Nhà thơ Trịnh Công Lộc trước khi lên nhận giải Mộ gió |
MỘ GIÓ
Dâng hương những chiến binh giữ biển, đảo không về !
Mộ
gió đây,
đất thành xương cốt
Cứ gọi lên là rõ hình hài
Mộ gió đây
cát vun thành da thịt
Mịn màng đi
dìu dặt bên trời…
đất thành xương cốt
Cứ gọi lên là rõ hình hài
Mộ gió đây
cát vun thành da thịt
Mịn màng đi
dìu dặt bên trời…
Mộ
gió đây
những phút giây biển lặng
Gió là tay ôm ấp bến bờ xa
Chạm vào gió như chạm vào da thịt
Chạm vào
nhói buốt
Hoàng Sa…
những phút giây biển lặng
Gió là tay ôm ấp bến bờ xa
Chạm vào gió như chạm vào da thịt
Chạm vào
nhói buốt
Hoàng Sa…
Mộ
gió đấy
giăng từng hàng, từng lớp
giăng từng hàng, từng lớp
Vẫn
hùng binh giữa biển - đảo xa khơi
Là mộ gió
gió thổi hoài, thổi mãi
Thổi bùng lên
những ngọn sóng
ngang trời
Là mộ gió
gió thổi hoài, thổi mãi
Thổi bùng lên
những ngọn sóng
ngang trời
22/8/2011
* Mộ gió: Mộ tượng trưng theo nghi lễ chiêu hồn những chiến binh thời Nguyễn đi bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không trở về .
* Mộ gió: Mộ tượng trưng theo nghi lễ chiêu hồn những chiến binh thời Nguyễn đi bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không trở về .
______________________________
Đang chiếu lại hình ảnh Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trên thềm lục địa |
TRỊNH CÔNG LỘC TRÒ CHUYỆN VỚI PV BÁO QUẢNG NINH
Như tin đã đưa, từ 15-8 đến 15-12-2011, Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà Văn Việt Nam và Báo Vietnamnet đã phát động cuộc thi sáng tác Thơ và Ca khúc với chủ đề “ĐÂY BIỂN VIỆT NAM”. Đã có 1.015 tác phẩm thơ và 417 tác phẩm âm nhạc từ khắp cả nước gửi tới tham dự cuộc thi này; trong đó có 10 tác phẩm âm nhạc và 11 tác phẩm thơ được trao giải (từ giải nhất đến giải tư cho mỗi thể loại). Trong số các tác giả đoạt giải, Quảng Ninh có nhạc sĩ Xuân Nhật đạt giải ba thể loại âm nhạc, với ca khúc: Tuổi trẻ trên biển quê hương và Trịnh Công Lộc đạt giải nhì thể loại thơ với bài: “Mộ gió”. (Một điều thú vị là nhạc sĩ Vũ Thiết đã phổ nhạc bài thơ “Mộ gió” để gửi dự thi ở thể loại âm nhạc, với tựa đề: “Khúc tráng ca biển” và ca khúc này cũng đoạt giải nhì tại cuộc thi).
Ngay sau khi trở về từ buổi lễ trao giải tối 19-2-2012 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội, nhà thơ Trịnh Công Lộc đã có cuộc trò chuyện với PV Báo Quảng Ninh...
- Xin chúc mừng anh đã giành được giải cao tại một cuộc thi lớn về VHNT. Anh có thể chia sẻ tâm tư của mình khi tham gia cuộc thi này?
+ Khi biết thông tin về cuộc thi đăng tải trên mạng và trên một số báo chí, tôi thực sự hào hứng. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã được thể hiện trong VHNT rất sinh động. Tuy nhiên, sau đó một thời gian dài, dường như đề tài này có phần lắng xuống. Chúng ta ít tìm thấy những tác phẩm tương xứng với tầm vóc lịch sử to lớn ấy.
Nhưng
thật lạ, khi biển đảo Việt Nam đứng trước những diễn biến mới phức tạp, không
kém phần căng thẳng thì ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của tất cả các tầng
lớp nhân dân trong và ngoài nước. Lòng yêu nước - mà có người lo ngại rằng nó
bị ngủ quên, bị phai nhạt, nay được dịp bùng lên, vang dậy. Việc Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, trong phiên chất vấn tại Quốc hội khẳng định quyết tâm giữ
vững biển đảo và đặc biệt hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa, đã thực sự tạo ra
nỗi xúc động sâu sắc với toàn thể nhân dân, trong đó có đội ngũ những người làm VHNT.
Rất nhiều nhà văn nhà thơ đã bày tỏ tâm tư tình cảm của mình trên trang viết.
Họ đều mong muốn có được những tác phẩm VHNT nêu cao lòng yêu nước; chân thành,
tự nhiên, xúc động như chính nó vốn có. Rõ ràng chủ nghĩa yêu nước dâng lên từ
biển đảo, nay đã trở lại với tất cả sự xúc động chân thật nhất, hào hùng nhất,
không hô khẩu hiệu. Tôi đã viết những tác phẩm của mình trong mạch cảm xúc ấy
gửi dự thi cuộc thi sáng tác thơ và ca khúc với chủ đề “Đây biển Việt Nam” và
rất vui vì bài thơ “Mộ gió” đã đoạt giải nhì...
- Vì sao anh lại lấy cảm xúc từ những “Mộ gió” khi viết về “biển Việt Nam”?
+ “Mộ gió” là tôi nhắc lại sự kiện từ thời vua Gia Long, nhà Nguyễn đã cử những hải đội ra trấn giữ đảo Hoàng Sa. Họ đã hy sinh, nằm lại biển cả, mãi mãi không trở về. Rồi những năm 70, quần đảo Trường Sa bị xâm phạm. Cũng đã có hàng trăm người lính ra giữ đảo, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho từng tấc đất quê hương. Cả quần đảo Hoàng Sa cũng vậy. Những người đi giữ đảo, đi biển không trở về. Họ đều góp phần giữ toàn vẹn chủ quyền đất nước. Theo tục lệ thông thường từ xa xưa, những người sống làm mộ gió, tổ chức lễ chiêu hồn, cầu an cho những người nằm lại nơi biển cả. Những nấm mộ tượng trưng được dựng lên để tưởng nhớ, tôn vinh những người hy sinh vì biển đảo. Tôi có suy nghĩ thế này: Có lẽ đến bây giờ tất cả những ai có công ấy đều đáng được tôn vinh! Bởi thế tôi đã viết “Mộ gió”: “Gió là tay ôm ấp bến bờ xa”… “Mộ gió đấy/ giăng từng hàng, từng lớp/ vẫn hùng binh giữa biển - đảo xa khơi/ là mộ gió/ gió thổi hoài, thổi mãi/ thổi bùng lên/ những ngọn sóng ngang trời”…
- Được biết trong chùm thơ 2 bài gửi dự thi của anh, ngoài “Mộ gió” còn có bài “Từ biển mà đi”. Cảm xúc của anh khi viết bài thơ này thì thế nào?
+ Khác với “Mộ gió”, “Từ biển mà đi” được viết từ cảm hứng: Ông cha mình đã từ biển mà đi. Từ biển mà xây dựng nước non giầu mạnh này…
“Ông cha mình đã từ biển mà đi/ Vẫn rành rọt sáng soi từng hải lý/ Những luồng lạch nông/ Thuộc lòng như chữ nghĩa/ Bao lớp người đi giữ biển - đảo không về…/ Mỗi đảo nhỏ đã hoá thành ngọn nến/ Thắp linh thiêng rừng rực trời sao/… Bây giờ, lại từ biển mà đi/ Biển là đất - đất liền với biển/ Đất giầu lên - biển cũng giầu lên/ Đất đã mạnh - biển trời thêm mạnh…”.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biển là chiến lược của toàn cầu. Mỗi một dân tộc muốn lớn mạnh phải từ biển. Là một người làm công tác nghiên cứu văn hoá, điều khiến tôi xúc động là chính biển cả của ta ẩn chứa đầy truyền thống yêu nước, anh hùng dân tộc. Biển cũng là điểm xuất phát, giúp chúng ta đi ra khắp thế giới, làm giầu đất nước từ biển. Hoàng Sa - Trường Sa như Trường Sơn… đôi vai gánh bao nỗi gian truân đất nước… Và nhân đây, tôi cũng xin chia sẻ những suy ngẫm về lòng yêu nước. Chúng ta đã từng lo ngại rằng lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng có phần lắng chìm trong đời sống hôm nay.
- Vì sao anh lại lấy cảm xúc từ những “Mộ gió” khi viết về “biển Việt Nam”?
+ “Mộ gió” là tôi nhắc lại sự kiện từ thời vua Gia Long, nhà Nguyễn đã cử những hải đội ra trấn giữ đảo Hoàng Sa. Họ đã hy sinh, nằm lại biển cả, mãi mãi không trở về. Rồi những năm 70, quần đảo Trường Sa bị xâm phạm. Cũng đã có hàng trăm người lính ra giữ đảo, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho từng tấc đất quê hương. Cả quần đảo Hoàng Sa cũng vậy. Những người đi giữ đảo, đi biển không trở về. Họ đều góp phần giữ toàn vẹn chủ quyền đất nước. Theo tục lệ thông thường từ xa xưa, những người sống làm mộ gió, tổ chức lễ chiêu hồn, cầu an cho những người nằm lại nơi biển cả. Những nấm mộ tượng trưng được dựng lên để tưởng nhớ, tôn vinh những người hy sinh vì biển đảo. Tôi có suy nghĩ thế này: Có lẽ đến bây giờ tất cả những ai có công ấy đều đáng được tôn vinh! Bởi thế tôi đã viết “Mộ gió”: “Gió là tay ôm ấp bến bờ xa”… “Mộ gió đấy/ giăng từng hàng, từng lớp/ vẫn hùng binh giữa biển - đảo xa khơi/ là mộ gió/ gió thổi hoài, thổi mãi/ thổi bùng lên/ những ngọn sóng ngang trời”…
- Được biết trong chùm thơ 2 bài gửi dự thi của anh, ngoài “Mộ gió” còn có bài “Từ biển mà đi”. Cảm xúc của anh khi viết bài thơ này thì thế nào?
+ Khác với “Mộ gió”, “Từ biển mà đi” được viết từ cảm hứng: Ông cha mình đã từ biển mà đi. Từ biển mà xây dựng nước non giầu mạnh này…
“Ông cha mình đã từ biển mà đi/ Vẫn rành rọt sáng soi từng hải lý/ Những luồng lạch nông/ Thuộc lòng như chữ nghĩa/ Bao lớp người đi giữ biển - đảo không về…/ Mỗi đảo nhỏ đã hoá thành ngọn nến/ Thắp linh thiêng rừng rực trời sao/… Bây giờ, lại từ biển mà đi/ Biển là đất - đất liền với biển/ Đất giầu lên - biển cũng giầu lên/ Đất đã mạnh - biển trời thêm mạnh…”.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biển là chiến lược của toàn cầu. Mỗi một dân tộc muốn lớn mạnh phải từ biển. Là một người làm công tác nghiên cứu văn hoá, điều khiến tôi xúc động là chính biển cả của ta ẩn chứa đầy truyền thống yêu nước, anh hùng dân tộc. Biển cũng là điểm xuất phát, giúp chúng ta đi ra khắp thế giới, làm giầu đất nước từ biển. Hoàng Sa - Trường Sa như Trường Sơn… đôi vai gánh bao nỗi gian truân đất nước… Và nhân đây, tôi cũng xin chia sẻ những suy ngẫm về lòng yêu nước. Chúng ta đã từng lo ngại rằng lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng có phần lắng chìm trong đời sống hôm nay.
Nhưng
rõ ràng, sau những sự kiện xảy ra với Hoàng Sa, với Trường Sa; và từ cuộc thi
này, chúng ta được chứng kiến lòng yêu nước trào dâng mạnh mẽ. Lòng yêu nước
luôn thường trực trong mỗi con dân nước Việt. Và mỗi khi Tổ quốc, dân tộc đứng
trước những thử thách lớn thì tình yêu nước lại trỗi dậy và dâng tràn. Lòng yêu
nước là thành
trì vững mạnh nhất để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Trong giai
đoạn hiện nay, biển đảo chính là sự thể hiện rõ ràng nhất tình yêu nước,
thái độ chính trị. Những người làm VHNT đã tỏ rõ thái độ, chính kiến bằng chính
những tác phẩm của mình. Văn học nghệ thuật cũng đã góp phần tích cực cùng với
các lĩnh vực khác ghi tạc nên dấu mốc: Sự toàn vẹn lãnh thổ cả trên đất liền và
ngoài biển đảo…
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
Trung
Luận
(Nguồn: Báo Quảng Ninh cuối tuần )
No comments:
Post a Comment