.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, February 2, 2013

CÓ NÊN BỎ TRUYỀN THUYẾT ÂU CƠ – LẠC LONG QUÂN RA KHỎI CHÍNH SỬ HAY KHÔNG

Tại sao lịch sử Việt Nam lại bắt đầu bằng huyền thoại? Câu hỏi này có thể được trả lời bằng cách tranh luận có nên bỏ truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân ra khỏi chính sử hay không. Cũng có thể bàn đến độ đáng tin cậy của câu chuyện đó, hay các phiên bản của nó theo thời gian. Hoặc có thể bàn về mối quan hệ của câu chuyện huyền thoại được cho là đã xảy ra trong quá khứ với hiện tại, như giáo sư sử học chuyên về Đông Á người Ba Lan Krzystof Gawlikowski [1] đã làm, khi so sánh các mối quan hệ này ở Việt Nam với Trung Quốc, Do Thái và Ba Lan quê ông.

DÂN TỘC VÀ HUYỀN THOẠI
Tại sao lịch sử Việt Nam lại bắt đầu bằng huyền thoại? Câu hỏi này có thể được trả lời bằng cách tranh luận có nên bỏ truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân ra khỏi chính sử hay không. Cũng có thể bàn đến độ đáng tin cậy của câu chuyện đó, hay các phiên bản của nó theo thời gian. Hoặc có thể bàn về mối quan hệ của câu chuyện huyền thoại được cho là đã xảy ra trong quá khứ với hiện tại, như giáo sư sử học chuyên về Đông Á người Ba Lan Krzystof Gawlikowski [1] đã làm, khi so sánh các mối quan hệ này ở Việt Nam với Trung Quốc, Do Thái và Ba Lan quê ông.
"Mỗi con người phải xác định mình với một nhóm, và mỗi nhóm ít nhiều được huyền thoại hóa. Các cộng đồng lớn và ổn định cần huyền thoại hóa nhiều hơn do phương tiện thống nhất: "các trung tâm và các hệ thống hội nhập", cả hai đều có lõi thuyền thoại. Các phần tử thống nhất đó dựa trên một "hệ thống huyền thoại dân tộc" tạo ra khung tư tưởng cho sự thống nhất dân tộc. Mỗi cá nhân thường xác định bản thân với một vài cộng đồng cùng lúc, và tất cả các mối quan hệ đó liên hệ qua lại. Vì vậy mà khi phân tích thì "bản sắc dân tộc" có thể được tách ra một cách giả tạo, nhưng không thể hiểu một cách tách rời. Hơn vậy, nhiều bản sắc khác nhau đều có thể được coi là "dân tộc", dao động qua lại và cạnh tranh với nhau. Nhiều loại bản sắc quan hệ chủ yếu với một quốc gia, tôn giáo và tư tưởng xã hội nhất định, và phần nào phi dân tộc nếu xét riêng nội dung, dù là phục vụ mục tiêu đoàn kết dân tộc." (Gawlikowski 1983)
GS Gawlikowski nhận thấy truyền thuyết là cơ sở cho thống nhất dân tộc và việc tạo ra huyền thoại hiểu theo nghĩa rộng là cơ chế cho quá trình thống nhất này cùng diễn ra với các quá trình vật thể hóa và liên hệ qua lại. Theo ông, một dân tộc được sinh ra chính vào thời điểm tạo ra những huyền thoại dựng nước đó.
Bản sắc của mỗi cá nhân cũng chính là mối quan hệ tình cảm với một nhóm xã hội xung quanh mình, cho nên có thể ở mức độ gia đình, làng xã, cho đến tỉnh thành và quốc gia, lẫn khu vực như Trung Hoa xưa từng là thể chế Khổng giáo đa quốc gia. Có dân tộc xây dựng bản sắc trên thuộc tính sắc tộc nhưng cũng có dân tộc định nghĩa bản sắc là tiến bộ, văn minh, hay thể chế công dân. 
"Trong khi gia đình, dòng tộc và cộng đồng làng xã vốn ổn định, thì sự thống nhất trong các khu vực và quốc gia văn hóa lại dao động, mạnh lên và yếu đi. Dân tộc không phải là vật chất, là "sự vật" tồn tại "mãi mãi" sau khi được tạo ra, mà chỉ là một trạng thái nhất định của xã hội. Một xã hội có thể đạt trạng thái hội nhập trong một hoàn cảnh nhất định, và thay đổi theo hoàn cảnh. Có thể so sánh dân tộc như một thanh nam châm hút hết tất cả các mảnh sắt xung quanh đó. Có điều trong xã hội thì sức hút của trung tâm (tức là "thanh nam châm") đó là do đám đông tạo ra: các hệ thống khái niệm của họ, cảm xúc, thái độ dâng hiến và sẵn sàng hành động đều liên quan đến trung tâm hội nhập đó." (Gawlikowski 1983)
Và khối trung tâm kết dính này có thể được thực hiện qua các giá trị văn hóa (chuẩn mực cư xử), qua thể chế chức năng (như là nơi hội họp đình làng), qua liên lạc xã hội (ví dụ như giáo dục và tuyên truyền) và cũng có thể là hội nhập qua biểu tượng đại diện cho bản sắc của nhóm.
Theo đó thì một dân tộc có thể được hình thành qua việc thiết lâp một hệ thống qui tắc ứng xử giữa các thành viên, hay một biểu tượng được truyền bá rộng rãi và duy trì bằng hệ thống cơ quan chức năng. Dân tộc có thể được hình thành qua các bước lịch sử lần lượt là cơ chế hóa rồi tổ chức hóa cộng đồng, tiếp theo là biến chuyển và rồi là thống nhất văn hóa, và liên kết các trung tâm văn hóa khác nhau để đi đến một bước hình thành truyền thuyết dựng nước.
Truyền thuyết hóa ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là tạo dựng ý nghĩa văn hóa đặc biệt gán cho các đối tượng vật chất và văn hóa, chuyển thành giá trị, hay vật thờ. Các yếu tố bị đánh giá tiêu cực sẽ bị loại trừ.
Như vậy, phương pháp sử của GS Gawlikowski mở ra một con đường phân tích đầy thú vị với lịch sử một dân tộc như Việt Nam [2] trong mối quan hệ liên quan giữa nhiều thành phần cơ sở lẫn giữa các quốc gia với sợi dây xuyên suốt là truyền thuyết dựng nước như hệ thống chuyện thời Vua Hùng hay di sản huyền thoại như chuyện Tấm Cám, không chỉ để hiểu hơn cội nguồn lịch sử dân tộc trong quá khứ mà ngay cả những tranh cãi và lễ nghi trong hiện tại.
Trong nhiều trường hợp những gì người ta "biết" về những câu chuyện đó không bằng những gì người ta "tin" từ những câu chuyện như vậy, và luôn lập luận bằng tình cảm (cảm tính) hơn là lý tính. Nhân vật "tốt" luôn được đề cao và nhân vật "xấu" luôn bị hạ thấp, nhưng vấn đề ai tốt ai xấu đã được định nghĩa từ trước và nằm ngoài vòng tranh luận, ví dụ vậy.

LÊ HẢI

Tham khảo:
Gawlikowski, Krzystof 1983, [Dân tộc: Thực tại huyền thoại] Nation: A mythological being, in Wolfram Eberhard & Krzysztof Gawlikowski & Carl-Albrecht Seyschab ed. East Asian Civilizations - New Attempt at Understanding Traditions, vol.2 Nation and Mythology,
Simon&Magiera p.10-18

[1] GS Krzystof Gawlikowski hiện là chuyên gia tại Trung tâm Đông Á do ông sáng lập thuộc Viện nghiên cứu chính trị thuộc Viện hàn lâm khoa học Ba Lan (www.isppan.waw.pl), có giờ giảng dạy tại Trường cao học Tâm lý học xã hội ở Warszawa (www.swps.pl) đồng thời là tổng biên tập tạp chí do ông sáng lập chuyên nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương (www.azja-pacyfik.pl), lấy bằng thạc sĩ tâm lý học năm 1967 rồi sang Trung Quốc nghiên cứu và về bảo vệ bằng tiến sĩ về chính trị học năm 1971, sau đó là tiến sĩ khoa học về lịch sử năm 1977.

[2] GS Gawlikowski cho biết lý thuyết của ông cũng được giới khoa học tại Phillippines áp dụng rất thành công vào nghiên cứu văn hóa và lịch sử dân tộc tại đó. Độc giả muốn đọc toàn văn lý thuyết gốc bằng tiếng Anh có thể liên hệ với ông tại trang

7 comments:

  1. Bài viết này chứng tỏ tác giả là một kẻ sính ngoại và thả mồi bắt bóng, nói cho gôn, cho vuông là thằng ngu!
    Chỉ vài câu nói của một giáo sư sử học Ba lan, thế là đòi bỏ chuyện Lạc Long Quân, Âu Cơ ra khỏi chương trình giáo dục.
    Chớ quên quân bành trướng Háng tộc đã đốt, phá, ăn cắp, ăn cướp, xuyên tạc, đánh tráo, bôi nhọ lịch sử, tiêu diệt chử viết, diệt chủng văn hoá của các tộc Bách Việt suốt 3000 -4000 năm.
    Chỉ có ký ức tập thể thông qua các truyền thuết, dã sử,huyền sử, tộc Lạc Việt còn lại mới tồn tại và kế thừa văn minh Bách Việt.
    Nay, đặt vấn đề loại bỏ các truyền thuyết , chính là nối giáo cho giặc bành trướng Bắc Kinh!

    Hỡi Lê Hãi, tuỳ viên văn hoá sứ quán Tàu cộng tại NH đã thưởng bao nhiu mao tệ cho bài viết này và những bài phản quốc khác!

    ReplyDelete
  2. Nên loại bỏ vì:
    1)Phụ nữ mang thai trứng là dấu hiệu của ung thư tử cung.Bệnh ung thư tử cung hiện nay là di truyền từ mẹ Âu Cơ.
    2)Vơ chồng Lạc Long Quân - Âu Cơ là tổ của ly thân ,ly dị ngày nay.
    3)Vợ chồng LLQ và ÂC chia nhau mỗi ngươi 50 con lên núi,xuống biển,rồi 100 người con
    ày tất nhiên phải lấy nhâu để sinh sôi nòi giống.Như vậy,xét về đạo đức thì đấy là cuộc loạn luân vĩ đai;xét về khoa học thì đấy là những hôn nhân đồng huyết để sản sinh ra một nòi giống quái thai,yếu hèn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. 100 người con trai bạn ơi. Bạn nghĩ hồi đó có phẫu thuật chuyển đổi giới tính rồi ak? =))

      Delete
  3. Một Dân tộc được sinh ra từ trứng , nghe có ổn không ? nếu không ổn nên dũng cảm rũ bỏ là tốt nhất

    ReplyDelete
  4. Truyền thuyết là nghệ thuật của hiện thực. Dân tộc khác với bộ tộc, bộ lạc. Trước Lạc Long Quân là nhiều bộ tộc nhỏ tranh giành quyền lực thôn tính nhau, hoặc bị một thế lực mạnh từ đâu tới thôn tính dần từng bộ tộc nhỏ đó. Muốn tồn tại thì các bộ tộc nhỏ phải thống nhất thành dân tộc lớn. Lạc Long Quân là người thu phục được các bộ tộc và tập hợp họ lại làm một. Nghĩa là có Lạc Long Quân thì các bộ tộc mới tồn tại được. Cha đẻ của một dân tộc là mang ý nghĩa đó.

    Nói về mẹ Âu Cơ thì phải hiểu về ý nghĩa về một người mẹ. Ở Việt Nam không chỉ người sinh thành ra mới gọi là mẹ. Mẹ nuôi cũng là mẹ. Mẹ đỡ đầu cũng là mẹ. Trong kháng chiến của ta mẹ chiến sĩ cũng là mẹ. Mẹ Âu Cơ hình thành từ những ý nghĩa đó. Khi các bộ tộc hợp lại với nhau làm một thì cần đến một người mẹ chung về mặt tình cảm. Truyền thuyết đẻ trăm trứng chỉ nói nở ra một trăm người con trai. Điều đó nghĩa là một trăm người đàn ông đứng đầu một trăm bộ tộc tôn mẹ Âu Cơ làm mẹ. Nghệ thuật đã xây dựng sự thống nhất tôn xưng Mẹ thành chuyện đẻ trăm trứng nở ra thành trăm người con trai.

    Khai phá mở mang bờ cõi xây dựng nên non sông đất nước. Cha Lạc Long Quân dẫn năm mươi người con trai xuống biển. Là đi về nơi sóng gió để mở mang. Người cha phải mạnh mẽ dẫn đầu. Mẹ Âu cơ dẫn năm mươi người con trai lên rừng. Tất nhiên cùng đi có nhiều con gái. Là đi về nơi an cư để nuôi dạy con cái là vai trò của người mẹ.

    Truyền thuyết Lạc Long Quân giống Rồng và Âu Cơ giống Tiên đẻ trăm trứng là từ hiện thực được nghệ thuật hóa, kiến tạo, nuôi dưỡng khối đại đoàn kết dân tộc ta. Chỉ những kẻ đầu óc rỗng tuếch mới không hiểu

    ReplyDelete
    Replies
    1. đúng là chỉ có những kẻ ấu trĩ thối rữa về nhận thức mới không hiểu điều này ...

      Tôi đồng tình với bình luận của bạn ...

      Delete
  5. toi cung dong tinh voi Thang.nhung ban kia k hieu thi k nen phat bieu linh tinh, minh la nguoi Viet, nhung nguoi viet truyen thuyet cung la ong cha ta. Can tim hieu ky truoc khi len tieng

    ReplyDelete