.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, November 3, 2012

TRIỆU LAM CHÂU: CẦU MONG BẠN ĐỌC CHÂN CHÍNH, HÃY NÂNG CAO SỰ MIỄN DỊCH CỦA TÂM HỒN ĐỐI VỚI LOẠI THƠ HẬU HIỆN ĐẠI VÔ VĂN HÓA


Inrasara viết tiếp về thơ Bùi Chát như sau: "…Âm hộ và cái l.., chuột cống với cái thai, quần đùi, chổng ngược, c... tính, gái gú, hành kinh, háng, gãi mông, viêm ngứa, nhậu nhẹt bê tha,... lâu nay thường bị cho là vùng cấm với thơ, Bùi Chát đưa vào tác phẩm mình đầy hứng thú.
Qua giấy vụn, từ tập thơ riêng đầu tay: Xáo chộn chong ngày (2003), qua Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn] (2004), Tháng tư gãy súng (2005) đến tập thơ mới nhất: Xin lỗi chịu hổng nổi (2007), Bùi Chát mở miệng. Và anh chưa một lần phản bội ý hướng của mình, của nhóm mình: "cố gắng hoàn thiện chính là những ý niệm về thơ”.
Chứ không phải thơ.
Tất cả loại giấy vụn kia chưa hẳn là thơ, nếu mọi người không muốn gọi thế, mà là tác phẩm nghệ thuật.”
Sau khi đã nhận xét thơ Bùi Chát là thơ rác, mang trong mình làn gió thối như vậy, thế mà Inrasara lại còn buông một câu làm cho tôi và mọi người giật mình: … Mà là tác phẩm nghệ thuật. Ý anh nói: Đó là tác phẩm nghệ thuật? Anh nhận định như thế thì mọi người đành bó tay chấm com luôn đó (botay.com)
Nhà thơ, dịch giả Triệu Lam Châu

THÊM MỘT BẰNG CHỨNG VỀ SỰ VÔ VĂN HOÁ CỦA THƠ HẬU HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Tôi cứ ngỡ rằng vấn đề đã quá rõ ràng: Thơ hậu hiện đại Việt Nam (hiện nay) sẽ không xứng đáng được đứng vào gia tài tinh thần thiêng liêng của nền văn hoá Việt Nam, bởi vì nó chứa đựng những yếu tố vô văn hoá cả về nội dung lẫn hình thức. Và tôi đã có bài viết "Phải chăng thơ hậu hiện đại Việt Nam chấp nhận sự vô văn hoá?”
Song nhà thơ Irasara lại có bài " Vài giải minh qua ngộ nhận về hậu hiện đại Việt Nam” đăng trên trithucdantocthieuso.net ngày 6 tháng 9 năm 2012 – có hàm ý nói thơ hậu hiện đại Việt Nam không phải là vô văn hoá. Chính vì vậy tôi lại bất đắc dĩ phải viết bài này, nhằm chứng minh thêm cho bạn đọc rõ quan điểm của mình (dĩ nhiên là theo quan niệm thơ truyền thống xưa nay).

Trước tiên tôi xin trích hai phản hồi của hai bạn đọc đối với bài viết trước của tôi trên vanthoviet.com như sau:

THƠ HẬU HIỆN ĐẠI - LŨ ĐIÊN RỒ - Gửi bởi: Phan Châu Thanh - 05/09/2012 | 22:11
NHỮNG BÀI THƠ HẬU HIỆN ĐẠI MÀ Triệu Lam Châu - Trích dẫn ở trên được gán cho tên gọi là thơ ư ? Vậy nước ta là một cường quốc THIÊN TÀI về THƠ HẬU HIỆN ĐẠI SAO ??? Thứ này ở chợ HÀNG TÔM HÀNG CÁ thừa mứa, thật là nực cười và vô cùng LỐ BỊCH …. Hết biết luôn đúng là MỘT LŨ ĐIÊN RỒ ... Theo tôi, chúng ta không thèm nói với nhóm người lập dị ấy làm gì, vì cảm nhận và thẩm định thơ không ai làm tốt hơn CÁC ĐỘC GIẢ HẾT ! Nếu thơ HẬU HIỆN ĐẠI được công chúng đón nhận, họ thuộc lòng rồi truyền khẩu thì nó sẽ bất tử với thời gian... Các vị cứ yên tâm đi, nếu chính TÁC GIẢ của những bài thơ ấy tự thuộc lòng và dám trình bài thơ của mình trước công chúng mới đáng kể ! Tôi dám nói rằng dạng thơ này không ai và không bao giờ được trình bày một cách trang trọng trên truyền hình …. Thưa các vị hãy để cho họ diễn tuồng chán chê đi đã, cái tầm thường và lố bịch thời nào mà chẳng có, khi mọi thứ qua đi rồi dư luận tạm lắng dịu xuống, những NHÀ THƠ HẬU HIỆN ĐẠI ĐI TIÊN PHONG có cơ hội nhìn lại chính mình sự việc sẽ rõ ngay có gì đâu mà thảm họa ! Nếu ta lên tiếng gay gắt quá lúc họ đang ở trạng thái nhập đồng TỰ HUYỀN HOẶC MÌNH sẽ cho chúng ta NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ SỰ TRONG SÁNG CỦA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG sẽ bị chụp mũ là ĐỐ KỴ ngay ! Tôi đề nghị chúng ta chấm dứt sự tranh luận tại đây dành quyền phán quyết cho cộng đồng độc giả ... Cảm ơn anh TRIỆU LAM CHÂU & NHỮNG NHÀ THƠ ĐỒNG CẢM CÙNG TÔI ! Mây Lang Thang - Phan Châu Thanh.

Nếu còn có lương tri - Gửi bởi: Ngọc Châu - 02/09/2012 | 10:59
Cám ơn anh anh Triệu Lam Châu đã đề cập đến vấn đề này một cách thẳng thắn. Tôi nghĩ rằng sẽ có hơn 80% những người yêu thơ ở ta đồng ý với quan điểm của anh. Vì tôi tin rằng đại đa số người Việt chúng ta vẫn đang còn có lương tri. Chẳng phải vô cớ NC đã bỏ công dịch gần 200 bài thơ trữ tình nước Nga sang thể thơ lục bát truyền thống VN (Tập "101 bài thơ trữ tình nước Nga" sẽ ra mắt trong tháng 9 này, tiếp theo cuốn THƠ TÌNH NƯỚC NGA gồm 70 bài đang được giới thiệu). Do NC đang đi du lịch nên chưa thể viết dài trên máy của quán Net nên hôm nay xin tạm thời bày tỏ đôi lời vậy đã. Ngọc Châu

Hai phản hồi của hai bạn Phan Châu Thanh và Ngọc Châu trên đây, càng như động viên cổ vũ Triệu Lam Châu viết tiếp bài này.

Một lần nữa Triệu Lam Châu lại chân thành xin lỗi bạn đọc, vì đành phải dằn lòng, trích những bài thơ rất chi là thô tục của thơ hậu hiện đại để chứng minh tính chất vô văn hoá của nó – nhằm loại bỏ nó ra khỏi giá trị tinh thần thiêng liêng của nền văn hoá Việt Nam ngàn năm văn hiến.

 Trên Tiền Vệ (tiênve.org) có bài viết của tác giả Hoàng Lan "Thơ Việt, một hành trình chưa ngừng nghỉ”. Trong đó có trích nguyên bài thơ của Nguyễn Hữu Hồng Minh gây sốc lớn cho nhiều người. Hồi trước đọc lần đầu, tôi đã vô cùng bức xúc. Bài thơ hậu hiện đại đó như sau:
Chân dung nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh từ cái nhìn biếm họa,
trào lộng của Họa sĩ Nguyễn Hoàng Xuân Vinh - Nha Trang 3.2010.

Nguyễn Hữu Hồng Minh

Lỗ thủng lịch sử  

Nhiều khi hắn thấy dương vật hắn đang ở Sàigòn,
Đầu hắn ở Hà Nội
Và tay chân thì rơi rụng đâu đó ở Sóc Trăng
Buổi sáng ở miền Trung, trưa ở miền Nam,
Chiều ở miền Bắc, tối ở miền Tây
Ly cà phê nhìn ra tháp Rùa đắng như máu hắn
Cơn điên rồ chùa Mã Tộc, ngày tháng bạc Kênh Xáng
Những người đàn bà Miên, ôi vóc dáng màu da muộn phiền biết bao nhiêu!
Những sợi khói như những cái thòng lọng dụ hắn treo cổ
Nhiều khi trong mơ thấy mình đã chết. Xác thối, diều cắt quạ tha. Hắn khoái trá cho điều ấy!
 
Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc
Lảm nhảm ở Vĩnh Long, bợ đít ở Cần Thơ, dạng háng ở Cà Mau,
Cạo mặt ở Bạc Liêu, quắn như điên ở Hà Khẩu, động cỡn ở Sa Pa, say ở Lào Cai
Miệng còn kêu Đặng Thiều Quang, hãy chết đi Quang!
Chửi rủa ở Huế, cúng bái ở Quảng Bình, bắc cặc đái ở Mỹ Sơn và đi ỉa ở Hội An
Đụ trên sông Thu và bú lồn trên sông Hương
Khạc nhổ trên sông Gianh, rượt đuổi chém nhau trên sông Hàn
Khinh bỉ nòi Việt trên sông Hồng, miệt thị giống Hoa trên sông Nậm Thị
 
Hắn cắt mọi khoanh đời dấu vào tác phẩm
Những suy nghĩ non tơ đã kịp mọc tóc trong hộp sọ rắn như đá của hắn
Bản chất hắn là Cộng sản, là Cộng sản!
Hắn cười cợt méo mó như một lỗ thủng của lịch sử
Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết
Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản
Hắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ - Hắn tàn bạo điều đó
Hắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý - Hắn thèm muốn điều đó
Hắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh - Hắn khẳng định điều đó
Hắn yêu Ly Hoàng Ly – Hắn mãi tôn thờ điều đó
Hắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh - Hắn khiếp hãi điều đó
Nhân loại chui ra từ háng - Hắn quả quyết điều đó
Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn - Hắn xác tín điều đó
 
Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn
Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội
Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau
Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang
Dạng háng! Hãy dạng háng!
Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít...

                                                    Sàigòn, 12.2003

 Những người chân chính có lương tri và có văn hoá truyền thống Việt Nam, làm sao mà chấp nhận những loại thơ kiểu như vậy được. Nó rất thô tục và không có giá trị kể cả nội dung lẫn hình thức. Tôi tin rằng đa số bạn đọc sẽ phản đối quyết liệt loại thơ này. Phản đối là đúng chứ. Ta cứ hình dung: Nếu các học trò phổ thông mà đọc bài thơ này, thì tâm hồn trong trắng của các em sẽ bị vẩn đục đến mức nào đây? Giá trị cao quý và thiêng liêng nằm nơi nào trong loại thơ này?

Tác giả Hoàng Lan trích tiếp thơ của Lê Thị Thấm Vân như sau:
 
Trăn Trối - Lê Thị Thấm Vân

Con gái mẹ,
Yêu ai, con cứ fuck họ
Ghét ai, con cũng có thể fuck họ.
Khinh ai, mẹ để tuỳ ý con.
 
Ai quý mến cưng chiều
con luôn tử tế biết ơn
nhưng không nhất thiết phải để họ fuck.
 
.....
 
Bố con biết tự sướng thân, vác cặc đi đụ tứ phương thiên hạ.
Còn lồn mẹ, cứ ủ kín để dành hiến dâng bố con đêm động phòng.
Đó là điều ngu nhất đời mẹ.

Sau khi trích một loạt thơ hậu hiện đại kiểu như vậy, Hoàng Lan nhận định và đáng giá xác đáng như sau:

"…Cảm giác chung khi tiếp cận với những bài thơ trên là một cảm giác không thoải mái chút nào, không "thơ” chút nào. Người đọc bị cuốn vào một thế giới xô bồ, bực bội, bế tắc, đạp đổ và văng tục vào tất cả. Đúng là cuộc sống có những điều tồi tệ không thể nóí bằng thứ ngôn ngữ trau chuốt. Nhưng đọc những bài thơ trên đây, người đọc bị choáng trong một thế giới mà ở đó ý thức văn hoá, ý thức về cái đẹp, ý thức về những quan hệ nghĩa tình gia đình, cộng đồng, dân tộc không còn nữa, mà nhường chỗ cho cái tôi cực đoan ít nhiều đã bị tha hoá…

Một phản ứng khác là, đọc những bài thơ ấy người đọc bình thường sẽ bỏ đi. Vì trong khi đối thoại với nhà thơ, họ luôn bị nhà thơ văng tục vào mặt (cặc, dương vật ngỏng, lồn, ỉa đái, địt, chùi đít...), luôn phải hứng chịu những bực bội, những đập phá, những hành vi thiếu văn hoá của nhân vật trong thơ….”

Tôi thấy sự đánh giá của Hoàng Lan như vậy đã nói đúng về cái "chất hậu hiện đại” của thơ Việt Nam (của một số tác giả) rồi. Và cái chất ấy… chính là sự tha hoá về nhân cách con người.  Tôi xin trích lại để nhấn mạnh điều này như sau: Bạn đọc những loại thơ như vậy sẽ bị choáng ngợp, vì gặp phải "… ý thức văn hoá, ý thức về cái đẹp, ý thức về những quan hệ nghĩa tình gia đình, cộng đồng, dân tộc không còn nữa, mà nhường chỗ cho cái tôi cực đoan ít nhiều đã bị tha hoá…”

Bạn đọc bình thường sẽ bỏ đi vì "..., luôn phải hứng chịu những bực bội, những đập phá, những hành vi thiếu văn hoá của nhân vật trong thơ….”

Trong cuộc sống bình thường của con người cũng vậy thôi, nếu gặp phải những hành vi thiếu văn hoá hoặc những người bị tha hoá – thì một số người sẽ phản đối kịch liệt và một số người khác thì bỏ đi cho xong…

Những kiểu thơ như vậy, làm sao thành tiếng nói tri âm tri kỷ của đông đảo bạn đọc được, làm sao thành liều thuốc bổ tâm hồn cho người đời chân chính (như lâu nay chúng ta từng quan niệm)? Ngẫm lại tôi càng thấm thía lời dạy của cụ chủ tịch Hồ Chí Minh đối với văn nghệ sĩ: Viết cho ai? Viết cái gì? Và viết như thế nào? Tôi hiểu nôm na lời dạy của cụ là: Văn nghệ sĩ cần viết cho đông đảo quần chúng lao động chân chính. Cần viết về những vấn đề mà đông đảo quần chúng quan tâm, viết về chính cuộc đời của họ. Phong cách viết phải giản dị trong sáng, có sức lay động sâu xa đối với mỗi tấm lòng của quảng đại quần chúng nhân dân.

Còn các nhà thơ hậu hiện đại Việt Nam hiện nay, cũng là người Việt Nam, máu đỏ da vàng – thì chỉ viết về cá nhân  họ và chỉ viết cho chính bản thân mình mà thôi. Còn hình thức viết thì rất thô tục, trái với truyền thống văn hoá của dân tộc ta. Vậy là những nhà thơ ấy đã không tuân theo lời dạy của cụ Hồ rồi.

Tiếp theo mạch thơ hậu hiện đại Việt Nam, tôi muốn bàn thêm về hai bài viết của Inrasara ( Đăng trên tienve.org ) về hai nhà thơ trụ cột của Nhóm Mở Miệng là: Búi Chát và Lý Đợi.

Đầu tiên xin nói về nhà thơ Bùi Chát:

Triệu Lam Châu lại chân thành xin lỗi bạn đọc lần nữa! Hôm trước tôi đã dằn lòng trích bài thơ thô tục "Cái lồn bỏ đi” (của Bùi Chát) rồi, nhưng nay tôi xin phép trích tiếp một bài nữa của nhà thơ này, để chứng minh cho sự vô văn hoá của dòng thơ hậu hiện đại nước ta. Bài mới này như sau:
  
Bùi Chát

tu từ
xem phim sex
khỏa cặc trong xì líp
thèm lồn
ngó lên mặt
một cái mồm. chảy
nờ [n]…
             ư
                
                     c

thì liếm
lưỡi lè

như hột le
lông dài một tấc

lưng quần. rung
(tiếng nấc)

chú:
khoả cặc: như khoả thân; có thể hiểu là không đeo bao
(Theo talawas chủ nhật)

Kiểu thơ như thế này, chúng ta biết nói thế nào đây? Nó hết sức thô tục và rất vô văn hoá. Đọc vào thấy bức xúc lắm. Tôi phải nén bức xúc của mình bấy nhiêu năm. May hôm trước có hai bạn Hoàng Gia Khanh và Lý Văn Trinh đã khơi mào cho tôi xả nỗi bức xúc này. Và tôi, Triệu Lam Châu phải viết về nó, để bạn đọc chân chính tránh xa loại thơ vô văn hoá như vậy.

Trên tienve.org Inrasara có bài viết "Sáo chộn với Bùi Trát (giới thiệu tập thơ ’Xáo Chộn Chong Ngày’ của Bùi Chát)”. (Mong bạn đọc lưu ý: Tôi copy từ mạng internet, nên giữ nguyên cách viết sai chính tả có chủ ý của tác giả đó).Trong bài viết ấy của Inrasara có đoạn:  "…Thứ thơ rác (rưởi) đặc hiệu này có lẽ đây là lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Nó mang trong mình làn gió thối thổi vào không khí thơ chúng ta. Nó buộc chúng ta quay lại nhìn nó. Và nhìn lại cả mình nữa! – Lâu nay, mình có quá thơm, quá diêm dúa lắm không!?

Tập thơ Xáo Chộn Chong Ngày*
– phạm thánh, phạm thượng, phạm chữ, phạm nghĩa, phạm cả các khái niệm lâu nay thế giới văn minh tôn sùng như thứ không thể phạm. Nhưng hãy dẹp mấy thứ đó cho nhà luân lí, nhà ngôn ngữ, nhà hoạt động xã hội …phán…”


Tôi không hiểu nhà thơ Inrasara, sau khi đã nhận định đó là "thứ thơ rác”, "nó mang trong mình làn gió thối…”, rồi phạm đủ thứ. Thế mà tại sao với tư cách là nhà phê bình anh lại "…dẹp mấy thứ đó cho nhà luân lí, nhà ngôn ngữ, nhà hoạt động xã hội …phán”. Anh là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam – một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp – lẽ ra anh phải phán xét để bạn đọc thấy tác hại của loại thơ rác ấy, mà tránh xa chứ! Lâu nay chúng ta vẫn quan niệm nhà thơ nhà văn (bao gồm cả nhà lý luận phê bình) là kỹ sư tâm hồn cơ mà?

Inrasara viết tiếp về thơ Bùi Chát như sau: "…Âm hộ và cái l.., chuột cống với cái thai, quần đùi, chổng ngược, c... tính, gái gú, hành kinh, háng, gãi mông, viêm ngứa, nhậu nhẹt bê tha,... lâu nay thường bị cho là vùng cấm với thơ, Bùi Chát đưa vào tác phẩm mình đầy hứng thú.
Qua giấy vụn, từ tập thơ riêng đầu tay: Xáo chộn chong ngày (2003), qua Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn] (2004), Tháng tư gãy súng (2005) đến tập thơ mới nhất: Xin lỗi chịu hổng nổi (2007), Bùi Chát mở miệng. Và anh chưa một lần phản bội ý hướng của mình, của nhóm mình: "cố gắng hoàn thiện chính là những ý niệm về thơ”.
Chứ không phải thơ.
Tất cả loại giấy vụn kia chưa hẳn là thơ, nếu mọi người không muốn gọi thế, mà là tác phẩm nghệ thuật.”

Sau khi đã nhận xét thơ Búi Chát là thơ rác, mang trong mình làn gió thối như vậy, thế mà Inrasara lại còn buông một câu làm cho tôi và mọi người giật mình: … Mà là tác phẩm nghệ thuật. Ý anh nói: Đó là tác phẩm nghệ thuật? Anh nhận định như thế thì mọi người đành bó tay chấm com luôn đó (botay.com)

Tiếp theo tôi muốn nói về nhà thơ Lý Đợi. Nhà thơ này đã từng có áng thơ như sau:

Có trời mới biết nó là gì…

Thì đó là bản sắc văn hóa Việt Nam
Nó giống như một xác chết thối
Giống như một cái gối cũ
Như một vết thương bưng mủ
Được lôi lên từ vũng bùn
Đầy mùi xú ế…
Chứ còn nghi ngờ gì nữa.
( Theo www.rfa.org )

Cũng trên tienve.org Inrasara có bài viết "Lý Đợi không làm thơ”, trong đó có đoạn: "…Lý Đợi quyết Mở Miệng. Bằng thơ. Các loại thơ đó dung [chấp] chứa bạt ngàn từ đường phố, xó chợ, kẹt núi, góc ruộng, đáy ngục. Những từ dâm ô, tục tĩu, dơ dáy, hạ cấp, mạt hạng, thối nát, bậy bạ, nhảm nhí, lăng nhăng, hư đốn, và mọi mọi tính từ tồi tệ nhất và tiêu cực nhất mà người đọc hình dung được.

Chúng không là thơ: "Chúng tôi không làm thơ”. Nếu muốn kêu là thơ, đó là loài thơ rác [rưởi] chính hiệu. Lý Đợi là kẻ xả rác lì lợm và ngoan cố nhất vào nền thơ ca Việt Nam, vào mảnh ruộng chữ nghĩa Việt Nam. Xả tất cả những gì có trong tay, hoặc chế ra và xả. Tự mình xả, kêu gọi đồng bọn xả. Trong nước và hải ngoại. Xả lên giấy và trên mạng. Đến đỗi văn chương Việt Nam tràn ngập rác, trở thành đống rác khổng lồ – "Đống rác vô tận”, như cách nói của Phan Bá Thọ….”

Inrasara viết về loại thơ rác rưởi,… ,… dâm ô, tục tĩu, dơ dáy, hạ cấp, mạt hạng, thối nát, bậy bạ, nhảm nhí, lăng nhăng, hư đốn,…này với giọng điệu như là khách quan: Không ngợi ca, mà cũng không lên án. Đó là một cách viết như dửng dưng trung lập. Song ngẫm kỹ: Việc anh giới thiệu chúng trên tienve.org cho nhiều người cùng đọc – chứng tỏ anh đã tiếp tay quảng bá loại thơ… thối nát, bậy bạ, nhảm nhí, lăng nhăng, hư đốn,…đó rồi. Có phải vậy không nhỉ, thưa nhà thơ Inrasara?

Nếu "…Lý Đợi là kẻ xả rác lì lợm và ngoan cố nhất vào nền thơ ca Việt Nam, vào mảnh ruộng chữ nghĩa Việt Nam…” – thì chúng ta, những người bảo vệ truyền thống văn hoá thiêng liêng của dân tộc, phải lên án, để ngăn chặn sự xả rác ấy, mới phải chứ?

Chúng ta hãy cùng nhau xem câu trả lời phỏng vấn của Lý Đợi trên tienve.com như sau:

Hỏi: Phê bình và lý luận về thơ có vai trò gì đối với sự phát triển thơ ca? Tình hình giới thiệu, xuất bản, phổ biến thơ hiện nay? Có một bài viết, một cuốn sách, một công trình, hay một hội nghị nào về thơ gần đây mà anh/chị đã đọc hay theo dõi và cảm thấy thú vị nhất? Tại sao?
 
Lý Đợi: Khi nào có văn hoá của văn chương thì hãy đặt ra câu hỏi này. Đầu trộm đuôi cướp và chính giữa là một đám lộn xộn, đó là thơ Việt hiện nay. Về vấn đề này, và về văn hoá văn chương, nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc có những bài viết, và một vài cuốn sách khá sâu sát.
Công thức tôi thấy như thế này: Thi sĩ Việt = trộm + cướp + lộn xộn. Và tôi cũng thế.

Câu trả lời này đúng là hết sức sai lầm. Thế hoá ra theo Lý Đợi thì tất cả các nhà thơ Việt Nam hiện nay, đều là những kẻ trộm cướp và lộn xộn chăng? Cả tôi, Triệu Lam Châu, Inrasara và nhiều người làm thơ khác nữa – mà bị gọi là những kẻ trộm cướp và lộn xộn – thì liệu chúng ta có chấp nhận không?

Bài viết này dẫu chưa dài, song tôi đã nói được cơ bản nỗi bức xúc (có kiềm chế) của lòng mình về bằng chứng mới của sự vô văn hoá của dòng thơ hậu hiện đại Việt Nam hiện nay.

Một lần nữa Triệu Lam Châu cầu mong bạn đọc chân chính, hãy nâng cao sự miễn dịch của tâm hồn đối với loại thơ hậu hiện đại vô văn hoá này!

TRIỆU LAM CHÂU
ĐT: 0983 825502

No comments:

Post a Comment