Một đời mê đắm guitar, từng dạy rất nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng với cây đàn này, danh cầm Tạ Tấn đã trút hơi thở cuối cùng vào 19 giờ ngày 14/3/2012 tại Hà Nội, thọ 87 tuổi. Nhớ ông, lại nhớ câu tâm sự của ông thuở nào: “Chỉ khi nào xuôi tay tôi mới thôi làm nghệ thuật”.
Tình si tuổi trẻ
Tạ Tấn thời trẻ |
Thực ra guitar không phải là nhạc cụ
đầu tiên mà Tạ Duy Thái (tên thật của nghệ sĩ Tạ Tấn) tìm tới. Cậu bé có nhiều
năng khiếu nghệ thuật này lớn lên trên phố Hàng Bồ, trong một gia đình tiểu
thương, ngay từ nhỏ đã bị lôi cuốn bởi âm nhạc. Cũng ở thời điểm đó, người “Hà
thành hoa lệ” bị cuốn vào phong trào học nhạc rất sôi nổi. Tạ Tấn cũng đã bị
quyến rũ bởi những giai điệu lãng mạn huyền linh và đã rất muốn được trở thành
nghệ sĩ chơi đàn dương cầm. Thậm chí cậu đã dấn thân vào cuộc sống tự lập, làm
đủ các nghề tìm sinh kế để có thể theo đuổi đam mê này.
Tuy nhiên, cái khó bó cái khôn nên chỉ sau một thời gian, Tạ Tấn phải tìm tới một nhạc cũ đỡ mắc tiền hơn, đó là vĩ cầm. Thế rồi, vì không thể có đủ tiền để theo đuổi “nghiệp Paganini” nên rốt cuộc, Tạ Tấn đã tìm tới guitar như một phương tiện tri ân âm nhạc hợp sức nhất. Và dần dà guitar đã trở thành niềm đam mê bền vững đi cùng Tạ Tấn tới cùng trời cuối đất.
Tuy nhiên, cái khó bó cái khôn nên chỉ sau một thời gian, Tạ Tấn phải tìm tới một nhạc cũ đỡ mắc tiền hơn, đó là vĩ cầm. Thế rồi, vì không thể có đủ tiền để theo đuổi “nghiệp Paganini” nên rốt cuộc, Tạ Tấn đã tìm tới guitar như một phương tiện tri ân âm nhạc hợp sức nhất. Và dần dà guitar đã trở thành niềm đam mê bền vững đi cùng Tạ Tấn tới cùng trời cuối đất.
Người thầy dạy guitar đầu tiên cho
Tạ Tấn là một thương gia người Nhật, có cửa hàng Yamoto cạnh nhà ông. Tạ Tấn
kể, ngày đó dù còn nhỏ, mới hơn mười tuổi thôi, nhưng tối tối nghe thấy ông
người Nhật ở kế bên chơi guitar là thích lắm. Và đánh bạo sang xin học… Và học
rất chí thú. Cứ thế, tới tuổi 15, Tạ Tấn đã chơi guitar thành thạo. Rồi ông vào
Sài Gòn lo công chuyện buôn bán giúp gia đình nhưng vẫn không quên được những
ngón đàn đã học.
Tình cờ, trong một quán bar,
gặp được một nghệ sĩ Philippines chơi guitar rất diệu nghệ, Tạ Tấn xin ngay làm
đệ tử. Và bị cuốn vào cơn say nghệ thuật đến quên cả “đường về quê mẹ”. Khi gia
đình ở Hà Nội không chu cấp cho kinh phí nữa, Tạ Tấn đã xin vào làm luôn ở quán
bar đó để tiếp tục được “thụ giáo” chơi đàn… Cùng với ông thầy ngoại, Tạ
Tấn đã biểu diễn ở nhiều nhà hàng có tiếng tại “hòn ngọc Viễn Đông” thuở đó,…
Tới năm 1944, khi cảm thấy mình đã
có thể “mua vui cũng được một vài trống canh” cùng guitar rồi, Tạ Tấn mới quay
ra Hà Nội và chơi đàn cho sàn nhảy Paramon (ở tầng hai nhà Goda cũ (nay là
Tràng Tiền Plaza). Yêu đàn, ông bất chấp những thị phi về một kiếp “xướng ca vô
loại” vì với ông, những niềm vui từ giai điệu guitar vang lên có thể thay thế
cho nhiều lạc thú ở đời…
Đồng khí tương cầu
Càng gắn bó với guitar, Tạ Tấn càng
muốn có thêm nhiều người cùng mình phổ biến nhạc cụ này. Và năm 1944, ông đã
cùng người em trai là Tạ Ðắc mở lớp dạy guitar tại 31 và 60 Hàng Bồ. Đã có khá
đông người, kể cả những người lớn hơn tuổi thầy, tới học guitar cùng Tạ Tấn…
Trong những ngày toàn quốc kháng
chiến, Tạ Tấn đã hăng hái tham gia tự vệ thành, thuộc Trung đội 1 phố Hàng Bồ,
Đại đội Đông Thành, Liên khu I. Trong những năm 1946 - 1947, ông theo học quân
sự tại Sơn Tây. Sau đó, với vốn ca đàn của mình, Tạ Tấn đã tham gia Đội Tuyên
truyền ở huyện Mỹ Đức, Hà Tây cũ... Rồi ông quay trở về Hà Nội để theo đuổi
nghiệp biểu diễn guitar của mình. Với Hà thành thuở đó, Tạ Tấn là một tên tuổi
khá nổi bật, một người sáng tác tài hoa, một nghệ sĩ biểu diễn guitar hấp dẫn,
một ông chủ hiệu đàn thành đạt…
Sau khi hòa bình lập lại, năm 1959,
ông đã hiến cho Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Nhạc viện Hà Nội), lúc
đó mới được mở ra, căn nhà 92 Hàng Trống 160 m2 và nhiều nhạc cụ quý khác... Và
trở thành giảng viên của trường, ông đã mở lớp dạy guitar chuyên nghiệp đầu
tiên ở nước ta, hệ trung cấp bốn năm.
Bằng kinh nghiệm và hiểu biết dày
dạn của mình, Tạ Tấn đã sớm biên soạn sách học guitar với một ngôn ngữ chuẩn
mực và dễ tiếp thu đối với người học. Ông còn dành rất nhiều công sức để chuyển
thể và chuyển thể rất thành công nhiều bài dân ca cho guitar biểu diễn. Không
phải là người được đào tạo hàn lâm nhưng ông đã đi sâu vào thực tế để tích lũy
được một vốn kiến thức âm nhạc đa dạng và sâu sắc. Ông hiểu rất rõ đặc điểm dân
ca từng vùng trong nước và biết cách khai thác những thủ pháp kỹ thuật phù hợp
từng bài, biểu hiện khả năng đa dạng của cây đàn guitar. Nhờ thế, ông đã chuyển
soạn được tới 15 tập dân ca cho guitar với nhiều bài vẫn là những tiết mục được
ưa thích biểu diễn của nhiều thế hệ nghệ sĩ nước nhà.
Theo đánh giá của giới chuyên môn,
trong số những bản dân ca chuyển thể cho guitar của Tạ Tấn có những viên ngọc
sang trọng và tinh tế như các khúc quan họ Bắc Ninh Hoa thơm bướm lượn, Trèo
lên trái núi Thiên Thai, Yêu nhau ngả nón ra ngồi, Xe chỉ luồn kim, Lý cây đa,
Trống cơm hay các bài dân ca Thái Inh lả ơi, Xòe hoa, dân ca Tày Hát then, dân
ca Mông Chị Mai đi chợ, hoặc dân ca RaGlai Mặt trời quá nắng, Em ơi biết chăng…
Ông cũng thành công trong việc soạn lại cho guita các giai điệu chèo như Tình
quê, Xẩm xoan, Cách cú, Lưu Thủy hay bài Ru con Nam Bộ và bài dân ca Liên khu 5
Lý thương nhau…
Cho tới lúc về hưu, Tạ Tấn đã có tới
cả ba thập niên liên lục dạy guitar ở Nhạc viện Hà Nội. Trong suốt hơn nửa thế
kỷ qua, khó ai có thể tính được bao nhiêu nghệ sĩ hoặc chỉ đơn thuần là người
mê guitar đã được Tạ Tấn dạy dỗ thành tài. Trong số những người học trò mà Tạ
Tấn có thể tự hào có những gương mặt nghệ sĩ sáng giá như Trần Văn Thân, Ngô
Ðăng Quang, Nguyễn Lương Bình, Nguyễn Ðức, Nguyễn Văn Di, Lê Hùng Phong... Nghệ
sĩ Ðặng Ngọc Long, người Việt đầu tiên được giải guitar quốc tế năm 1987 cũng
từng có thời gian là học trò của Tạ Tấn. Với công lao đóng góp cho sự nghiệp âm
nhạc nước nhà, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (1990) và nhận Huy
chương Vì sự nghiệp giáo dục (1995)…
Tài hoa một kiếp
Tạ Tấn là người có thiên hướng nghệ
thuật bẩm sinh. Trong ông dường như lúc nào cùng cháy bỏng khát khao vươn tới
cái đẹp. Guitar đã là một trong những phương tiện và là phương tiện hữu hiệu
nhất để ông bộc lộ tình cảm của mình với cõi sống.
Tất cả những ai có dịp chứng kiến Tạ
Tấn chơi guitar đều không thể quên được những âm thanh đầy gợi mở vang lên khi
những ngón tay diệu nghệ của ông lướt trên những sợi dây đàn. Ở bất cứ
đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Tạ Tấn cũng dồn hết tâm huyết vào những ngón
tay lướt trên các dây đàn. Và ông luôn biết đánh thức những cảm xúc tương
ứng trong lòng người nghe tới tận cùng, không để thừa một vụn không gian nhỏ
nào cho những lan man ngoài cuộc. Không hiểu sao mỗi khi nghe ông đánh đàn, cá
nhân tôi luôn thấy vang lên trong lòng mình nỗi xúc động như khi đọc bài thơ
viết về đàn guitar của nhà thơ lớn người Tây Ban Nha Garcia Lorca (bản dịch của
nhà thơ Hồng Thanh Quang):
“Guitar
bần bật khóc.
Buổi sáng
vỡ bình yên.
Guitar
bần bật khóc.
Không thể nào
dập tắt.
Không thể nào
bắt im.
Guitar bần bật khóc
như nước chảy theo mương
như gió trườn trên tuyết.
Không thể nào dập tắt.
Guitar khóc
không ngừng
những chuyện đời xa lắc.
bần bật khóc.
Buổi sáng
vỡ bình yên.
Guitar
bần bật khóc.
Không thể nào
dập tắt.
Không thể nào
bắt im.
Guitar bần bật khóc
như nước chảy theo mương
như gió trườn trên tuyết.
Không thể nào dập tắt.
Guitar khóc
không ngừng
những chuyện đời xa lắc.
Như mũi tên vô đích
như hoàng hôn thiếu vắng ban mai
như hạt cát miền Nam bỏng rát
xót xa than lạnh giá sắc sơn trà
như chú chim đầu tiên chết gục
trên cành.
như hoàng hôn thiếu vắng ban mai
như hạt cát miền Nam bỏng rát
xót xa than lạnh giá sắc sơn trà
như chú chim đầu tiên chết gục
trên cành.
Ôi guitar
nạn nhân khốn khổ đáng thương
của bàn tay - bộ dao năm lưỡi!”
nạn nhân khốn khổ đáng thương
của bàn tay - bộ dao năm lưỡi!”
Có lẽ trong bàn tay của Tạ Tấn, cây
đàn guitar không phải là “nạn nhân khốn khố đáng thương” mà là báu vật trời cho
ngay cả khi đang “bần bật khóc”…
Không chỉ sáng tạo vô biên với cây
đàn guitar, Tạ Tấn còn được nhiều người nhớ tới như một họa sĩ lạ thường, có
thể biến hóa những gốc sắn đơn sơ thành những bức tượng độc nhất vô nhị theo
các chủ đề khác nhau. Chỉ cần nghe tên của các bức tượng đó là ta có thể hình
dung ra được trí tưởng tượng phong phú cũng như đôi bàn tay cực kỳ khéo léo của
ông trong những trò thổi hồn cho gốc sắn: Vũ nữ, Hát chầu văn, Gảy đàn tính,
Tiều phu gánh củi, Suối tóc, Vươn tới vì sao...
Tới cuối đời, Tạ Tấn đã có tới hơn
300 điêu khắc, tượng gốc sắn.. Nhiều tác phẩm mỹ thuật độc đáo của ông đã được
bày tại các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế, thậm chí có mặt cả ở Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam. Đã có lần ông tâm sự: “Đối với tôi, trong âm nhạc hay điêu
khắc vẫn là con người với những khát vọng về tình yêu, cuộc sống và lẽ sống
công bằng, hạnh phúc... Và với tôi, lao động nghệ thuật luôn luôn là niềm
vui!”.
Giờ thì Tạ Tấn đã nhẹ bước tây
thiên! Ông để lại sau mình những cảm hứng bất tận từ tiếng đàn guitar thượng
thặng cùng vô vàn những sáng tạo nghệ thuật khác cho đời. Sau khi ông mất,
người con trai thứ của ông, thượng tá, nghệ sĩ Tạ Tiến, tâm sự: “Lúc sống, bố
tôi rất ít khi nói về mình. Và dạy dỗ con cháu cũng đừng bao giờ dùng những lời
to tát…”. Những gì đích thực thì bao giờ cũng thế, khiêm nhường và lắm phần
lặng lẽ, nhưng lại rất vang xa bởi sức nặng tài năng và tâm hồn phi thường của
nó. Tạ Tấn thật sự là một nhân cách nghệ thuật lớn và đích thực… Cầu mong cho
linh hồn ông được phiêu diêu cực lạc!
Minh
Thành
No comments:
Post a Comment