Nguyễn Huy Thiệp (NHT) thường xuất hiện trực tiếp
trong truyện để nói về việc mình đã viết câu chuyện này thế nào. Trong những
trường hợp này, NHT tự cho mình vai trò nhân chứng, là người tận mắt chứng kiến
và kể lại câu chuyện. Đó là thủ thuật viết lách đánh lừa lòng tin của người đọc.
Mở đầu Vàng
Lửa, NHT kể lại việc mình nhận được thư của ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu
Lý, huyện lỵ Đà Bắc bàn về truyện Kiếm Sắc. Ông Minh mời NHT lên chơi và hẹn
cho NHT xem vài tư liệu. Nguyễn Huy Thiệp kể tiếp:” Nhận được thư tôi
đã lên thăm gia đình ông Quách Ngọc Minh. Những tư liệu cổ mà ông Quách Ngọc
Minh gìn giữ thật độc đáo. Về Hà Nội tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có
tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể
chuyện”
Mở đầu truyện Phẩm
Tiết, NHT cũng xuất hiện trực tiếp trong truyện và kể lại sự việc như
sau:”Việc tìm ra ngôi mộ cổ ở vùng lòng hồ trong khu vự thủy điện sông
Đà khiến tôi lại lên Tu Lý, huyện lỵ Đà Bắc…Hôm dời mộ từ khu vực lòng hồ lên
Tu Lý, tôi đã đến xem. Mộ ở vuông đất hẹp, bằng phẳng, cách bờ sông Đà hai trăm
năm mươi mét, ở độ cao mười sáu mét kể từ mặt sông. Bao nhiêu năm nay chưa bao
giờ lũ sông Đà ngập đến chỗ này”
Mở đầu truyện Tội
ác và Trừng Phạt, NHT cà kê: "Đã có nhiều bạn đọc đến với tôi, họ
kể lể về cuộc đời, than phiền những điều bất hạnh trong số phận, mong muốn tôi viết
“một cái gì đấy” về tội ác và trừng phạt. Mong muốn của họ chân thành và cảm động…
Cô gái 16 tuổi ngồi trước mặt tôi phạm tội giết bố và ba đứa em. Cô ta giết bố
bằng rìu, khi ông ngủ say..”
Kết thúc truyện Trương Chi, NHT bày tỏ thái độ viết :” Tôi - người viết truyện ngắn này- căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy…còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đây là bí mật của riêng tôi…”
NHT xuất hiện trực tiếp trong truyện là một đặc điểm (điều này không mới), nhưng trong nhiều truyện của NHT, người đọc nhìn rõ, nghe rõ nhân vật đang hành động, nói năng trong không gian truyện, đang lớn dần lên trong sự phát triển cốt truyện. Ấy vậy mà ta có cảm giác, không hoài nghi, rằng NHT đang phát ngôn trực tiếp quan điểm của mình qua nhân vật, không lầm lẫn đi đâu được, và đành chấp nhận sự đánh tráo nghệ thuật. Và nếu bạn đọc có “muốn bắt tận tay, day tận mặt” NHT (tác giả), thì ngay lập tức NHT biến mất. Nhân vật đứng án ngữ trước mặt ta, cảnh cáo ta : “Này đừng có ngu ngốc và dốt nát , nhân vật là nhân vật, nhân vật không phải là tác giả”.Tôi gọi đó là nghệ thuật giấu mặt của NHT.
Kết thúc truyện Trương Chi, NHT bày tỏ thái độ viết :” Tôi - người viết truyện ngắn này- căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy…còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đây là bí mật của riêng tôi…”
NHT xuất hiện trực tiếp trong truyện là một đặc điểm (điều này không mới), nhưng trong nhiều truyện của NHT, người đọc nhìn rõ, nghe rõ nhân vật đang hành động, nói năng trong không gian truyện, đang lớn dần lên trong sự phát triển cốt truyện. Ấy vậy mà ta có cảm giác, không hoài nghi, rằng NHT đang phát ngôn trực tiếp quan điểm của mình qua nhân vật, không lầm lẫn đi đâu được, và đành chấp nhận sự đánh tráo nghệ thuật. Và nếu bạn đọc có “muốn bắt tận tay, day tận mặt” NHT (tác giả), thì ngay lập tức NHT biến mất. Nhân vật đứng án ngữ trước mặt ta, cảnh cáo ta : “Này đừng có ngu ngốc và dốt nát , nhân vật là nhân vật, nhân vật không phải là tác giả”.Tôi gọi đó là nghệ thuật giấu mặt của NHT.
Có thể coi nghệ
thuật giấu mặt của NHT là một đặc điểm thi pháp, một đặc điểm phong
cách, thể hiện cái “thâm” của tác giả, cái mà người ta gọi là ”tài” văn chương
của NHT. Bạn đọc cần phải nắm được cái chìa khóa này mới có thể mở toang
những ẩn mật đàng sau những con chữ
1.Nghệ thuật giấu mặt là gì?
1.Nghệ thuật giấu mặt là gì?
Trong cuộc sống,
bạn đọc có thể gặp nhiều trường hợp dấu mặt. Những người hoạt động bí mật trong
lòng địch (thí dụ Phạm Xuân Ẩn) thì buộc phải dấu mặt, nghĩa là không được để lộ
ra bất cứ chi tiết nào về nhân thân trước mắt kẻ địch, bởi sự lộ ra này sẽ là
an nguy đến tính mạng. Ẩn mặt để tự bạo vệ. Ẩn mặt để thực hiện nhiệm vụ nào
đó. Hầu hết những comment trên Internet đều là của những người mang mặt nạ.
Khi khán giả thấy
nghệ sĩ hài Hoài Linh xuất hiện trên sân khấu trong tấu hài thi hoa hậu ba miền,
thì trước mắt khán giả là hai con người. Một nghệ sĩ Hoài Linh có nhân thân cụ
thể, không lầm lẫn với bất cứ nghệ sĩ nào khác, và một Hoài Linh
đang diễn vai cô gái dự thi hoa hậu. Khán giả theo dõi và thưởng thức câu chuyện,
nhưng đồng thời cũng theo dõi và thán phục Hoài Linh. Tất nhiên khi xem diễn,
người ta xem nhân vật cô gái đang diễn trước mắt, còn nghệ sĩ Hoài Linh, cố dấu
mình đi,
cố ẩn mình đi
trong hóa trang, cố hóa thân vào nhân vật, làm sao để người xem không thấy
sự vụng về lộ liểu của màn diễn. Ẩn mặt là một yêu cầu nghệ thuật.
Cũng vậy, trong kỹ thuật viết truyện (truyện hư cấu-xin phân biệt với thể loại Ký, Tùy Bút…), tác giả không thể nhảy vào ngồi chồm hỗm giữa trang văn mà trực tiếp thuyết lý điều này, dạy bảo điều kia. Phải đọc những truyện như thế, người đọc không sao kềm chế được sự bực mình. Trong truyện (tự sự), câu chuyện phải diễn ra tư nhiên như nó đang diễn ra trong đời thực, người kể phải tuân theo những quy luật khách quan, tác giả không được bẻ cong hiện thực. Tác giả chỉ có thể phát ngôn qua hệ thống hình tượng, đặc biệt là nhân vật, chủ đề, tư tưởng…Ẩn mặt trở thành nguyên tắc sáng tác truyện. Ngay cả Nguyễn Khải trong Một Người Hà Nội, dù tác giả ghi rõ tên mình (đồng chí Khải), ghi rõ mình ở Sài gòn ra thăm Hà Nội, thì đồng chí Khải ấy cũng chỉ là một nhân vật, không phải tác giả. Đó cũng là một cách ẩn mặt. Việc tự nêu tên mình làm nhân vật chỉ là thủ thuật của bút pháp, là cách đánh lừa độc giả rằng, đây là truyện thật, truyện của tôi, tôi là người trong cuộc kể lại, tôi là nhân chứng sống, và những gì tôi nói là đáng tin.
Trường hợp của NHT không phải thế. Tác giả núp sau nhân vật, điều khiển nhân vật, và dùng miệng nhân vật trực tiếp phát ngôn quan điểm của mình. Đây là nghệ thuật dấu mặt đàng sau rất nhiều mặt nạ (có thể coi mỗi kiểu nhân vật của NHT là một kiểu mặt nạ). Và để nhận rõ tác giả, chỉ có một cách là gỡ bỏ những mặt nạ ấy, tức là giải mã cho được cái cách NHT biến thực thành giả, biến giả thành thật, cái cách đánh tráo như trong trò ảo thuật, cái cách tạo ra sự ỡm ờ hư hư thực thực, cái cách nói nghiêm túc mà thành ra là một thủ đoạn lừa ngoạn mục
2. Nguyễn Huy Thiệp đã giấu mặt như thế nào?
NHT mượn chuyện xưa để nói chuyện nay. NHT kể chuyện lịch sử. Nhân vật có lại lịch tổ tiên gốc gác hẳn hoi. Tư liệu NHT dùng là có xuất xứ. Câu chuyện có những mấu chốt như trong chính sử. Người đọc bị hấp dẫn bởi những chuyện ly kì mà tưởng rằng lần đầu tiên lịch sử được tiết lộ. Nhưng hỡi ôi. Tất cả là bịa. NHT chỉ dùng những yếu tố có chất sử để nhào nặn câu truyện và thông qua đó phát ngôn quan điểm của mình.
Chẳng hạn, truyện Kiếm Sắc kể về Đặng Phú Lân, con Đặng Phú Bình, người gần gũi Nguyễn Ánh. NHT kết thúc rất “chân thành” thế này: "Viết truyện này, tôi muốn đề tặng gia Đình ông Quách Ngọc Minh để cảm ơn thịnh tình của gia đình ông đối với riêng tôi. Tôi cũng xin cám ơn một số nhà nghiên cứu lịch sử và bạn bè quen biết đã giúp tôi sưu tầm, chỉnh lý những tư liệu cần thiết cho công việc viết văn, vốn rất nhọc nhằn phức tạp, lại buồn tẻ nữa-của tôi”. Người đọc hẳn là tin như đinh đóng cột rằng NHT kể chuyện thật. Nhưng xin nhớ rằng, đặc trưng của truyện là hư cấu. Điều này NHT đã nói rõ về nhân vật Đặng Phú Lân: "Trong số người gần gũi với thế tổ Nguyễn Phúc Ánh những năm mưu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc đến. Người đó là Đặng Phú Lân”. Vâng, đã là nhân vật kề cận Nguyễn Ánh, được Ánh tin dùng suốt 9 năm 100 ngày, có bọn Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh đối chứng, nhất thiết sách sử không thể bỏ sót. Điều này lộ ra, đây là nhân vật do NHT bịa. Và dùng ông Quách Ngọc Minh cùng các nhà nghiên cứu lịch sử làm bình phong che chắn cho sự bịa đặt của mình.
Cũng vậy, trong kỹ thuật viết truyện (truyện hư cấu-xin phân biệt với thể loại Ký, Tùy Bút…), tác giả không thể nhảy vào ngồi chồm hỗm giữa trang văn mà trực tiếp thuyết lý điều này, dạy bảo điều kia. Phải đọc những truyện như thế, người đọc không sao kềm chế được sự bực mình. Trong truyện (tự sự), câu chuyện phải diễn ra tư nhiên như nó đang diễn ra trong đời thực, người kể phải tuân theo những quy luật khách quan, tác giả không được bẻ cong hiện thực. Tác giả chỉ có thể phát ngôn qua hệ thống hình tượng, đặc biệt là nhân vật, chủ đề, tư tưởng…Ẩn mặt trở thành nguyên tắc sáng tác truyện. Ngay cả Nguyễn Khải trong Một Người Hà Nội, dù tác giả ghi rõ tên mình (đồng chí Khải), ghi rõ mình ở Sài gòn ra thăm Hà Nội, thì đồng chí Khải ấy cũng chỉ là một nhân vật, không phải tác giả. Đó cũng là một cách ẩn mặt. Việc tự nêu tên mình làm nhân vật chỉ là thủ thuật của bút pháp, là cách đánh lừa độc giả rằng, đây là truyện thật, truyện của tôi, tôi là người trong cuộc kể lại, tôi là nhân chứng sống, và những gì tôi nói là đáng tin.
Trường hợp của NHT không phải thế. Tác giả núp sau nhân vật, điều khiển nhân vật, và dùng miệng nhân vật trực tiếp phát ngôn quan điểm của mình. Đây là nghệ thuật dấu mặt đàng sau rất nhiều mặt nạ (có thể coi mỗi kiểu nhân vật của NHT là một kiểu mặt nạ). Và để nhận rõ tác giả, chỉ có một cách là gỡ bỏ những mặt nạ ấy, tức là giải mã cho được cái cách NHT biến thực thành giả, biến giả thành thật, cái cách đánh tráo như trong trò ảo thuật, cái cách tạo ra sự ỡm ờ hư hư thực thực, cái cách nói nghiêm túc mà thành ra là một thủ đoạn lừa ngoạn mục
2. Nguyễn Huy Thiệp đã giấu mặt như thế nào?
NHT mượn chuyện xưa để nói chuyện nay. NHT kể chuyện lịch sử. Nhân vật có lại lịch tổ tiên gốc gác hẳn hoi. Tư liệu NHT dùng là có xuất xứ. Câu chuyện có những mấu chốt như trong chính sử. Người đọc bị hấp dẫn bởi những chuyện ly kì mà tưởng rằng lần đầu tiên lịch sử được tiết lộ. Nhưng hỡi ôi. Tất cả là bịa. NHT chỉ dùng những yếu tố có chất sử để nhào nặn câu truyện và thông qua đó phát ngôn quan điểm của mình.
Chẳng hạn, truyện Kiếm Sắc kể về Đặng Phú Lân, con Đặng Phú Bình, người gần gũi Nguyễn Ánh. NHT kết thúc rất “chân thành” thế này: "Viết truyện này, tôi muốn đề tặng gia Đình ông Quách Ngọc Minh để cảm ơn thịnh tình của gia đình ông đối với riêng tôi. Tôi cũng xin cám ơn một số nhà nghiên cứu lịch sử và bạn bè quen biết đã giúp tôi sưu tầm, chỉnh lý những tư liệu cần thiết cho công việc viết văn, vốn rất nhọc nhằn phức tạp, lại buồn tẻ nữa-của tôi”. Người đọc hẳn là tin như đinh đóng cột rằng NHT kể chuyện thật. Nhưng xin nhớ rằng, đặc trưng của truyện là hư cấu. Điều này NHT đã nói rõ về nhân vật Đặng Phú Lân: "Trong số người gần gũi với thế tổ Nguyễn Phúc Ánh những năm mưu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc đến. Người đó là Đặng Phú Lân”. Vâng, đã là nhân vật kề cận Nguyễn Ánh, được Ánh tin dùng suốt 9 năm 100 ngày, có bọn Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh đối chứng, nhất thiết sách sử không thể bỏ sót. Điều này lộ ra, đây là nhân vật do NHT bịa. Và dùng ông Quách Ngọc Minh cùng các nhà nghiên cứu lịch sử làm bình phong che chắn cho sự bịa đặt của mình.
Và vì là chuyện
bịa, tất cả những phát ngôn của nhân vật đều là của NHT. Và đây là phát ngôn của
Thiệp qua miệng Nguyễn Ánh về tình hình sĩ phu Bắc Hà và thân
phận của họ dưới tay kẻ cai trị. Ánh bảo Lân: "Ta chỉ ghét bọn chữ nghĩa
thôi, còn ngươi là con nhà võ thì sợ gì. Chữ nghĩa chúng nó thối lắm, ngụy biện,
xảo trá tinh vi. Hành tung chúng ta chẳng lo. Toàn lũ ốm o, như dòi chồ, hèn mọn
cả”…” Ta không tin bọn đó theo ta. Chúng nó quen tỉ tê với chữ
nghĩa thì sẽ coi ta là vô đạo, không có tâm thế. Rửa đầu óc chúng mệt lắm”.
Trong mắt NHT, kẻ sĩ Bắc Hà chỉ là bọn dòi chồ hèn mọn cả, còn kẻ nắm quyền lực
thống trị thì vô đạo.NHT nói ngày xưa hay nói về thực tại hôm nay?
Cũng vậy, kết
thúc truyện Vàng Lửa, NHT mới nói cho độc giả biết người Bồ Đào Nha viết
nhật ký kể chuyện Phơrăngxoa Pơriê là nhân vật không có thật và câu chuyện
được kể là bịa :”Hồi ký của người Bồ Đào Nha vô danh không viết gì thêm. Tôi,
người viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏi han nhiều bậc bô
lão. Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện
của những người châu Âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm
nay vô hiệu”.
Như vậy Vàng
Lửa là chuyện lịch sử được bịa đặt. Đã là chuyện bịa thì mọi phát ngôn của
nhân vật trong Vàng Lửa đều là của NHT. NHT viết về Nguyễn Du
như thế này :”Nguyễn Du thông cảm với những
đau khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu nổi nỗi đau khổ lớn của dân tộc. Đặc điểm lớn nhất
của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung
Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó…Nguyễn Du
là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của
tên đàn ông khốn nạn đã cướng hiếp mẹ mình”. NHT đã đưa những ý kiến đầy khiêu
khích. Công luận đã phản đối sự lệch lạc võ đoán và tự ty như thế, bởi
dân tộc này có một nền văn hóa riêng mà NHT không nhận ra được. Người ta hiểu rằng
NHT chỉ mượn Nguyễn Du để nói về thực tại NHT đang sống.
Tôi nói NHT lệch lạc, võ đoán và tự ty khi đưa ra nhận định: Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp”. Bởi NHT đắp mắt che tai không học được từ lịch sử điều này, VN nằm trên giao lộ ngã tư quốc tế, chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa, trong đó có Trung Hoa, Ấn Độ, sau này là phương Tây, và bây giờ là toàn cầu hóa. Hiện nay người ta đang nói đến sự xâm lăng của văn hóa Hàn Quốc, lối sống thực dụng Mỹ. Nhưng bản lĩnh của dân tộc Việt là sự tiếp thu và Việt hóa tất cả các yếu tố ngoại lai, biến chúng thành những yếu tố có lợi cho mình và làm giàu văn hóa dân tộc. Phật giáo, Nho giáo, Đạo Giáo, Chủ nghĩa Lãng Mạn, chủ nghĩa Marx vào việt Nam và được đồng hóa thành văn hóa VN, đó là những thí dụ.
Làm sao có thể nói lời của nhân vật cũng là lời của Nguyễn Huy Thiệp? Ở trên tôi đã nói, khi câu chuyện được kể là hoàn toàn bịa, thì mọi phát ngôn trong truyện của nhân vật cũng là của tác giả. Xét ở mức độ văn bản, văn bản có hai lớp nghĩa, nghĩa tường minh là lời của nhân vật, còn hàm nghĩa là lời của tác giả. Khi một phát ngôn vi phạm vào nguyên tắc giao tiếp (thí dụ, phát ngôn thừa hoặc thiếu thông tin) thì phát ngôn ấy tạo ra hàm nghĩa. Xin thử đọc.
“Lúc này ở Châu Âu, nền Đế chế Napôlêông Bonnapac đã sụp đổ.Châu Âu chín chắn hơn. Họ đã bắt đầu hiểu vẻ đẹp và vinh quang một dân tộc không phải do cách mạng hoặc chiến tranh mang lại, cũng không phải do các nhà tư tưởng hoặc các hoàng đế mang lại, bởi vậy họ sống đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn, hợp tự nhiên hơn…”(Vàng Lửa)
Tôi nói NHT lệch lạc, võ đoán và tự ty khi đưa ra nhận định: Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp”. Bởi NHT đắp mắt che tai không học được từ lịch sử điều này, VN nằm trên giao lộ ngã tư quốc tế, chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa, trong đó có Trung Hoa, Ấn Độ, sau này là phương Tây, và bây giờ là toàn cầu hóa. Hiện nay người ta đang nói đến sự xâm lăng của văn hóa Hàn Quốc, lối sống thực dụng Mỹ. Nhưng bản lĩnh của dân tộc Việt là sự tiếp thu và Việt hóa tất cả các yếu tố ngoại lai, biến chúng thành những yếu tố có lợi cho mình và làm giàu văn hóa dân tộc. Phật giáo, Nho giáo, Đạo Giáo, Chủ nghĩa Lãng Mạn, chủ nghĩa Marx vào việt Nam và được đồng hóa thành văn hóa VN, đó là những thí dụ.
Làm sao có thể nói lời của nhân vật cũng là lời của Nguyễn Huy Thiệp? Ở trên tôi đã nói, khi câu chuyện được kể là hoàn toàn bịa, thì mọi phát ngôn trong truyện của nhân vật cũng là của tác giả. Xét ở mức độ văn bản, văn bản có hai lớp nghĩa, nghĩa tường minh là lời của nhân vật, còn hàm nghĩa là lời của tác giả. Khi một phát ngôn vi phạm vào nguyên tắc giao tiếp (thí dụ, phát ngôn thừa hoặc thiếu thông tin) thì phát ngôn ấy tạo ra hàm nghĩa. Xin thử đọc.
“Lúc này ở Châu Âu, nền Đế chế Napôlêông Bonnapac đã sụp đổ.Châu Âu chín chắn hơn. Họ đã bắt đầu hiểu vẻ đẹp và vinh quang một dân tộc không phải do cách mạng hoặc chiến tranh mang lại, cũng không phải do các nhà tư tưởng hoặc các hoàng đế mang lại, bởi vậy họ sống đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn, hợp tự nhiên hơn…”(Vàng Lửa)
Đây là lời trực
tiếp của NHT kết truyện. Lớp nghĩa tường minh là nghĩa trong câu chuyện thời
Napôlêông. Nhưng hàm nghĩa NHT nói về thực tại VN : vẻ đẹp và vinh quang một
dân tộc này là do cách mạng, do hai cuộc kháng chiến mang lại, và
do tư tưởng chủ nghĩa Marx Lê-nin.Và vì thế ở VN sống căng thẳng, phức tạp
và trái lẽ thường. Trong văn bản của NHT có 3 lần so sánh “hơn”, tạo ra
tình trạng thiếu thông tin, buộc người đọc phải liên tưởng đến đối tượng được
so sánh “hơn ai, hơn cái gì” (hiểu ngầm ). Đối tượng ấy nhất thiết phải có sự tương
đồng với
cách mạng, chiến tranh và các nhà tư tưởng, từ đó người đọc hiểu rằng NHT nói về
thực tại VN.
Điều này được nhận thức ngay khi người đọc liên tưởng đến thực tại. Các kênh truyền thông của Nhà Nước, trong trường học, trên báo chí truyền thanh truyền hình, luôn khẳng định vinh quang của dân tộc nài là thành quả cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam để xây dựng chủ nghĩa xã hội và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là chiến thắng có tầm vóc thời đại và lịch sử. NHT đã phủ định cách mạng, kháng chiến và chủ nghĩa xã hội ở VN bằng hai từ “không phải” liên tiếp:”. Hàm nghĩa là không có cách mạng không có kháng chiến, không có các nhà tư tưởng, chủ nghĩa này tư tưởng nọ thì dân sẽ sống đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn, hợp tự nhiên hơn.
Những đoạn văn bày tỏ chính kiến đứng độc lập.
Điều này được nhận thức ngay khi người đọc liên tưởng đến thực tại. Các kênh truyền thông của Nhà Nước, trong trường học, trên báo chí truyền thanh truyền hình, luôn khẳng định vinh quang của dân tộc nài là thành quả cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam để xây dựng chủ nghĩa xã hội và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là chiến thắng có tầm vóc thời đại và lịch sử. NHT đã phủ định cách mạng, kháng chiến và chủ nghĩa xã hội ở VN bằng hai từ “không phải” liên tiếp:”. Hàm nghĩa là không có cách mạng không có kháng chiến, không có các nhà tư tưởng, chủ nghĩa này tư tưởng nọ thì dân sẽ sống đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn, hợp tự nhiên hơn.
Những đoạn văn bày tỏ chính kiến đứng độc lập.
Có thể nhận ra
phát ngôn của NHT (thông qua miệng nhân vật) ở chỗ, những phát ngôn ấy có thể đứng
một mình, tách biệt với nhân vật. Ở vị trí ấy, đoạn văn chính là
phát ngôn trực tiếp của tác giả. Tác giả là người chịu trách nhiệm về ý kiến của
mình
Hãy nghe NHT
đánh giá về
Nguyễn Trãi và Lê Lợi: “Trước đây, khi dâng “Bình Ngô sách” cho Bình
Định Vương Lê Lợi, Nguyễn đề xuất tư tưởng nhân nghĩa, ông coi nó
là máu thịt dân tộc là nguyên tắc ứng xử giữa con người. Nguyễn đã
hướng về tuyệt đối. Song chính Nguyễn đã một chiều, thậm chí không tưởng. Lê
Lợi tỉnh táo hơn, nhận ra Nguyễn đã mắc bẫy bởi chính tư tưởng của mình.
Lê Lợi biết tư tưởng đó chỉ là ngọn cờ khởi sự chứ không phải phương pháp. Hơn
nữa ngọn cờ ấy chỉ phù hợp với tình trạng khốn cùng về vật chất của đám
đông trong từng khoảng thời gian nhất thời. Lê Lợi vĩ đại vì đã thực tế hơn Nguyễn về
cuộc sống…Nguyễn
tôn sùng đám đông nhưng Lê Lợi tin chắc chỉ có những cá nhân siêu việt mới
có khả năng gây men cho lịch sử. Lê Lợi hiều rõ khả năng tạo dựng và khả năng
phá bỏ của
Nguyễn nhưng Nguyễn lại không có khả năng giữ nguyên tình
trạng. Giữ nguyên tình trạng đòi hỏi một dự ngu xuẩn phi thường, một sự ngu xuẩn
thiên tài. Bao giờ cũng vậy, giữ nguyên tình trạng đòi hỏi những con bệnh lớn”(Nguyễn Thị
Lộ).
Đoạn phát ngôn
trên cũng vi phạm nguyên tắc về lượng thông tin, vì thế nó lại tạo ra hàm ý ( bạn
đọc thử khám phá hàm ý của NHT ?) Xin chia sẻ điều này . NHT gọi Nguyễn Trãi
là Nguyễn mà
không gọi là Trãi hay Ức Trai tiên sinh, trong khi NHT gọi các nhân vật khác bằng
tên như gọi
Nguyễn Ánh là Ánh, gọi Đặng Phú Lân là Lân .Đó là một dụng ý. Đặt Nguyễn bên
cạnh các chỉ dẫn khác của NHT là : Nguyễn đã mắc bẫy bởi chính tư tưởng của mình,
ngọn cở khởi sự, Nguyễn tôn sùng đám đông (quần chúng), bạn đọc
sẽ nhận ra NHT muốn nói về ai. Thời Nguyễn Trãi không nói “đám đông” mà nói “dân
đen”, nói “nhân dân bốn cõi một nhà”
Trong mạch kể truyện, đoạn văn trên là suy nghĩ của Nguyễn Trãi về chính mình. Nhưng trong cách viết, NHT đã để Nguyễn Trãi, Lê Lợi ở ngôi thứ ba, gọi Nguyễn Trãi là ông, là Nguyễn, và nhìn Nguyễn Trãi bằng con mắt khách quan, nhìn Nguyễn từ bên ngoài. Vì thế đoạn văn trở thành đáng giá của NHT về Nguyễn Trãi. Thông qua đó đánh giá về Nguyễn, và tư tưởng của Nguyễn ở hiện tại. Đánh giá này hoàn toàn là sự suy diễn chủ quan của NHT. Có thể nói, viết truyện Nguyễn Thị Lộ, NHT tỏ ra rất non tay về xây dựng cốt truyện, khắc họa nhân vật, miêu tả tâm lý và lý giải những vấn đề lịch sử của Nguyễn Trãi. May ra truyện còn lắng đọng được một chút xót thương của Nguyễn Thị Lộ với nỗi cô đơn của Nguyễn Trãi (xét cô đơn như phạm trù Hiện Sinh). ”Ông cô đơn với chính đồng loại mình”..”Ông cô đơn giữa đời như một hành tinh hoặc một ngọn gió. Điều ấy khiến nàng xót xa”.Nhưng tôi tin NHT không nói về Nguyễn Trãi, mà nói về nhân vật đương thời…
Làm thế nào để nhận ra mặt thật của tác giả sau những mặt nạ?
Trong mạch kể truyện, đoạn văn trên là suy nghĩ của Nguyễn Trãi về chính mình. Nhưng trong cách viết, NHT đã để Nguyễn Trãi, Lê Lợi ở ngôi thứ ba, gọi Nguyễn Trãi là ông, là Nguyễn, và nhìn Nguyễn Trãi bằng con mắt khách quan, nhìn Nguyễn từ bên ngoài. Vì thế đoạn văn trở thành đáng giá của NHT về Nguyễn Trãi. Thông qua đó đánh giá về Nguyễn, và tư tưởng của Nguyễn ở hiện tại. Đánh giá này hoàn toàn là sự suy diễn chủ quan của NHT. Có thể nói, viết truyện Nguyễn Thị Lộ, NHT tỏ ra rất non tay về xây dựng cốt truyện, khắc họa nhân vật, miêu tả tâm lý và lý giải những vấn đề lịch sử của Nguyễn Trãi. May ra truyện còn lắng đọng được một chút xót thương của Nguyễn Thị Lộ với nỗi cô đơn của Nguyễn Trãi (xét cô đơn như phạm trù Hiện Sinh). ”Ông cô đơn với chính đồng loại mình”..”Ông cô đơn giữa đời như một hành tinh hoặc một ngọn gió. Điều ấy khiến nàng xót xa”.Nhưng tôi tin NHT không nói về Nguyễn Trãi, mà nói về nhân vật đương thời…
Làm thế nào để nhận ra mặt thật của tác giả sau những mặt nạ?
Qua những chia sẻ
ở trên, tôi nghĩ đã đủ những gợi ý để bạn đọc tiếp tục khám phá về NHT. Nhưng
còn một điều
có thể làm bạn băn khoăn, rằng khi tác giả hóa trang kỹ quá và thay đổi nhiều mặt
nạ thì làm thế nào ta nhận ra mặt thật của tác giả. Quả là một vấn đề thú vị và
cần được xem xét kỹ hơn.
Trở lại phần
minh họa ở trên về nghệ sĩ hài Hoài Linh. Khi Hoài linh lên sân khấu, dù anh diễn
vai gì, hóa trang kiểu gì, khán giả vẫn nhận ra Hoài Linh. Vậy căn cứ vào đâu để
ta nhận ra HL ? Ấy là vóc dáng HL nhỏ thó và ốm, HL có cách anh diễn
xuất riêng, giọng điệu của HL dù nhái giọng Bắc, hay Trung đều
không lẫn được. HL cũng có những mảng đề tài sở trường riêng. Nói bằng ngôn ngữ
phê bình thì đó là phong cách. Cũng vậy, dù NHT có dấu mặt sau nhiều mặt nạ,
người ta vẫn nhận ra tác giá qua phong cách văn chương của ông.
Rất tiếc tôi
chưa có dịp tìm hiểu kỹ về phong các NHT, nhưng có thể nhận thấy vài nét đặc điểm sau
đây của phong cách ngòi bút NHT. Văn chương của NHT là văn chương “chửi”, chửi
tục, hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa thuật ngữ phê bình văn học, tức là văn
chương phê phán, phản kháng hiện thực.
Kết thúc truyện Trương
Chi, NHT viết :” Tôi - người viết truyện ngắn này- căm ghét sâu sắc cái kết
thúc truyền thống ấy…còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đây là bí mật của
riêng tôi. Tôi biết giây phút rốt đời, Trương Chi cũng sẽ văng tục”…”. Trong suốt
truyện Trương Chi, NHT để cho Trương Chi nhiều lần thốt ra tiếng chửi :”cứt”
“Chàng duỗi
chân, ngả người vào lòng thuyền. Chàng nói :-Cứt…Giờ đây gặp Mỵ Nương, chàng hiểu
chắc chắn rằng cuộc sống của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được.
Không chỉ riêng chàng mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc : - cứt. …Trương Chi
không hát nữa. Chàng lại nói :- Cứt…Chàng ăn cá nhưng được vài miếng chàng lại
nhổ đi.
Chàng nói : -Cứt. Mị Nương bảo chàng hát, Trương Chi biết đó chỉ là trò cứt.
Khi Trương Chi Hát, bọn hoạn quan đứng quanh nhiều lần cười ré lên: -Hát như cứt…Trương
Chi lại chèo thuyền ra giữa tim sông. Chàng lại nói :-Cứt.”
Trong cách chửi, giọng văn NHT bình tĩnh dẫn dụ, sau đó bất ngờ bốp chát thẳng vào mặt đối tượng. Xin đọc. “ …Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều… "vô học", tự phát mà thành danh… Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ… trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa. ( Nguyễn Huy Thiệp – Trò Truyện Với Hoa ThủyTiên.)
Xưa nay trong văn chương Việt Nam, không phải là không có văn chương “chửi”. Trần tế Xương, Vũ Trọng Phụng là những bậc thầy về văn chương chửi. Trong Số Đỏ, VTP chửi rất nhiểu hạng người, từ giới thầy thuốc, đến thầy tu, đến bọn hoạt đầu chính trị và cả anh hùng, vĩ nhân. VTP chửi cả Phạm Quỳnh, Hội Khai Trí Tiến Đức và các phong trào bình dân nhố nhăng đầu thế kỷ XX. Nhưng xin lưu ý rằng VTP chửi qua hình tượng nghệ thuật và chửi bằng nghệ thuật trào phúng, còn NHT chửi trực tiếp bằng nghệ thuật dấu mặt đằng sau nhiều mặt nạ, bằng cách làm méo mó nhân vật (Quang Trung, Nguyễn Trãi..). NHT chửi rất mạnh miệng những cái mà NHT cho là nhô nhăng ngu dốt, vô luân, bạc ác ở đời, “Chỗ nào cũng tàn ác, dâm tục,đểu giả, tham lam”(Đời Thế Mà Vui). Chỉ tiếc là NHT không có hệ tư tưởng minh triết làm nền và NHT cũng chưa đạt tới một nền tảng chân lý để từ đó có thể đưa ra những đánh giá một cách thuyết phục. NHT chỉ gây shock bằng những phát ngôn chọc giận thiên hạ, đi ngược lại thiên hạ, kiểu như hạ bệ Quang Trung, kiểu nói rất hồ đồ về nền văn hóa Việt Nam:” Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó”
Văn chương NHT là văn chương dấu mặt. Tôi coi đây là một đặc điểm thi pháp, cũng là một đặc điểm phong cách, bởi ở bất cứ truyện nào, ở nhân vật nào, người đọc đều có thể gặp cách viết ỡm ờ, cách viết hàm nghĩa (như tôi đã phân tích ở trên). Nếu không khám phá đặc điểm nghệ thuật này của ngòi bút NHT thì không thể hiểu Thiệp.
NHT có giọng văn lạnh đến vô cảm, trong thẳm sâu là một nỗi buồn thấm thía, nỗi buồn của sự bất lực trước thực tại. Và NHT đã thực hiện đúng quan điểm văn chương của mình là :“Văn chương phải bất chấp hết, ngập trong bùn sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh” (Giọt Máu VII), và văn NHT thuộc loại “văn làm loạn”(Giọt Máu II). Điều này quá rõ trong các truyện như Tướng Về Hưu, Huyền Thoại Phố Phường, Không Có Vua, Con Gái Thủy Thần, Giọt Máu, Những Người Thợ Xẻ,… Rất tiếc là NHT đã hất bùn lên tất cả, bất chấp đó là ai, kể cả Như lai và Giêsu Christ. Có rất ít sự thăng hoa thành bướm và hoa. Tại sao vậy, NHT lý giải :” Tôi chỉ căm giận, căm giận những phù vân trong toàn bộ hoàn cảnh sống của thời đại tôi. Những giáo điều đạo đức bao giườ cũng giản dị ngây ngô, buồn cười, sơ lược, thậm chí còn đểu giả nữa. Ác nhất là những giáo điều ấy đúng. Bởi nó cần. Nó là sợi xích tròng cổ để giữ hình ảnh tương đối về mỗi chúng ta. Nếu không sẽ là hủy diệt…”(Những Người Thợ Xẻ).
NHT cố gắng vượt qua cô đơn, phi lý, buồn nôn Hiện Sinh để Sang Sông đáo bỉ ngạn Thiền, nhưng chiếc đò lại quay về bến, và NHT trong mặt nạ nhà sư đã không đến bờ bên kia của giác ngộ được.
Người ta cũng nhận ra NHT đặc sắc trong những truyện mượn đề tài lịch sử để viết những truyện hư cấu như Kiếm Sắc, Vàng Lửa, Phẩm Tiết. Ông kết hợp cách viết của kiểu truyện diễn nghĩa cổ điển (Tam Quốc Diễn Nghĩa) với các kể dân gian, cách nói năng dân gian và cả cách thuật cô đọng của Kinh Thánh. Có thể nói NHT để lại dấu ấn ở mảng truyện này.Cũng qua mảng truyện này, NHT dùng ngày xưa để nói về thời đại mình.
Có một vấn đề tôi chưa tự trả lời được, cũng không dám hỏi NHT sợ lại bị chửi, và mong được bạn đọc chia sẻ, đó là, tại sao NHT lại sử dụng nghệ thuật dấu mặt, và dấu mặt để thực hiện mục đích gì?
Tháng 4 năm 2012
Trong cách chửi, giọng văn NHT bình tĩnh dẫn dụ, sau đó bất ngờ bốp chát thẳng vào mặt đối tượng. Xin đọc. “ …Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều… "vô học", tự phát mà thành danh… Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ… trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa. ( Nguyễn Huy Thiệp – Trò Truyện Với Hoa ThủyTiên.)
Xưa nay trong văn chương Việt Nam, không phải là không có văn chương “chửi”. Trần tế Xương, Vũ Trọng Phụng là những bậc thầy về văn chương chửi. Trong Số Đỏ, VTP chửi rất nhiểu hạng người, từ giới thầy thuốc, đến thầy tu, đến bọn hoạt đầu chính trị và cả anh hùng, vĩ nhân. VTP chửi cả Phạm Quỳnh, Hội Khai Trí Tiến Đức và các phong trào bình dân nhố nhăng đầu thế kỷ XX. Nhưng xin lưu ý rằng VTP chửi qua hình tượng nghệ thuật và chửi bằng nghệ thuật trào phúng, còn NHT chửi trực tiếp bằng nghệ thuật dấu mặt đằng sau nhiều mặt nạ, bằng cách làm méo mó nhân vật (Quang Trung, Nguyễn Trãi..). NHT chửi rất mạnh miệng những cái mà NHT cho là nhô nhăng ngu dốt, vô luân, bạc ác ở đời, “Chỗ nào cũng tàn ác, dâm tục,đểu giả, tham lam”(Đời Thế Mà Vui). Chỉ tiếc là NHT không có hệ tư tưởng minh triết làm nền và NHT cũng chưa đạt tới một nền tảng chân lý để từ đó có thể đưa ra những đánh giá một cách thuyết phục. NHT chỉ gây shock bằng những phát ngôn chọc giận thiên hạ, đi ngược lại thiên hạ, kiểu như hạ bệ Quang Trung, kiểu nói rất hồ đồ về nền văn hóa Việt Nam:” Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó”
Văn chương NHT là văn chương dấu mặt. Tôi coi đây là một đặc điểm thi pháp, cũng là một đặc điểm phong cách, bởi ở bất cứ truyện nào, ở nhân vật nào, người đọc đều có thể gặp cách viết ỡm ờ, cách viết hàm nghĩa (như tôi đã phân tích ở trên). Nếu không khám phá đặc điểm nghệ thuật này của ngòi bút NHT thì không thể hiểu Thiệp.
NHT có giọng văn lạnh đến vô cảm, trong thẳm sâu là một nỗi buồn thấm thía, nỗi buồn của sự bất lực trước thực tại. Và NHT đã thực hiện đúng quan điểm văn chương của mình là :“Văn chương phải bất chấp hết, ngập trong bùn sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh” (Giọt Máu VII), và văn NHT thuộc loại “văn làm loạn”(Giọt Máu II). Điều này quá rõ trong các truyện như Tướng Về Hưu, Huyền Thoại Phố Phường, Không Có Vua, Con Gái Thủy Thần, Giọt Máu, Những Người Thợ Xẻ,… Rất tiếc là NHT đã hất bùn lên tất cả, bất chấp đó là ai, kể cả Như lai và Giêsu Christ. Có rất ít sự thăng hoa thành bướm và hoa. Tại sao vậy, NHT lý giải :” Tôi chỉ căm giận, căm giận những phù vân trong toàn bộ hoàn cảnh sống của thời đại tôi. Những giáo điều đạo đức bao giườ cũng giản dị ngây ngô, buồn cười, sơ lược, thậm chí còn đểu giả nữa. Ác nhất là những giáo điều ấy đúng. Bởi nó cần. Nó là sợi xích tròng cổ để giữ hình ảnh tương đối về mỗi chúng ta. Nếu không sẽ là hủy diệt…”(Những Người Thợ Xẻ).
NHT cố gắng vượt qua cô đơn, phi lý, buồn nôn Hiện Sinh để Sang Sông đáo bỉ ngạn Thiền, nhưng chiếc đò lại quay về bến, và NHT trong mặt nạ nhà sư đã không đến bờ bên kia của giác ngộ được.
Người ta cũng nhận ra NHT đặc sắc trong những truyện mượn đề tài lịch sử để viết những truyện hư cấu như Kiếm Sắc, Vàng Lửa, Phẩm Tiết. Ông kết hợp cách viết của kiểu truyện diễn nghĩa cổ điển (Tam Quốc Diễn Nghĩa) với các kể dân gian, cách nói năng dân gian và cả cách thuật cô đọng của Kinh Thánh. Có thể nói NHT để lại dấu ấn ở mảng truyện này.Cũng qua mảng truyện này, NHT dùng ngày xưa để nói về thời đại mình.
Có một vấn đề tôi chưa tự trả lời được, cũng không dám hỏi NHT sợ lại bị chửi, và mong được bạn đọc chia sẻ, đó là, tại sao NHT lại sử dụng nghệ thuật dấu mặt, và dấu mặt để thực hiện mục đích gì?
Tháng 4 năm 2012
BÙI CÔNG THUẤN
Bùi Công Thuấn em họ tôi là một đứa háo danh, ngu ngốc, người ta hữu xạ tự nhiên hương, Thuấn hữu xạ tự nhiên hôi. Tên nó xuất hiện làm cả gia tộc bị chửi rủa vì sự ngu ngốc háo danh của nó, bảo mãi chẳng chừa. Vợ con nó cũng xấu hổ vì nó, già rồi còn chơi trống bỏi. Họ Bùi tôi có câu: văn dĩ tắc nhân dĩ, riêng Thuấn văn dĩ tắc loạn ngôn dĩ. Mong mọi người nể mặt họ Bùi mà tha thứ cho thằng em ngu dại đó.
ReplyDeleteMình biết Thuấn, đúng như bọn văn sỹ trẻ nói: hóng hớt, loạn ngôn, háo danh, già ham trống bỏi.
ReplyDeleteHôm nay Bùi tộc Thái Bình tụ họp vài đại biểu chính thức khuyên Thuấn ngậm cái miệng hôi thối của nó lại. Tiền nhân Bùi tộc ngượng vì có thằng hậu sinh ngu dốt, háo danh như nó làm thanh danh Bùi tộc ô uế vì bị rủa xả.
ReplyDeleteThuấn ơi, khi ở tuổi 64 mà để bọn trẻ ranh bảo là loạn ngôn hóng hớt thì nhục cho tổ tiên lắm rồi. Ngậm bớt cái miệng hôi của em lại, Bùi tộc đủ thẹn vì mày rồi Thuấn ạ. Nhục lắm em ơi! Già rồi còn đú đởn văn với chả thơ, ngu lắm em ạ. Về nhà mà úp mặt vào vợ xin lỗi đi em ạ.
ReplyDeleteThuấn ơi,
ReplyDeleteKhi các anh nhắn nhủ đến thế này thì mày biết họ tộc ta đã bức xúc đến mức nào rồi. Về mà lo kiếm sống em ạ, ở cái tuổi này đừng có đú nữa, chỉ thêm nhục thôi. Các anh chỉ có thể nói được đến thế.
Thầy tướng họ Bùi:
ReplyDeleteBùi Công Thuấn (Thuốn) họ tôi có ngũ quỷ (không phải ngũ quý nhé!):
1. Loạn ngôn (thanh tướng)
2. Nhạt diện (hình tướng)
3. Hãm tâm (tưởng tướng)
4. Hóng hớt (cách tướng)
5. Xú khẩu (thối mồm) (khí tướng)
Tôi làm nghề chạy chợ, nói theo kiểu nhà văn các ông là nữ doanh nhân, cái chợ mà tôi chạy là chợ người, tức nhân lực, lao động nói theo kiểu văn chương các ông. Nghề này buôn người nên rất căng thẳng, và đặc biệt nhạy với các mặt người. Tôi dùng thuốc giảm stress bằng cách nghe nhị tây, nói theo ngôn ngữ văn chương các ông là Violon, vì vậy cái tên họ Bùi Công của nhị công Bùi Công Duy trở nên thân quen như người ăn kẻ ở trong nhà, dù tôi chẳng giàu có gì ghê gớm.
ReplyDeleteTôi có một thói quen xấu là thường chọn trên google những khuôn mặt nhạt của những kẻ có tiếng trong giới văn chương để châm chọc cho đỡ stress. Và đúng là trời xui đất khiến, nhờ có cái tên họ Bùi Công của nhị [tây] công Duy mà được gặp đúng khuôn mặt nhạt [chữ này học được nhờ đọc comment của một ngưởi thầy tướng tên Bui Toc] nhất trong số các mặt nhạt, đó là khuôn mặt ông Bùi Công Thuấn, cùng họ Bùi Công của nhị công Duy. Đúng là nợ nhau từ tiền kiếp, chẳng quen biết gì, chẳng thù oán gì, chỉ thấy một khuôn mặt nhạt nhất - đúng là một liều thuốc xả stress nặng dose nhất để trút mọi bực dọc lên đó. Thế là tôi trút đủ thử khốn nạn lên khuôn mặt đó. Thật tội lỗi, vì khuôn mặt ấy, ngoài cái nhạt ra thì dường như chẳng có tội tình gì với tôi. Nhưng may là đọc thêm các bài viết của ông và về ông, nên cũng đỡ ân hận nhiều. Xin chia sẻ với ông Một và các ông khác vì khuôn mặt Nhạt của người tên Thuấn, và cũng xin chi ân với người mang khuôn mặt nhạt tên Thuấn, mà nhờ nó tôi đã giảm được stress vì nghề buôn người của mình. Cảm ơn các khuôn mặt nhạt khác của Hội nhà văn thành phố và VN.
Tên tác giả: Mặt Nhạt
Có người gọi kiểu phê bình của Bùi Công Thuấn là "khuyển phê" hoặc "cẩu phê", nói nôm na là cắn càn. Nhưng tại sao người lại phải bận tâm đến "cẩu", "khuyển", vì một lý do đơn giản là nếu không để ý thì sẽ bị nó cắn! Nhiều người tử tế đã bị nó cắn. Cách của nó là như sau: có một số nhà luyện "khuyển phê", "cẩu phê" chế tạo mấy khúc xương dổm có tên gọi là:
ReplyDeletePhân Tâm Học, Tân Duy sử luận, Phương pháp tiểu sử tác giả, Thuyết Người Đọc, Cấu trúc Luận, chủ nghiã Hiện Sinh, v.v...Là con người thì người ta biết đó là những khúc xương dổm được làm để huấn luyện chó, nhưng là chó thì Thuấn lại tưởng đó là xương thật, gặm được nên đã cố ngoặc mõm gặm hết khúc nọ đến khúc kia mà không biết là chỉ chó mới bị mê mẩn, còn người thì chẳng quan tâm.
Gọi Thuấn là khuyển phê có nghĩa là coi Thuấn gần bằng người (á-cẩu-á-nhân) nếu Thuấn vụng tu thì hoàn kiếp cẩu, nếu khéo tu thì được rụng đuôi, ngắn mõm, cận nhân; hai chi trước thành tay (dù còn vuốt chó), hai chi sau thành chân, dương vật bớt loằng ngoằng.
Mong lắm thay! Sống trong nhân gian nên cố tu tu thành người, đừng cam tâm làm kiếp cẩu sủa hoang nữa nhé!!! Thiện tai, thiện tai!
Thằng Thuấn đúng là mặt nhạt thật, nhưng đáng hổ thẹn thay cho cả họ Bùi nhà nó là cứ gõ tên Bùi Công Thuấn trên Google lại thấy ba cái ảnh mặt chó của nó hiện ra. Thật đáng chán.
ReplyDelete