.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Sunday, February 17, 2013

NGUYỄN BẮC SƠN – KỲ NHÂN NGANG TÀNG MỘT THỦA


Nghe nói ông thường lang thang đây đó, trong thành phố hay bên bờ biển, hàng dương. Những câu thơ trỗi dậy bất ngờ, tưởng như trên trời đậu trên vai ông. Ông ghi lại rồi cho lại bạn bè, hay đổi lấy rượu uống. Thế là ông say. Ông đọc thơ, vừa đọc vừa ứa nước mắt, ngất ngưởng trở về nhà khi trời đã tối.
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn nói về lý số
Chính vì thế mà thơ ông bị thất lạc và có nhiều dị bản trong dân gian. Nhưng người đời lại không thể quên ông là một nhà thơ phản chiến trước năm 1975, khi còn cầm súng ở miền Nam, phía bên kia chiến tuyến, qua tập thơ Chiến tranh Việt Nam và tôi (NXB Đồng Dao, Sài Gòn, năm 1972). Một giọng thơ ngang tàng, độc đáo và thật kỳ dị, nhưng lại chan chứa tình đời. Đó là nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn. 
Cuộc gặp gỡ không bình thường
Mới đây, khi đến thành phố Phan Thiết, tôi nhờ nhà thơ trẻ La Văn Tuân đưa đi gặp nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn. Cho dù La Văn Tuân đã nói trước là vợ nhà thơ rất khó tính, nhưng tôi cũng không thể hình dung bà lại lạnh lùng đến thế. Tôi là kẻ lạ mặt ở thành phố này, nên bà lại càng đắn đo, dè dặt và không chịu mở cổng cho vào.
Cùng với đó là ba con chó đều xông ra sủa rất ầm ỹ. E chừng cuộc gặp không hẹn trước này khó mà thành được, nên tôi định cáo lỗi, thì may sao nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn từ trong vườn đi nhanh ra chào tôi và La Văn Tuân. Ông đon đả, tự xưng là “tiểu đệ” và gọi tôi là “đại huynh”, rồi mời vào nhà cho dù chưa hề biết tôi là ai.
Nhìn ông gày gò, dáng đi lật đật ở tuổi 70, tôi bỗng nhớ những câu thơ ngất ngưởng của ông: “Nhà thương điên nếu còn chỗ trống/ Xin chiếc giường cho xác tàn phai”. Khi đến bàn nước, tôi thấy bày la liệt những sơ đồ bát quái cùng những cuốn sách về Kinh Dịch, trong đó có cuốn Bùi Giáng đười ươi chân kinh, mới phát hành năm 2012.
Ông cười vui, chỉ vào bản vẽ sơ đồ bát quái rồi nói, đó là một công trình về y số mà ông đã bỏ công nghiên cứu hơn mười năm qua, để tự chữa bệnh cho mình và giúp mọi người. Thấy tôi tỏ ra hơi ngỡ ngàng, ông giải thích ngay, cơ thể con người ta cũng là một cấu trúc số hóa, vậy hãy gọi tên của các căn bệnh bằng những con số, theo Kỳ kinh bát mạch để tu luyện, để thiền. Và nó đã được mã hóa theo những con số mà ông vẽ nên Đối xứng nhập cung
Tôi nghe ù cả tai, mang máng nhận ra thần ý từ ông, và quả nhiên ông bắt tôi ngồi im trên ghế, và ông đọc tên bệnh của tôi theo những con số. Trong lúc nhắm mắt, nghe ông đọc những con số vang lên tưởng như đọc thơ vậy. Không hiểu sao lúc này tôi lại tưởng tượng ông đang mặc áo lính, trên vai đeo cây súng và vỗ vai thằng bạn, rồi đọc vang lên những câu thơ nổi tiếng một thời:
Mai ta đụng trận ta còn sống,
Về ghé sông Mao phá phách chơi.
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm,
Vung tiền mua vội một ngày vui
”.
(Mật khu Lê Hồng Phong).
Âm sắc khê khàn của ông vẫn vang lên. Những con số bí ẩn đang muốn gọi tên bệnh trong cơ thể tôi. Thời gian! Ôi thời gian…mới đây mà đã bốn mươi năm, khi những câu thơ phản chiến của ông còn vang lên như sự chia sẻ trong bất lực: “Trong thành phố này ta là người phản chiến/ Ngày qua ngày ta chỉ thích đi câu/ Râu tóc mọc dài như bầy cỏ loạn/ Sống thật âm thầm, ai hiểu ta đâu”.
Hết thời gian. Theo đúng yêu cầu của ông. Tôi mở mắt. Đến lúc này người vợ khó tính của ông mang ấm trà ra với nụ cười ấm ấp và ánh mắt dịu dàng hơn bao giờ hết. Tôi đang vẩn vơ với những hình ảnh, thì nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn đưa tôi về hiện tại, khi ông nhìn sắc mặt của tôi và hỏi rằng, có thấy đặc khí ở đan điền không và ông nói tôi bị bênh đau dạ dày lâu năm rồi. Tôi ngớ người, và không hiểu sao ông chỉ bằng cách đọc những con số, và nhìn thần thái của tôi tức thì, sau nhịp thở để đoán bệnh. Tôi nghĩ đó là điều kỳ bí và rất hiện đại trong việc vận dụng lý số hay niệm số gì đó, trong y khoa. Tôi khâm phục ông.
Một thân phận kỳ lạ
Người trong thành phố kể, ông đã từng tự tử tới bốn lần mà không chết. Lần thứ nhất, khi mới 15 tuổi, cậu bé Hải (tên khai sinh của nhà thơ) đã lên nghĩa địa, cắt đứt mạch máu cổ tay, rồi nằm chờ chết. Nhưng có người đã tình cờ cứu thoát. Rồi tới ba lần nhảy lầu mà cũng thoát nạn. Có lần bị lục vấn, khi nằm trong nhà thương thì ông chỉ vô tư kể rằng, mình cảm giác có cánh, muốn bay lên không trung, thế là từ lan can ban công nhảy lên thôi, không thể nghĩ rằng mình sẽ rơi xuống đất. Chính vì sự mộng du kỳ dị ấy chăng mà ông có những câu thơ đầy ám ảnh:
Ta sống ở đời như một kẻ nhàn du
Trôi qua ngày, trôi qua tháng
Trôi trên cuộc đời huyễn mộng
Trôi từ chiếc nôi ra đến nấm mồ
”.
(Chân dung tự họa).
Hoặc ngay khi thể hiện thái độ phản chiến, trong thơ ông cũng đầy chất quái dị, bất thường:
Ngày hôm nay ta muốn chặt đi bàn tay trái/ Để được làm người theo ý riêng ta/ Ngày hôm nay ta muốn chọc mù con mắt phải/ Ngày hôm nay ta muốn bỏ đi xa”.
Nhưng có lẽ, sự phản kháng mạnh mẽ của ông còn bắt nguồn thêm từ câu chuyện của người cha mà ông rất ngưỡng mộ. Cha ông được ra Bắc tập kết năm 1954 để hoạt động cách mạng; sau này trở về Nam đã trở thành Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu 6. Còn ông thì bị bắt lính, năm 1962, khi ấy 19 tuổi và bị điều động theo một sĩ quan Mỹ làm phiên dịch tại mặt trận Sông Mao ở Bình Thuận.
Dường như dòng máu và cốt cách của người cha đã để lại trong ông nên chỉ vài năm sau, ông bỏ trốn về nhà dạy học. Ông lấy bút danh Nguyễn Bắc Sơn cũng là thể hiện tình cảm đối với người cha, ghi dấu bằng một địa danh cách mạng nổi tiếng ở miền Bắc. Nhưng rồi khi cuộc chiến trở nên gay cấn hơn, ông lại bị bắt nhưng vì sức khỏe yếu, nên ông được biên chế vào làm y tá, với chức danh hạ sĩ quân y.
Vậy là có những lúc ông nghĩ về người cha ở phía bên kia chiến tuyến, với bao nỗi giằng xé và chua xót. Ông tìm mọi cách xa lánh cuộc đụng độ và âm thầm dồn mọi bức xúc và bế tắc vào rượu và những vần thơ, trong căn hầm chiến dịch:
Khi các con khôn lớn thể nào cũng nghe kể chuyện đời ba
Chuyện một nhà thơ yêu hòa bình nên bị đời cho đi khiêng đạn
Khi chiều xuống, bụi mù trời trên ngọn đồi ba đóng
Ba bắt đầu thương nhớ các con ba
”.
Viết cho các con tôi. 
Hay ngay tại nơi đóng quân Mật khu Lê Hồng Phong, nhà thơ còn viết: “Ngày vui đời lính vô cùng ngắn/ Mặt trời thoắt đó ở phương Tây/ Nếu ta lỡ chết vì say rượu/ Linh hồn chắc sẽ biến mây bay”. Hoặc giọng thơ ông có lúc ngang tàng, bất cần đời: “Khi nâng chén lên cao ta muốn cười lớn tiếng/ Cười lên đi những tiếng bi hùng/ Đời đã bắt kẻ làm thơ đi làm lính/ Chiếc mai rùa đã nặng ở trên lưng”. (Cười lên đi tiếng khóc bi hùng). Hay ông còn tự thán: “Đời mình như ly rượu cạn/ Hắt toẹt đời đi chẳng nhíu mày”. (Tha lỗi cho tôi).
Chuyện tình huyền thoại
Chúng tôi đang say sưa với những vần thơ, thì bà Xuân Hồng, vợ nhà thơ, mang đĩa bánh ngọt ra mời. La Văn Tuân có lần nói với tôi, bà từng là một giọng ca hay, thường được phát trên sóng Đài Phan Thiết, hay ở Sài Gòn cùng thời với ca sĩ Thanh Thúy lừng danh, vào thập niên 60. Giờ đây có lẽ bà không còn e ngại như lúc đầu, bởi bà sợ tôi cũng giống như mấy người, hễ đến là rủ chồng bà đi uống rượu. Tôi bất ngờ nhận ra, người đàn bà mà ông cả đời phải nương tựa, suốt 50 năm qua, thật nhân hậu, dịu dàng nhường bao. Người mà ông viết trong bài Nhị hồng là đó ư? Những câu thơ hay đến xót lòng: “Ta về với nhau vợ chồng không đám cưới/ Khi em thành sương phụ áo màu đen/ Anh bán đi chồng sách quý nuôi em/ Cuộc tình hai ta cũng buồn quá đỗi”.
Hình ảnh “Sương phụ áo màu đen” của ông đã gợi cho một nhà văn viết nên câu chuyện tình éo le. Một người vợ sau khi lấy chồng, thường vận áo màu đen với ý nghĩa để tang cho một cuộc tình đã mất, trước đó của mình. Nhưng điều đó đã đem lại một bi kịch tâm lý cho người chồng, trong suốt phần đời còn lại, luôn luôn bị ám ảnh và đau khổ…
Còn chuyện tình của hai vợ chồng nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn lại kỳ bí qua những câu thơ hết sức dị thường, với phong cách thơ phóng túng và có phần “du đãng”, đúng như tác giả tự nhận về phần mình: “Ôi mắt em nhìn như là bẫy chuột/ Ta quàng xiên nên mới sa chân”. Viết cho vợ ông còn có những câu tinh tế hơn: “Vì đàn bà người nào cũng như người nấy/ Nên ta bảo mình thôi hãy quên em/ Nhưng đàn bà đâu phải người nào cũng như người nấy/ Nên suốt đời ta nhớ nhớ, quên quên”. (Mai sau dù có bao giờ).
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn là thế đó, ngang tàng, bất cần đời những cũng rất biết trân trọng tình cảm và chân thành với cuộc sống. Chẳng vậy mà ông luôn luôn cho đi, tặng quà cho mọi người, thơ cho mọi người; kể cả tiền, những đồng tiền cuối cùng của mình cho những người nghèo, những em bé hành khất, mặc dù lúc đó bụng mình còn đói meo. Ông chỉ cười với đôi mắt sáng và dồn hết tâm trí vào chuỗi những con số và tu luyện Kỳ kinh bát mạch, cốt giúp cho mọi người tai qua nạn khỏi. Ông coi đó là lòng thành và muốn cảm ơn, vì đã nhận từ lòng hảo tâm của trời đất, ban cho mình hạnh phúc; một đám cưới vàng đem lại sự giàu có trong cái quán vô thường của tâm hồn thơ ca.
VƯƠNG TÂM

1 comment:


  1. Thơ Vinh Danh Tù Nhân Lương Tâm Trương Văn Sương






    Tù nhân Bất khuất Trương Văn Sương

    Hơn ba mươi năm ròng rã… ngục trường

    Gang thép đấu tranh đòi cải thiện

    Chế độ lao tù lũ quỷ vương

    Trại giam Nam Hà buồng số 6

    Biệt giam đọa đày Lương tri Việt Nam

    Khắc nghiệt cùm chân người tử tội

    Hàng chục năm người tù chết dần mòn

    Chúng giam Đứa Con Ưu Tú của Tổ Quốc

    Như con thú nhốt trong lồng cũi chút nước cơm

    Ngục biệt giam liệt hai chân sống ngắc ngoải .. ..

    Máy ảnh quan sát 24/24 giờ tù nhân trong buồng

    Hỏa ngục Trần gian Nam Hà :

    Đày đọa Người Con tỉnh Sóc Trăng !!





    Nguyễn Hữu Viện





    Tù nhân Bất khuất Trương Văn Sương đã từng là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Anh Trương Văn Sương quê ở Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng bị bắt vào khoảng năm 1977 như vậy tổng số thời gian ở tù của anh cũng đã ngót trên 30 năm ròng rã…

    Anh là một người tù chính trị không thể khuất phục được, một con người gang thép. Anh luôn dẫn đầu các cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt trong lao tù.

    Anh Trương Văn Sương đều là người đứng đầu đấu tranh và ban giám thị trại Nam Hà phải điều hàng chục binh sĩ và cán bộ công an xuống khoá tay, đưa anh đi cùm biệt giam ở nhà kỷ luật.

    Và như vậy anh Sương ở trong buồng giam số 6 suốt hơn chục năm cứ thế trôi đi, cuộc đời của những người tù mòn mỏi, chết dần, chết mòn theo năm tháng. Những người tù trong cảnh ngộ như vậy chẳng khác nào như một con thú bị nhốt trong lồng cũi quanh năm với chút cơm, nước, rau để tồn tại ngắc ngoải..."

    Nhà báo Tự do Nguyễn Khắc Toàn từng viết « Chuyện kể năm 2006«

    « Tôi đã từng ở những buồng biệt giam như thế này gần 2 năm, đó là thời kỳ ở trại B14 Thanh Liệt Hà nội 16 tháng và ở khu biệt giam kỷ luật, cùm chân phân trại III trại giam Nam Hà gần 4 tháng. Nên tôi biết rất rõ sự khắc nghiệt và khổ sở đến cùng cực của sự đày đoạ trong ngục tù như thế. Trong hoàn cảnh bị giam cầm khốc liệt như vậy, nếu người tù không chịu vận động, tự tập thể dục, tự đi lại thì chỉ sau một thời gian ở khu biệt giam này hầu hết sẽ bị liệt hai chân. Sau khi được ra khỏi khu biệt giam, muốn đi lại phải bám vịn vào tường, hoặc có người khác dìu, mất gần nửa năm trời mới đi lại bình thường được… »

    « Buồng giam số 6 và khu giam đặc biệt buồng 17 nói trên có lắp camera quan sát, theo dõi mọi động tĩnh 24/24 giờ của tù nhân trong buồng »

    ReplyDelete