đang ăn cỗ ngon mọi người lại cứ đòi công bằng. quấy nhiễu làm mất vui của chúng tôi? Thôi xin trời yên biển lặng, tất cả chúng ta đều hưởng hòa bình có tốt hơn không? Cái giải mậu dịch ấy, văn chương quần chúng phát cho vui tại sao cứ phải quan trọng hóa lên? Yên bình bình ư, nhưng giải phải để chúng tôi gắp cho nhau!
Thật đáng thương cho Văn Chinh, với trí tuệ cà cộ, văn hóa vô sản còn chưa kịp thành hình đã phải nhảy ra làm lính xung kích cho Hội nhà văn quần chúng nghiệp dư! Văn Chinh ơi, người như ông liệu được mấy hiệp? Tôi lịch sự mời thêm cả những người muốn ủng hộ ông vào cuộc, xem tôi phải giải quyết trong mấy ngày? Lẽ ra tôi không viết bài này về ông, nhưng trong bài của ông chủ yếu nhắc đến tôi, lại toàn là những lời sai trái, dối trá, đơm đặt vớ vẩn. Tôi định đáp lời ông một cách đầy đủ, nhưng nghĩ lại như vậy là không mã thượng, vì trình độ ông mới chỉ là hiệp sĩ chân đất mắt toét, chẳng lẽ người như tôi phải vặt ông từng tí một. Tôi xin chỉ ra vài cái dối trá của ông.
1- Văn Chinh viết: “Ít nhất tôi đã một lần được nghe ông Nguyễn Hoàng Đức tự xếp loại thơ mình. Đó là ở bữa tiệc mừng ra sách của nhà văn Nguyễn Một, nhà hàng CLB Thanh Niên. Tôi dự từ đầu chí cuối, có một lúc ông Nguyễn Hoàng Đức đọc một câu thơ và nói ráo hoảnh rằng 7 năm trước, Văn Chinh đã bảo đó là một câu thơ hay nhất Việt Nam. Tôi biết chắc đó là một câu thơ bình thường, kể cả nó có đại ngôn thì cũng là phong cách Nguyễn Hoàng Đức, do đó mà  không phản bác ngay tại chỗ. Với lại trong không khí chén chú chén anh như vậy, ai lại đi đôi co nhau làm gì? Nếu cãi là 7 năm trước chắc tôi cũng không ngu đến mức buông một câu khen “xanh rờn” như vậy thì thật mất vui.
Tôi gạch chân câu của ông “ không phản bác ngay tại chỗ”. Thứ nhất hiệp sĩ có lòng tự trọng không bắn sau lưng. Người quân tử không dám nói thẳng trước mặt mà lại phải để 7 năm sau mới nói ư?
Thứ hai, ông bảo câu thơ của tôi bình thường sao không dẫn ra cho bạn đọc cùng biết? Vậy tôi xin kể lại để bạn đọc cùng nghe. Hồi ấy trên gác ba của báo Văn Nghệ, có văn phòng của Văn Nghệ Trẻ, tôi có tặng Văn Chinh tập trường ca “Kẻ hành hương từ đời đến thơ”, sau khi đọc xong, một lần cũng tại nơi đó ông bảo với tôi: “Tập trường ca hơn 4000 câu ghê thật! Dài hơn cả Nguyễn Du. Trong đó có câu thơ về hạt gạo:
            Và tôi thiếp đi như một bài ca của cháo
             Mơ khúc khải hoàn về hạt gạo ngày mai
Hai câu thơ này về hạt gạo là hay nhất chưa từng có ở Việt Nam”.
Giờ ông muốn rút lại nhận xét này cũng được, nhưng xin đề cử trong thơ ca Việt có câu nào hay và đau xót và khải hoàn như vậy về hạt gạo? Nếu ông đề cử trong số nhà thơ văng cứt và văng “đếch” của tem phiếu mậu dịch mà có, thì lại càng mừng! Nếu ông không đề cử được thì phải chấp nhận nhé! Nào xem lòng ông có đủ hào hiệp để nâng người khác lên? Hay các ông chỉ giỏi tài mọn nhưng lại ôm lòng đố kỵ lớn?
2- Ông viết: “ Vậy nhưng Nguyễn Hoàng Đức cứ nói như đinh đóng cột rằng, tại bữa rượu mừng ra sách của nhà văn Nguyễn Một, Tạ Duy Anh nói đã biên tập xong tập thơ của tôi (NHĐ) nhưng Trần Quang Quý sợ thơ tôi át thơ ông ấy, nên không ký duyệt in, ông ấy (TQQ) “ngăn chặn từ xa!”. Dám dựng đứng lên những chuyện như vậy thì…ghê thật!”
Còn tất cả những người đã làm chứng ở đó, tôi không hề nhắc đến tên Trần Quang Quí, vậy mà ông lại bịa ra. Chính thức trong thư ngỏ gửi ông Trần Quang Quí đã đăng trên mạng, tôi không hề có ý định nói vậy. Sau nữa, tôi không hề dùng cụm từ “ngăn chặn từ xa” mà muốn nói là “đánh chặn từ xa”. Chắc ông sợ hành động xấu xa cửa quyền của từ “đánh chặn” nên đã đổi đi sao?
3- Ông Văn Chinh, rồi Thanh thảo, Phạm Đương (đạo tên “Giờ thứ 25”), cứ trích ra một comment từ Mỹ để làm phao bám cho mình, nội dung:
Tinh co doc thu ngo gui HNV cua thang Nguyen Hoang Duc gi do viet ve ten tap tho thang Duong. Toi thay co mot doc gia tren mang tra loi rat hay, nen copy lai  de ong chuyen cho thang Duong!
Nguyen Do
“Non-contact” nghĩa là “không tiếp xúc” hay “tiếp cận” còn “bất hợp tác” hay “không hợp tác” là “uncooperative”. Ngài này rất hay trích dẫn danh ngôn, rất sính chữ ngoại, nhưng xem ra chỉ làm cho vẻ hàn lâm mà thôi.
Đấy ông xem, có phải các ông muốn chứng tỏ mình là đầu gấu văn hóa mậu dịch không? Các ông gọi người khác bằng “thằng” trên mặt chữ, một người mà riêng về học thuật, các ông khó mà với tới? Còn về ngoại ngữ, các ông đâu có biết gì, cứ nghe thấy ở Mỹ tưởng là ngon. Về mặt nguyên tắc, tôi không bao giờ muốn bàn cãi với người viết comment, đơn giản vì tôi không thể đáp lại một mẩu viết ngắn chưa thành bài trọn vẹn. Nhưng vì các ông mải miết bấu vào cái phao vu vơ hỗn độn, có một mẩu đã thiếu nhất quán, nên tôi mới phải trả lời chính thức vào đây, với thông điệp, nếu mới biết vài chữ tây chớ ảo tưởng và nhi nhoe.
Cái ông Nguyễn Do viết có vài chữ đã sai. Ông viết “bất hợp tác” phải là từ “uncooperative”. Về mặt chính thức, Thoreau viết tác phẩm “Dân sự bất phục tùng” ( Civil disobedience). Từ “hợp tác” tôi dùng là contact, nghĩa đen của nó, như người Việt vẫn gọi “công tắc điện”, nghĩa là để chạm vào. Nhưng chạm vào công tắc điện nghĩa là bật mở cả một dòng điện.
Khi dùng tiền tố “Co” người ta phải rất thận trọng, bởi từ “Co”  ghép với các từ thường mang nghĩa “Cùng”. Nó có lẽ được thấy nhiều với từ Co-pain của tiếng Pháp, có nghĩa “người bạn” – là người ăn cùng nhau chiếc bánh. Từ này sang tiếng Anh là Company – có nghĩa là bầu bạn hay công ty. Chữ Co ghép với cac từ Habit thành Cohabit – là sống chung, hay Operation thành Co-operation là cộng tác…
Tại sao không thể dùng từ “uncooperative” với Thoreau? Bởi vì ông là một cá nhân, ông đã “Cùng” với nhà nước cái gì đồng đẳng đâu để mà “Co”.
Thêm nữa, từ “contact” là từ tiếp xúc, một khi tôi từ chối tiếp xúc với anh thì còn mạnh mẽ hơn cả từ “hợp tác”. Việc ông Nguyen Do dùng từ trên, chỉ là cách học sinh tra từ điển. Và đây xin mọi người xem cách ông ta nói quanh co lại thành thú nhận:
Thêm một ví dụ nữa, tiểu thuyết nổi tiếng “Ulysses” (trong tiếng Hy Lạp thì gọi là “Odysseus” ) của James Joyce, xuất bản 1922,  thì chính ông “dùng lại” tên tác phẩm thơ cực kỳ nổi tiếng trước đó “Ulysses” của nhà thơ huyền thoại Anh Alfred, Lord Tennyson(1809–1892 ), xuất bản 1842! Còn nhiều, nhiều lắm chuyện trùng tên này, chỉ đưa ra một số dẫn chứng để ngài và công chúng hiểu thôi. Vì vậy, ngài phê phán một ai, làm ơn đọc cho kỹ, đừng trích dẫn quá nhiều triết lý Tàu (thế mạnh của ngài?) để dọa người khác!”. Hết trích dẫn.
Tôi đã gạch chân hai từ, Odysseus“  và  Ulysses“. Rõ ràng, đây có thể là cùng một người, nhưng người ta đã phải dùng hai tên khác hẳn nhau. Đây là cách trình độ ú ớ, muốn thanh minh lại thành thú tội. có lẽ chẳng còn gì để nói. Tôi xin kể một thí dụ điển hình, hãng kính OZ rất nổi tiếng, hãng kính sau muốn cạnh tranh không thể nhái tên nguyên si được, họ đã đổi thành tên CZ, nhưng viết chữ C rất kín, chỉ chừa một kẽ hở nhỏ. Đấy muốn “đạo” cũng phải có trình độ, vậy mà đạo nguyên si, nguyên bản, thì còn gì để nói.
Người Việt nói “Ấp úng như ngậm hột thị”. Tại sao? “Thị ơi thị rụng bị bà/ bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Thị để ngửi, ăn là một dục vọng không chính đáng, nhưng người ta vẫn ăn. Quả thị thì biến mất rồi. Vỏ thị vẫn còn kia. Miệng ông thì còn đang ngập hột giải thưởng. Thà ông ngập miệng ăn giải đi có tốt hơn không, còn bi bô mấy chữ bám vào cái còm rặt rẹo vài chữ, tưởng thanh minh thanh nga, hóa ra lại lạy ông tôi ngậm hột thị này làm gì?
Trình độ các ông yếu thế làm sao có thể đòi làm nên một sự nghiệp cho chữ nghĩa. Đã không có tài, lại còn thiếu đức, ăn gian nói dối cả những việc sờ sờ, chỉ còn mỗi cách trang trí là đội giải sẵn con dấu trong tay lên đầu nhau. Thử hỏi khi  mặt trời lên những thứ hoa bèo sống sít đó uốn éo làm duyên thế nào? Hay là các ông lại cấp tốc bổ xung cho nó một giải nữa?
Việc các thành viên hội đồng HNV chưa bao giờ đã khát giải thưởng thì có chứng tỏ điều ấy không? Sao các ông không đủ can đảm và trình độ chiến thắng về đẳng cấp một lần cho tất cả?
Mà chưa ăn xong giải này đã hau háu nhìn sang giải khác? Giải của các ông có to bằng của thủ tướng không? Hãy nhìn Kim Chi mà học tập, nhổ toẹt một cái, chỉ một lần làm nên danh dự, thứ danh dự mà các ông lê la một trăm lần có kiếm được không?
Người Việt nói “yếu thì đừng ra gió”, ông thử lục xem trong đám mậu dịch có ai đủ tâm đủ tài thì lên đài nhé! Cám ơn.
30/01/2013
NHÀ VĂN NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

No comments:

Post a Comment