Sáng 9/3 tại Thư viện Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải thưởng văn học năm 2011 và kết nạp Hội viên của Hội Nhà văn Hà Nội. Tham dự những buổi lễ của Hội Nhà Văn Hà Nội mới thấy nhiều nét đặc biệt mà có lẽ chỉ có ở Hội Nhà văn Thủ đô.
Chủ tịch HNV Hà Nội Phạm Xuân Nguyên trao thẻ và quyết định kết nạp Hội viên mới sáng 9/3/2012 |
Từ kết nạp Hội viên
Tên gọi của buổi lễ mà Hội Nhà văn Hà Nội làm phông nền chính cũng như tên gọi chính thức là: Lễ trao giải thưởng văn học và kết nạp Hội viên năm 2011. Tất cả mọi người có mặt tham dự buổi lễ “hai trong một” đều nghĩ sẽ trao giải thưởng trước rồi kết nạp Hội viên sau. Thế nhưng chương trình bị đảo ngược lại một cách rất… tự nhiên! Tức là Kết nạp 29 Hội viên trước rồi mới Trao giải. 29 tân Hội viên rạng ngời nét mặt lên sân khấu nhận quyết định. Nếu như ở các Hội Nhà văn khác thì khó xảy ra chuyện một hội viên đã là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lại chưa là Hội viên hội địa phương. Thông thường, họ sẽ là Hội viên ở địa phương trước sau đó phấn đấu để trở thành Hội viên trung ương. Chu trình “ngược” xảy ra ở Hội Nhà văn Hà Nội diễn ra thường xuyên, hàng năm. Thậm chí có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tuổi đã khá cao, cầm thẻ Hội viên Hội Nhà văn đã vài chục năm, ai cũng nghĩ họ đã là Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội từ lâu nhưng thực tế lại không phải vậy như trường hợp nhà văn Nguyên Ngọc cách đây chưa lâu. Năm nay, bên cạnh Trần Đăng Suyền, Di Li, Phùng Văn Khai… đã là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trở thành Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, còn có Lê Hoài Nam là Hội viên của… ba Hội, ngoài hai hội trên còn là Hội viên của Hội Nhà văn Nam Định.
Lý giải vì sao lại làm lễ kết nạp
trước, Chủ tịch Hội - Phạm Xuân Nguyên cho rằng, như thế những Hội viên mới sẽ
chính thức được tham gia các hoạt động của Hội ngay lập tức. Và như thế lễ trao
giải ngay sau đó các tân Hội viên đã là các thành viên chính thức của Hội.
Đến
giải thưởng
Đối tượng được xét giải là sáng tác của nhà văn thuộc Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, sách của các nhà văn ngoài Hội sống trên địa bàn Hà Nội - tức người cầm bút ở Hà Nội nhưng chưa phải là Hội viên, và sách về Hà Nội của các nhà văn cả nước. Gọi là giải thưởng của địa phương, nhưng đây là một địa phương đặc thù - là thủ đô của đất nước, do đó diện xét giải khá rộng để nhằm không bỏ sót những tác phẩm chất lượng dành cho mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
Với mỗi chuyên ngành Hội Nhà văn Hà
Nội chỉ trao duy nhất một tác phẩm, không chọn được thì bỏ trống. Hiểu một cách
ví von thì giải văn học thường niên của Hà Nội chỉ chọn hoa hậu chứ không chọn á
hậu, nếu không có, không xứng đáng thì chờ năm sau, chứ không “đôn” á hậu lên
đội vương miện.
Có lẽ quy định này hơi cứng nhắc,
bởi với mỗi tác phẩm vào chung khảo được quyết định bằng phiếu kín và được công
nhận khi quá bán. Nếu cùng một thể loại, như truyện ngắn, có 2 tác phẩm thực sự
đáng được giải và cùng quá bán số phiếu thì sao? Không lẽ Hội đồng chung khảo
lại tiến hành… bỏ phiếu lại? Giả định này khiến một số người khi biết vào chung
khảo giải thưởng năm 2011 là Những ngã tư
và những cột đèn của Trần Dần và Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh rất có thể Hội Nhà văn Hà Nội sẽ phá lệ
như trước đây sinh thêm giải trọn đời và giải thành tựu trọn đời chưa từng có
tiền lệ. Vì Đội gạo lên chùa cũng
được đánh giá cao ngay từ khi tác phẩm mới ra đời, được chọn toạ đàm, lại vừa
được vinh danh tại giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Còn Trần Dần, cũng
từng được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội.
Chủ
tịch Hội nhận khuyết điểm
Theo quy định xét giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội hàng năm, thì những tác phẩm xuất bản từ mùng 01/7 của năm trước đến hết ngày 30/6 của năm sau với 3 đối tượng như trên đã kể. Cũng theo thông lệ giải được xét và trao vào ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Thế nhưng năm nay, giải được xét và trao muộn hơn tới gần 5 tháng và không rõ lý do vì sao có sự chậm trễ như vậy. Tuy nhiên phát biểu tại lễ trao giải sáng 09/3, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên đã không ngần ngại nhận khuyết điểm một cách minh bạch và không đổ lỗi cho ai trước tất cả đông đảo Hội viên và báo giới: “Năm nay thời gian trao giải bị chậm lại là do khuyết điểm của Chủ tịch Hội, nhưng giải năm 2012 sẽ được xét và trao đúng thời hạn”. Thật hiếm thấy một Chủ tịch Hội Nhà văn nào lại thành thật như Phạm Xuân Nguyên.
Hiền Nguyễn
(VHQN)
No comments:
Post a Comment