.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Wednesday, April 11, 2012

BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA ÔNG BÙI THÀNH PHẦN VỀ VỀ VỤ “XÀO VĂN THÔ THIỂN”


TNc: Chúng tôi nhận được bài viết này qua thư điện tử với nick TWH KHPTNNLNTVN để phan bua với anh Phạm Lưu Vũ về ý kiến của anh cho rằng ông Bùi Thành Phân xâm phạm quyền tác giả. Để thông tin hai chiều, chúng tôi đưa bài lên để bạn đọc tham khảo.( Bài của Phạm Lưu vũ TNC đã đưa: http://trannhuong.com/news_detail/13424/Ông-Bùi-Thành-Phần-“BÀN-VỀ-LONG-MẠCH-THĂNG-LONG-VÀ-ĐỊA-LINH-BA-ĐÌNH-KỲ-BÍ”-hay-là-một-vụ-“xào”-văn-thô-thiển?)


Hà nội , ngày 4 tháng 4 năm 2012

            Sáng nay , ngày 4 tháng 4 năm 2012 , tôi được Văn phòng  Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam cho xem một bài viết của Ông Phạm Lưu Vũ với nhan đề :  Ông Bùi Thành Phần BÀN VỀ LONG MẠCH THĂNG LONG VÀ ĐỊA LINH BA ĐÌNH KỲ BÍ hay là một vụ xào văn thô thiển ? ,  gửi về Email. của Văn phòng Trung ương  Hội .
             Nay tôi xin tường trình về bài viết của tôi như sau để gửi cho Tác giả và đồng kính gửi về Email. Văn phòng TW. Hội  -  và môt vài Cơ quan có liên quan .
             Là người sống , làm việc trên mảnh đất Ba Đình và Hà Nội đã trên 40 năm nên tôi rất yêu quý mảnh đất Ba Đìmh cũng như Hà Nội của chúng ta . Chính vì vậy , dù không được học viết văn , nhưng với tâm huyết của mình , tôi cũng có được một số bài viết về Ba Đình và Thủ đô Hà Nội - và đã được đăng tải trên một số Tạp chí , một số tờ  Báo ...        Bài  Bàn về Long mạch Thăng Long và Địa linh Ba Đình kỳ bí - là một bài  như vậy .
             
              Trước tiên , tôi khẳng định rằng : Bất kỳ một ai nếu  viết ra được một bài nào đấy , tất phải đọc và  tìm hiểu nhiều - thậm chí rất nhiều - từ những  bài viết của nhiều Tác giả khác , đồng thời phải đi nhiều nơi , đến nhiều chốn  ... Vì vậy chúng ta mới có câu nói rằng : Không đọc , không đi lấy gì mà viết ! .   Cho nên mỗi khi ta viết được một Tác phẩm nào  thì cũng cần hiểu rằng : Tác phẩm ấy không những chỉ là công sức của ta mà còn có công của nhiều người  và phải biết ơn họ  . Đồng thời  tác phẩm ấy tuy là của mình , nhưng không được độc quyền trí tuệ  - Đấy mới là con người cao thượng ! .  Lẽ tự nhiên xã hội cũng phải chống lại các hành vi ăn cắp , ăn  cướp công sức của người khác .  Để thực hiện được điều này tất nhiên phải có nhiều biện pháp , trong đó  về phép Nước đã có Luật sở hữu trí tuệ  điều chỉnh  .              Trong thực tế hiện nay , nếu là Tác phẩm lớn hoặc  các Chuyên đề quan trọng thì còn dễ ghi tên Tác giả  và tên Tác phẩm tham khảo , còn những bài viết nhỏ theo dạng là các bài báo thì mấy ai đã nêu được tên Tác phẩm , Tác giả mà mình tham khảo vào bài viết . Ngay như bài Thăng Long lược Phong Thuỷ ký của Ông Phạm Lưu Vũ ,  chắc  Ông cũng phải tham khảo nhiều tài liệu của nhiều người khác , nhưng  không thể nêu được tên các Tác giả ấy  vào bài viết của mình !?
               Đối với bài viết của tôi : Tinh thần chung của bài là cố gắng  truyền tải cho được  một số thông tin mới và giãi bày đôi điều băn khoăn trăn trở lâu nay của mình , cụ thể  :
                                                                                                                         
              Một là :  Trình bày môt số hiểu biết nho nhỏ nào đấy về Phong thuỷ , về Long mạch Hà Nội và nói đôi điều hiểu biết của mình về Lịch sử Việt nam .                                                                                                                                                  
             Quả thực điều này cũng có môt chút tác dụng và làm tôi vui mừng , cụ  thể : Đã có
Bạn đọc gọi điện  , nói: Tôi rất có ấn tượng về phần chú giải , vì đã làm cho tôi hiểu Cao Biền là ai và xuất xứ của đền Bạch Mã , ... .           Hoặc : Ông đã giúp cho tôi biết nước
                                                                                                                                         1.
Việt Nam ta ra đời như thề nào và có từ bao giờ ,...  v.v.v .
       (Đoạn chú giải này trong bản viết của Ông Phạm Lưu Vũ không hề có lấy một chữ !)
               Hai là , tôi sẽ giãi bày một số băn khoăn , trăn trở của mình  và mong mọi người cùng chia sẻ một vài vấn đề như  :
             (1) Có người muốn di chuyển Trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia  ra khỏi Ba Đình để đến một địa phương khác - đặc biệt hình như có tham vọng vụ lợi . Qua sự vụ này , cá nhân tôi cùng nhiều người thấy bức xúc và  cho rằng không thể như thế  được !
              Cho nên tại tiết 6  Thời đại Hồ chí Minh , tôi có nhắc đến Quyết định số108/1998/QD - TTg nói về Quy hoạch Thủ đô Hà Nôi đến năm 2020 : Ba Đình là Trung tâm Hành chính - Chính trị Quốc gia .  Chính Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ đã ngăn chặn  ý đồ xấu của ai đó !
     ( Tiêt 6 này , trong bài viết của Ông Phạm Lưu Vũ không có nổi 1/2 từ !) .
             (2) Có người lầm lẫn cho rằng : Núi Nùng , là núi hiện ở trong vườn Bách Thảo . Và núi Nùng có tên là Long Đỗ , Long Đỗ có nghĩa là : Rốn Rồng .                                                                                                      
              Thực ra không phải vậy , mà nuí Nùng có vị trí ở trong Hoàng Thành và Long Đỗ có nghĩa là Bụng Rồng , còn Rốn Rồng có nghĩa là Long Tê .
                ( Sự giải thích này trong bài viết của Ông Vũ  , tuyệt nhiên không thấy đâu ! ) .
              (3) Nhiều người ngộ nhận  danh tự Đông Đô là một cái tên được sinh ra từ những chiến công hiển hách , chói sáng của dân tộc ! vì thề họ ca ngợi và xếp ngang hàng với Thăng Long - Hà Nội .   Theo tôi không phải như thế . Đông Đô  là một cái tên do Hồ Quý Li đặt ra nhằm bài xích Thăng Long , một cái tên đầu tiên xoá sổ Thăng Long.   Thời gian tồn tại của  Đông Đô rất ngắn trong lịch sử và cũng không có một chiến công nào trong thời kỳ ấy - tôi cũng cho rằng nếu chúng ta còn xếp Đông Đô ngang với Thăng Long , thì  Thăng Long linh thiêng sẽ rất buồn vì lớp người ngày nay vẫn cố tình hạ thấp vị tri của mình  trước lịch sử !  .
                 Để viết về vấn đề này tôi đã tìm được một quyển sách có nhan đề : Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội , quê hương và nơi hội tụ Nhân tài của tác giả  Đặng Duy Phúc .    Rất tâm đắc  , nên tôi đã tìm đến nhà Ông Phúc  trao đổi đàm đạo . Tôi cho rằng chúng ta nên hướng dư luận khi nói về truyền thống Hà Nôi , nếu có nhắc tới các tên của Hà Nôi xưa thì chỉ nên nhắc tới Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội vì Đông Kinh là tên Kinh đô của Đại Việt do Lê Lợi đặt (một cái tên có thời gian kéo dài được hơn một trăm năm) , không nên nhắc tới Đông Đônữa (Đông Đô chỉ duy trì được khoảng 7 đến 8 năm) . Cuối cùng tôi nói với Ông Phúc:     Ý tưởng của Bác rất hay , nhưng đáng tiếc đến nay đã lâu lắm rồi mà không ai cổ vũ nhắc nhở,  nay tôi xin được sử dụng ý tưởng của Bác để viết vào  bài  của tôi được không ? . Ông Phúc vui vẻ đồng tình và còn cho biết , Ông đã trình bày vấn đề này với một số Nhà Sử học nổi tiếng của Nước nhà , các Vị ấy rất đồng tình nhưng đến nay vẫn không thấy có động tĩnh gì cụ thể . Khi tôi xin phép ra về ,  Ông Phúc còn tặng cho  tôi một Tác phẩm  mà Ông  xuất bản gần đây , đó là :Hồ Tây ngọc biếc lung linh .       
  (Nội dung viết về vấn đề này , trong bài viết của Ông Vũ cũng tuyệt nhiên không có !).
                                                                                                                                        2.
                  (4) Nói về Đời của các Triều đại phong kiến Việt Nam hiện nay rất nhiều     
người  trong chúng ta có sự hiểu chưa  thống nhất , nên theo Đời tộc hay Đời người ?                                                                                                          
Vì  có người cho rằng : Nhà Trịnh có tám đời , nhưng lại có ngươi nói : Nhà Trịnh có Chín đời.  Hoặc : Có người bảo : Nhà Trần có tám đơi , có người cho rằng : Nhà Trần có mười hai đời , ...   Để viết vấn đề này , tôi nhận được một bài viết tay từ Ông Vũ Hông Thăng tặng cho - không có tên Tác giả - với nhan đề : Long mạch và bàn về Long mạch Thăng long  .  Đọc bài này tôi rất đắc ý (được ý) .  Cẩn thận , tôi còn chép lại vào một quyển vở để lưu giữ (với thói quen từ thời học phổ thông -  làm theo lời Thầy giáo khuyên  - nếu có câu văn , bài viết nào thấy tâm đắc thì nên viết lưu lại , về sau sẽ có lúc sử dụng tới .)  .  Khi tôi viết Giáo trình  : Thuyết Bát quái (dùng cho dạy học) , phần thứ hai của ấn phẩm gồm những vấn đề thực tế , như : Bát quái với Phong Thuỷ , Bát quái với Khí công dưỡng sinh ,... Để tăng thêm sự phong phú của bài , tôi đã cho in toàn bộ bài ấy vào phần Phụ lục.   Do không có tên Tác giả nên cuối bài , tôi ghi  : Vũ Hồng Thăng sưu tầm  (Giáo trình này tôi cũng có tặng cho một số Đồng chí trong Ban Thương vụ Trung ương Hội ).   Ở đây có điều đáng tiếc , nếu như tôi biết được tên tác giả của bài viết thì chắc chắn tôi sẽ tìm đến Vị ấy - như với Ông Phúc - vì như thế chỉ có tốt thôi ,- và biết đâu tâm đầu ý hợp lại thành bạn viết , bạn đọc thì sao ?    Nay nhận được bài của Ông Vũ  (Thăng Long lược Phong Thuỷ ký )  tôi đem so sánh thì thấy nói chung  giống nhau ( nghĩa là vẫn có một số khác biệt) .  Nhưng lẽ đương nhiên , một khi người ta cùng nói về  Khoa học Phong Thuỷ ,   nêu ra cùng sự kiện Lịch sử , Địa danh lịch sử và thời điểm Lịch sử ... thì ai viết cũng sẽ giống nhau (không thể nói trái , nếu chưa có kết luận khác hợp pháp ) . Cho nên chúng ta không nên bảo đấy là  đạo .  Còn Ông Vũ cho là đạo thì lại làm tôi phân vân , liệu: Tác giả bài Long mạch và bàn về Long mạch Thăng Long  có  đạo  của Ông Phạm Lưu Vũ , hay ngược lại ?! 
                 
                                       Những điều trả lời đối với Ông Phạm Lưu Vũ
                 Cách đây mấy tháng trên đường đi từ Sơn La về Hà Nội tôi có nhận được một cuộc điện thoại từ một người đàn ông , hỏi đại để rằng : Ông có phải là Bùi Thành Phần không ? Tôi đã đọc bài Bàn về Long mạch Thăng Long và Địa linh Ba Đình Kỳ bí của Ông . ... Vì trên đường đi rất ồn ào , nên điện thoại rất khó nghe ...và với giọng giận dữ , tôi  nghe được loáng thoáng ...Anh ăn cắp ý tưởng của tôi rất trắng trợn ,...tám đời  tôi viết dành dành ở đây ,.... Măc dù tôi chưa nhận ra lỗi gì thuộc về mình , nhưng với thái độ ôn hoà tôi cố phân bua : Rằng tôi rất muốn gặp Anh , nhưng quả thật tôi không biết Anh tên gì , ở đâu -  tôi chỉ có một bài do một người bạn sưu tầm cho .    Người đàn ông ấy hỏi ngay : Người sưu tầm ấy là ai ? . Tôi trả lời : Vũ Hồng Thăng , người cùng học ở Trung Quốc với tôi thuở xưa - Tôi thật sự xin lỗi anh vì tôi đã không thể gặp được Anh . Trong hoàn cảnh Anh ấy không hiểu tôi và có phần còn đang trong cơn tức giận ... để giữ hoà khí - nhất là khi tôi còn đang tham gia giao thông  , phải hết sức tránh những  căng thẳng - nên tôi còn xin lỗi tiếp vài ba lần nữa . Người đàn ông ấy nói : Xin lỗi bây giờ còn có ích gì ? Bài tôi viết trên báo  Người Hà Nội , trên mạng có đầy ! ... Và sóng điện thoại  yếu , nên mất liên lạc .                                                                                                                           
Đến chỗ dừng chân nghỉ , tôi có gọi lại vài lần nữa , để hỏi cho rõ tên  ,địa chỉ ... ngõ hầu
 có thể trực tiếp trao đổi để hiểu nhau . Nhưng người đàn ông ấy không nhấc máy .                                                                                                                                                             
                     Ít ngày sau , tôi đến Tạp Chí Văn Việt , mong được gặp các Đồng chí lãnh đạo , nhưng các đồng chí đi vắng cả . Tôi đành  liên hệ bằng  điện thoại với Đồng  chi Nguyễn
 Ngọc Khuê để trình bày sự việc . Đ/C  Khuê cho biết chưa thấy có ai đến gặp              3.
các Đồng chí . Tôi có đề nghị các Đồng chí cố gắng tổ chức cuộc gặp mặt để giải toả lỗi bức xúc của tôi  vì bị người ta vu cho là ăn cắp ý tưởng . Đ/C Khuê nói : Làm gì có chuyện ăn cắp ý tưởng .  Quyền có ý tưởng là của mọi người , như : Ý tưởng viết về hồ Tây , hoặc ý tưởng viết về Bác Hồ . Chỉ khi nào anh sao chép của người khác giống từng câu từng chữ , giống từ dấu chấm dấu phẩy thì mới vi phạm luật  . Còn việc anh  đề nghị , chúng tôi chấp nhận khi nào có ai  đến yêu cầu, chúng tôi sẽ  giải quyết .  
               Với tinh thần hoà hiếu (dù tôi tự thấy mình không có điều gì sai trái )  , nên mấy ngày sau , tôi lại đến trụ sở của Tạp chí .  Khi đến , tôi gặp được một nữ Đồng chí , đang đánh máy .  Tôi có trình bày sự việc và đề nghị chị cho biết một số thông tin về người đàn ông nọ - Và được biết Ông ấy có tên là Phạm Lưu Vũ , còn địa chỉ và điện thoại thì chị  không biết . Chị còn bảo :Chú Vũ sẽ kiện chú đấy !    Tôi có nói : Thế thì thật đáng tiếc! .  Hiện nay tôi chuẩn bị xuất bản một vài đầu sách có liên quan đến Triết hoc Phương Đông , nên thực tâm muốn tìm hiểu , xác minh , nếu quả bài Long mạch và bàn về Long mạch Thăng Long là của ông Vũ  thì tôi xin  được đưa tên Ông vào mục Sách tham khảo của các ấn phẩm này.
  
               Tôi thất vọng - đặc biệt khi nhận được bài tố cáo tôi của Ông Vũ , với giọng văn thật cay độc . Vậy tôi đành lòng phải trả lời một cách nguyên tắc - sòng phẳng rằng  :
               -- Ông Vũ tự nhận mình là người đã phát hiện ra  tám đời .
Tôi nghĩ , Ông là người đã từng đọc thông   thiên Kinh vạn Quyển  ,  liệu Ông còn nhớ :
               + Trong một Truyền thuyết (nọ) ở trong một quyển Sử  (kia) có nói về sự tích
Tám đời truyền ngôi của nhà Lý ?         
               + Hoàng đế Trần Thái Tông  hỏi Uy Văn Vương Toại (là chồng của Công chúa Thuỵ Bảo - con gái của Hoàng đế Trần Thái Tông ? về ý nghĩa của hai từ Quan - Gia và 
 sự dự đoán về tám đời truyền  ngôi của nhà Trần ? .
                + Và còn nhiều , nhiều nữa , ... Vậy tôi khuyên Ông Vũ không nên nhận như thế!
               -- Ông  Vũ nói rằng : Sách Địa giải huyền Thư không có thật , mà do Ông tự nghĩ ra ( nghĩa là bịa ra ) . Vậy Ông có biết  một ấn phẩm nói về Phong Thuỷ được xuất bản ở Sài Gòn  vào năm 1969 ?  Tại ấn phẩm này có câu: Nhiều sách cổ giải thích về sự huyền bí của đất ( Địa giải huyền Thư) chỉ ra rằng :.., tiếp theo người ta phân tích về các thế đất...
                Còn bây giờ tôi thấy buồn ( ! ) khi mà người ta viết về Khoa học , về Tâm linh mà lại dám bịa ra một đầu sách không có thật theo lối ăn không nói có để lừa dối Độc giả! 
              
               -- Ông Phạm Lưu Vũ  nói về bài viết của tôi là : ...tán bậy tán bạ bằng một giọng văn rất chợ quê...         Vấn đề này tôi xin trình bày như sau :                                              
              + Thưa Quý Ông Vũ ! Không biết Ngài được sinh ra ở  vùng đất  thanh cao lẫm liệt rực rỡ nào ở ngoài nước Việt... để rồi Ngài quay lại coi khinh  chợ quê Việt Nam ?     
              + Bài viết của mình , tôi tự thấy với sức như thế là đã cố gắng lắm rồi và thực sự nghiêm túc , không dám làm cái việc bịa đặt bậy bạ như  Ông Vũ gán cho .     Ví dụ cụ thể :
                Nói về một số Đại can Long của Trung Quốc , như : Hoàng Hà , Trường Giang ,
Dương Tử , Áp Lục Giang , ... tôi đều phải tìm hiểu : Các con sông này khởi nguồn từ đâu ,
chảy qua các địa phương nào , có những cuộc đất nào được xếp vào hàng Địa linh , ...  
Còn Ông Vũ ? ...   Khi đưa tên các con sông này vào  bài viết , tôi cũng cân nhắc .        4.
 Ví như :  Dương Tử là một Đại Can Long , có vị trí hơn hẳn Áp Lục Giang . Nhưng ngày nay Dương Tử đã bị người ta chặn lại để xây dựng thành một công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện có quy mô vĩ đại vào loại bậc nhất Thế giới - đó là đập Tam Hiệp - như vậy Đại can Long này tôi có thể coi là đã bị phá - và tương lai sau này người dân Trung Quốc ở quanh vùng  liệu có phải gánh  hậu quả ?      Còn việc tôi đưa dòng Áp Lục vào bài viết , vì  : Tôi có  kỷ niệm về nó -  mặt khác , tôi muốn cổ vũ , tán đồng với Tác giả bài  :  Long mạch và bàn về Long mạch Thăng Long .
               -- Ông Phạm Lưu Vũ kết tội tôi : ...Xào văn , đạo văn rất trắng trợn và rất thô thiển của Ông ...và Ông đã viết trên báo Người Hà Nôi- và nào là có đầy trên mạng ...!?
                Vần đề này tôi xin trả lời (sau khi  bị Ông Vũ tố cáo , tôi đã tìm kiếm ) :
               + Bài viết của Ông Vũ có độ dài vào khoảng 04 trang và xào lại khá  đơn sơ của những Tác giả khác . Trong khi đó , bài viết của tôi dài hơn 11 trang và có nhiều thông tin , mà bài của Ông Vũ không hề có (tôi chỉ tạm dẫn một đôi điều như trên )...Thế mà lỡ lòng nào Ông  bảo tôi xào lại tất cả của Ông -  liệu Ông  có định  tước đoạt hết  công sức của tôi  ?!
               + Tìm đọc bài của Ông Vũ trên báo Người Hà Nội , tôi không có .     Lục tìm trên mạng tôi chỉ thấy một bài với nhan đề như Ông đã đưa ra . Nhưng thật   khốn khổ khốn nạn cho cái thân tôi ,  tôi giật mình :  Tác giả không phải là Phạm Lưu Vũ , mà là Vũ Phong Lưu ở Tân Uyên - Bình Dương  ?             Thật trớ trêu  ! 
                 Người xưa nói rằng : Một điều thất  tín (mất tin) , vạn sự chẳng tin ,  thì qua một
số điều ít ỏi đã được nêu  ở trên  , vậy phải chăng Ông Vũ đã có quá nhiều  ?!
                Lời nói cuối : Tôi  mong muốn  được kính trọng Ông Phạm Lưu Vũ và lại càng  không muốn làm điều ầm ĩ (không phải vì sợ - bởi tôi cũng đủ khả năng chẻ chữ để nói lời cay độc từ bài viết của Ông ) . Tuy vậy là người đã được học qua Triết học Phương Đông và từ cách hành xử của Ông Vũ đối với tôi ,  làm tôi nhớ lại cặp phạm trù đối - đãi , có dạy rằng :  Nếu đã có người này , việc này đối - thì người kia , việc kia phải đãi  - chỉ có như thế mới làm cho sự vật , sự việc trở về thế cân bằng - hài hoà.    Nên buộc  tôi phải làm cái việc đối - đãi bất đắc dĩ này  (nhưng chỉ ở mức độ : đủ) - và xin dừng tại đây .     Mặt khác tuyên bố : Tôi còn nhiều việc phải làm , không có thời gian vô bổ để đi tranh khôn .   Còn như Ông Vũ không đồng tình , mà tiếp tục tiến tới , thì ông cứ việc  , tôi không quan tâm !  
                 Tuy nhiên nếu thấy tôi trình bày là sự thật , có lý... mà vẫn bị người ta vu oan đổ vạ ... Tôi xin kính nhờ Trung ương Hội và các cơ quan hữu trách vì bảo vệ quyền lợi chính đáng , hợp pháp của Hội viên -  công dân .   Quý Vị có thể giúp cho việc đưa lên mạng bài tường trình này để mọi người phán xét.       (Nhưng một lần nữa tôi mong  sự việc hãy khép lại  !)
       
               Kính thưa  Quý vị  ! Bài giải trình  đã quá dài , cho phép tôi xin được dừng  .
Trong khi viết , do bức xúc ,  nếu có gì thất thố  kính mong Quý vị lượng thứ , bỏ qua cho !
           Nơi nhận (để tôi được kính báo cáo ) :                                     Người giải trình                                                                                                                                        
 - Thường trực TW.Hội KHPF.NL-NT .VN.                                                    Kính
 - Ông Bằng Việt : để xem xét trả lời  ( vì Ông Vũ
           đã phê phán Ông là người Im lặng đáng sợ)                                     
 - Ban Lãnh đạo Tạp chí Văn Việt : để xem xét
            trả lời  (nếu Ông Vũ có yêu cầu  ) .                                              Bùi Thành Phần     5.
Nguồn: trannhuong

No comments:

Post a Comment