.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, November 7, 2012

PHỤC VỤ TỔ QUỐC VÀ NHÂN DÂN LÀ Ý NGHĨA ĐỜI TÔI


Đó là câu nói mà Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev rất tâm đắc. Nhân chuyến thăm chính thức của ông trong cương vị Thủ tướng, trong hai ngày mùng 6 , 7. Xin được kể đôi nét về những nét sinh hoạt ” đời thường ” rất dung dị, nhưng cũng thật đặc biệt.
Thủ tướng Mevdedev
Dmitry Antolyevich Medvedev chào đời ngày 14 / 9 / 1965 tại quận Lenigrad, trong một gia đình có truyền thống giáo dục, Cha cậu bé Dmitry ngày đó – Ông Anatoly Afannasevich Medvedev là Giáo sư Viện Công nghệ Lenigrad. Mẹ cậu – Bà Yulia Veniaminovna Afannasevich Medvedeva, là một hướng dẫn viên du lịch xinh đẹp với vốn hiểu biết sâu rộng về địa lý và văn hoá đất nước mình. Họ sống trong một căn hộ rộng 40 m2 và trải qua những ngày tháng rất êm đềm.
Những năm tháng tiểu học của Dmitry gắn với niềm yêu thích những chú khủng long và các bài học địa lý. Tới giờ, ngài Thủ tướng thậm chí vẫn còn thuộc lòng các giai đoạn phát triển của trái đất. Sau này, trong tiểu sử của mình, Thủ tướng Mevdedev có kể lại những câu chuyện thú vị trên mảnh đất Leningrad, như kỷ niệm về lần đầu bắt những con tôm hùm hung dữ và thấy chúng bị đổi màu khi bị luộc, về bộ phim kinh dị mang tên Viy khiến cậu mất ngủ cả đêm, hay cuốn ” Những đứa con của thuyền trưởng Grant “đã khơi dậy trong ông lòng đam mê đọc sách. Mặc dù từng chỉ là một học sinh hạng B, nhưng Dmytry Medvedev đã sớm ý thức được rằng nếu không nỗ lực hết mình, thì cũng sẽ không làm được gì to tát trong cuộc đời. Nhờ đó, Medvedev đã tốt nghiệp cao trung hạng giỏi, trở thành sinh viên khoa luật của Đại học Quốc gia Leningrad và tốt nghiệp năm 1987. Cũng ba năm sau, chính tại ngôi trường này, ông được nhận bằng thạc sĩ môn luật tư nhân. Nắm trong lòng bàn tay mọi vấn đề pháp luật, Dmitry Medvedev sớm tạo riêng được danh tiếng cho riêng mình trong giới chính trị. Từ năm 1991 tới năm 1996, ông may mắn có cơ hội làm việc với tư cách chuyên gia pháp luật tại Ủy ban Quan hệ quốc tế ( IRC ) thuộc Văn phòng Thị trưởng Sankt – Peterburg dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin.
Tuy nhiên, sự nghiệp chính trị của ông Medvedev chỉ thực sự mở ra từ tháng 11 năm 1999, khi trở thành một trong những người Sankt – Peterburg được Vladimir Putin đưa vào  các chức vụ lãnh đạo chính phủ ở Moskva. Dmitry Medvedev trở thành một trong những nhà chính trị gần gũi nhất với Tổng thống Putin.
“Facebook Nga” của Thủ tướng Medvedev, chỉ trong vòng 24 giờ sau khi lập tài khoản trên mạng xã hội lớn nhất nước Nga Vkontakte,thì đã thu hút 1 triệu người hâm mộ ( đề nghị kết bạn ). Trong phần sở thích trên tài khoản ở Vkontakte, lúc đó trong cương vị Tổng thống ( 9/11/2011), thì ông đã cho thấy rằng đối với ông, công việc là ưu tiên hàng đầu và sau đó mới tới gia đình, các sở thích khác bằng bốn cụm từ ngắn gọn: ” công việc, gia đình, thể thao, Internet “.
Ngoài ra, Thủ tướng Medvedev cũng thể hiện rằng ông cũng là một tín đồ của” hard – rock, Black Sabbath, Led Zeppelin, Deep Purple, nhạc cổ điển “.
Cũng trên bài viết ngắn khai trương tài khoản cá nhân trên Vkontakte của ông, với nội dung ” Cảm ơn sự quan tâm và những món quà của các bạn. Tôi đang học cách sử dụng Vkontakte. Chúc mọi người ngủ ngon. Tạm biệt “. Cũng đã nhận được hơn 17.000 likes trong chưa đầy một ngày. Thủ tướng Nga Medvedev có thể được biết tới là người ” nghiện ” Internet. Ông từng là quan chức Nga đầu tiên sử dụng blog.
Và tình yêu thương với trẻ nhỏ cũng là một ” sở thích ” của ông. Dù chưa trải qua bất kỳ khoá học sư phạm nào nhưng ông Medevdev  luôn dễ dàng trò chuyện với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Trong 4 năm đảm nhiệm cương vị tổng thống, ông Medvedev đã nhiều lần tới thăm các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, các trung tâm nghệ thuật thiếu nhi và các bệnh viện.
Trong các môn thể thao, ông thích nhất là môn cầu lông, thường xuyên theo dõi sát sao các trận đấu quan trọng của đội bóng Nga, và thường xuyên tới sân xem trực tiếp.
Một sở thích khác của ông Medvedev là chụp ảnh. Đối với ông, nhiếp ảnh đóng hai vai: vừa là một loại hình nghệ thuật, vừa là một thú thư giãn tuyệt vời. Thủ tướng Nga Medvedev cũng có hẳn một bể cá cảnh trong phòng làm việc. Những nét dung dị của Thủ tướng Nga Medvedev trong lần thăm chính thức Việt Nam vào tháng 10 năm 2010, trong cương vị Tổng thống Liên bang Nga, với cuộc giao lưu của các cựu sinh viên, lưu học sinh từng học tập tại Nga, Liên Xô cũ diễn ra tối 31 / 10 đem lại niềm hân hoan không chỉ cho những người Việt có mặt, mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp, đầy xúc động cho cả Tổng thống. Trong phần kết luận cuối buổi gặp, Tổng thống Liên bang Nga lúc đó không giấu được xúc động: ” Chưa bao giờ tôi nhận được nhiều năng lượng như vậy từ phía cử toạ. Đây quả là thời khắc cho tôi cảm xúc mạnh, đưa tôi về với quá khứ, với ký ức thiếu thời. Nếu có điều gì chung đã kéo chúng ta lại gần nhau- thì đó là sự tôn trọng lẫn nhau và tình bạn. Tôi nghĩ rằng, điều này sẽ luôn có và sẽ tồn tại mãi “.
Kính chúc chuyến thăm trở lại Việt Nam của Thủ tướng Nga Medvedev trong tiết cuối thu tuyệt vời của Thủ đô Hà Nội sẽ thành công tốt đẹp.
Hà Nội, mùng 6 tháng 11 năm 2012.
LÊ PHƯƠNG DUNG
Nguồn: Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

5 comments:

  1. Phạm Khánh Nhâm.November 7, 2012 at 7:53 AM

    Thảo nào mà nhà báo Lê Phương Dung hát bài " Đôi bờ " hay thế, da diết và sâu lắng thế. Tôi cũng đã biết một " người đặc biệt " của chị là người duy nhất có cài nhạc chuông bản nhạc này đã từ 5 năm nay thì phải.
    Chúc mừng chị và " Người đàn ông " trong cõi riêng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lê Thị Hà Trang

      Em đồng ý với ý kiến của Chị Phạm Khánh Nhân,

      Phải thật là hiểu, đồng điện, nhiều sở thích chung và nhiều nhiều cái chung nữa..... thì nhà báo Lê Phương Dung mới có thể rất nhiều cảm xúc và tâm trạng dạt dào khi hát bài " Đôi bờ".

      Em cũng rất tâm đắc câu nói của Ngài thủ tướng Medvedev đại ý là điều chung đã kéo chúng ta lại gần nhau và điều này sẽ luôn có và sẽ tồn tại mãi...

      Delete
  2. Nhà giáo, nhà văn Kim Dũng.November 23, 2012 at 12:44 PM

    Gửi trò Lê Phương Dung.
    Thầy có đọc trên trang tintuchangngayonline.blogspot.com, bài của ông Trần Chiến Sĩ và truong dong nói về tuổi học của Ông Trần Đại Quang BTBCA và cho là vô lý? Thầy nhớ hồi em 6 tuổi được đặc cách thẳng vào lớp hai, lên cấp 2 em học rất giỏi, và đến năm lớp 8 mới 13 tuổi em đã được tuyển vào trường năng khiếu QĐ để đào tạo thì sao. Xưa nay có nhiều người học tắt, vượt cấp đều rất thành đạt như Phương Dung chẳng hạn, miễn là họ có tài năng đức độ giúp ích cho đời. Còn có nhiều người cố chạy chọt lấy bằng cấp mà không có tài, có đức thì người ta coi khinh có phải không cô trò nhỏ giờ là đồng nghiệp với thầy. Thời điểm ông TĐQ là học viên Trường CSND năm 1972, cũng là đúng độ tuổi đi học hệ phổ thông 10 năm, 16 tuổi theo thầy là rất đúng,học viên có năng lực được học và đào tạo cùng lúc hai, ba trường là chuyện rất bình thường, vậy nên những điều ông Truong dong cố lèo lái mọi người hiếu sai lệch sang một ý đồ khác là của kẻ tiểu nhân, không hiểu biết, hoặc có ý đồ phá hoại, vu khống cho cán bộ lãnh đạo như vẫn thường thấy ở xã hội ta từ cổ chí kim, cũng như là một vấn nạn. Nhân thể thầy cũng nhờ em hỏi về bài viết về tập thơ lục bát của thầy mà nhà thơ Nguyễn Hưng Hải viết và đã gửi, nếu được đăng dịp này thì hay quá. Vì chuẩn bị có hội thảo thơ của thầy sắp tới. Cũng gần tròn một năm phát sóng truyền hình CAND, nhân dịp kỷ niệm một năm phát sóng, đoàn nhà văn Phú Thọ về chúc mừng gồm có: - Nhà văn Kim Dũng, NV Nguyễn Hữu Nhàn, nhà báo Nguyễn Tham Thiện Kế, NV Nguyễn Đình Phúc, nhà văn Nguyễn Thị Hồng Chính Phó chủ tịch Hội VHNT Tỉnh. Tổng BT Tạp Chí Văn nghệ Đất Tổ. Chúc em vui khoẻ và có nhiều bài báo hay có ích cho Nhân Dân lao động cũng như công chúng đã có ấn tượng tốt đẹp với nhà báo Phương Dung.
    Thầy Kim Dũng - Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Phú Thọ.

    ReplyDelete
  3. Xin chào anh Kim Dũng,

    Thưa anh tôi là Nguyễn Quốc Thái, trước đây có công tác ở tỉnh nhà. Hiện nay, tuy là cán bộ hưu trí nhưng vẫn còn rất quan tâm tới tình hình thời sự trong nước, thế giới và văn chương. Nhờ báo chí mà tôi được biết về anh và cô học trò nhỏ Phương Dung của anh.Anh nên tự hào vì có công không nhỏ trong việc đạo tạo nhiều trò học ngay thẳng có tài, có đức. Nhờ vậy mà họ đã làm được nhiều việc có ích cho xã hội.

    Tiện nói về tài, đức tôi cũng đồng ý với quan điểm của anh về bằng cấp và năng lực. Thưa anh ở nước ta hiện nay có một vấn đề mà tôi coi là vấn nạn: cơ quan, tổ chức và cá nhân quá quan trọng việc bằng cấp. Dẫn tới việc nhiều cá nhân chạy chọt để có bằng tiến sĩ,thạc sĩ...Số tiến sĩ giáo sư thì nhiều nhưng công trình khoa học có giá trị thì lại rất khiêm tốn anh ạ. Thực chất việc chạy chọt có bằng cấp để mưu đồ mục đích cá nhân: được tăng lương, thăng quan tiến chức.
    Tuy nhiên ta lại không thể vơ đũa cả nắm khi thấy người có bằng cấp, tài giỏi thì nói xấu họ. Như thế là không phải. Nói đâu xa cháu Đức Tôn của tôi bây giờ đang học lớp 12 mà đến 24/12 này cháu mới bước sang tuổi 16. Sang năm cháu sẽ học đại học ở tuổi 16.
    Tôi cho là chúng ta nên thay đổi suy nghĩ và đánh giá con người thông qua chất lượng công việc, những việc họ làm được chứ đừng nhìn vào tuổi tác hay bằng cấp. Nói anh bỏ quá cho chứ, nếu chúng ta cứ cho là nhiều tuổi đầu hai thứ tóc như anh em mình là giỏi hơn các cháu nhỏ về khoa học kỹ thuật là thiển cận. Hoặc cứ cho rằng 16 tuổi thì chưa thể vào được đại học cũng là sai vì nhiều người trên thế giới còn có bằng tiến sĩ khi họ chưa đến 16 tuổi.

    Về việc viết bài nói xấu cán bộ của anh Trần Chiến Sĩ và anh Dong thì tôi thấy là quá sai rồi. Nếu có bằng chứng thì mang ra chính quyền mà phản đối, tố cáo, không nên kết luận chủ quan rồi phát ngôn bừa. Rất nguy hiểm: vạ miệng như chơi chứ.
    Nếu đánh giá cán bộ thông qua kết quả công việc, chất lượng thì tôi thấy Bt Quang cũng là người hết lòng về công việc, có tài đấy chứ. Cũng là người luôn tin tưởng vào phật giáo vào quy luật nhân quả thế nên chắc chắn Bt Quang là người có tâm đức rồi.

    Chúc anh luôn khỏe và có nhiều áng thơ hay anh nhé.

    Quốc Thái.

    ReplyDelete
  4. Vedana Lagoon Re.PhanDecember 19, 2012 at 10:51 AM

    Tôi thì lại không nghĩ như@ Phạm Khánh Nhâm. Sở dĩ Lê Phương Dung hát hay Đôi bờ là do tình yêu, sự đồng cảm giữa các tâm hồn đẹp, cũng như tình cảm của LPD giành cho đất nước Nga, thông qua mối quan hệ(rõ ràng là rất thân thiết với cả bộ đôi Pu & Me),thì khi "tiếng lòng" cất lên ắt sẽ phải hay, da diết là điều đương nhiên. Chúc cho nhà báo Lê Phương Dung hãy cứ là một bông hoa hoa Phăng, một mình rực rỡ dưới bầu trời bao la mà dân Nga rất mê, thường coi đó như quốc hoa của mình.

    ReplyDelete