Báo Tiền phong sao lại thế
?
Tiền Phong (TP) là một tờ báo
của Cơ quan Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tuy nhiên Ban biên tập không phải là những
người trẻ tuổi, nóng vội, cẩu thả. Vậy mà vừa rồi, ngày 19 - 2 – 2012 đã cho
đăng một bài viết thiếu trách nhiệm: “Âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã
khuất” của tác giả Minh Tâm.
Đây là một dạng bài viết ác
ý, bịa đặt nhằm bôi nhọ cá nhân, đặc biệt bôi nhọ một nhà văn hoá đáng kính ở
Bình Định. Đáng lý, gặp trường hợp này, tòa soạn phải cử người xác minh cụ thể
xem những chi tiết nêu ra trong bài có xác thực không, nếu cần, có thể gặp trực
tiếp nhân vật được đề cập trong bài để kiểm chứng thông tin. Đằng này, lại cho
đăng một bài viết hoàn toàn sai sự thực, lập lờ, vu khống ( xem bài Phản hồi “
Đâu là sự thật vụ “âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã khuất” của Võ Ngọc Thọ
đã đăng trên Phongdiep.net)
Chúng tôi được đọc “19 điều
đảng viên không được làm” (Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không
được làm) trên Báo Thanh Niên ngày 1/3/2012. Trong đó, điều 3 ghi rõ Đảng viên
không được: “Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc
quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi,
cải chính theo quy định…”
Với bài: “Âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã khuất” của Minh Tâm, báo Tiền Phong đã vi phạm điều 3 trong 19 điều đảng viên không được làm.
Với bài: “Âm mưu giật giải nhờ…đạo văn người đã khuất” của Minh Tâm, báo Tiền Phong đã vi phạm điều 3 trong 19 điều đảng viên không được làm.
Sau khi báo ra, các tác giả
Võ Ngọc Thọ, Lê Hoài Lương, Trần Hà Nam đã gửi đến báo TP 3 bài viết phản hồi,
vạch rõ những chi tiết sai trái, bịa đặt, vu khống trong bài báo của Minh Tâm,
nhưng báo TP cố giữ im lặng, không trả lời và không cho đăng bài phản hồi để
đảm bảo sự công bằng trong tự do ngôn luận, mà chỉ cho đăng “Đôi điều nói lại”
của Vũ Ngọc Liễn như một lời phân trần (nghĩa là chưa phân biệt ai đúng ai
sai). Nội cách hành xử này cũng đủ thấy sự mập mờ, lươn lẹo, đối phó của Ban
biên tập báo TP.
Tờ báo đại diện cho thanh
niên cần phải trung thực, dũng cảm, biết nhận sai và sửa sai, nhưng qua sự việc
này cho thấy ông Tổng biên tập báo Tiền Phong đã lợi dụng tờ báo được nhà nước
cho phép để làm những việc vi phạm pháp luật, vi phạm điều 3 trong 19 điều Đảng
viên không được làm: đăng bài thóa mạ cá nhân một cách tuỳ tiện. Làm sai, nhưng
không đính chính, xin lỗi, không cho đăng tải bài phản hồi.
Tôi nghĩ nếu ông tổng biên
tập báo Tiền Phong không phải là Đảng viên thì chí ít ông cũng là “con người”
có lương tri. Dưới đây là hai comment trên nhathonguyentrongtao.wordpress.com
liên quan đến vấn đề này:
- Báo Tiền Phong cần trả lời
bài viết của Hồng Hạnh. Chúng ta không nên để cho ai bị oan, cũng như ” lọt tội
” ! (Trung Ngôn)
- Chú Vũ Ngọc Liễn không vì
quyền lợi mà đạo văn để giật giải như bạn Minh Tâm nghĩ. Chú vì cái tâm của
người đi trước làm những gì có thể để cho thế hệ sau. Đề nghị Báo TP viết bài
trả lại oan sai của chú trước bạn đọc. ( LBT).
Sự việc bội nhọ cá nhân trắng
trợn đã khiến bạn đọc khắp nơi bức xúc nhưng ông tổng biên tập báo TP thì vẫn
giữ thái độ vô cảm và im lặng. Nói khác đi đó là thái độ đồng lõa với cái xấu,
với tội ác.
Đặt trường hợp, một tờ báo
đăng một tin (vu khống) rằng: “Cha ông Tổng biên tập báo TP là một kẻ siêu lừa
đất Hà Thành”. Xin thưa, ông sẽ nghĩ gì và làm gì với tờ báo đó.
Một buổi sáng, tôi đi dạo tất
cả các sạp báo ở Thành phố Quy Nhơn để tìm mua tờ báo Tiền Phong, nhưng không
có. Hỏi ông chủ sạp báo lớn nhất Quy Nhơn, gần Trung tâmVăn hoá tỉnh thì ông
cho biết tờ Tiền Phong không ai mua (5 tờ 1ngày cũng không bán hết). Phải chăng
vì không phát hành được nên báo Tiền Phong làm liều đăng tin giật gân hòng câu
khách?
Chúng ta đang sống trong một
xã hội văn minh, tôn trọng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu ông Tổng biên tập báo
TP phải trả lời rõ ràng, cho đăng bài phản hồi và có lời đính chính xin lỗi
bằng văn bản đối với nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn.
Trong phần tổ chức thực hiện
của Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm có ghi: Đảng
viên vi phạm quy định này phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời theo
quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Nếu báo Tiền Phong không dũng
cảm chịu trách nhiệm về việc làm vi phạm pháp luật của mình, để trả lại sự công
bằng và bảo vệ danh dự cho người bị vu khống, Tòa án sẽ là người phán xét cuối
cùng.
HỒNG HẠNH
(Hội VHNT Bình Định)
___________________________________
XEM LẠI:
- NHÀ NGHIÊN CỨU VŨ NGỌC LIỄN BẠO GAN
ĐẠO VĂN CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU VÀ HOÀNG TRUNG THÔNG, “ÂM MƯU GIẬT GIẢI THƯỞNG
NHÀ NƯỚC 2011” !? (Văn chương
+).
- PHẢN HỒI TỪ BÀI VIẾT TRÊN BÁO TIỀN
PHONG “ÂM MƯU GIẬT GIẢI NHỜ… ĐẠO VĂN NGƯỜI ĐÃ KHUẤT” (Văn chương
+). “Chỉ tiếc là Báo Tiền Phong đã không rõ “ác tâm” của Minh Tâm, không
kiểm chứng kỹ càng, đã đăng một bài viết sai sự thật, làm giảm uy tín của tờ
báo đối với bạn đọc”.
____________________________________
ĐÔI ĐIỀU NÓI LẠI
TP - Bài báo “Âm mưu giật giải nhờ… đạo văn
của người đã khuất” của tác giả Minh Tâm đăng tải trên báo Tiền Phong chủ nhật
(số ra ngày 19-12-2012) vu cáo, xúc phạm tôi hai điều:
1. Đạo văn của Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông,
Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng.
2. Âm mưu giật giải.
Xin nói về chuyện đạo văn trước.
Tôi “đạo văn” của Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông,
Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng ở câu nào? Bài nào?
Bộ ba sách Đào Tấn gồm:
- Đào Tấn Thơ và Từ
- Đào Tấn tuồng hát Bội
- Đào Tấn qua thư tịch
là kết quả của 3 lần Hội nghị về Đào Tấn gộp lại
mà biên khảo tập thành. Quá trình đó suốt 30 năm ròng. Cho nên mới gọi nó là
công trình của “30 năm một chặng đường nghiên cứu Đào Tấn”.
Công trình bộ 3 sách Đào Tấn là kế thừa các tập
“Thơ và Từ Đào Tấn” in năm 1987, “Tuồng hát Bội của Đào Tấn” (tập I và II) in năm
1987, “Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu Đào Tấn lần thứ nhất”, “Thư mục – Tư liệu về
Đào Tấn” in năm 1985 vân vân…
Riêng tập “Thơ và Từ Đào Tấn” in năm 1987 vì lần
đầu tiếp xúc với Thơ và Từ của Đào công nên chúng tôi còn quá non yếu, việc
biên soạn còn nhiều sai sót, lần in chung trong công trình này sửa chữa khá
nhiều.
Ngay khi in xong “Đào Tấn Thơ và Từ tập I” tôi
mới phát hiện ra hai chỗ sai, tôi phải nói kỹ ở lời “ghi sau” của bộ sách (cuốn
thứ 3 – “Đào Tấn qua thư tịch”). Đây là kế thừa chứ không phải tái bản.
Toàn bộ tư liệu về Đào Tấn đều do tôi sưu tầm,
phiên âm và dịch nghĩa, chẳng lẽ tôi đi ăn cắp văn của tôi? Tiền bạc thì tôi có
thiếu chứ chữ nghĩa cũng đủ dùng.
Còn nói về “âm mưu giật giải” thì đối với tôi,
làm nghiên cứu, viết văn không phải lấy đó làm mục đích, làm cứu cánh, tác giả
Minh Tâm chớ nên “lấy bụng ta suy ra bụng người”. Mọi việc chờ ra ánh sáng.
Quy Nhơn ngày 25-02-2012
Vũ Ngọc
Liễn
(Nguồn:
TP)
Hồng Hạnh giật tít câu view hơi bị độc à nghen! Phải có móng tay nhọn như vầy mới lột được vỏ quýt dày.
ReplyDeleteTôi đã từng là độc giả tích cực của báo TP (Báo in) cách đây mấy năm, nhưng sau đó thấy thất vọng về chất lượng của báo quá nên đoạn tuyệt với nó luôn. Kể cả báo TP mạng cũng không thèm ngó tới nũa!
ReplyDeleteCó lẽ sau Nhân Dân, QĐND thì TP là tờ báo "đông" độc giả nhất! Huhu, TP ơi!