.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Monday, April 9, 2012

VIỆT NAM LÀ “NƯỚC THỤC” TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ NHỮNG GIẢ THUYẾT VIỆT NAM CÓ THỂ LẤY LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT?

Có một sự thật nhiển nhiên đã được lịch sử chứng minh là: hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng lãnh hải xung quanh từ rất lâu đã thuộc về chủ quyền của Việt Nam. Nhưng trên thực tế thì Trung Quốc và một số nước trong khu vực đã chiếm giữ rất nhiều đảo và vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vậy tại sao cái hiển nhiên đúng lại không đúng trong thực tế? Lẽ còn, được, mất của Việt Nam tại biển Đông có cần phải thảo luận lúc này không khi mà nguy cơ có thể mất một số lợi ích thiết thực trên biển Đông vào tay các nước khác, không còn là những “cơn sóng ngầm và bọt biển” nữa?

Để trả lời những câu hỏi trên không phải là đơn giản, một sớm một chiều. Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông giờ đây đang “nóng” lên từng ngày, và thực sự đã trở thành một vấn đề cấp bách, liên quan đến vận mệnh và tương lai của quốc gia dân tộc. Có cần phải có một câu trả lời, một ý kiến về đòi hỏi cấp bách này không, thiết nghĩ không cần phải vòng vo nữa.

Thế “Tam quốc” tại Biển Đông

Mark Twain, một nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới đã từng nói: History does not repeat itself, but it does rhyme. Câu nói đó được dịch sang tiếng Việt, nghĩa là:  “Lịch sử không lặp lại chính nó nhưng nó có vần điệu”. Tác giả –một cử nhân sử học, nhân đọc được trọn bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung (bản tiếng Việt, Nxb. Văn học, 2007) mới ngộ ra được nhiều điều chưa biết. Do đó, bài viết sơ sài này tuy nói về chuyện Việt Nam - nước Thục giống nhau điểm gì nhưng cũng nhân đó muốn bài viết này làm một chất “xúc tác” để các nhà phân tích chỉ ra rõ hơn cái lẽ được, mất, còn của Việt Nam tại Biển Đông.

Xưa ba nước Ngụy, Thục, Ngô hình thành thế “chân vạc”, chia nhau cai trị Trung Quốc là có căn nguyên của nó, ai đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì sẽ rõ.

Trung Quốc thời xưa vốn thuộc nhà Hán, nhân gian thần làm loạn nên quốc gia mới suy đồi. Tào Tháo là vốn dòng dõi hoạn quan, nhân vì ám sát Đổng Trác không thành mà bỏ chạy, giả thánh chỉ hiệu triệu quần hùng để giết giặc Đổng mới có cơ nghiệp một phương. Sau nữa vì loạn Thôi, Dĩ mới cướp được xa giá, mượn danh thiên tử, thao túng quyền bính, dần đánh chiếm chư hầu, tạo cơ sở cho con là Tào Phi lập nên nhà Ngụy. Còn Lưu Bị vốn dòng dõi nhà Hán, được vua gọi là Lưu Hoàng Thúc nhân thấy gian thần lộng quyền mới cùng Quan, Trương “kết nghĩa vường đào”, chinh chiến trăm trận, nhân nghĩa trải khắp, lại được Khổng Minh bày thế “thiên hạ tạm chia ba”, mới nên Thục Quốc.  Còn Tôn Quyền thừa hưởng ý chí, cơ đồ của cha anh, mưu cầu hiền sĩ mới giữ được một dải Giang Nam, xưng đế tại Kiến Nghiệp, tục gọi nước là Ngô.

Nay ở Biển Đông, ba nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines chia nhau cai trị, hình thành thế “tam quốc” cũng phải có nguyên do. Cái nguyên do của tình hình Biển Đông, tác giả xin tóm gọn bằng các thuật ngữ như thế này:

Về phía Trung Quốc: “Tư tưởng Đại Hán” (xem bình thiên hạ là yếu tố của người quân tử), “Quận Giao Chỉ” (Mao Trach Đông cho rằng Việt Nam nội thuộc Trung Quốc 1000 năm, xưng thần phong kiến Trung Hoa cũng ngàn năm nên theo “lệ cũ”, sát nhập vào Trung Quốc), “ỷ lớn hiếp nhỏ” (Tư tưởng Anh Cả Đỏ), “Thừa gió bẻ măng” (thông đồng với Mỹ gây hải chiến Hoàng Sa 1974), “vết dầu loang”, “sự đã rồi” (trận hải chiến năm 1988, chiếm các đảo ở Trường Sa)…

Về phía Việt Nam: “Tư tưởng nhân nghĩa” (có nhân nghĩa, không tham của người mới là người quân tử), “Nam Quốc Sơn Hà”, “muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ” (Tư tưởng hòa hiếu), Tiền đồn của cách mạng thế giới (Việt Nam đánh chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ - Trung bắt tay nhau, Hoàng Sa thất thủ), “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” (hy sinh vì biển đảo năm 1988)…

Về phía Philippines: “Cáo mượn oai hùm” (theo Mỹ để nhân cơ hội kiếm lợi), “Biển Tây Philippines” (đặt ra để muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông), “trai cò tranh nhau, ngư ông hưởng lợi” (Trung Quốc, Việt Nam giằng co, Philippines nhân đó chiếm các đảo không người, tạo thế “phản khách thành chủ”), “vừa ăn cướp vừa la làng” (được các đảo không người liền cho dân, lính, tàu thuyền tăng cường, làm thế “ỷ gốc”, chiếm đóng lâu dài)…

Việt Nam là “nước Thục” tại Biển Đông?

Việt Nam có ba lẽ được ví như “nước Thục” tại Biển Đông, các lẽ đó như sau:

Địa giới nước Thục trong Tam Quốc thời Hán nằm ở phía tây của Trung Hoa, còn nước Ngụy nằm ở phía Bắc Hoàng Hà, nước Ngô nằm ở Giang Đông. Việt Nam cũng nằm phía tây của Biển Đông, cùng Trung Quốc ở phía Bắc, Philippines ở phía Đông lập nên thế “tam quốc phân tranh” trên biển. Đó là lẽ thứ nhất Việt Nam giống nước Thục.

Cái lẽ thứ hai Việt Nam giống nước Thục là dân Việt vốn là chủ nhân lâu đời của Biển Đông, như Trung Quốc từ lâu là của họ Lưu vậy. Có thể nói, từ thời Hùng Vương Biển Đông đã là của người Việt rồi. Về mặt khoa học thì người Việt thuộc chủng người có tổ tiên là người Nam Đảo (người từ ngoài đảo vào). Về mặt huyền thoại thì Lạc Long Quân, thần cai quản Biển Đông, cha của Hùng Vương thứ nhất lại là con của Tiểu Long Nữ, cháu Long Vương Đông Hải. Do đó mà suy ra Việt Nam với 54 dân tộc anh em đã chiếm lĩnh ngang dọc Biển Đông từ rất lâu. Bởi thế dân gian Việt Nam mới có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn” và có chuyện Dã Tràng vì mất vợ do chuyến đi đến Thủy Cung mà xe cát Biển Đông, chuyện “nước biển tại sao mặn?”. Thiết nghĩ hình ảnh vợ chồng là chuyện khởi nguyên của âm dương và chuyện con còng, con cua, hạt muối là chuyện dân dã, tầm thường hằng ngày mà đã ăn sâu bao đời với người Việt với cái tên Biển Đông gắn liền thì việc ai là chủ nhân Biển Đông có phải đã rõ mười mươi rồi không? Tác giả vẫn luôn thích câu ngạn ngữ : Cái gì của Xêda thì trả lại cho Xêda, cái gì của Chúa thì trả lại cho Chúa. Nay có phải chúng ta nên thêm vào một vế thứ ba nữa: Cái gì thuộc về Việt Nam thì trả lại cho Việt Nam?

Bên cạnh đó, nhân chuyện Biển Đông chia ba mới thấy giống chuyện Trung Quốc của nhà Hán chia thành Tam Quốc. Cái lẽ đó là thế này. Vốn Biển Đông thuộc Việt Nam từ lâu. Đến năm 1954, dù có suy theo trên đất liền chia đôi Nam Bắc nhưng biển Đông vẫn thuộc dân tộc Việt Nam, người Việt ai không có dạ như thế? Trung Quốc vốn là ngoại tộc phương xa, không khi nào đi lại thường xuyên trên Biển Đông lại muốn nhân cái thế “Anh Cả Đỏ”, tràn cả xuống miền Nam để “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, với cái lẽ để “miền Bắc Trung Quốc giữ cho”. Điều đó với những lẽ như “Trung Quốc đất chật, người đông, các đồng chí Việt Nam cho mượn đường xuống phía nam”, “đánh chiếm Hoàng Sa là để giữ cho các đồng chí Việt Nam, hòa bình, Mỹ cút sẽ trả lại” mà “ông anh tinh thần” Trung Quốc phát ngôn mới thấy lời lẽ đó không khác gì lời lẽ của tay gian hùng Tào A Man (Tào Tháo). Bên cạnh đó, Philippines vốn chỉ giáp hạt với Biển Đông, từ trước tới nay chỉ biết theo Mỹ. Nhân thấy chế độ Nam Việt Nam trong giai đoạn 1955 - 1975 được Mỹ cưng chiều hết mực nên không dám “cắn trộm”, chiếm lấy biển đảo. Sau giai đoạn đó, được thế Mỹ cưng chiều, lại có hai căn cứ Mỹ là Clark và Subic nên ra sức bành trướng trên biển, đòi làm tiền đồn chống Cộng. Được dịp Trung - Việt đánh nhau to từ năm 1979 nên Philippines mới “tọa sơn quan hổ đấu”, chực có cơ hội là nhảy vào các đảo không người để kiếm đường mở rộng lãnh hải. Kế này của Philippines cũng hữu dụng. Cái lẽ bị “ăn cướp” biển đảo của Việt Nam cũng giống như cái lẽ chư hầu Ngụy, Ngô cát cứ, cướp quyền nhà Hán vậy. Đó là lẽ thứ ba Việt Nam giống nước Thục.

Tương lai của Việt Nam trên Biển Đông

Hiện nay có các tình huống cho Việt Nam phải chọn lựa: 1) Thế tam quốc vòng vo, 2) Thế thống nhất về phía Việt Nam và 3) Thế tam hợp về phía Trung Quốc. Việc Việt Nam sẽ phải đi trên con đường nào hoàn toàn phụ thuộc vào sự ứng biến mang tầm chiến lược của toàn thể dân tộc Việt Nam, mà trực tiếp là Đảng, Chính phủ và các giới hữu quan.

Chiến lược bảo toàn hiện trạng

Với tiềm lực và tình hình như hiện nay, khả năng Việt Nam lấy lại những gì đã mất là một bài toán chưa có lời giải cuối cùng. Điều quan trọng trong chiến lược biển là giữ nguyên hiện trạng trên biển, đồng thời dùng những phương sách khác để lấy lại những gì đã mất. Tuy nhiên, những động thái gây hấn mới đây của Trung Quốc với Việt Nam trên biển, cụ thể là trong lãnh hải Việt Nam khiến chúng ta phải suy xét. Chỉ trong tháng 5, tháng 6 vừa qua đã có nhiều vụ việc leo thang của Trung Quốc liên tục tái diễn như một lời cảnh báo về diễn biến của tương lai. Nổi bật lên trong số đó là vụ tàu thăm dò Bình Minh 2 và ViKing 2 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam bị các tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tại hai vị trí thuộc chủ quyền Việt Nam. Mặc dù so sánh tương quan lực lượng trên biển không thuộc về cán cân Việt Nam nhưng không phải vì thế mà Việt Nam không có thế mạnh trên phương diện khác để giữ vững nguyên trạng chủ quyền của mình trên biển Đông. Thế mạnh đó của Việt Nam được biểu hiện bởi các yếu tố sau:

Một là, Mỹ vẫn giữ thái độ “nước đôi” như hiện nay. Nghĩa là một mặt Mỹ tăng cường quan hệ với Trung Quốc còn mặt khác thì kìm chế sự lan tỏa sức mạnh và ảnh hưởng Trung Quốc. Hiện trạng ở biển Đông hiện nay có lợi cho Mỹ xét về mặt tương tác quan hệ trong khu vực xét trên góc độ quốc tế. Vấn đề này gây ra xung đột lợi ích giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác. Trung Quốc mặc dù tiến hành các chiến lược bành trướng cụ thể từ việc tuyên bố đến hành động thực tế nhưng vẫn chưa thể biến được biển Đông thành “ao nhà” của mình. Bởi sau lưng biển Đông còn có bàn tay can thiệp của Mỹ và tiếng nói của ASEAN, Liên Hiệp Quốc và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

Hai là, tuyên bố của Trung Quốc với lãnh hải hình “lưỡi bò” vi phạm nghiêm trọng, xâm lấn đến chủ quyền đến hầu hết các nước ASEAN có đường biên giới trên biển Đông. Do đó, trong một chừng mực nào đó, mỗi nước trong khối ASEAN sẽ không đơn độc chống Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc vẫn chưa thể áp chế được cộng đồng ASEAN về nhiều mặt. “Quy tắc ứng xử biển Đông (DOC)” do ASEAN đưa ra phần nào đã chứng minh điều đó.


Ba là, Trung Quốc vẫn chưa là một cường quốc biển thực thụ. Những thăm dò dầu khí hay xây dựng hạm đội mạnh của Trung Quốc chỉ mới là bước đầu. Trung Quốc thật ra chỉ muốn phô trương thanh thế, muốn thế giới phải chú ý đến sức mạnh Trung Quốc và sự hiện diện một cường quốc đang sải những cánh tay dài trên các khu vực địa - chính trị nhạy cảm mà trước mắt là khu vực biển Đông. Do đó, Trung Quốc gây hấn ở biển Đông cốt để diễu võ giương oai. Hải quân Trung Quốc trong thời điểm hiện tại khó có thể khống chế mặt biển ở khu vực này. Theo dự tính, Hải quân nước này phải cần đến 5 chiếc hàng không mẫu hạm tiên tiến nhất mới kiểm soát được biển Đông. Đây là tiêu chí để đánh giá sức mạnh của một Hải quân mạnh trên thế giới.

Bốn là, Việt Nam khéo léo trong ngoại giao, xử lý khôn ngoan các vấn đề tranh chấp nhạy cảm. Đường lối đối ngoại này chính là chính sách “thảo phạt công tâm”, nhân danh hòa bình và phát triển để có những ứng xử hợp lí với hoàn cảnh. Chúng ta lấy lời hòa hiếu để tránh những diễn biến căng thẳng không cần thiết, chủ trương xây dựng lực lượng Hải quân xứng đáng với tiềm năng biển, lấy thực lực để mặc cả thì mới có thể giữ được nguyên trạng tình hình biển Đông như hiện nay.

Những giả thuyết để Việt Nam có thể lấy lại những gì đã mất

Chúng ta có từng nghĩ sẽ lấy lại được những chủ quyền đã mất trên biển không, cụ thể là quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa hiện do một số nước chiếm giữ, trong đó có Trung Quốc? Mặc dù rất khó khăn và trải qua nhiều thời gian tranh đấu, nhiều thử thách nhưng điều đó vẫn có thể xảy ra nếu:

Trường hợp một, Trung Quốc bị xung đột nội bộ hoặc bị một nước hay liên minh tiến hành chiến tranh đối kháng buộc phải rút khỏi biển Đông. Nếu các nước hay liên minh xung đột với Trung Quốc không tiến chiếm thì Hải quân ta với tư thế chủ nhân sẽ tiếp quản và công bố rộng rãi với thế giới.

Trường hợp hai, Trung Quốc cần Việt Nam hợp sức chống lại một thế lực mạnh hơn nên Trung Quốc trao trả lại cho Việt Nam các vùng biển, quần đảo.

Trường hợp ba, Việt Nam tham gia liên minh với một nước thù địch với Trung Quốc. Việt Nam sẽ được nước đó giúp đỡ đòi lại chủ quyền đã mất.


Trường hợp bốn, sức mạnh Việt Nam tăng đột biến. Tự sức mình có thể giái phóng các vùng bị Trung Quốc và các nước khác chiếm giữ.

Trường hợp năm, biển dâng hoặc xảy ra sự đứt gãy các khu vực địa chất có các quần đảo. Hiện tượng này xảy ra khiến các quần đảo đều bị nước biển vùi lấp hết. Khi đó, Việt Nam, Trung Quốc và các nước cùng bàn về vấn đề hợp tác để khai thác biển Đông.

Những giả thuyết Trung Quốc tiến quân nuốt gọn Biển Đông

Hiện nay, Trung Quốc đang là nước có nhiều động thái gây hấn và mở rộng phạm vi lấn chiếm trên biển với Việt Nam. Do đó, nguy cơ ta mất hết chủ quyền trên biển theo tham vọng của nước ngoài không phải là không xảy ra. Vậy thì thời điểm nào sẽ xảy ra điều đó? Các giả thuyết dưới đây sẽ chỉ ra những điều dự liệu sau:

Giả thuyết một, Mỹ không quan tâm đến tình hình biển Đông nữa. Do ba nguyên nhân: Mỹ suy yếu đột biến không đủ lo cho các đồng minh, Trung Quốc và Mỹ đánh đổi để Trung Quốc có thể tự do làm mưa làm gió tại biển Đông, Mỹ phải dốc hết sức lực vào một khu vực ngoài biển Đông trong một thời gian dài. Khi đó, nếu Trung Quốc đủ sức áp chế ASEAN và đánh lừa dư luận quốc tế thì vùng biển Việt Nam sẽ mất hết vào tay Trung Quốc.

Giả thuyết hai, Trung Quốc bị hâm nóng quá mức do mâu thuẫn xã hội hoặc đấu đá nội bộ thì việc gây ra một cuộc nội chiến trong nước hoàn toàn có thể xảy ra. Lịch sử Trung Quốc 5000 năm đặc trưng bởi những cuộc nội chiến, đấu đá lẫn nhau, gần đây nhất là nội chiến Quốc – Cộng, Đại Cách mạng văn hóa đã chỉ ra điều này. Chỉ có mấy năm sau giải phóng, khi đất nước ta còn chưa ổn định, Trung Quốc đã phát động những cuộc chiến tranh ở hai vùng biên giới địa đầu Tổ quốc Tây Nam (1978) và Tây Bắc (1979) chỉ với lý do rất “sô- vanh” là “dạy cho Việt Nam một bài học”, gây cho đất nước ta những tổn thất nghiêm trọng.

Giả thuyết ba, sự tăng nhanh về thế và lực của Trung Quốc. Theo loan báo của quân đội Trung Quốc thì đến năm 2050 lực lượng Hải quân của họ sẽ tăng gấp đôi!? Và nếu Trung Quốc với sức mạnh hải quân cân bằng với Mỹ tại biển Đông thì họa xâm lăng sẽ đến đối với Việt Nam. Vì trước sau gì Trung Quốc cũng muốn khống chế toàn bộ biển Đông để dọn đường cho “con đường tơ lụa trên biển” mà Trung Quốc đang tích cực xây dựng.

Giả thuyết bốn, tình hình Việt Nam bất ổn. Trung Quốc sẽ lợi dụng tình thế khiến tình hình bất ổn thêm, chính quyền Trung Quốc sẽ tung quân theo kiểu “vết dầu loang”, chiếm thêm một số khu vực chiến lược và tuyên bố chủ quyền theo kiểu “sự đã rồi”. Mao Trạch Đông, Chủ tịch Trung Quốc đã có lần thẳng thừng tuyên bố rằng: “Kẻ yếu tất bị đánh!” chính là ứng vào giả thuyết này.

Giả thuyết năm, tất cả bốn giả thuyết trên tập trung vào một thời điểm thì Việt Nam mất tất cả chủ quyền trên biển Đông là điều chắc chắn. Ba giả thuyết đầu tuy chỉ là yếu tố khách quan nhưng cũng rất quan trọng. Còn giả thuyết bốn là yếu tố chủ quan và mang ý nghĩa quyết định đối với lẽ còn, được, mất cho chủ quyền Việt Nam trên biển Đông.

Do đó, chỉ cần con dân nước Việt đồng lòng, đồng sức thì không kẻ thù nào có thể xâm phạm được chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Không nước nào bị xâm chiếm lãnh thổ, đất đai khi đang là một cường quốc hùng mạnh về mọi mặt, có vị thế chính trị vững vàng và đủ khả năng chống trả lại những đợt tấn công từ bên ngoài. Với một chủ thể quốc gia khác, trong trường hợp ngược lại tất nhiên sẽ chịu những thiệt thòi.

Cả dân tộc Việt đã đến lúc góp chung lời ca bài hát “Gần lắm Trường Sa” và hướng trái tim về biển đảo, nơi cả tương lai dân tộc đang được định đoạt ở đó, nơi con rồng Việt đang chờ cơ hội trở ra biển quẫy đạp sóng nước. Nòi giống Tiên Rồng đã đến lúc chấp nhận thử thách khốc liệt vì lẽ sinh tồn của quê hương xứ sở, vì tương lai thăng hoa của dân tộc và vì những điều thiêng liêng không thể đánh đổi. “Biển Đông” – tiếng Cha Lạc Long Quân đang gọi đó! Vì Tổ Quốc, Giống Nòi và vì Tương Lai, con Rồng cháu Lạc hãy tập trung tất cả sức lực, trí tuệ và bản lĩnh giữ vững chủ quyền biển đảo trước những cơn sóng dữ của thời đại.

Huế, ngày 25/07/2011
VĂN TOÀN

6 comments:

  1. nước tàu đang muốn vươn lên tư thế : BÁ CHỦ .
    một sự bá chủ rất thô bạo ,mất tính người , trở thành thú vật ,nên .
    - nước tàu phải bị đánh tan .người Mỹ sẻ đối xử với tàu như đối xử với người da đỏ
    -biển đông đang biến thành biển đông na m á .VIỆT NAM không thể đứng riêng rẻ nhỏ bé ,như ÂU CHÂU asean phải trở thành một khối ,VIỆT NAM sẻ thành thế mạnh và có thể những quyền lợi cũng được chia sẻ để tồn tại ,chúng ta phải lấy lại biên cương và biển đão ,đuổi người tàu trở về bên kia sông dương tử ,những họ BÁCH VIỆT còn giữ nguyên ngôn ngử phải được trả lại tự do và độc lập cho họ ,như TÂY Tạng TÂN CƯƠNG ,QUẢNG ĐÔNG QUẢNG TÂY V.V...
    - như vậy thế giới mới được hòa bình ,tự do làm ăn sinh sống không bị hăm dọa xâm lăng một thời gian dài ,trước khi có những biến loạn khác .
    phải chuẩn bị chiến tranh và phải chuẩn bị hòa nhập vào một khối asean ,trong cộng đồng thế giới .
    thaí bình dương và ấn độ dương phải mở ra như nước Mỹ mở đại tây dương và thái bình dương .
    nước tàu phải bị phân thành những quốc gia còn nguyên ngôn ngữ .vì họ không có khả năng đồng hóa ,không có khả năng ổn định ,văn minh của cả cụôc đời trên yên ngựa ,hung tàn ác độc ích kỷ không thể tồn tại thì phải bại vong .

    ReplyDelete
  2. Ở mọi thời đại, mở cửa và hòa nhập để phát triển sẽ mạnh lên và giữ được độc lập, đóng cửa với bên ngoài, thủ cựu, sợ hãi tư tưởng tiến bộ sẽ thụt lùi, suy yếu và phụ thuộc.
    Bài học đơn giản nhưng ko dễ tiếp thu với giới cầm quyền, sợ tiếp thu cái mới thì quyền lực của họ suy giảm vì phải chia sẻ với nhân dân!

    ReplyDelete
  3. Nên chăng đặt vấn đề thế này:
    - Thế lực nào đã làm Việt Nam hèn nhược như hiện nay, và thế lực nào đã mở ngõ cho giặc Tàu đang xâm lấn xâm chiếm xâm thực xâm lăng lãnh thổ và biển cả của VN?

    - Và , tiền đề cho cuộc giải trừ đại họa mất nước là gì, có phải là nỗ lực tiệt diệt cái thế lực phản dân hại nước đã làm VN kiệt quệ,lạc hậu,đói nghèo,hèn nhược; cái thế lực đã tự nguyện cho phép Mao Trạch Đông tuyên bố "CHND Trung Hoa sẽ đánh Mỹ đến người VN cuối cùng" không???

    ReplyDelete
  4. Việt nam trên biển Đông = Thục quốc Lưu Bị. Trung Quốc = Ngụy Quốc Tào Phi
    Ối giời ơi bác ơi, rút thùng Ngụy diện Thục!!

    ReplyDelete
  5. neu noi viet nam lien minh voi An Do thi chua chac da so trung quoc boi tu phia cua trung quoc deu la thu dich, se khong co nuoc nao giup trung quoc

    ReplyDelete
  6. chính trị luôn là một bài toán khó,nếu cứ nghĩ cái gì của mình sẽ mãi là của mình thật ấu trĩ.Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa tất cả vì 1 chữ "lợi",làm sao biến mục đích đó thành 1 việc "sai lầm".Người xưa có câu:gậy ông đập lưng ông,không liên minh được với ai thì ta dùng dư luận,một lời đã nói ra ảnh hưởng đến cả một thế hệ.

    ReplyDelete