.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Tuesday, August 6, 2013

PHAN CHÍNH: NGƯỜI YÊU THƠ CUỒNG NHIỆT DỄ BỊ LẠM DỤNG

Từ bài “Nhà báo- nhà thơ Đăng Hạ và các chiêu lừa” trên báo Người Cao Tuổi ngày 26.7.2013, lan rộng trên Phongdiep.net và nhiều website, blog khác. Lúc này tôi mới sực nhớ đến một số tập thơ được in ấn “hoành tráng” đã được phát hành rộng rải ở Bình Thuận gần đây, hóa ra chỉ là hàng dỏm. Tìm hiểu qua vài tác giả in thơ đều bằng “lộ trình” của Đăng Hạ, chủ soái cái gọi là “Câu lạc bộ Sáng tác VHNT Việt Nam”.
Cuối năm 2012, bà Nguyễn thị Minh T, bút danh Minh Trinh, 73 tuổi vì quá yêu thơ, chắt mót số tiền dưỡng già đã in được tập thơ Cát Bồi dày 100 trang được Đăng Hạ (Hà Nội) viết lời giới thiệu và bao chạy giấy phép xuất bản, in ấn và gởi vào trọn gói 300 cuốn với giá 7 triệu đồng. Hỏi nhờ đâu mà Minh Trinh biết được cách thức xuất bản như vậy, hóa ra tác giả thơ Thế Nhân (La Gi) cũng đã in tập “Nghe tiếng gọi xanh” (2011) chỉ dẫn. Cũng cách đó, mới đây là tập thơ “La Gi biển nhớ” của Hải Đăng phát hành đã gây rầm rộ chê bai vì hàng chục bài bị coi là đạo thơ của những nhà thơ nổi tiếng như Tố Hữu, Nguyễn Bính, Huỳnh Văn Nghệ, Xuân Quỳnh, Đỗ Trung Quân... Từng có 2 tập thơ nhiều tác giả có tên “Biển Sóng Đời Thơ 1,2” do HVC ở huyện Hàm Tân tận tụy đứng ra tập họp, kể cả 3 tập “Say Thơ 1,2,3” của anh, giao trọn gói cho Đăng Hạ từ A đến Z. Tập thơ nào cũng giống nhau, đều có lời giới thiệu khá rôm rả của “Nhà thơ- Nhà báo Đăng Hạ Chủ tịch Câu lạc bộ Sáng tác VHNT Việt Nam”. Điều đặc biệt các tập thơ này, trên trang thủ tục, đều do Nhà Xuất bản Văn Học cấp giấy phép xuất bản, trang bìa mang logo “Câu lạc bộ sáng tác VHNT Việt Nam” với tư cách liên kết xuất bản. Có tập, NXB Văn Học kiểm tra số giấy phép không có trong danh mục xuất bản (!). Nếu để ý một chút, ai cũng thấy ngần ngừ, là một đơn vị “Câu lạc bộ” thì tư cách pháp nhân nào “liên kết” với một Nhà xuất bản? Mà “Câu lạc bộ Sáng tác VHNT Việt Nam” là tổ chức gì, trực thuộc cấp nào? Nay NXB Văn Học đã kịp thời phủ nhận, cho đó là sự mạo danh.                                           
Nở rộ CLB sáng tác thơ
            Tôi được biết, năm 2007 có một trường hợp khá hy hữu khi có đơn của một nhóm người do ông Bành Thông với danh nghĩa “Câu lạc bộ Thơ Việt Nam” đề nghị Bộ VHTT cho thành lập Hội Người yêu Thơ Việt Nam (tức Hội thơ Việt Nam). Tất nhiên các ngành cấp Bộ trung ương không thể nào chấp nhận bởi “Hiện nay ở nước ta các Hội văn học nghệ thuật là một tổ chức thống nhất với sự hoạt động của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam”,theo một văn bản của Ban tuyên giáo Trung ương khẳng định.
          
Vậy mà, mãi đến nay Đăng Hạ chỉ chủ quản một Câu lạc bộ, trực thuộc Công ty Thành Phát (Hà Nội) đã ngang nhiên thành lập được 15 Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố tự xưng có 4.500 hội viên mới lạ lùng. Theo bài báo trên, Đăng Hạ đặt ra lắm chiêu trò để cám dỗ những người yêu thơ cuồng nhiệt mà quên nhìn lại sức mình. Nào kết nạp hội viên, nào tổ chức thi thơ, trao kỷ niệm chương…Câu lạc bộ cũng có con dấu tròn, dấu hột xoài đóng trên Thẻ hội viên, Bằng khen đỏ chói…Thậm chí có người lấy đó làm “môn bài” để xin kết nạp hội viên địa phương nhằm lòe thiên hạ. Tiền ở đâu mà có, chính là tiền gom góp từ các Hội viên, từ những tác giả in thơ. Cũng theo bài báo “Trong nhà Đăng Hạ có máy in màu, máy in đen trắng. Các hội viên của Hạ muốn in thơ đều phải qua “nhà in” này”.
Thi đua sản xuất thơ
Tôi tìm hiểu qua anh Thế Nhân, chị Minh Trinh ở La Gi (Bình Thuận) là người được Đăng Hạ đỡ đầu cho ra đời tập thơ đầu tay của mình, kể lại qui trình gởi bản thảo, giao tiền rồi nhận sách in theo đường Bưu điện gởi từ Hà Nội vào, dù chỉ in 200 -300 cuốn nhưng trong tập lại “nổ” 1000 cuốn cho oai. Hỏi đến tờ Giấy phép xuất bản tập thơ có giữ không? Ai cũng nói không có và nghĩ rằng Đăng Hạ giữ giùm. Mới đây, anh Nguyễn Hải Đăng (La Gi) rất phấn khởi khoe với bạn bè vừa nhận Bằng khen giải thưởng thơ “Quốc gia” do Đăng Hạ ký tên có đóng dấu tròn. Tiền nộp cho khoản khen thưởng và ra Hà Nội nhận bằng khen tuy các anh tế nhị không nói ra nhưng có thể suy đoán được bằng mấy tháng lương hưu. Càng bất ngờ, trong bài thơ “Khói chiều viếng mẹ” của Hải Đăng được giải cũng là một bài trong tập “La Gi biển nhớ” (NXB Văn Học), có mấy câu thơ đọc lên có thể liên tưởng ngay là của ai rồi! “Con đi kháng chiến gian lao” (Con đi mỗi bước gian lao –Tố Hữu), “Mưa bao nhiêu hạt, đếm ngày con đi” (Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu –Tố Hữu), “Qua làn khói mỏng, thương thầm nhớ con” (Chiều nay chắc cũng thương thầm nhớ con- Tố Hữu), “Giặc tan con lại về bên mẹ hiền” (Giặc tan con lại sớm hôm cùng bầm -Tố Hữu). Vậy mà bài thơ này nằm trong số 1500 tác giả với trên 8000 bài lại đạt giải để thấy “công nghệ” chiêu dụ của tổ chức “Câu lạc bộ sáng tác VHNT Việt Nam”!

Thực ra không có cái ranh giới rạch ròi giữa người yêu thơ và người làm thơ. Nhưng khi đã đặt bút viết lên những dòng thơ từ cảm xúc của mình không phải ai cũng làm được, chưa nói là hay. Khi đã có một vài bài thơ thì tâm lý chung đều muốn được “công bố” mới thỏa lòng. Chính cái mô hình “Câu lạc bộ thơ ca” mang tính phong trào khắp nơi rất phù hợp cho cái thú tao nhã này. Nhưng khổ nỗi nhiều người không lượng được sức mình và dễ bị sa đà vào sự tung hê lẫn nhau, nói như nhà thơ Vũ Quần Phương “Khen thơ theo kiểu viết điếu văn lời lẽ huy hoàng choáng lộn, cũng e tổn thọ nền văn chương nước nhà lắm lắm”. Bởi vậy mới có chuyện “Câu lạc bộ sáng tác” của Đăng Hạ bày trò ma mị làm tổn thương đến chất lượng hoạt động xuất bản và gây phản cảm đối với những người yêu thơ.
 PHAN CHÍNH

5 comments:

  1. Thơ không phải ai muốn viết là được,đã không biết viết thì đừng viết không ai chê mình cả .Còn đi lấy thơ người khác rồi chỉnh sửa lại làm thơ mình ,thì đó là một cái nhục nhã nhất trong đời người ,mong các người đừng học theo thoái đó

    ReplyDelete
  2. *BÌNH THUẬN QUÊ HƯƠNG TÔI*
    --Quê nơi tôi có rừng vàng biển bạc
    --Đất phì nhiêu đường sá đã khang trang
    ==TG Phạm Văn Viễn
    Quê hương tôi biển xanh xa thăm thẳm
    Hàng dương reo nằm tắm nắng trưa hè
    Lúa chín vàng óng ả khắp vùng quê
    Sông uốn lượng tứ bề vùng châu thổ
    Quê hương tôi rừng xanh nhiều lắm gỗ
    Cho người dân xẻ bổ dựng nhà cao
    Nơi biển xanh cá vẫy động lào xào
    Thuyền đánh bắt hôm nào cũng đầy ắp

    Nơi phố thị đường xa mù thẳng tắp
    Xe chạy qua tấp nập người đông vui
    Trưa nắng hè cùng tắm biển tươi cười
    Sống hạnh phúc vạn người luôn no ấm
    Cảng quê tôi ngày về đông người lắm
    Tiếng reo vui thuyền ắp cá đầy khoan
    Ghe nơi xa kéo về bến cả đàng
    Người dân sống giàu sang nhiều của cải

    Bình thuận quê hương trong tim tôi nhớ mãi
    Khách đi rồi sẻ trở lại viếng thăm
    Nơi dinh thầy tháng chín buổi trăng rằm
    Người tấp nập về thăm dinh cầu phước
    Còn phố thị đông vui hơn ngày trước
    Đường khang trang xe chạy ngược xuôi dòng
    Phố nhà lầu khách sạn mọc càng đông
    Người xa đến thấy lòng vui rạng rỡ

    Dân quê tôi cỏi lòng luôn rộng mở
    Đón mọi người lúc trở lại nơi đây
    Sống yên vui hạnh phúc những tháng ngày
    Khi tạm biệt lòng tràn đầy lưu luyến
    Quê hương tôi thanh niên luôn tình nguyện
    Giúp mọi nhà gia quyến gặp khó khăn
    Cùng chung vui dưới một ánh trăng rằm
    Sống êm ả tháng năm dài đầm ấm

    Quê hương tôi có nhiều phong cảnh lắm
    Bãi biển dài cùng tắm buổi chiều sang
    Núi tà kia tượng phật nằm trên ngàn
    Người đến viếng cũng mang lòng thành kính
    Còn ngoài khơi ngọn hải đăng trên đỉnh
    Đèn soi đường trong đêm tối ghe qua
    Ờ nơi đây dòng suối giúp người ta
    Có nước sạch xài qua cùng năm tháng

    Phố quê tôi đèn đường luôn đỏ sáng
    Trong đêm mờ trời chạng vạng tối đen
    Đã từ lâu có điện bỏ dầu đèn
    Hết những lúc tối đen từ thuở trước
    Tỉnh quê tôi từ nay luôn vững bước
    Xây quê hương giàu đẹp khắp phố phường
    Ai đi rồi lòng cũng thấy vấn vương
    Quê Bình Thuận đầy tình thương luyến nhớ
    **Ai đến đây một lần rồi nhớ mãi
    **Quê hương tôi đãi ngộ khách nơi xa

    ReplyDelete
  3. Thơ có bản quyền nghiêm cấm sao chép trên mọi hình thức

    ReplyDelete
  4. ***CHÚC XUÂN NĂM MỚI**
    ---TG Phạm Văn Viễn
    XUÂN đã về rồi vui đắm say
    MỚI hôm nào đó mộng xuân này
    ĐÃ mang nắng ấm muôn hoa nở
    VỀ đây cùng chúc vạn lời hay

    CẦU cho mọi người vui xuân mới
    CHÚC tất cả nhà gặp nhiều may
    MỌI chuyện không vui đều quên hết
    NGƯỜI người vui tết đón xuân này

    MỘT mùa xuân mới đến rồi đây
    NĂM củ đi qua kỷ niệm đầy
    PHÚC đến nhà nhà tràn may mắm
    LÀNH nhiều dử ít vạn điều hay

    VẠN vật trong đời củng đón xuân
    SỰ vui lan tỏa cùng chúc mừng
    NHƯ nàng xuân đến mang nắng ấm
    Ý đẹp lời hay thỏa lòng nhau

    AN lòng chào đón một mùa xuân
    KHANG an nhà cửa mọi người mừng
    THỊNH đến suy đi vui hạnh phúc
    VƯỢNG nhiều tài lộc một mùa xuân
    **Xuân mới đã về*Cầu chúc mọi người
    **======Một năm phúc lành===
    **Vạn sự như ý*An khang thịnh vượng

    ReplyDelete
  5. ** NÉM ĐÁ CHO VUI.**
    ==TG Lơ Ngơ
    Thơ thẩn làm chi cho nhức đầu
    Lưng còng ngồi viết mắt mờ đau
    Mà ai củng thích làm chi nhỉ
    Tốn kém thời gian đọc lại rầu

    Nhà thơ toàn viết chuyện đâu đâu
    Trên trời dưới đất cả âm tào
    Nơi nao củng thấy thò tay đến
    Diễn tả trong thơ bậy làm sao

    Lại thêm ổng bả viết thơ tình
    Khóc than số phận cả đời mình
    Hỏi ra mới biết toàn lừa dối
    Ngẩm nghỉ lại đời thấy mà khinh

    Mấy ổng mấy bà viết thở than
    Sao tôi cực khổ thế vậy dàng {tiên}
    Xe hơi một cái nhà có tấm
    Làm sao mà sống để bình an

    Ai ơi! đừng bạn mấy nhà thơ
    Ông nào bà nấy củng ngơ ngơ
    Tâm thần bất ổn người ngáo ngáo
    Nhà thơ ai củng thấy lờ khờ

    ReplyDelete