.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, November 21, 2012

NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG CAY ĐẮNG: “HỘI NHÀ VĂN NHỔ LÚA TRỒNG ĐAY, ANH EM TẠP CHÍ TRẮNG TAY ĐỨNG ĐƯỜNG”

Việc để tờ Tạp chí Nhà văn ra nông nổi này là do lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, trách nhiệm trước hết là ông Chủ tịch Hội. Lãnh đạo đã có cái nhìn không đúng về tờ tạp chí  Nhà Văn, do không hiểu biết, do ý kiến chủ quan, do cái nhìn thiển cận, do thành kiến cá nhân, do yếu kém trong quản lý và do nhiều nguyên nhân khác.

Đôi lần dù chỉ là nhân viên quèn nhưng tôi vẫn nói thẳng với nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn VN đến làm việc với Tạp chí: - Bên Đảng có tờ Tạp chí Cộng sản và báo Nhân dân, bên Hội Nhà văn có tờ Tạp chí Nhà văn và báo Văn nghệ, xin Chủ tịch không nhất bên trọng, nhất bên khinh. Nhưng Hội Nhà văn vẫn nhất bên trọng, nhất bên khinh. Tờ báo Văn Nghệ mỗi tháng bù lỗ hơn 200 triệu đồng lại xin được xây nhà cho thuê 1,8 tỷ/ năm.


Hội Nhà văn bóp dái mình bằng cách khai tử Tạp chí Nhà văn?
Tạp chí Nhà văn tiền thân của nó là Tác phẩm mới xuất bản đầu quí II năm 1969 với 2 tháng 1 kỳ do nhà văn Nguyễn Đình Thi phụ trách. Nếu nhìn xa nữa thì tiền thân của nó là tờ Văn nghệ xuất bản trong kháng chiến chống Pháp.
Hồi ấy, Tác phẩm mới chưa có trang trách nhiệm như bây giờ nên không biết có còn ai làm nữa. Nhưng tập trung ở đây là các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh....làm rạng rỡ cho Tạp chí.  Ai được đăng ở Tác phẩm mới là ước mơ. Nhiều nhà thơ, nhà văn được đăng ở đây sau này trở thành những người nổi tiếng như:  Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Lâm Thị Mỹ Dạ…Do biến thiên của lịch sử văn chương nước nhà, đáng ra nó phải là kế thừa tờ Văn nghệ Việt Nam xuất bản từ năm 1948 do Tố Hữu phụ trách mới đúng là tờ tạp chí của một Hội văn chương chuyên ngành.
Nhưng dù chỉ kể từ năm 1969 nó cũng đã 43 năm thâm niên xứng đáng nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Một Hội chính trị nghề nghiệp hay một Bộ chuyên ngành dù không có báo tuần, nhưng tờ tạp chí chuyên môn bắt buộc phải có. Tôi làm trên một giáp bộ (trên 12 Bộ chính thống) nên tôi hiểu rõ điều này. Sau thập kỷ 90 mới có nhiều Bộ mở ra tờ báo tuần, còn trước đó hầu như chỉ tờ tạp chí.
Lãnh đạo các bộ đều cho rằng: Tờ tạp chí phải có, báo tuần có cũng được và không cũng được. Đó là một sự thật khoa học. Có bộ như Bộ Thuỷ sản (trước khi nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) không có báo tuần. Bộ Lao động – Thương binh Xã hội mãi đến năm 1993 mới có tuần báo Lao đông –Xã hội, bộ Công nghiệp năm 1998 mới có báo Công nghiệp, Tổng cục Du lich - cơ quan ngang bộ năm 1999 cũng mới có Tuần Du lịch, Tổng cục Hải năm 1993  có báo Hải Quan, Bộ Xây dựng năm 2003 mới có báo tuần Xây dựng….
Trong kháng chiến chống Pháp chỉ có tờ tạp chí Văn nghệ, không có báo tuần!
Hội Nhà văn Việt Nam trước chỉ ngang cấp Vụ. Một vài thập kỷ lại đây thì cấp trên đã nâng cấp Hội Nhà văn Việt Nam lên cấp Tổng cục hoặc tương đương với câp Bộ. 
Một điều hiển nhiên là tờ Tạp chí Nhà văn, tờ lý luận, sáng tác, phê bình, dịch thuật phải có. Tờ báo tuần Văn nghệ không có cũng không sao. Tờ tạp chí Nhà văn mang tính chất khoa học cao hơn. Chúng ta làm luận án phó tiến sỹ trước đây, nay là tiến sỹ về văn chương phải có công trình in trên Tạp chí Nhà văn mới được tính điểm, còn in trên báo Văn nghệ vạn bài cũng không được điểm nào. Các công trình chuyên ngành của  các bộ, ngành khác cũng vậy.
Tờ tạp chí Nhà văn - tờ lý luận, sáng tác, phê bình, dịch thuật có đẳng cấp như vậy vì sao khi các nhà văn tên tuổi lãnh đạo ra đi để nó hôm nay tàn tạ như vậy.
Hãy nhìn vào thực trạng:
- Số lượng in chỉ 2500 đến 3 000 bản, không phát hành được.
 - Hội Nhà văn mua bao cấp bằng tiền ngân sách chỉ 1 000 cuốn với giá hiện nay 35 000 đồng /cuốn. Tổng tiền 35 triệu.
 - Tiền in 15 000đồng/cuốn x 3 000 cuốn =  45 000 000 đồng.
Tạp chí Nhà văn phải chạy vạy 10 triệu đồng nữa mới đủ tiền nộp nhà in!
Chỉ được bao cấp mua 1 000 cuốn tạp chí, và cho 3 phòng làm việc không phải thuê nhà, ngoài ra không còn gì nữa. Tất tần tật từ lương cán bộ, tiền điện, tiền vi tính, tiền nối mạng, tiền ăn trưa, tiền đống góp từ thiện Tạp chí phải lo. Cán bộ chính thức, hợp đồng đều chỉ hưởng lương chính, có một ít phụ cấp không đáng kể.
Kiếm đâu ra tiền để nuôi 10 con người trong cơ quan? Dù nuôi bằng đồng lương dưới chết đói, nuôi vịt cầm xác!
Các nhiệm kỳ Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn nuôi được anh em trong hai thập kỷ như vậy cũng xứng đáng được phong thánh!
Tôi làm đây gần 10 năm từ năm 2003, 2 năm đầu làm không lương, chạy được quảng cáo thì ăn, chạy không được thì đói. Đến thời nhà thơ Nguyễn Trác làm Tổng biên tập đầu năm 2005 thì cũng mất nửa năm tôi mới có lương 400 000 đồng/ tháng vào cuối năm 2005. Mãi đến khi nhà thơ Nguyễn Trác về hưu vào tháng 3 năm 2011, tôi mới được tăng lên 800 000đồng /tháng.
Khi nhà văn Võ Thị Xuân Hà về làm Tổng biên tập tháng 4 năm 2011 tôi được hưởng lương 1 004 000 đồng/ tháng (một triệu bốn ngàn đồng). Và rồi  giữa năm 2012 được hưởng lương 1 300 000 đồng/ tháng.(một triệu ba trăm ngàn đồng).
Kak Mak đã nói: “ Ông chủ trả lương cho người lao động không đủ sống là vô nhân đạo, là tội ác.” (Tư bản luận).
Cơ quan nghèo như vậy làm sao trách được cấp trên.
Ở nước ta không ai sống được bằng lương kể cả Chủ tịch nước. Tất cả đều sống bằng lậu. Cán bộ cấp cao sống bằng bổng lộc và lậu. Cán bộ cấp thấp thì mánh mung, chạy vạy. Công chức một đất nước chỉ sống bằng lậu, bổng lộc là nguy hại đến nơi. Đó là điều cha ông cảnh báo từ lâu!
Việc để tờ Tạp chí Nhà văn ra nông nổi này là do lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, trách nhiệm trước hết là ông Chủ tịch Hội. Lãnh đạo đã có cái nhìn không đúng về tờ tạp chí  Nhà Văn, do không hiểu biết, do ý kiến chủ quan, do cái nhìn thiển cận, do thành kiến cá nhân, do yếu kém trong quản lý và do nhiều nguyên nhân khác.
Đôi lần dù chỉ là nhân viên quèn nhưng tôi vẫn nói thẳng với nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn VN đến làm việc với Tạp chí: - Bên Đảng có tờ Tạp chí Cộng sản và báo Nhân dân, bên Hội Nhà văn có tờ Tạp chí Nhà văn và báo Văn nghệ, xin Chủ tịch không nhất bên trọng, nhất bên khinh.
Nhưng Hội Nhà văn vẫn nhất bên trọng, nhất bên khinh. Tờ báo Văn Nghệ mỗi tháng bù lỗ hơn 200 triệu đồng lại xin được xây nhà cho thuê 1,8 tỷ / năm. Tờ báo Văn Nghệ đã bù lỗ rồi lại còn mở tiếp tờ Văn Nghệ Trẻ cũng bù lỗ như tờ Văn Nghệ già. Tờ Văn Học Nước Ngoài cũng bù lỗ, anh em cán bộ cũng sống lắt lay. Ngân sách trên cấp có ít ỏi năm 2006 lại mở ra tờ Tạp chí Thơ, Hội Nhà văn VN lại bù lỗ tiếp.
Hội Nhà văn VN được trở thành Hội chính trị xã hội nghề nghiệp, được hưởng tiền ngân sách – tức là tiền thuế dân đóng. Nhưng trên cấp không nhiều. UBTQ Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam được cấp 600 triệu đồng/ năm (năm 1996 – năm 2000), Hội Nhà Văn VN chắc cũng chừng ấy. Số tiền ấy không bằng quan lớn bỏ ra nuôi cô tình nhân thứ bảy của mình.
Trong bối cảnh ấy, Hội Nhà văn VN lại mở ra nhiều cơ quan cấp hai với hy vọng các cơ quan này đóng góp một phần kinh phí cho Trung ương Hội. Bởi vì khi làm đề án đơn vị nào cũng hứa đóng góp kinh phí. Nhưng than ôi, chẳng có đơn vị nào góp đóng được. Tất cả các cơ quan cấp 2 đều bấu víu vào Hội Nhà văn VN.
Báo Văn Nghệ mở ra Văn Nghệ Trẻ hy vọng Văn Nghệ Trẻ sẽ nuôi Văn Nghệ già. Không ngờ Văn Nghệ già phải nuôi Văn Nghệ Trẻ. Tạp chí Thơ, Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, Hồn Việt, Văn Nghệ Miền Núi đều bám vào Trung ương Hội cả.
Trước thực trạng ấy biện pháp tối ưu là rút gọn giảm bớt các báo và tạp chí. Điều hiển nhiên ai cũng biết là Hội Nhà văn VN chỉ giữ lại tờ Tạp chí Nhà Văn và Báo Văn nghệ. Nhưng rồi nhiều lý do người ta dẹp bỏ Tạp chí Nhà văn, cho rằng nó là Tạp chí yếu kém, còn các tờ khác đều tốt hơn nó. Tạp chí Nhà văn thực sự cáo chung!
Thật ra tất cả các báo chí hưởng ngân sách và hưởng một phần ngân sách, không báo chí nào ra được thị trường và tự sống bằng bán báo, bán tạp chí như các tờ đang tồn tại trên thị trường.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật, người làm thơ nổi tiếng trong chống Mỹ nhưng khi làm Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam cũng không gượng nổi. Đôi lần ông nói: Thời tiết chính trị như thế này làm sao làm hay được, in thơ hay được!

*
Sáng nay, ngày 20 tháng 11 năm 2012, nhà văn Võ Thị Xuân Hà báo cáo trước cuộc cơ quan lần cuối thông báo sự giải thể của Tạp chí Nhà Văn. Mặc dù nhà văn Võ Thị Xuân Hà đấu tranh quyết liệt để giữ Tạp chí Nhà Văn, nhưng không được. Các cán bộ hợp đồng, chính thức tùy nghi di tản, ai dạt được ở đâu thì dạt. Nhưng biết dạt về đâu? Ngay tôi đủ năm đóng bảo hiểm, quá tuổi về hưu mà vẫn không làm được sổ hưu vì cơ quan nợ Bảo hiểm xã hội 70 triệu đồng không trả được. Không trả được thì cán bộ về hưu không làm được sổ hưu. Quá đau xót.
Đánh giá cho công bằng và khách quan, năm rưỡi qua Tổng biên tập Võ Thị Xuân Hà một mình chèo chống, giữ vững Tạp chí, nuôi quân, nuôi cán. Tạp chí phát triển tốt. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã gây dựng nhiều mạng lưới phát hành, nhiều đơn vị ủng hộ tài trợ cả vật chất lẫn tinh thần lâu dài cho Tạp chí. Tạp chí đang đi lên, lúa sắp sửa làm đồng hứa hẹn mùa bội thu. Nhưng tiếc thay Hội Nhà văn lại nhổ lúa đi để trồng…đay!

Thực là :

Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay

Anh em Tạp chí trắng tay đứng đường!
Hà Nội, 20 tháng 11 năm 2012
Nhà thơ ĐỖ HOÀNG
(Tạp chí Nhà văn)

7 comments:

  1. Dẹp hết đi cho dân nhờ! Các chú tự kiếm việc làm mà sống, kẹt quá xin vô làm công quét dọn, tưới cây cho trầm bê!

    ReplyDelete
  2. ôi bác Hoàng, bác làm 10 năm mà cái tờ Tạp chí nó ra như thế, thì cũng nên nhận trách nhiệm, đừng đổ cho ông Thỉnh. Theo tôi biết 14/15 phiếu Ban chấp hành quyết cơ mà. Mà cái vụ Hoàng Quang Thuận các bác Tạp chí tổ chức, bác Hoàng có "mần" chi không?

    ReplyDelete
  3. Em xin các bác đọc thêm bài " Trường Sa-Hạt máu của Tổ quốc",bút ký của Đặng Quang Vượng sẽ thấy " đay " hay lúa ?

    ReplyDelete
  4. Mọi thứ đều thay đổi cũng thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi, chả nên hối tiếc các bác nhà văn ợ. Em nghĩ không sống được với "cây viết" nữa thì kiếm cái khác mà cầm. Cái thời "phương tiện sản xuất XHCN" nó đa dạng lắm, các bác về cầm "cái xẻng" làm cho vả mồ hôi để chữa bệnh "ỉ lại" lại được sống thanh thản hơn nhiều ấy chứ. Đời người nó lòng vòng nông sĩ-sĩ nông đâu có gì lạ. He he

    ReplyDelete
  5. Thưa ông Đỗ Hoàng,
    Thành thật chia buồn với ông vì tạp chí gặp quá nhiều khó khăn. Nhưng theo tôi được đọc trên báo THanh Niên:
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110520/nha-tho-nguyen-quang-thieu-nhan-hon-1-ti-dong-ho-tro-van-hoc.aspx
    Ngày 20.5, tại trụ sở Nhà xuất bản Hội Nhà văn VN (65 Nguyễn Du, Hà Nội), bà Lê Phương Dung, một doanh nhân ở Hà Nội (trước đây từng là nhà báo) đã trao tặng ông Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam số tiền 1 tỉ 53 triệu đồng để ông sử dụng cho công việc thơ ca mà ông thấy cần thiết.
    Và ông Thiều đã tuyên bố " sẽ không sử dụng số tiền này vào công việc của cá nhân ông mà dùng toàn bộ để hỗ trợ một cách công khai, minh bạch cho các hoạt động văn học nghệ thuật có ý nghĩa của đất nước "
    Nay tôi thấy tạp chí không có tiền trả lương, bảo hiểm ...Sao ông Quang Thiều không trích 70 triệu- số tiền nhỏ trong tổng 1.53 tỷ để giúp tạp chí ?. Tôi cũng chưa thấy ông Thiều công bố việc sử dụng số tiền đó nhỉ.
    Văn Hương

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Chiến Thắng.December 9, 2012 at 1:58 PM

      Kính gửi Bác chủ nhà vanchuongplusvn.plogspot!
      Em là Nguyễn Chiến Thắng, đã đôi lần vào nhà Bác để " nhắn tin " theo sự phân công của Sếp chị. Hôm nay em vào đây để báo cáo lại với Bác về nhiệm vụ em cũng mới nhận được từ chính Sếp chị của em là nhà báo Lê Phương Dung.
      Cụ thể là như thế này, hôm 25 tháng 11, trước đợt đi công tác nước ngoài, chị Phương Dung có đọc bài viết của nhà văn Đỗ Hoàng:" Hội NV nhổ lúa trồng đay", thì rất áy náy phân vân trước chi tiết Tạp chí nhà văn nợ tiền BHXH, dẫn đến NV Đỗ Hoàng không được nhận sổ hưu? Đúng như tinh thần chị Dung nói rất yêu quý trang văn chương này, cũng như những sự trân trọng mà Bác chủ nhà đã giành cho chị Phương Dung trong thời gian vừa qua,mặc dù cả " đôi bên " không ai biết ai. Chính vì vậy nhà báo Lê Phương Dung (chính xác là như vậy, chứ không phải ĐÃ TỪNG như NT Nguyễn Quang Thiều cung cấp thông tin SAI LỆCH cho NT Nguyễn Việt Chiến đã đăng tin trên tờ Thanh niên ngày 21/05/2011), muốn giúp đỡ RIÊNG cho NT Đỗ Hoàng số tiền nợ BHXH đó! Khi chị Phương Dung đi công tác ở miền Trung ra sẽ liên hệ qua NT Trần Ninh Hồ để gặp trực tiếp NT Đỗ Hoàng,( Nếu như NT Đỗ Hoàng không từ chối sự giúp đỡ rất vô tư của chị Dung). Trước ngày 22/12/2012, khi chị Phương Dung trở về Paris cùng người thân, và các con chị đón mừng mới.
      Trên đây em đã báo cáo rất cụ thể rõ ràng,nếu như có gì mạo phạm, xin Bác chủ nhà hãy lượng thứ.
      Trân trọng.

      Delete
    2. Nhà báo Lê Phương Dung.February 7, 2013 at 8:15 AM

      Kính đề nghị nhà văn Đỗ Hoàng cho tôi xin số điện thoại liên hệ ở đây, để tôi trao tặng nốt những gì còn thiếu cho NV, vì để năm mới mà " Trả nợ " thì rông cho tôi lắm đấy. Mong tin sớm của ông. Xin chúc bác chủ trang vanchuong+ một năm mới an khang thịnh vượng, cùng các khách quý gần xa những điều tốt lành nhất. Ngày mùng 1 tôi sẽ xông đất nhà bác với những mẩu chuyện thật vui, cảm ơn bác đã vui vẻ nhận lời.
      Trân trọng.

      Delete