.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, April 6, 2012

TS NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM – HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG TRƯỜNG CA VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH THỜI CHỐNG MỸ


Đối với các nhà thơ sáng tác trường cacông chúng của ngày hôm qua trong lịch sử thời chống Mỹ đều cảm thấy rằng mình phải ngợi ca, phải viết như vậy, không thể khác hơn.về những chàng trai qủa cảm của thời đại .Hình tượng người chiến sĩ đã được các nhà thơ xây dựng trong trường ca vừa thực lại vừa giàu chất thơ nên lung linh, sống động, vừa rất đỗi bình dị mà cũng rất đỗi anh hùng. Trường ca thời chống Mỹ đã xây dựng hình tượng đẹp đẽ của các anh chiến sĩ hết lòng yêu thương lo lắng cho mẹ, thương nước thương dân, biết hy sinh tình cảm riêng tư kiên cường đánh giặc trong tư thế đàng hoàng, đĩnh đạcrất lạc quan.

Trần Mạnh Hảo với Mặt trời trong lòng đất đã miêu tả hộ nỗi lòng chiến sĩ khi nghĩ về người vợ, người mẹ trong ngày đưa tiễn: Đâu rồi vợ anh dưới vòm cây so đũa/ Tiễn anh mà không dám đi ngang/ Má ở nơi đâu sau quầng bom  lửa/ Chân trời bay một tấm khăn rằn.

Sự nhớ nhung có khi khiến các anh cần tâm sựHữu Thỉnh đã để anh tâm sự với dòng sông. Lời tâm sự ấy đong đầy tình thương yêu dào dạt: “Anh có thể chẳng bao giờ còn đánh được gốc tre/ Phơi nỏ sẵn dành sưởi đêm cho mẹ/ Sông ơi sông nếu ta phải ra đi/ Bậc thấp xuống cho em ra gánh nước/ Xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng/ Xin mùa đông đừng dài”  (Đường tới thành phố)

Nỗi nhớ mẹ già là tình cảm da diết mà ta có thể bắt gặp trong bất cứ trường ca nào có xây dựng nhân vật người lính: “Nỗi nhớ mẹ già nỗi nhớ đắng cay/ Tấm lưng mẹ cầu vồng qua tháng năm con gái/ Nước mắt bay qua dấu tích nụ cười.” (Thu Bồn - Quê hương mặt trờing), hay  trong Bài ca chim Chơrao, Thu Bồn đã khắc họa hình tượng các anh tâm sự nhỏ to cùng mẹ: Mẹ ơi! Con vẫn ở giữa lòng đất nước/ Trời nắng thiêu nghe rìu mẹ chém cây

Các anh là người chiến sĩ của đồng bằng, của miền Nam, miền Bắc. Các anh cũng là người chiến sĩ Tây Nguyên rừng núi đi về phương Nam. Các anh là Đam San thời đại. Các anh là con của cha mẹ Rồng Tiên đi tìm giặc Mỹ mà đánh dẫu rằng còn vôn gian khổ: “Trận mùa khô đánh Mỹ/ Quân ta thiếu cơm, thiếu súng, thiếu cả người  (Thu Bồn - Bazan khát)

Các nhà thơ thời chống Mỹ xây dựng nhân vật người lính bao giờ cũng làn những người lính biết ơn mẹ sinh thành: “Chúng tôi biết ơn bà mẹ nghèo làng Gióng/ Đã nuôi con lam lũ nhọc nhằn”… / Mẹ ngồi đó đêm mưa ngày nắng/  Mẹ ngồi đó một thời bom đạn. (Nguyễn Đức Mậu - Trường ca Sư đoàn). Các anh đio cuộc trường chinh đầy gian lao vất vả, lắm niềm vui đồng đội cũng không nguôi thương nhớ quê nhà, nơi có bà mẹ già tóc bạc trắng như mây trời: Khói lên nhớ một dáng nhà/ Mây in tóc mẹ trời xa bay về.

Trong trường ca thời chống Mỹ, chiến tranh bom đạn là cái nền để những hình tượng con người, thế giới của con người giàu lòng vị tha, đức dũng cảm, nghĩa tình thủy chung, chịu đựng gian khổ hy sinh hiển hiện. Thế giới mà ở đó con người quyết vượt lên sự tàn phá hủy diệt để tồn tại, phát triển với vẻ đẹp sáng ngời.

Trong trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo, hình tượng người lính là hình tượng trung tâm xuyên suốt. Với bản trường ca dài ngót 1250 câu, Thanh Thảo muốn phản ánh cuộc hành trình “đi tới biển” của dân tộc ta. Trong trường ca, hình tượng người chiến sĩ hiện lên mồn mộtphong phú bởi đó là nhiều mảnh đời, nhiều cảnh đời riêng lẻ đã hoà nhậpo nhau làm nên dáng dấp những con người đầy khí thế, sung sức, trẻ trung: Chúng con đi từng trận gió rừng/ Cả thế hệ xoay trần đánh giặc/Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua sông. Mang lý tưởng chiến đấu của thời đại, lại là người tham gia chiến đấu nên Thanh Thảo có cách sốngcách nói của người trong cuộc thật đến ngọn nguồn.
Các anh gửi lại tuổi trẻ học đường, gửi lại kỳ hè, gửi lại những cuốn sách đang đọc dở: “Con gửi lại sau lưng/ Những ước mơ nhà văn, bác học/ Để nhận lấy cánh rừng/ Để nhận lấy dãy Trường Sơn dựng dốc”. Các anh không có quyền lựa chọn nếu muốn được làm người đúng nghĩa lúc Tổ quốc gian nguy:Người ta không thể chọn để được sinh ra/ Nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy (Thanh Thảo - Những người đi tới biển)
Thanh Thảo đã khắc sâu lý tưởng của người chiến sĩ tuổi đời còn quá trẻ trongi câu thơ nhưng tính chính luận triết lý như một chân lý: “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”.                                                                                                                                                                                                                                                                                                          Những chi tiết rất thực, rất đời thường đã góp phần khắc họa hình tượng người chiến sĩ sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hiểm nguy vì sự sống còn của đất nước.
Các nhà thơ sáng tác trường ca - nhà thơ chiến sĩ - có thể gọi là cái tôi chứng nhân của lịch sử, cũng là những người trong cuộc hoàn toàn sát cánh với cuộc chiến các hình tượng nhân vật khác rất tiêu biểu, rất tự nhiên, rất bộn bề trong trường ca. Tất cả những chân dung ấy làm thành một chỉnh thể mang sức khái quát cao về nhân dân, làm thành cái hơi thở mát mẻ toát ra từ trung tâm cuộc sống mang tính sử thi hiện đại.

Hữu Thỉnh có trường ca Đường tới thành phố. Sự từng trải của người viết đã giúp anh dựng chân dung người chiến sĩ chân thựcsống động. Những trang viết của anh do đó có sức chinh phục. Cả năm chương của trường ca tổng cộng hơn 1500 câu đều tập trung xây dựng hình tượng trung tâm là người chiến sĩ bằng một chất thơ trầm tĩnh, sâu lắng, dạt dào chất trữ tình, có sức rung động cao. Trước khi là nhà thơ, Hữu Thỉnh đã là một người línhnhững năm tháng chống Mỹ, anh sát cánh cùng binh chủng thiết giáp, sống thực sự giữa lòng cuộc chiến đấu của dân tộc. Vì vậy “hình tượng người línhhiện thực lớn lao sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác của anh” (Lưu  Khánh Thơ).

Thơnhất là trường ca của thế hệ chống Mỹ cứu nước là tiếng nói sống động tự tin của những người trong cuộc. Chính nhà thơ chiến sĩ là người khắc họa chân dung đồng đội mình rõ nét nhất, thực nhất, tình cảm nhất. Riêng Trần Mạnh Hảo, anh  đã chọn một vùng đất rất đặc biệt để miêu tả lại cuộc chiến đấu khốc liệt để giành sự sống mà ngày nay, tham quan vùng đất trong lòng đất này ta lại càng thấm thía những ước ao, những tâm tư  thầm kín mong được sống dưới ánh mặt trời của nhân dân Củ Chi. Sự hiểu biết khá tường tận về con ngườimãnh đất Củ Chi cùng cảm xúc phong phú, mãnh liệt, cuồn cuộnsự tài hoa đã giúp Trần Mạnh Hảo chọn những hình tượng thơ cụ thể. Với trên hai ngàn câu thơ, tác giả đã khắc họa khá thành công chân dung của những người du kích Củ Chi - linh hồn của cuộc chiến đấu: “Các anh có thể rút bình yên vô đất/ Nhưng suốt đời các anh chẳng bình yên/ Cái day dứt của người lùi trước giặc/ Thà anh chết một nghìn lần thư thái/ Còn hơn sống nghìn năm dằn vặt, giày vò”.

Họ là những con người không cần băn khoăn lựa chọn giữa sốngchết, chiến đấu để được sống trên mặt đất, được sống dưới ánh mặt trời. Không có quan niệm mới về con người thì không thể có được hình tượng bình dị, cao cả ấy trong thơ.

Trong Những người đi tới biển (Thanh Thảo), các anh chiến sĩ  chia ngọt xẻ bùi lúc gian khổ lẫn lúc thư nhàn. Lòng yêu cuộc sống thể hiện ở “ba mươi phút nữa hành quân,/ được cười vang, nằm lăn trên cát ấm/ được ngụp hết mình lòng sông đẫm,/ được bè bạn với đá với trời xanh với rừng/ được nín thở hồi hộp cùng chú bói cá,/ được làm con trai không phải giữ gìn”. Cái tôi của Thanh Thảo được hòa nhậpo hình tượng những chàng lính trẻ: “Chúng tôi những thằng lính trẻ/ Lớn lên khắp trăm vùng gọi nhau là đồng đội/ Đi chiến đấu ngủ bụi nằm bờ đầu nguồn cuối bãi”.
Đội ngũ sáng tác trường ca đã tiếp cận cuộc sống hiện thựcđã miêu tả cái hiện thựco thơ không bớt phần gay go, ác liệt,  mà có khi còn mạnh mẽ hơn để truyền lửa cách mạng cho người tiếp nhận bằng một ngòi bút thực sự có tấm lòng, có trách nhiệm. Từ hình ảnh “lũ chúng tôi bọn người tứ xứ” (Hồng Nguyên - Nhớ) đến hình ảnh người chiến “Được ra trận những năm đất nước mình khốc liệt” (Thanh Thảo - Những người đi tới biển) là một bước tổng hợp mới trong nghệ thuật sáng tạo giữa cụ thểkhái quát, giữa hiện thựclãng mạn,trường ca đã thể hiện khả năng khái quát mạnh, khái quát một giai đoạn lịch sử, khái quát những vấn đề chính yếu của dân tộc, khái quát về một thế hệ, về lương tâm thời đại.

Người chiến sĩ trong Những người đi tới biển được Thanh Thảo khắc họa hình tượng có sức khái quát điển hình từ những nấm mồ yên nghỉ.. Sự hy sinh của người chiến sĩ được Thanh Thảo gọi tên thật là xúc động: Ngày dân tộc trở về đường số một/ Lòng không nguôi thương những cánh rừng này/ Nơi những đứa con nằm lưng đèo cuối dốc/ Dọc theo lối mòn chìm khuất dưới rừng cây/ Nếu một ngày ta dựng những hàng bia/ Xin hãy để “nơi đây những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ”.

Chiều sâusức rung động của những vần thơ trong trường ca bởi sự suy nghĩ chân tình. Trường ca vốn không chỉ nói về người lính mà còn qua họ nói về cả một thế hệ tự ý thức về mình, về lịch sử, về nhân dân. Đó là sự tự nhận thức hết sức sâu sắc đạt đến độ sâu ít thấy trong thơ chống Mỹ. Đời sống chiến đấu của các anh là cả một chuỗi dài gian khổ mà chỉ những người trong cuộc như các chiến sĩ nhà thơ mới nhìn hết được. Nếu viết về chiến tranh mà bỏ qua những hy sinh lớn lao của dân tộc đã chịu đựng để giành thắng lợi là không đúng thực tế. Văn học của thời chống Mỹ đã không hề bỏ qua hoặc tránh né những đau thương mất mát của chiến tranh. Thế nhưng hy sinh không thể đi đôi với bi thương, yếu đuối. Trường ca sử thi hiện đại đã làm được điều ấy.

Hình ảnh nắm cơm cháy trong Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh gợi cho ta về sự hy sinh cao cả của người chiến sĩ lái xe tăng: “Đen chỉ còn một nửa/ Có dấu tay in lõmo trong/ Ngón tay bè của đồng chí lái/ Các anh ăn nửa bữa trong ngày/ Phần để dành/ Làm ta day dứt mãi”. Đây là một chi tiết giàu tình cảm, giàu sức lay động. Trần Mạnh Hảo cũng đã hiểu được nỗi thương mẹ dạt dàotình yêu dành cho người vợ hiền sẽ góa bụa của  các anh trước giờ phút hy sinh mới có thể nói hay đến như vậy: “Má của con ơi khi con nhắm mắt/ Chính là khi con thương người nhất/…  Con thương má chẳng thể về với má/ Để đẵn cây dựng tạm một túp lều/ … Anh thương em rồi cô độc/ Một mình em hời giận buồn vui/ Ngôi sao kia còn tìm đôi để mọc/ Một vầng trăng góa bụa ở ven trời” (Trần Mạnh Hảo - Mặt trời trong lòng đất).

Bài ca chim Chơra (Thu Bồn), là bản trường ca phản ánh mối đoàn kết chiến đấu giữa người Kinh va Thượng nên chất hùng tráng, chất trữ tình lại càng tô đậm thêm hình tượng anh hùng Trong trường ca, cái chết của HùngRin được thắp sáng bằng hình ảnh đối lập giữa hình tượng người anh hùngkẻ thù.  Nhân vật được khắc họa có kích thước tầm vóc theo khuynh hướng cách điệu hóa: Quân thù kia ơi! Một bầy man rợ/ Bay đừng hòng khuất phục đời ta/ Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy/ Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa

Các trường ca đã xây dựng được hình tượng người chiến sĩ nhân dân - một kiểu người lính hoàn toàn mới trong lịch sử dân tộc. Các anh là những con người được kết tinh từ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộcbản chất của con người mới xã hội chủ nghĩa. Các anh hy sinh tuổi trẻ, hy sinh hạnh phúc cá nhân,đến trước phút hy sinh thân thể, các anh còn mong muốn hy sinh từng giọt máu cuối cùng cho người đồng đội đang bị thương có nguy cơ bị cưa chân “Xin hãy rút hết máu nhóm O trong người tôi còn chảy / Mà tiêm cho bạn khỏi cưa chân. Hình tượng các anh lại thắm thêm sắc xanh của trời,  khi anh ngão lòng đất vẫn xanh chất con trai: “Thế hệ chúng con đi như gió thổi/ Quân phục xanh đồng sắc với chân trời/ Chưa kịp yêu một người con gái/ Lúc ngão lòng đất vẫn con trai”. (Trần Mạnh Hảo - Đất nước hình tia chớp).

Đó là hình tượng của những anh hùng: “Sống thì đi mà chết thì nằm/ Giọt lệ phần mình, nụ cười dành bạn”, bởi đất nước lúc bấy giờ là một cuộc hành quân. Các anh: “Nằm khuất nơi đâu ven rừng đá lạnh/ Trọn đời làm chiến sĩ vô danh” (Thu Bồn - Bài ca chim Chơrao).

Trong Người anh hùng Đồng Tháp, Giang Nam đã xây dựng hình tượng người anh hùng Huỳnh Việt Thanh cũng là một nguyên mẫu của cuộc sống. Hy sinh hạnh phúc riêng tư, anh hùng giải phóng quân Việt Thanh đã xả thâno cuộc chiến, bị tra tấn đánh đập vẫn không đầu hàng. Anh đã sống trung thànhchết không khuất phục..

Ở trường ca Hành trình của Hưởng Triều, hình ảnh người lính hành quân theo đoàn quâno Nam như mở một cuộc hành trình dài theo đất nước. Đó là một thế hệ quyết xếp bút nghiên lên đàng: Ta nhận ấnng từ tay mẹ/ Vẫy đoàn xung kích mũio Nam.
Cuộc đấu tranh của thanh niên học sinh thành thị miền Nam kết hợp với nhân dân lao động thành phố Hue átừ sau 1972 càng bùng lên mạnh mẽ. Nguyễn Khoa Điềm đã phản ánh không khí sôi sục đó trong trường ca Mặt đường khát vọng Tuổi trẻ áo trắng miền Nam xuống đường trở thành một đội quân xung trận. Không là chiến sĩ trực tiếp nhưng tâm hồnhành động của họ như người chiến sĩ. Gần 1400 câu thơ, chương nào cũng ăm ắp những khát khao, những hoài bão của tuổi trẻ sinh viên học sinh thành thị miền Nam trước cảnh nước mất nhà tan: Anh em ơi, xuống đường… Ta ra trận bằng màu áo trắng Nguyễn Khoa Điềm đã mô tả khí thế ra trận của tuổi trẻ khác nào các chiến sĩ xung trận: “Ta xông lên chiếm hết mặt đường…”tuổi trẻ hy sinh như những anh hùng: “Máu đổ rồi! Máu học sinh sinh viên/ Máu đỏ rực trên nền áo trắng/ Máu càng thắm. Tự do càng chói sáng/ Máu Việt Nam, máu yêu nước tươi hồng”.

Trong trường ca Nguyễn Văn Trỗi, Lê Anh Xuân ca ngợi tình yêu cao đẹp của anh Trỗi với chị Quyên. Lúc đấu tranh giáp mặt với kẻ thù, phút giây cuối cùng, hình tượng của anh tạco lịch sử bằng những chi tiết rất thựcrất anh hùng: “Anh đi chân đất đầu trần/ Mát mùa xuân, áo thiên thần trắng tươi/ Anh đio giữa cuộc đời/ Đio lịch sử khi trời rạng đông”.
Trường ca thời chống Mỹ đã tái hiện hình ảnh nhân dân ta anh hùng ở khắp mọi miền đất nước.
Có thể nói, các trường ca chống Mỹ đã thể hiện tình yêu Tổ quốc rất rõ rệt qua hình ảnh nhân dân nhưng đặc biệt là những người chiến sĩ. Năm tháng sẽ đi qua, thời gian hiện tại sẽ là quá khứ nhưng nhiều tên sông, tên núi, tên làng, tên người… vẫn bất tử trong lòng mọi người Việt Nam yêu nước.
Có những chiến sĩ anh hùng có tên có tuổi nhưng cũng có biết bao những người vô danh, bình dị, lặng lẽ đã góp phần làm nên chiến thắng, làm nên lịch sử. Đó là một tư tưởng lớn thể hiện trong văn học quá khứ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu)…đến những năm cả nước chống đế quốc Mỹ, tư tưởng ấy lại được tiếp tục thể hiện trong thơ ca, văn xuôi,đặc biệt là trường ca../.

TS NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM

No comments:

Post a Comment