Nhà thơ Dương Kiều Minh xuất hiện một cách ấn tượng trên thi đàn vào năm 1989 với tập thơ Củi lửa được NXB Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản. Năm ấy anh sắp bước vào tuổi 30. Tuổi 30 ngày ấy có sách xuất bản là trẻ. Không khí văn chương, không khí chung của đất nước thời kỳ đổi mới (nếu lấy cột mốc là năm 1986, năm diễn ra Ðại hội Ðảng lần thứ VI) là trẻ trung, mạnh mẽ.
Khi người ta trẻ, người ta dào dạt một niềm tin, một khát vọng đạt tới đỉnh cao, tới sự khác biệt trong cách nhìn, cách nói. Dương Kiều Minh cũng vậy. Anh bước hẳn ra được khỏi trường thơ chống Mỹ, tin tưởng và đi sâu vào cảm quan của cái tôi, đạt được sự tưởng tượng và liên tưởng phong phú, đa chiều.
Nhưng ngay từ
hồi đó, tôi đã cảm nhận được nơi anh ra đi và anh sẽ trở về: Ðó là người mẹ
quê, là thiên
nhiên trong sáng, lộng lẫy và dạt dào xúc cảm trong "bản giao hưởng đồng
quê":
Ở mãi âm
thanh ngày nao nức
Con chạy
trên đồng lúa rộ vàng
Mạng nhện
giăng giăng bụi hoa cúc dại
Mặt trời
lung linh như vườn mẹ
Bức tường
ánh sáng...
(Hy vọng)
Số phận bắt
đầu bài thơ vừa dứt
Ai cười nói
hồn nhiên bên bờ giậu cuộc đời
Lãng đãng
buồn xóm núi
Bước ngang
ngang khói bếp tro vùi
(Bộc bạch)
Bây giờ, sau 20
năm, anh đã xuất bản sáu tập thơ. Tất cả tổng hợp thành một tổng tập ngót 600
trang. Ðây là một thành quả của lao động thơ hiếm có trong một thời gian không
dài.
Người ta nhận
ra một nhà thơ có khi là ở sự gần gũi, có khi là ở sự khác lạ. Dương Kiều Minh có
cả hai. Anh gần gũi với đại chúng ở hồn quê. Nhưng "bước sóng" trong
cảm xúc, trong cảm thức thời gian của anh trùm lên qua những dồn nén thế kỷ,
dồn nén kiếp người.
Bằng bẵng
núi đồi chồm lên tụt xuống
Bằng bẵng
dòng sông ào ạt nhiệt tình
Chớp chớp
miền quê tuổi thơ xa khuất
Bồng bềnh
cố nhân
Chập chờn
phố xá
Quẫy nhẹ đã
sang ngang
Có vẻ buồn?
Ðúng vậy. Nhưng làm cho người đọc hiểu được cuộc đời ngắn ngủi và nỗi sầu nhân
thế để mà yêu hơn người, yêu hơn cuộc đời và nâng niu khoảnh khắc ta sống.
Thông điệp ấy chỉ đến từ nhà thơ, không phải từ nhà giáo dục, từ một bạn hàng
chung vốn làm ăn. Ðó là thông điệp về sự mâu thuẫn giữa cái được nhìn thấy và
những cái mất không nhìn thấy.
Sống như viết,
cả cuộc đời của Dương Kiều Minh không cố để giành lấy cái được nhìn thấy.
Tôi biết, trong cuộc sống, anh rạch ròi về quan điểm nhưng hay nhường nhịn về
lợi ích; anh không muốn nhìn thấy ai buồn. Tôi nhớ năm 2008, khi phát biểu về
thơ, anh đề nghị người làm thơ không nên xếp mình là một nhà thơ đẳng cấp này,
đẳng cấp nọ...
Tình yêu của
anh, thơ anh, cuộc đời anh - giản dị, chân thành và sâu sắc - là cả một
bài ca dịu dàng, lấp lánh sáng như thơ anh đã viết:
Mẹ ạ!
Giấc mơ con
đã đủ đầy cơn gió lành đồng nội
Mương nước
ngập tràn, cánh đồng đổ ải
Những đám
mây đã đợi con thênh thang trời rộng
Những đám
mây đã chở con qua dâu bể cuộc đời
Con nhận
thấy giấc mơ dịu dàng vừa đậu xuống
Ðồng loạt
vươn bông tiểu li lan...
Suốt đời sống
bên những dòng sông lớn của châu thổ sông Hồng, bên những ngọn núi lớn Hoà
Bình, tôi thấy Dương Kiều Minh là một cái bóng của những dòng sông ấy,
ngọn núi ấy...
NGUYỄN SĨ ĐẠI
No comments:
Post a Comment