Nếu đem so văn học ngày nay với cách đây vài chục năm thì điều khác biệt lớn nhất
nằm ở bối cảnh xã hội mà từ đó văn học đã sản sinh ra: Những đổi mới đáng kể diễn
ra trong lĩnh vực kinh tế, nhìn từ sâu xa, đã phần nào góp phần cởi bỏ những
bao cấp nặng nề về tư tưởng. Đặc biệt, sự giao lưu, hội nhập quốc tế mang tính
tất yếu về nhiều mặt đem lại những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội. Từ
dòng suối nhỏ chúng ta đã bơi ra biển lớn và học cách hòa nhập tích cực vào nếp
cảm, nếp nghĩ và hành vi của nhân loại tiến bộ. Dân trí
ngày càng được nâng lên. Tinh thần tư duy khoa học đã dần thay thế cho thói
quen tự ràng buộc mình bằng những định đề tiên nghiệm (a priori), con người trở
nên khoan dung hơn trước những biểu hiện khác biệt của đồng loại, ngày càng bộc
lộ mạnh mẽ hơn nhu cầu được làm chủ chính cuộc đời mình, làm chủ xã hội của những
người công dân...
Tuy
nhiên, theo cảm nhận của riêng tôi thì đời sống văn học ở nước ta hiện nay tuy
khá phong phú, đa dạng nhưng cũng không quá nhộn nhịp sôi động bởi không có sự
xuất hiện của nhiều tên tuổi nổi bật hay sự chú ý đặc biệt của đông đảo độc giả
dành cho văn học. Hình như cuộc mưu sinh tất bật khắp nơi hôm nay cùng với sự
xuất hiện của nhiều phương tiện nghe nhìn hấp dẫn khác đã khiến số lượng người
đọc sách văn học giảm đến mức thê lương: Với số dân gần 90
triệu, trung bình mỗi đầu sách văn chương chỉ được in ra phổ biến là trên dưới
1000 bản. Văn chương thưa vắng người đọc khác nào... bóng đá trước khán đài lơ thơ người
xem?!
Nếu
hình dung bức tranh toàn cảnh văn học nước nhà như một "hội chợ" triển
lãm thì đi vào những khu vực cụ thể, có thể thấy các "quầy" thơ trẻ,
văn xuôi trẻ, văn học mạng... có vẻ tấp nập ồn ào, nhưng lại chưa có nhiều
sản phẩm "bắt mắt", "hữu dụng" hứa hẹn còn lưu lại lâu dài.
Sự tham gia khá sốt sắng của các "quầy" văn chương thủ công nghiệp dư, nhất là trong thể loại thơ, thực ra, ngoài tình yêu văn chương thái quá thể hiện bằng số lượng đáng nể, thì cũng không có gì nhiều để nói. Văn thơ dở thì chỉ còn nước là chính tác giả cùng vợ con bạn bè thân quý gật gù thưởng thức. Như hàng xấu vụng về thì không ai mua dùng.
Sự tham gia khá sốt sắng của các "quầy" văn chương thủ công nghiệp dư, nhất là trong thể loại thơ, thực ra, ngoài tình yêu văn chương thái quá thể hiện bằng số lượng đáng nể, thì cũng không có gì nhiều để nói. Văn thơ dở thì chỉ còn nước là chính tác giả cùng vợ con bạn bè thân quý gật gù thưởng thức. Như hàng xấu vụng về thì không ai mua dùng.
"Quầy"
hải ngoại cũng khá đông vui với các cây bút không còn mãi nhâm nhi nỗi buồn xa
xứ hay gậm nhấm mối thù xưa hận cũ...
"Quầy"
các bậc cao niên - ngoại ngũ tuần "tri thiên mệnh", lục tuần
"nhi nhĩ thuận" hay "thất thập cổ lai hy" và cao hơn
nữa... thì thoạt trông có vẻ "đìu hiu" nhưng ngắm nghía kỹ lại hóa ra
hầu hết toàn là "đặc sản", là thứ rượu chưng cất nhiều năm, càng để
lâu càng đậm đà hương vị của các quan sát chiêm nghiệm sâu xa chuyện nhân tình
thế thái, xới xáo những trầm tích văn hóa...
Đặc biệt có sự hiện diện của cả các "quầy" mà chủ nhân của chúng có thể nói - theo nghĩa đen - là "đội mồ sống dậy", chiếm vị thế trang trọng trong cuộc "quần anh tụ hội" giả tưởng hôm nay.
"Quầy" lý luận phê bình khá lâu trước đây thường tự hào với thiên chức làm "cái roi" quất cho "con ngựa văn chương" lồng lên (?), nay lại tỏ ra khá vắng vẻ khiêm nhường vào vai các học giả đeo mục kỉnh trầm tư, theo đuổi các thao tác lý luận này nọ...
Đặc biệt có sự hiện diện của cả các "quầy" mà chủ nhân của chúng có thể nói - theo nghĩa đen - là "đội mồ sống dậy", chiếm vị thế trang trọng trong cuộc "quần anh tụ hội" giả tưởng hôm nay.
"Quầy" lý luận phê bình khá lâu trước đây thường tự hào với thiên chức làm "cái roi" quất cho "con ngựa văn chương" lồng lên (?), nay lại tỏ ra khá vắng vẻ khiêm nhường vào vai các học giả đeo mục kỉnh trầm tư, theo đuổi các thao tác lý luận này nọ...
Ở đây tôi không nhắc đến những cái tên cụ thể nào. Người trong giới đọc những dòng trên có thể đoán tiếp ra điều tôi muốn nói, trong khi nếu tôi tự kể thì các bạn sẽ cho là vừa thừa, vừa thiếu!
Nguồn: Văn nghệ Công an số 173, ra ngày 2-4-2012
No comments:
Post a Comment