Độc giả Phùng Xuân Luyến đưa ra những
lời bình xúc động, chân thành “Là một bài thơ. Nhưng không hẳn chỉ là bài thơ,
bên trong những vần thơ ẩn chứa một tinh thần, một bầu nhiệt huyết, sự hồn
nhiên và vô tư cùng đó là lòng quyết tâm cháy hết mình của tuổi 18 đôi mươi,
tình cảm gia đình, làng xóm, chính quyền và tình cảm đôi lứa. chỉ một câu trước
thôi khi ta đọc ta thấy thật trẻ thật vui, nhưng chỉ ngay ở câu sau thôi chúng
ta lại có một cảm xúc khác, cảm xúc của người con đất việt, cảm xúc của tình
mẫu tử, nhưng hơn hết tất cả đều tự hào và vui sướng khi được đúng trong hàng
ngũ Quân nhân.
Hãy nói với quân xâm lược rằng: "Cả dân tộc Việt Nam luôn đồng lòng tiêu diệt giặc ngoại xâm để giữ chủ quyền dân tộc". đó là cái chất rất Việt Nam. Riêng tôi tự thấy mình sẽ càng phải hoàn thiện mình hơn sẽ càng phải ý thức hơn trong cuộc sống và nâng cao tinh thần sống vì cộng đồng, sống vì lý tưởng cao đẹp và sống tốt vì ta được sống trong thời bình”.
Hãy nói với quân xâm lược rằng: "Cả dân tộc Việt Nam luôn đồng lòng tiêu diệt giặc ngoại xâm để giữ chủ quyền dân tộc". đó là cái chất rất Việt Nam. Riêng tôi tự thấy mình sẽ càng phải hoàn thiện mình hơn sẽ càng phải ý thức hơn trong cuộc sống và nâng cao tinh thần sống vì cộng đồng, sống vì lý tưởng cao đẹp và sống tốt vì ta được sống trong thời bình”.
NHỮNG ÁNG THƠ BI HÙNG CHƯA BAO GIỜ NGUỘI TẮT
Bấy
lâu, người ta cho rằng, thơ ca đã mất vị thế giữa đời sống báo chí ồn ào. Sáng
nay, Dân trí đăng tải bài thơ “Thị xã ra quân” đã thu hút rất đông độc giả và
lượng “comment” chia sẻ. Để nhận ra, những áng thơ bi hùng vẫn cháy sức sống
riêng...
… “Tiễn
những người con lên phía biên cương
Có tình
thương trong gói cơm của mẹ
Có dáng
tiễn đưa còng lưng của bà
Có cuốn
sổ lưu niệm chật lời bè bạn
hẹn gặp
cùng trên biên giới xa.
Và ra đi
sáng nay tháng Ba
Có chàng
trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo…”
Những câu thơ vừa hào hùng vừa giản dị. Vừa hừng
hực, sục sôi vừa lắng đọng nỗi niềm. Vừa tràn đầy niềm tự tôn dân tộc vừa nghẹn
ngào nỗi đau mất mát. Bài thơ “Thị xã ra quân” làm sống dậy hình ảnh đất nước
bi tráng trước cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Bài thơ đăng trên báo điện
tử Dân trí đã thu hút đông đảo bạn đọc và những lời comment chia sẻ. Rất đông độc
giả đã bày tỏ sự xúc động, thiêng liêng, trước mỗi câu thơ.
Độc giả
Trần Quang Long bày tỏ “Cảm ơn chị Mai! bài thơ thật là hay, mang đậm lòng yêu
nước của những người con Việt Nam....tất cả chúng ta hãy chung sức, chung tay
sẵn sàng hành động quên mình khi Tổ Quốc chúng ta cần!”. Cùng chung ý kiến như
độc giả Trần Quang Long, những độc giả ký tên ngắn gọn như Hùng, Đông, đều đưa
ý kiến, “Hay quá”, “Đọc thơ tôi lại nhớ tới một thời máu lửa, cảm ơn tác giả”,
hay “Hay, rất hay, bài thơ cho tôi thấy nhớ một thời hào hùng của dân tộc, nhớ
tới các anh tôi lên đường bảo vệ biên cương của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Cảm
ơn tác giả”.
Bên cạnh
những độc giả chia sẻ về ký ức sống dậy với kỷ niệm về cha, anh và một thời máu
lửa của dân tộc, đông đảo những độc giả khác bày tỏ sự xúc động, nghẹn ngào.
Độc giả
Đào Thị Anh Thương viết “Tôi thấy nghẹn ngào khi đọc bài thơ này”. Độc giả
Hoàng Giang chia sẻ “Bài thơ hay, cảm động, và hào sảng quá. Không kẻ thù nào
có thể thôn tính được dân tộc Việt Nam”. Độc giả ký tên Nam bày tỏ “Tuyệt vời
báo điện tử "Dantri", đề tài mà nhiều người còn cho la nhạy cảm thì
đã được đăng ở đây. Nhiều báo mạng nên học tập”.
“Bài thơ
thật giản dị, nhưng đầy sâu lắng, rất đời thường mà hừng hực hờn căm. Một bài
thơ như kiếm sắc, một nhà thơ cũng biết xung phong” là ý kiến của độc giả ký
tên Lucky.
“Chẳng
biết diễn tả thế nào, chỉ thấy cảm xúc ngập tràn, rất tự hào về dân tộc ta, về
chí khí của những người con đất Việt”- độc giả Monasterie viết.
Xúc động
hơn cả có lẽ là những độc giả như Lê Văn Trung. Anh chia sẻ “Là một người lính
trực tiếp tham gia năm 1979 trên biên giới Lai Châu và 1984 trên biên giới Hà
Giang. Tôi thấy bài thơ này thật hay, nên được phổ biến rộng cho thế hệ trẻ
được biết để không quên đi hàng ngàn Liệt sỹ đã vì đất nước này mà ngã xuống
nơi biên giới . mong rằng đừng vì những con gà thải loại hay vì những những lợi
ích kinh tế của cá nhân mà đang tâm bỏ đi những trang sử hào hùng nhưng bi
thương của dân tộc”. Hay như độc giả Vh viết “Thật cảm động . Tôi đã trải qua
cảm giác đó và bài thơ đầu tiên trong cuốn sổ tay của tôi cung là bài Bình ngô
đại cáo. Khi chúng tôi lên đường có một chút gì đó vấn vương nhưng xa hơn đó là
tổ quốc đó là sự tự hào khi đươc cầm súng bảo vệ quê hương. Đọc bài thơ tôi có
cảm giác sống lại nhưng tháng năm hào hùng đó. Xin cảm ơn tác giả. Chúc chị năm
mới manh khoẻ, công tác tốt”.
“Bài thơ
này hay quá! nó phản ánh đúng không khí hào hùng và tinh thần yêu nước của cả
dân tộc, nhất tề trên dưới một lòng trong những năm tháng đó(tương tự như thời
của những Bình Ngô đại cáo, Hịch Tướng Sỹ, Bài thơ thần v.v.)”- độc giả Phương
An Nam chia sẻ.
Bày tỏ
sự xúc động, niềm tự hào dân tộc và những ký ức không quên, nhiều độc giả còn
đưa ra ý kiến “Một bài thơ thật hay và xúc động. Tiếc là bài thơ ấy không được
đăng đàn trên các kênh giáo dục chính thức của các trường phổ thông. Quê tôi
26/2 này cũng ra quân. Nếu như ai đó biết và đọc bài thơ này tại ngày hội tòng
quân hôm ấy thì ý nghĩa biết bao”- độc giả Duy Cảnh viết.
Độc giả
Phùng Xuân Luyến đưa ra những lời bình xúc động, chân thành “Là một bài thơ.
Nhưng không hẳn chỉ là bài thơ, bên trong những vần thơ ẩn chứa một tinh thần,
một bầu nhiệt huyết, sự hồn nhiên và vô tư cùng đó là lòng quyết tâm cháy hết
mình của tuổi 18 đôi mươi, tình cảm gia đình, làng xóm, chính quyền và tình cảm
đôi lứa. chỉ một câu trước thôi khi ta đọc ta thấy thật trẻ thật vui, nhưng chỉ
ngay ở câu sau thôi chúng ta lại có một cảm xúc khác, cảm xúc của người con đất
việt, cảm xúc của tình mẫu tử, nhưng hơn hết tất cả đều tự hào và vui sướng khi
được đúng trong hàng ngũ Quân nhân. Hãy nói với quân xâm lược rằng: "Cả
dân tộc Việt Nam luôn đồng lòng tiêu diệt giặc ngoại xâm để giữ chủ quyền dân
tộc". đó là cái chất rất Việt Nam. Riêng tôi tự thấy mình sẽ càng phải
hoàn thiện mình hơn sẽ càng phải ý thức hơn trong cuộc sống và nâng cao tinh
thần sống vì cộng đồng, sống vì lý tưởng cao đẹp và sống tốt vì ta được sống
trong thời bình”.
…..
Bản thân
những người làm báo chúng tôi cũng thực sự xúc động trước bài thơ, và còn xúc
động nhiều hơn khi ngồi đọc từng comment của độc giả. Chúng tôi hiểu ra rằng,
những áng thơ bi hùng chưa bao giờ nguội tắt, niềm tự hào-tự tôn dân tộc vẫn
hừng hực cháy từ thế hệ này sang thế hệ khác để dân tộc Việt ở bất cứ nơi đâu,
bất cứ khi nào cũng luôn sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.
Nhớ lại
những câu thơ “Có buổi vui sao cả nước lên đường”, “Đường ra trận mùa nay đẹp
lắm”, để thêm tin vững vàng, “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ
khuất”./.
H.H
Nguồn: Dân trí
No comments:
Post a Comment