.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, December 20, 2012

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan – lầm lẫn kéo dài: THUẬT “PHẢN BIỆN” XUYÊN TẠC, QUANH CO, PHI KHOA HỌC, KHÔNG TRUNG THỰC (KỲ 2)

PHẦN THỨ HAI
IV.  Thuật “phản biện” xuyên tạc,  quanh co, phi khoa học,  không trung thực 
Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử (NCLS) số 2/2009, nghĩa là 6 năm sau khi LMC công bố kết quả nghiên cứu của mình, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Phan Huy Lê (PHL) đăng bài  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan – những vấn đề cần xác minh. Ngay sau đó, trên tạp chí điện tử Diễn đàn của  người việt ở Pháp, ngày 18/3/2009, đã xuất hiện bài Khảo cứu lại cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan cũng của PHL, rồi trên tạp chí Lịch sử quân sự (LSQS) lại có bài  Những khảo cứu mới về khởi nghĩa Mai Thúc Loan  (số 207, 208, tháng 3 và 4/2009).của ông ta.. Nghĩ rằng, từ nhiều năm nay, GS Phan Huy Lê  né tránh đề tài Mai Thúc Loan, có lẽ lần này, khi đã
Sau khi đọc cả ba bài, chúng tôi thấy rằng, bài trên Diễn đàn cũng chính là bài đăng trên NCLS tuy tiêu đề hơi khác chút ít, trong đó có nói đến “nạn cống vải” và tìm cách đánh lạc hướng dư luận, đổ sai lầm cho đồng nghiệp của mình.Chúng tôi sẽ phân tích một số đoạn trong bài này, đủ để chứng minh những điều vừa kể. 
Bài Khởi nghĩa Mai Thúc Loan – những vấn đề cần xác minh (trên tạp chí NCLS) gồm 6 phần:
1. Cơ sở tư liệu và những ghi chép khác nhau về khởi nghĩa Mai Thúc Loan

2. Về quê hương và gia đình Mai Thúc Loan

3. Nguyên nhân khởi nghĩa và vấn đề cống quả vải

4. Về năm khởi nghĩa

5. Quy mô và sự thành bại của cuộc khởi nghĩa

6. Nhận xét tổng hợp    
Bài trên tạp chí LSQS là một “dị bản” của bài trên NCLS, trong đó xóa bỏ hoàn toàn những câu, những chữ đụng chạm đến “nạn cống vải” vốn có khá nhiều trong bài trên NCLS. Bởi vậy, so với bài trên NCLS thì bài trên LSQS thiếu hẳn phần Nguyên nhân khởi nghĩa và vấn đề cống quả vải. Ngoài ra, vì không nói đến “nạn cống vải” nên phần 1 của bài trên NCLS có tiêu đề là Cơ sở tư liệu và những ghi chép khác nhau về khởi nghĩa Mai Thúc Loan, còn ở bài trên LSQS thì  có tiêu đề là Những ghi chép về khởi nghĩa Mai Thúc Loan, lược bớt các chữ  “cơ sở tư liệu”. Bài trên LSQS không nhằm mục đích bào chữa cho tác giả, mà chỉ nhằm quảng cáo tài năng và thành tích của tác giả nên nó được mang một cái tên khác, ấy là:  Những khảo cứu mới về khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Trong bài này (đương nhiên là cả trong bài trên NCLS) tác giả trích dẫn khá nhiều sách, nêu lên nhiều chi tiết, nhiều sự việc mà chúng tôi đã đọc được ở đâu đó cả rồi nên thấy chẳng có gì là “khảo cứu mới” cả. Ngoài Trần Bá Chí  được  nhắc đến một chút, tác giả không nhắc đến nhà sử học nào khác nữa, và cũng không nói rõ phát hiện nào là của người nào, cái gì của PHL, cái gì của ai khác, cái gì là mới, cái gì là cũ, lại do cái tiêu đề của bài là “Những khảo cứu mới....”, cho nên người đọc có cảm tưởng rằng, đây là bản liệt kê những  “khảo cứu mới” (nhưng không mới), là bản thành tích mới (nhưng không mới) của PHL (nhưng không phải của PHL). Giá như ông viết là “xác minh lại những khảo cứu cũ” thì chẳng ai nghĩ xấu cho ông. Phải chăng, tác giả cố ý tạo nên cảm tưởng ấy nơi người đọc?.
Ở phần 4 (Về  năm khởi  nghĩa), ông PHL đã đưa ra “phát hiện mới” động trời, chứng minh rằng  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra và giành thắng lợi từ năm 713 đến năm 722, sửa chữa sai lầm suốt  nhiều thế kỷ của nhiều t hé hệ sử  gia từ Lê VĂn hưu thời Trần cho đến ngày nay. Chúng tôi chưa có điều kiện xem xét vấn đề đáng nghi ngờ này. 
Trong bài viết ở đây, chúng tôi xin phép nêu một số ý kiến ban đầu về bài  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan – những vấn đề cần xác minh  (NCLS, 2-2009) của Phan Huy Lê, mà chủ yếu là tập trung vào việc vạch rõ những dụng ý không lành mạnh của ông ta  thể hiện ở phần 1 (Cơ sở tư liệu và những ghi chép khác nhau về khởi nghĩa Mai Thúc Loan) và phần 3 (Nguyên nhân khởi nghĩa và vấn đề cống vải). 
A. Cố ý bỏ  quên những ghi chép sai của chính mình, sửa đổi và bẻ queo  kết luận của người phản bác mình  nhằm  khiến độc giả lạc hướng để dễ bề xuyên tạc
Đó là nhận xét, là kết luận của chúng tôi sau khi nghiên cứu phần 1 (Cơ sở tư liệu và những ghi chép khác nhau về khởi nghĩa Mai Thúc Loan) trong bài Khởi nghĩa Mai Thúc Loan – những vấn đề cần xác minh của ông Phan Huy Lê đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (NCLS).
Sau đây, xin  phân tích cụ thể.
Ở phần 1 này, tác giả lần lượt kiểm điểm những ghi chép về khởi nghĩa Mai Thúc Loan trong các sách lịch sử: từ Đại Việt sử lược (hay Việt sử lược?) đầu thời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư, phần Ngoại kỷ do Ngô Sĩ Liên biên soạn, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thi Sĩ,  Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn, rồi đến Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng, Việt Nam sử lược (chép nhầm thành Việt sử lược) của Trần Trọng Kim, và cả Đại Nam nhất thống chí (bộ sách  địa lý – lịch sử của  Quốc sử quán triều  Nguyễn) nữa. Điều đáng ngạc nhiên là, từ sau Trần Trọng Kim đến nay, tác giả viết quá  sơ sài, chỉ nhắc đến Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng trong vài dòng cước chú, và không nhắc đến những quyển sách lịch sử chính thống  được viết sau năm 1960 mà PHL đóng vai trò cốt cán, trong đó có những ghi chép khác xưa và khá chi tiết về Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Tiếp đó, ông  Phan Huy Lê viết:
Năm 1964 Trần Bá Chí công bố một số tư liệu khảo sát thực địa vùng Hà Tĩnh, Nghệ An gồm gia phả ở xã Đông Liệt, văn tế, hát chầu, hai bài thơ chép trong Tiên chân báo huấn tân kinh tại đền thờ Mai Hắc Đế, một số truyền thuyết dân gian... cùng một số di tích như thành Vạn An, đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ mẹ và cha con vua Mai ở Nam Đàn, Nghệ An và một số di tích, truyền thuyết ở Mai Phụ, Hà Tĩnh.... Khai thác nguồn tư liệu này, một số sách sử làm rõ hơn nguồn gốc, quê hương Mai Thúc Loan, nhấn mạnh thành phần xuất thân lao động nghèo khổ, coi chuyện đi phu gánh vải cống là nguyên do trực tiếp khởi đầu cuộc khởi nghĩa, sau khi chiếm Hoan Châu xây dựng căn cứ Sa Nam, từ đó mở cuộc tiến công làm chủ cả nước, nêu cao qui mô cuộc khởi nghĩa . Năm khởi nghĩa và thất bại vẫn coi là năm 722. Nhiều nhà sử học tiếp nhận nguồn tư liệu dân gian này và bổ sung vào công trình nghiên cứu thời Bắc thuộc. Sách giáo khoa phổ thông và đại học đều viết theo nguồn tư liệu bổ sung này.
Năm 2003 trên báo Thế giới mới đăng tải một số bài của Lê Mạnh Chiến chất vấn và phê phán các nhà sử học, cho việc cống vải trong thời Bắc thuộc là không có cơ sở khoa học vì vải vùng nam Trung Quốc nổi tiếng, thời thuộc Đường việc vận chuyển quả vải tươi từ nước ta về kinh đô Trường An không thể thực hiện được, coi Mai Thúc Loan cùng đoàn phu chuyên chở vải cống bất bình nổi dậy là không đúng về nguyên nhân khởi nghĩa..
Năm 1997, Đinh Văn Hiến và Đinh Lê Viên xuất bản sách Mai Hắc Đế, truyền thuyết và lịch sử, đã có công thu thập các tư liệu liên quan trong sử sách của ta, trong Tân Đường-thư của Trung Quốc và tư liệu tại các địa phương liên quan, từ đó đặt lại một số vấn đề như năm khởi nghĩa là năm 713 chứ không phải năm 722, qui mô rất lớn của cuộc khởi nghĩa, quốc đô Vạn An, cuộc kháng chiến chống quân Đường... Cuốn sách đã thu hút được sự quan tâm của một số báo chí và một số người quan tâm đến lịch sử dân tộc,.....Năm 2007 tác giả mở trang Web về Mai Hắc Đế và khởi nghĩa Hoan Châu để vận động mở cuộc hội thảo về vấn đề này. Năm 2008 tác giả cũng đã viết thư cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị Hội cùng Tỉnh uỷ Nghệ An tổ chức cuộc hội thảo để xác minh và kết luận các vấn đề đã được đặt ra về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Thái độ của Hội Khoa học Lịch sử là luôn luôn khuyến khích, cổ vũ mọi sự tìm tòi, khám phá nhằm làm sáng rõ các vấn đề của lịch sử dân tộc và sẵn sàng phối hợp với các tỉnh, thành phố, các cơ quan khoa học tổ chức những cuộc hội thảo khoa học để góp phần xác minh các vấn đề lịch sử khi đã hội đủ các điều kiện khoa học cần thiết. Vì vậy chúng tôi rất hoan nghênh trường Đại học Vinh cùng Viện sử học đứng ra tổ chức cuộc hội thảo về khởi nghĩa Hoan Châu ngày 8-11-2008 tại thành phố Vinh (Nghệ An). Cũng nhân cuộc hội thảo này, tôi kiểm tra lại các nguồn sử liệu đã phát hiện và cố gắng khai thác, thu thập thêm những sử liệu liên quan, nhất là trong thư tịch cổ của Trung Quốc, để góp phần xác minh lại những vấn đề đã đặt ra về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Một điều khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên là, trong số các nhà sử học từng coi chuyện đi phu gánh vải cống là nguyên do trực tiếp khởi đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và coi điều này như một phát hiện mới,  không thấy ai nhắc đến việc họ khai thác tài liệu khảo sát của ông Trần Bá Chí. Nếu đúng là do Trần Bá Chí mà một loạt sách lịch sử đã viết sai thì ảnh hưởng của ông Chí phải lớn lắm, mà qua lời kể chưa đầy đủ (vì còn những dấu chấm lửng) của PHL thì ông Chí đã làm quá nhiều việc, lẽ nào khi sự việc được coi như một phát hiện mới thì các vị khác lấy đó làm thành tích của mình, nay bị chất vấn thì mới nhắc đến ông, người đọc dễ coi ông là “chính danh thủ phạm”. Hiện tại chúng tôi chưa bàn đến kết quả khảo sát của ông Trần Bá Chí, nhưng rõ ràng là ông bị đối xử không công bằng. Chúng tôi nghĩ rằng, trong một báo cáo khảo sát thực địa thì ông Trần Bá Chí phát biểu theo nhận thức nhất thời của ông, ý kiến của ông dẫu sai thì cũng là điều hết sức bình thường. Nhưng khi người khác dựa vào kết quả khảo sát hoặc nhận định tạm thời của ông Chí, lại bịa thêm chứng cứ để biến thành “phát kiến” của mình rồi ghi vào tất cả mọi sách giáo khoa và mọi  sách tra cứu, thành một vấn đề lịch sử, thì người viết sách đó phải chịu trách nhiệm, ông Trần Bá Chí hoàn toàn không có lỗi gì ở đó.
Ở đoạn nói đến Trần Bá Chí, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử  đã thừa nhận một sự thật là: “Khai thác nguồn tư liệu này (của Trần Bá Chí), một số sách sử làm rõ hơn nguồn gốc, quê hương Mai Thúc Loan.... coi chuyện đi phu gánh vải cống là nguyên do trực tiếp khởi đầu cuộc khởi nghĩa”. Tuy nhiên, chính đây là điểm mấu chốt dẫn đến sự phản bác của Lê Mạnh Chiến (LMC) mà PHL sẽ vận dụng trí lực của mình để chối cãi, cho nên không thể nói qua loa như thế. Không thể nói “một số sách sử ... coi chuyện đi phu gánh vải cống là nguyên do trực tiếp khởi đầu cuộc khởi nghĩa”, vì điều này không còn là ý kiến của Trần Bá Chí hay của tác giả nào đó nữa, mà đã trở thành điều khẳng định chính thức của giới sử học, và Hội Khoa học Lịch sử phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Nếu là người đứng đắn thì ở đoạn này, dẫu không nêu nhiều dẫn chứng như LMC đã làm, ít nhất PHL cũng phải nêu vài quyển sách “cơ bản” đã có những ghi chép sai như thế, ví dụ:
     1) Sách Lịch sử Việt Nam tập 1 (Ủy ban KHXH Việt Nam, NXB Khoa học Xã hôi, Hà Nội, 1971) viết: “Năm 722, Mai Thúc Loan hiệu triệu những người dân phu phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa” (trang 129). Một số cán bộ kỳ cựu ở Ủy ban KHXH Việt Nam đã cho biết rằng, ông Phan Huy Lê là người chấp bút chính của cuốn sách này, và con đường tiến thân của ông cũng rộng mở từ đó
      2) Giáo trình Lịch sử Việt Nam tập 1 (Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983, 1985, 1991 do Phan Huy Lê chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn – ghi ở trang đầu tiên) viết: “Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đã cùng ông phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa” (trang 312)
     3) Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1 (Đinh Xuân Lâm chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nôi, 2006) ở trang 94 cũng viết rằng, vì Mai Thúc Loan phải gánh quả vải tươi nộp cống cho Dương Quý Phi nen ông đã cùng đám nông phu nổi dậy chống  ách  thấong trị của nhà Đường
      4) Quyển "Việt Nam - Những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1858" của Viên Sử học (Nxb Giáo dục, HN 2001; các tác giả: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến) viết về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan "Hàng năm, chúng bắt nhân dân Phong Châu phải cống loại tơ "bát tàm" (tơ của loại tằm một nám tám lứa), tàn nhẫn hơn nữa là bắt hàng ngàn nhân dân Hoan Châu phải đi cống nạp vải quả. Quả vải tươi phải gánh bộ sang kinh đô nhà Đường. Nhân dân cả nứớc căm giận, đặc biệt là nhân dân Hoan Châu, Phong Châu. Mầm khởi nghĩa của nhân dân ta bắt đầu từ những vùng này" (trang 39, cột bên phải)
       5) Tất cả các sách giáo khoa lịch sử các cấp, khi viết về Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đều viết khá dài về việc Mai Thúc Loan từng làm phu gánh quả vải đi cống, từ đó mà nổ ra cuộc khởi nghĩa do Ông lãnh đạo.
Ông  PHL đã lược thuật  ý kiến của LMC một cách không trung thực. Cả một bài của LMC dài mười mấy ngàn chữ, với rất nhiều cứ liệu rõ ràng và lý lẽ chặt chẽ để vạch rõ những luận cứ sai trái của các tác giả “nạn cống vải”, đã đươc PHL "đúc kết” thành một câu nhằm biến những luận cứ mạnh mẽ và chính xác của LMC thành vài ý lờ mờ, nhạt nhẽo như sau:  
“Năm 2003 trên báo Thế giới mới đăng tải một số bài của Lê Mạnh Chiến chất vấn và phê phán các nhà sử học, cho việc cống vải trong thời Bắc thuộc là không có cơ sở khoa học vì vải vùng nam Trung Quốc nổi tiếng, thời thuộc Đường việc vận chuyển quả vải tươi từ nước ta về kinh đô Trường An không thể thực hiện được, coi Mai Thúc Loan cùng đoàn phu chuyên chở vải cống bất bình nổi dậy là không đúng về nguyên nhân khởi nghĩa”
Cách lược thuật sơ sài qua loa như vậy là sự bóp méo, xuyên tạc để dọn dường cho lối bào chữa quanh co tiếp theo. Tác giả Lê Mạnh Chiến đã lần lượt chứng minh để bác bỏ từng lý lẽ, từng nguyên do, từng dẫn chứng mà các nhà sử học đưa ra, chứ không nói lờ mờ kiểu như là, coi việc cống vải trong thời Bắc thuộc là không có cơ sở khoa học..; thời thuộc Đường,  việc vận chuyển quả vải tươi từ nước ta về kinh đô Trường An không thể thực hiện được, v.v. Chính là bắt đầu từ đây, PHL cứ lái dần độc giả  đi chệch khỏi luận cứ của LMC rồi dùng thủ đoạn “mập mờ đánh lận con đen”, không dám trực tiếp bác bỏ kết luận của LMC mà cố làm cho độc giả hiểu ngầm rằng  LMC đã phạm nhiều sai lầm khi “chất vấn” giới sử học.
Chúng ta đã biết rõ nhân cách và kiến thức Khoa học Lịch sử của  Đinh Văn Hiến và Đinh Lê Yên qua việc “phản bác” tác giả Lê Mạnh Chiến. Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử mới có con mắt tinh đời, biết đây là hai vị tri kỷ, liền biểu dương những đóng góp của hai ông này cho Khoa học Lịch sử. Đối với hai ông họ Đinh, Hội Khoa học Lịch sử tỏ ra rất “thoáng”, rất cởi mở, rất “khách quan” và cố gắng tạo mọi điều kiện để xác minh, thừa nhận những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếc rằng, ông Trần Bá Chí đã làm được rất nhiều việc nhưng không thấy Hội ghi nhận hay biểu dương.

Ngoài ra, chủ tich Hội Khoa học Lịch sử lại rất kỵ tác giả Lê Mạnh Chiến, đến nỗi phải “lặn một hơi mất tăm” suốt 6 năm không hồi âm, chờ đến khi ông ta lĩnh hội được kinh nghiệm “phản bác” của bậc thầy Đinh Văn Hiến, mới lấy lại tinh thần, tập hợp được lực lượng ủng hộ để “tổng phản bác” bằng những phương thức phi quân tử tối hạ cấp.
Lê Hà & Thái Hoàng
 

No comments:

Post a Comment