Trường ca Chân đất của nhà thơ Thanh Thảo in trên tạp chí Thơ số 4 năm 2012.
Tôi quá thất vọng về cái trường
ca này khi đọc đến câu:
ca này khi đọc đến câu:
- thì Việt vương cũng nằm
gai nếm cứt
như thân ta ủ kín trong bùn
……
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
đêm láng lênh bác ngồi gãi háng
như thân ta ủ kín trong bùn
……
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
đêm láng lênh bác ngồi gãi háng
thì tôi muốn đốt cái tạp
chí Thơ và cái kiểu viết ấy cho khỏi khắm văn chương!
Nước Nam này từ ngàn xưa đã
có bao nhiêu trường ca làm rạng rỡ nòi giống: Trường ca Đam San, Sống chụ xôn
xao, Tiếng hát làm dâu, Chăm bờ ri chăm Bờ nia, Đẻ đất đẻ nước…
Không lấy được em
Ta làm giặc giữa mường
Không lấy được em
Ta làm loạn giữa phủ
(Sống chụ xôn xao)
Ta làm giặc giữa mường
Không lấy được em
Ta làm loạn giữa phủ
(Sống chụ xôn xao)
Làm sao lại sinh ra cái
trường ca Chân đất chẳng ra người chẳng ra ngợm thế này?
Không hiểu sao nhà thơ
Thanh Thảo được mọi người, đồng nghiệp kính trọng như vậy mà khi kết thúc cuộc
chiến lại viết thơ cầu xì như thế?
Nhưng rồi nghĩ lại
“trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, biết đâu cái thời nhiễu nhương này
người ta đem đồ lót phụ nữ bỏ trên bàn thờ thì sao?”
Với lại nhà thơ Thanh Thảo
là bậc đàn anh mình tôn kính, mình không thể hổn. Tôi im lặng từ trước nữa kia.
Xin kể ngoài một việc. Thời
tôi đi học cấp ba, mấy đứa cùng xã ở trong một nhà dân, thằng Hà Thúc Kháng học
lớp 9 với tôi trên thôn Mỹ Hà đêm đùm ruốc nó sợ chó hay mèo cuỗm mất nên bỏ
trên bàn thơ của gia chủ. Bà chủ đi làm đồng về phát hiện ra mùi thum thủm trên
chỗ linh thiêng liền tra hỏi. Và sau khi biết kẻ thủ phạm là cậu học sinh ở
trọ, bà đuổi tất cả chúng tôi ra đường. Việc làm quá ư là tàn nhẫn nhưng là một
bài học để đời về tâm linh.
Bây giờ chúng ta cũng phải
quyết liệt như vậy, thẳng tay đuổi những kẻ ngồi gãi háng, ném cứt đái, bắn
tinh trùng, buồng trứng, máu kinh nguyệt, giao hợp vào đền thờ thơ ca, lớn
tiếng cho là cách tân, đổi mới! Cái trường ca Chân đất bốc mùi cứt Việt vương,
mùi hôi xoong bác Năm Trì ngồi gãi háng, cũng phải tống cổ nó ra khỏi thi ca!
Tôi thực sự khâm phục nhà
văn Nguyễn Hoàng Đức, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã kịp thời lên tiếng vạch ra cái
dở hơi, bẩn thỉu của cái gọi là trường ca Chấn đất của Thanh Thảo để bạn đọc
khỏi bị lừa vì đang loạn thi đàn.
Trường ca Chân đất có chín
chương viết về chín cái chân (kể cả tựa đề Chân đất là 10 chân): Chân tre, Chân
ruộng, Chân mưa, Chân núi, Chân cò, Chân tháp, Chân mây, Chân sóng, Chân
lũy. Trong 10 cái chân này có 5 chân cụ thế như: Chân đất, Chân cò,
Chân tháp, Chân núi, Chân tre; 5 cái chân trừu tượng: Chân ruộng, Chân mưa,
Chân mây, Chân sóng, Chân lũy.
Đáng ra tác giả phải chấm chấm hoặc vân vân (v …v…). Nhưng tác giả không làm việc ấy, coi như chín cái chân cửu linh là đủ rồi, không kể nữa.
Đáng ra tác giả phải chấm chấm hoặc vân vân (v …v…). Nhưng tác giả không làm việc ấy, coi như chín cái chân cửu linh là đủ rồi, không kể nữa.
Như vậy chưa đủ. Chắc là
Thanh Thảo không học toán học . Nếu nhà thơ biết tí chút toán pháp nhà thơ chỉ
cần viết : Chân tre, chân vịt, chân gà, chân ngỗng…n chân! Là
không ai bắt bẻ. Đấy là phép quy nạp không hoàn toàn trong toán học nhà thơ ạ.
Nhà thơ không kể hết chân, nên người đọc có quyền đòi hỏi anh vì sao chân tôi,
chân vợ tôi, chân người tình tôi anh không nêu tên. Thế là không công bằng.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo gọi
điện kể cho tôi thêm một số chân mà Thanh Thảo không viết, trong đó tôi thấy
Chân trời rất quan trọng, nhà thơ chỉ nhắc ở phẩn Chân Lũy mà không viết thành
một chương hẳn hoi.
Xin tạm kể các loại chân
cần phải có một chương trong trường ca Chân đất dở hơi này:
Chân trời (có đường chân
trời trong hội họa), chân giả, chân hài nhi, chân Chúa cứu thế, chân Phật, chân
Kinh, chân thật, chân có lạt), chân không lạt (tập đi một hai ở xứ Nghệ),chân
Châu Phi, chân Châu Á, chân Châu Âu, chân Châu Mỹ, chân nông dân, chân công
nhân, chân tù, chân giáo viên, chân giáo sư, chân đá, chân gạch, chân vôi, chân
xi măng, chân nhện, chân tình, chân múa, chân họa, chân nhân, chân văn, chân
thơ, chân thiện mỹ, chân giò, chân gỗ, chân trần, chân cụt, chân què, chân trẻ,
chân già, chân lão, chân quê, chân thành, chân tính, chân nạng, chân trâu, chân
bò, chân chó, chân mèo, chân vịt, chân gà, chân ngỗng, chân bìm bịp, chân gấu,
chân vọi, chân hổ, chân cọp, chân khái, chấn hùm, chân bò tót, chân tê giác,
chân vịt con, chân vịt mẹ, chân vịt đực, chân hươu, chân ca ve, chân phò, chân đĩ,
chân vũ nữ, chân y tá, chân bác sỹ, chân chim, chân ghế, chân bàn, chân kỳ
nhông, chân đảng, chân lụa, chân súng, chân pháo, chân bà đẻ, chân bị thương,
chân hủi, chân sao, chân gió, chân tinh vân, chân lỗ đen, chân tư tưởng, chân
tuyên huấn, chân báo chí, chân tình yêu, chân cảm xúc, chân hiện thực huyền ảo,
chân tay, chân chiều tím, chân chiều vàng… n chân!
Quay vào đọc, thử đọc một
chương xem sao, chương Chân tre. Trong dân gian chẳng ai nói chân tre bao
giờ, nhà thơ sáng tạo cứ để cho nhà thơ nói.
Chân tre có 101 câu với 415
chữ (tiếng) mà đã nhét cứt và gãi háng vào rồi (thỉ Việt vương cũng nằm gai
nếm cứt/ bác Năm Trì dân Quảng Ngài, đêm láng lênh bác ngồi gãi háng).
Mở đầu 14 câu của chương Chân tre kể lể không ra kể lể, chép lại ca dao không ra chép lại ca dao, nó ngô ngô ngọng ngọng thế nào:
Mở đầu 14 câu của chương Chân tre kể lể không ra kể lể, chép lại ca dao không ra chép lại ca dao, nó ngô ngô ngọng ngọng thế nào:
bước ngang dòng sông
pháo đài xanh
la đà rủ chim làm
thở gai khóc lá than cành… tổ
đêm nghiến răng ngày lam lũ
pháo đài xanh
la đà rủ chim làm
thở gai khóc lá than cành… tổ
đêm nghiến răng ngày lam lũ
Viết dở hơn nói bộ, dở hơi,
có câu không ăn nhập gì với văn cảnh:
này bạn tre ngâm ơi
sao mắt rạng ngời
mùi hơi gắt
Rất nhiều câu dở hơn nói bộ khô khan, vô cảm, không có một tí gì là thơ:
sao mắt rạng ngời
mùi hơi gắt
Rất nhiều câu dở hơn nói bộ khô khan, vô cảm, không có một tí gì là thơ:
chẳng nhằm ai
như trẻ con ném đất cục
vô ý trúng
có khi đền thấy mẹ
phải kiểm điểm.
như trẻ con ném đất cục
vô ý trúng
có khi đền thấy mẹ
phải kiểm điểm.
Cả suốt 9 chương đều như
vậy:
rồi tôi âm thầm
leo một ngọn núi khác
trèo một con dốc khác
vác những bó nứa khác
mơ những giấc mơ khác
(Chân núi)
leo một ngọn núi khác
trèo một con dốc khác
vác những bó nứa khác
mơ những giấc mơ khác
(Chân núi)
thôi thì cò đứng một chân
tiết kiệm năng lượng
đầu vào ít
đầu ra ít
(Chân cò)…
tiết kiệm năng lượng
đầu vào ít
đầu ra ít
(Chân cò)…
Dở hơn cả câu văn xuôi dở:
phải vì Người hóa thân lưu
lạc
sóng hai trăm năm
hết Bùi Nhị khói Minh Trọng lái thuyền lại tới Bùi Huệ chở người tuần du trên xe chó kéo?
(Chân tháp)
sóng hai trăm năm
hết Bùi Nhị khói Minh Trọng lái thuyền lại tới Bùi Huệ chở người tuần du trên xe chó kéo?
(Chân tháp)
Chương Chân tre này không
thể nào so được với câu thơ Nguyễn Duy viết về tre Việt Nam:
Nòi tre đâu chịu mọc công
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Có nhiều đoạn kém hơn nhiều
so với học sinh tiểu học lớp 4 tả người:
Bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
Nhớ bác trán vồng như luống khoai
Tay chai bánh tráng sượng
Mắt băm băm lục tìm tám hướng
Cuốc vung lên moi từng củ cui
Văn tả người lớp 4 tiểu học:
Cô giáo em hiền hậu
Mắt dịu dàng như mắt mẹ em
Gương mặt cô hình trái xoan
Tai cô giống chiếc bánh lọc (bánh trôi)
Tay cô như tay văn công.
Cô dùng phấn màu vẽ nên bầu trời!
Nhớ bác trán vồng như luống khoai
Tay chai bánh tráng sượng
Mắt băm băm lục tìm tám hướng
Cuốc vung lên moi từng củ cui
Văn tả người lớp 4 tiểu học:
Cô giáo em hiền hậu
Mắt dịu dàng như mắt mẹ em
Gương mặt cô hình trái xoan
Tai cô giống chiếc bánh lọc (bánh trôi)
Tay cô như tay văn công.
Cô dùng phấn màu vẽ nên bầu trời!
Tôn Thanh Thủy lớp 4 trường
tiểu học Thuận Lộc, Huế niên khóa 2011- 2012
Một điều xưa nay hiếm là
hôm nay lần đầu tiên nhà thơ Thanh Thảo chế biến phân bò thành mùi hương và từ
mùi hương phân bò biến thành thơ Thanh Thảo – trường ca Chân đất, hết chỗ nói:
lên 7 bác cọc còi theo cha
ra đồng đập đất cục
tthoảng mùi phân bò
mùi hương ấy trốn sâu trong tiềm thức
mấy mươi năm sau bật nút
thành thơ.
(Chân tre)
tthoảng mùi phân bò
mùi hương ấy trốn sâu trong tiềm thức
mấy mươi năm sau bật nút
thành thơ.
(Chân tre)
Đấy là chưa kể sai trong
dùng từ ‘trốn sâu trong tiềm thức”. Đã dùng tiềm thức thì không nên dùng
trốn sâu. Bởi vì tiềm là giấu kín, trốn sâu rồi. Dùng thế khác gì
các biển hiệu thuốc trên phố trương biển “Tân dược thuốc”
Trường ca Chân đất của
Thanh Thảo không nhạy cảm về chính trị cũng như tạp chí Thơ, anh em nhà thơ
cùng một chiến tuyến không in mà in Vô lối Thanh Tâm Tuyền một Đại úy sỹ quan
tâm lý chiến Sài Gòn một cách hoành tráng trang trọng. Bây giờ không còn phân
biệt nặng nề như hôm qua nhưng phải công bằng. Nhiều chiến binh trong chế độ cũ
bị thương đã được cấp tiền thương tật, tiền trợ cấp tiền nạn nhân chiến tranh,
và những người lính phía bên này bên kia bảo vệ Tổ quốc đều được vinh danh,
nhưng phải công bằng!
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã
viết bài thơ ca ngợi anh hùng Nguyễn Văn Thà cũng đồng đội giữ đảo Hoàng Sa 27
– 1 – 1974. Nhưng Thanh Thảo viết về biển, về chân sóng, về Hoàng Sa chỉ:
Gạc Ma Gạc Má
hãy kể cho con cháu anh điều này:
có những người lính đảo
chết theo vòng tròn
tay họ giăng ra và xiết chặt tay nhau
như một tràng hoa biển
không quỷ ma nào xé nổi tràng hoa biển ấy
hãy kể cho con cháu anh
rằng từ Hoàng Sa từ Gạc Ma
những trang hoa biển ấy
dạt trôi
về ôm chặt Mẹ
hãy kể cho con cháu anh điều này:
có những người lính đảo
chết theo vòng tròn
tay họ giăng ra và xiết chặt tay nhau
như một tràng hoa biển
không quỷ ma nào xé nổi tràng hoa biển ấy
hãy kể cho con cháu anh
rằng từ Hoàng Sa từ Gạc Ma
những trang hoa biển ấy
dạt trôi
về ôm chặt Mẹ
Thế nhà thơ Thanh Thảo sao
không viết những dòng như thế về anh hùng Phan Vinh (Trường Sa có đảo mang tên
anh hùng Phan Vinh) và hàng nghìn chiến sỹ tàu không số đã xé thân ra hàng
nghìn mảnh để bảo vệ Chân sóng!
Về nghệ thuật trường ca
Chân đất dưới điểm Zê rô. Nghĩa là trường ca không tạo ra một hình thức gì mới
mẻ, không có câu kéo từ mới nào đọc được. Mấy câu đọc được đều lấy từ ca dao
dân ca mà còn chép sai:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
(Ca dao)
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
(Ca dao)
Thanh Thảo chép không đủ mà
còn thêm một câu rất dở:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Thì tôi có cả tuổi thơ của mình
…
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người áo gấm khăn điều vắt vai
(Ca dao)
Thì tôi có cả tuổi thơ của mình
…
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người áo gấm khăn điều vắt vai
(Ca dao)
Thanh Thảo bê nguyên một
câu ca dao và thêm mấy câu vô cùng kém cỏi của mình:
chiều chiều lại nhớ chiêu
chiều
ra ngõ mà trông
xắt bí nấu canh
(Chân mây)…
Câu tiếp:
Đừng than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây
ra ngõ mà trông
xắt bí nấu canh
(Chân mây)…
Câu tiếp:
Đừng than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây
Thanh Thảo lại thêm đá vào
cho nó cứng cáp nhưng phá mất câu cao dao hay có hơn vạn năm nay:
Đừng than phận khó ai ơi!
Còn đá mọc lũy, còn chồi nấy cây
Còn mình còn bạn còn đây
Ba lý tang tình
Là còn đổi thay
Người đọc tưởng nhà thơ hóa tâm thần!
Có nhiều câu quá củ kỷ như người muôn năm cũ:
Phương nam hề cơ nghiệp!
Phương nam hề oan nghiệt!
(Chân tháp)
Cung tiễn hề tại yêu
Thê noa hề biết khuyết
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Đừng than phận khó ai ơi!
Còn đá mọc lũy, còn chồi nấy cây
Còn mình còn bạn còn đây
Ba lý tang tình
Là còn đổi thay
Người đọc tưởng nhà thơ hóa tâm thần!
Có nhiều câu quá củ kỷ như người muôn năm cũ:
Phương nam hề cơ nghiệp!
Phương nam hề oan nghiệt!
(Chân tháp)
Cung tiễn hề tại yêu
Thê noa hề biết khuyết
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Cách đây gần ba trăm năm
cha ông ta đã Việt hóa một cách tài tình:
Đường rong ruổi lưng đeo
cung tiễn
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
(Đoàn Thị Điểm dịch)
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
(Đoàn Thị Điểm dịch)
Và hiện nay:
Thân dũng sỹ cung tên mang
vác
Buổi lên đường phó thác vợ con
(Đỗ Hoàng dịch thơ năm 2012)
Buổi lên đường phó thác vợ con
(Đỗ Hoàng dịch thơ năm 2012)
Trong trường ca Chân đất có
nhiều đoạn Vô lối chửi Tàu:
(bây người Tàu sang xứ mình
lùng mua đỉa
đắt bao nhiêu cũng cân
chắc họ mua về thả ruộng (Tàu)
cho đỉa bu sướng chân (Tàu)
hút máu)
...
người Tàu thật lạ
họ mua những thứ dân mình vứt bỏ
và bán cho mình những thứ cả thế giới vứt bỏ
(Chân ruộng)
…
chỉ còn hàng Tàu bò
nhơm nhếch
(Chân cò)
Thế nhưng Thanh Thảo lại thích dùng chữ Tàu:
đói bụng là chữ
buồn vô ngôn
(Chân núi)
Trường ca Chân đất có được một câu hay nhất:
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa!
đắt bao nhiêu cũng cân
chắc họ mua về thả ruộng (Tàu)
cho đỉa bu sướng chân (Tàu)
hút máu)
...
người Tàu thật lạ
họ mua những thứ dân mình vứt bỏ
và bán cho mình những thứ cả thế giới vứt bỏ
(Chân ruộng)
…
chỉ còn hàng Tàu bò
nhơm nhếch
(Chân cò)
Thế nhưng Thanh Thảo lại thích dùng chữ Tàu:
đói bụng là chữ
buồn vô ngôn
(Chân núi)
Trường ca Chân đất có được một câu hay nhất:
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa!
Câu này Thanh Thảo chú
thích tôn trọng bản quyền đàng hoàng. Đó là câu Ca dao Việt Nam!
Viết dở viết kém có ai
trách bao giờ, trách là trách cái anh thổi kèn đưa nó lên mây xanh. Hội
Nhà văn Việt Nam tặng giải năm 2012 và UB toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học
Nghệ thuật Việt Nam tặng giải năm 2012 cho nó như là một sự khẳng định thành
tựu văn chương đất nước là điều đáng chê bai!
Hà nội ngày 2 – 2 -2013
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
Nguồn: blog ĐH
Hà nội ngày 2 – 2 -2013
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
Nguồn: blog ĐH
Đọc những lọai bài viết này, có cảm giác như mình trở lại ngày xưa thủa sinh viên, buộc phải đi nhà xí. Mà mỗi lần đi xong quần áo cứ bị hôi thối suốt cả ngày. Trời có mắt, những kẻ cắn càn bất chấp lương tri tối thiểu con người sẽ có ngày lãnh đủ !
ReplyDeleteHết khôn dồn dại, Thanh Thảo thành Thằng Thẻo...
ReplyDeleteCả cái lũ chấm giải...
Chưa bao giờ trong lịch sử VN, lại có những quái văn - quái thơ được giải như thế này, hậu quả của nền giáo dục gian dối...