.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, April 5, 2012

SAO TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM LẠI BỊA HAI CÂU THƠ CỦA TRẦN MẠNH HẢO ĐỂ PHÊ PHÁN?


Trên website http://phongdiep.net, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Liên Tâm, hiện dạy học tại tỉnh Bình Thuận (Hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận.) có viết bài báo nhan đề :“SỰ LIÊN TƯỞNG TRONG TRƯỜNG CA THỜI CHỐNG MỸ”, trong đó vị nữ tiến sĩ này đã bịa ra hai câu thơ của chúng tôi ( TMH) để phê phán. Xin dẫn chứng như sau :

“Dung lượng quá dài cũng là hạn chế lớn của trường ca; do vậy, sẽ có nhiều đoạn chêm xen, đệm lót; ý tứ có khi cầu kỳ, rắc rối, khó hiểu hoặc phóng đại. Trong Đất nước hình tia chớp, cũng có tứ thơ so sánh còn gượng ép, khoa trương: “Thành phố ơi những mái ngói ngang trời/ Mang dáng lớn con cá kình xuống biển” (Trần Mạnh Hảo). 
Thưa rằng, hai câu thơ gán cho là của Trần Mạnh Trần Mạnh Hảo bị tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Tâm trích ra để chê bai là gượng ép, khoa trương : “ Thành phố ơi những mái ngói ngang trời / Mang dáng lớn con cá kình xuống biển” hoàn toàn không phải của chúng tôi; hoặc là nữ tiến sĩ nhầm “ râu ông nọ cắm nhằm cằm bà kia”, hoặc là tiến sĩ bịa ra để phê phán sai lạc trường ca “ đất nước hình tia chớp” của chúng tôi. Xin nữ tiến sĩ giải thích dùm và đính chính trước công luận để chúng tôi không bị hàm oan một cách vô căn cứ.
Trong khi đó, vị nữ tiến sĩ này lại không công tâm, không theo một nguyên tắc nhất định khi dẫn chứng, không dám dẫn tên tác giả Hữu Thỉnh ra để chê bai, chỉ dẫn tên tác phẩm; thí dụ :
“Sự thành công của trường ca phần lớn chính là ở chỗ người nghệ sĩ liên tưởng như thế nào và sáng tạo ra sao. Tuy nhiên, sự liên tưởng ở trường ca có lúc còn gượng ép: “Những cuộc đời ở bên kia mặt lá/ Rưng rưng bước lên cầu thang/ Cửa sổ mở bốn bề hy vọng/ Lại hiện về bước chân em/ Đuốc sống... gạch đá cùng đi” (trong chương V Đường tới thành phố).”
Ai cũng biết “ Đường tới thành phố” là trường ca của ông Hữu Thỉnh, một quan chức trong giới văn học nghệ thuật nên không được phép nhắc tên khi chê bai, còn dân thường như chúng tôi thì nhắc tên ra chê thoải mái, lại còn “được” tiến sĩ bịa ra hai câu thơ để phê phán mới khó hiểu thay ? Thế này là thế nào, thưa tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Tâm ?
Chị Nguyễn Thị Liên Tâm làm luận án tiến sĩ về đề tài : “Trường ca thời chống Mỹ” đã trích dẫn các trường ca của Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo…để dẫn chứng làm nền tảng cho luận án tiến sĩ. Xin quý độc giả xem báo Bình Thuận online khen ngợi luận án tiến sĩ này của chị Nguyễn Thị Liên Tâm ( báo này còn viết sai tên của GS.TS Nguyễn Văn Hạnh thành GS. TS Vũ Văn Hạnh ?) :
“Đậu lớp nghiên cứu sinh tiến sĩ với số điểm cao nhất khóa, chị chọn đề tài: “Trường ca về thời kháng chiến chống Mỹ trong văn học Việt Nam hiện đại.” Tại sao lại chọn đề tài này? Chị cho biết: “Trường ca ra đời trong thời kháng chiến chống Mỹ đã khái quát hiện thực thời  kháng chiến chống Mỹ thật mạnh mẽ, sâu rộng. Trường ca về thời kháng chiến chống Mỹ đa phần mang tính hiện đại về nội dung lẫn hình thức: dung lượng đồ sộ, cảm hứng mãnh liệt, âm điệu ngợi ca, nội dung hoành tráng; có khả năng phản ánh, tổng kết một giai đoạn lịch sử hoặc, những vấn đề lớn lao của dân tộc. Nền văn học hiện đại Việt Nam không thể thiếu vắng trường ca về thời kháng chiến chống Mỹ.”

http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=580&news_id=30755
Tại buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Liên Tâm vào ngày 20/4/2010, Gs.Ts Vũ Văn Hạnh nhận xét: “Luận án có nhiều kiến giải thỏa đáng, có khám phá. Công trình là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu và giảng dạy trường ca về thời kháng chiến chống Mỹ trong văn học Việt Nam hiện đại…” Hội đồng cũng đề nghị tân tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Tâm tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời một công trình nghiên cứu khoa học với chủ đề “Trường ca- sử thi trong văn học hiện đại Việt Nam”.

http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=580&news_id=3075
Thiết tưởng, luận án tiến sĩ thì phải khoa học, phải chính xác, ai dè lại bịa ra cả thơ của đối tượng nghiên cứu để chê bai như thế hỏi có nên chăng ? Vì chuyện sơ suất không nhỏ này, dễ khiến người ta nghi ngờ về sự thiếu nghiêm túc của nghiên cứu sinh và sự cẩu thả của hội đồng giáo sư phản biện. Rất mong tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Tâm hồi âm để công luận tỏ tường.,.

Sài Gòn 04/04/2012

Trần Mạnh Hảo

3 comments:

  1. Chỉ ở Việt nam mới có những vị Tiến sỹ với lối nghĩ cực kỳ táo bạo trong các công trình "sáng tạo" kiểu như nêm bỗng thêm tương như thế này. Mục đích là ghì thì quá rõ, chị Liên Tâm muốn công trình của mình có tính Đảng chăng?

    ReplyDelete
  2. Trường ca hiện đại Việt Nam thì đã có nhiều bài viết, mấy luận án tiến sĩ trước rồi. Liên Tâm làm sau được kế thừa thành quả người đi trước khá nhiều, và nói chung thì cũng không có bao nhiêu phát hiện mới mẻ gì đâu. Vì thế nên đừng có đại ngôn, kiêu căng, kẻo rồi lại có người bực lên đem đối chiếu, so sánh thế nào cũng lôi ra được những ý cóp của người khác. Chỉ đọc mấy trích dẫn trên đây đủ thấy tư duy nghiên cứu tầm thường. GS. Vũ Văn Hạnh có khen bốc lên mây thì cũng không vội cho mình là vĩ đại. Đọc VĂN TẾ THẬP LOẠI GIÁO SƯ thì rõ cả thôi.

    ReplyDelete
  3. Mụ tiến sĩ VC ni dễ sợ quá

    ReplyDelete