Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: Nhà
thơ Mai Bá Ấn, như anh nói trong Mail gửi cho tôi, là “người đã bảo bọc, giúp
đỡ, làm chỗ tựa cho Nguyễn Ngọc Hưng trong suốt cuộc đời bệnh tật và cuộc thơ
vượt lên bệnh tật. Em rất hiểu Hưng và tin ở Hưng.
Chuyện bài của Đặng Khánh Cường
về chuyện “đạo thơ” này đã được giải quyết trước đây và nhà thơ Nguyễn Thị Đạo
Tĩnh cũng đã được Nguyễn Ngọc Hưng trao đổi rất kỹ. Không ngờ bây giờ lại
trở lại chuyện này khiến người bạn đau khổ của em lại thêm một lần đau khổ.
Sự trùng hợp giữa hai bài thơ là có, như ta đã biết, nhưng mức độ như
thế nào thì ta thử đọc kỹ lại xem…
E gửi anh toàn bộ những bài đã bàn về chuyện này trước đây, cùng những
chia sẻ của bạn thơ để anh nắm rõ hơn sự việc. Và tha thiết mong anh, với uy
tín của mình có những lời biện minh, làm rõ để cứu người bạn thơ đau khổ của
em”.
Trước đây tôi chưa được đọc những bài đã in dưới đây, nhưng sau khi
đọc, tôi thấy có thể ĐKC đã trích dẫn sai, hoặc “lỗi đánh máy” của báo VN? Tuy
vậy tôi vẫn thấy 2 bài thơ của 2 tác giả sao lại có nhiều từ, cụm từ, ý, tứ
giống nhau đến thế. Theo tôi, đây là việc mà NNH và cả những người sáng tác cần
rút kinh nghiệm.
_______________________
THƯ NGỎ GỬI BAN BIÊN TẬP BÁO VĂN NGHỆ
Quảng ngãi, ngày 19/02/2009
Kính gửi: Ban biên tập Báo Văn Nghệ
Tôi là Nguyễn Ngọc Hưng, tác giả bài thơ “Hoài khúc tháng ba” và cũng là đối tượng được ông Đặng Khánh Cường phê phán quyết liệt trên báo Văn Nghệ số 7 ngày 14/2/2009 qua bài báo “Một bài thơ tiếng Việt được dịch từ một bài thơ tiếng Việt”.
Hôm nay tôi viết lá thư này gửi đến
Ban biên tập để bày tỏ một số nội dung sau:
1. Tôi rất cảm ơn ông Đặng Khánh
Cường đã phát hiện ra điểm giống nhau giữa bài thơ “Khúc hát tháng ba”
của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh và bài thơ “Hoài khúc tháng ba” của tôi.
Tối 13/2/2009, đêm trước khi báo ra, ông Đặng Khánh Cường có gọi điện thông báo
cho tôi về bài phê bình của ông nhưng tôi không tin lắm vào sự “quá giống nhau”
(như ông nói). Dù vậy, đêm đó tôi đã cố tìm trong trí nhớ là đã đọc bài thơ
“khúc hát tháng ba” của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh ở đâu chưa (với hoàn cảnh
của tôi- bị bại liệt toàn thân- thì nguồn thông tin duy nhât là từ sách và báo
chí). Suốt đêm ấy, tôi không ngủ được và cũng không tìm ra. Nhưng cũng không
tin vào trí nhớ của mình, tôi và chị bạn tôi tiếp tục xới tung những chồng sách
báo trong tủ sách gia đình mà vẫn không hề có thông tin gì về bài thơ trên hay
tập thơ “Miền hoa dại”- nơi có đăng bài thơ. Tôi tin chắc rằng “sự quá giống
nhau”, nếu có, thì chỉ là một sự tình cờ mà chính tôi cũng không lường trước
được.
2. Mãi đến tối ngày 18/2/2009 khi có bài báo trong tay (nhờ một
người bạn ở Hà Nội gửi vào), lần đầu tiên tôi mới được đọc tác phẩm “Khúc hát
tháng ba” của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh được trích dẫn trong bài viết của ông
Đặng Khánh Cường. Chính tôi cũng bàng hoàng vì sự giống nhau của hai bài thơ,
đặc biệt là khổ thơ cuối hoàn toàn trùng khít. Để tìm hiểu sự thật, tôi đã nhờ
người cháu tìm hộ bản gốc bài thơ “Khúc hát tháng ba” của nhà thơ Nguyễn Thị
Đạo Tĩnh, và đây là bài thơ được lấy từ địa chỉ http:/VOVNEW.VN
KHÚC HÁT THÁNG BA
Đào đã tàn từ lâu
Mà sen thì chưa tới
Ngoài khung cửa
Một khoảng trời chới với
Tháng ba
Mà sen thì chưa tới
Ngoài khung cửa
Một khoảng trời chới với
Tháng ba
Bông lựu đơn nở vội trước hiên nhà
Một chấm đỏ như lời yêu vừa chín
Ai đan áo Nàng Bân
Cho mùa đông bịn rịn
Chỉ một chút thôi
Đủ để rét ngọt ngào
Một chấm đỏ như lời yêu vừa chín
Ai đan áo Nàng Bân
Cho mùa đông bịn rịn
Chỉ một chút thôi
Đủ để rét ngọt ngào
Mẹ ta ngồi vo gạo cầu ao
Tiếng vỗ rá nghe sao mà thân thuộc
Ta thương quá tháng ba ngày trước
Củ khoai gầy lát sắn mỏng thay cơm
Tiếng vỗ rá nghe sao mà thân thuộc
Ta thương quá tháng ba ngày trước
Củ khoai gầy lát sắn mỏng thay cơm
Em ta giờ áo mặc đẹp hơn
Mắt lóng lánh nét cười rạng rỡ
Em không phải như ta xưa chăn trâu cắt cỏ
Chân lấm bùn đầu đội nắng trưa
Mắt lóng lánh nét cười rạng rỡ
Em không phải như ta xưa chăn trâu cắt cỏ
Chân lấm bùn đầu đội nắng trưa
Mẹ mừng thừa gạo trắng tháng ba
Lúa con gái đang thì thơm ngậy đất
Mẹ làm bánh trôi
Mẹ làm bánh khúc
Kính cẩn dâng trời đất tổ tiên
Lúa con gái đang thì thơm ngậy đất
Mẹ làm bánh trôi
Mẹ làm bánh khúc
Kính cẩn dâng trời đất tổ tiên
Những cũ càng không thể gọi tên
Đã nuôi lớn bao cánh buồm trai trẻ
Dù đi muôn phương
Ta vẫn muốn được như ngày thơ bé
Trở về nhà bên mẹ
Sà vào khói bếp tháng Ba.
Đã nuôi lớn bao cánh buồm trai trẻ
Dù đi muôn phương
Ta vẫn muốn được như ngày thơ bé
Trở về nhà bên mẹ
Sà vào khói bếp tháng Ba.
22/3/2008
Và đây là bài thơ “Hoài khúc tháng
ba” của tôi được in trong tập thơ “Những khúc ca trên cỏ”- NXB Hội nhà văn ấn
hành quý 4/2008 (lưu ý: ông Đặng Khánh Cường đã lấy bài thơ của tôi trên Tạp
chí Thơ số 2 năm 2009 nhưng tôi chưa có tạp chí này để trích dẫn).
HOÀI KHÚC THÁNG BA
Đào lụi lâu rồi sen chưa tới
Một mình một ô cửa tháng ba
Thiết tha vừa chín hay nở vội
Lựu hoe mắt đỏ trước hiên nhà
Một mình một ô cửa tháng ba
Thiết tha vừa chín hay nở vội
Lựu hoe mắt đỏ trước hiên nhà
Lỡ giấc mùa đan chưa kịp áo
Vào giêng hai nắng đã ấm rần
Có phải thương người cam phận đắng
Đất trời cho rét ngọt Nàng Bân
Vào giêng hai nắng đã ấm rần
Có phải thương người cam phận đắng
Đất trời cho rét ngọt Nàng Bân
Giấu nỗi gì tháng ba văn vắt
Như thể ao chờ bóng mẹ ta
Mỗi lần vo gạo người soi mặt
Khoe với rong rêu chút ngọc ngà
Như thể ao chờ bóng mẹ ta
Mỗi lần vo gạo người soi mặt
Khoe với rong rêu chút ngọc ngà
Bìu ríu đi qua ngày giáp hạt
Tóp teo lát sắn mỏng khoai gầy
Thương quá những tháng ba ngày trước
Cơm thường cõng củ, cá-rô-cây!
Tóp teo lát sắn mỏng khoai gầy
Thương quá những tháng ba ngày trước
Cơm thường cõng củ, cá-rô-cây!
May được tháng ba thừa gạo trắng
Dậy thì mơn mởn lúa đồng xanh
Bánh trôi bánh khúc dâng trời đất
Người kính tổ tiên đặng phước lành
Dậy thì mơn mởn lúa đồng xanh
Bánh trôi bánh khúc dâng trời đất
Người kính tổ tiên đặng phước lành
Không còn phải chăn trâu cắt cỏ
Thì thụp lội bùn đội nắng trưa
Được phút thảnh thơi ngồi độc ẩm
Lại ngậm ngùi thương tháng ba xưa
Thì thụp lội bùn đội nắng trưa
Được phút thảnh thơi ngồi độc ẩm
Lại ngậm ngùi thương tháng ba xưa
Những muốn chạy ngay về với mẹ
Mẹ không còn nữa tháng ba ơi
Thanh minh lặng lẽ lên đồi vắng
Rưng rưng hương khói trắng mây trời.
Mẹ không còn nữa tháng ba ơi
Thanh minh lặng lẽ lên đồi vắng
Rưng rưng hương khói trắng mây trời.
22/3/2008
Qua đối chiếu hai bài thơ, tôi nhận
thấy rằng khổ thơ cuối (in nghiêng đậm) trong bài thơ của tôi đã được ông Đặng
Khánh Cường đưa vào bài thơ “Khúc hát tháng ba” của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo
Tĩnh. Ngoài ra, bài viết đã không đầy đủ, cắt rời và nhiều sai sót đối với
những hình ảnh trong bài thơ “Hoài khúc tháng ba” của tôi nên có thể đã dẫn tới
sự hiểu lầm không đáng có ở người đọc.
Dù sao tôi cũng đồng ý với ông Đặng
Khánh Cường về sự giống nhau giữa hai bài thơ ở nhiều hình ảnh mà chính tôi
cũng hết sức ngạc nhiên về sự giống nhau này. Tuy nhiên, những hình ảnh về
tháng ba, về mẹ, về một thời gian khó… được sử dụng trong hai bài thơ đều có
tính phổ biến và không một người đọc, không một nhà thơ nào không liên tưởng
đến. Nếu bình tĩnh và công tâm mà nhìn nhận thì tâm thế, tình cảm và cái hướng
đến của mỗi bài mỗi khác. Tôi không có ý định bào chữa cho mình vì dù sao tôi
cũng là người có lỗi – lỗi của một người đã viết về cùng một đề tài nhưng đã
không đọc được các tác phẩm trước đó của người khác để tránh sự trùng lặp, dẫn tới
sự giống nhau (về vỏ ngoài của ngôn ngữ) đáng tiếc như trên.
Gửi đến Ban biên tập lá thư này là
tôi mong muốn được nói lại cho rõ hơn và tha thiết mong tìm sự thấu hiểu, thông
cảm từ Ban biên tập, nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh và tất cả những người đọc thơ
tôi. Có lẽ nào một người đã gần 30 năm cố “vịn câu thơ mà đứng dậy” (Phùng
Quán) như tôi lại đi “dịch thơ” người khác, gửi đăng ở Tạp chí Thơ, Báo Văn
Nghệ, in thành tập gửi Hội đồng Thơ,… Làm thế có khác nào tự sát, trong khi thơ
với tôi đã trở thành cây gậy chống, cây cầu nối với thế giới rộng lớn bên ngoài
và thơ cũng chính là bản mệnh của tôi. Tôi không biết đến bao giờ mới hết bàng
hoàng khi nghĩ đến cái án “dịch thơ” mà tôi đang phải gánh chịu.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên
tập và tất cả bạn đọc đã lắng nghe!
Nguyễn Ngọc Hưng
ĐT: 055.3861.312 Đội 10,
thị trấn Chợ Chùa, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.
Bài đã đăng trên Báo Văn Nghệ số 11
(ngày 14/3/2009)
_____________________________
MỘT LÁ THƯ NGỎ CẢM ĐỘNG
Nguyễn Trường Lưu
Tuần báo Văn Nghệ số 11 (ngày 14/02/2009) trang 22 đăng bài “Thư ngỏ gửi Ban biên tập Báo Văn Nghệ” tác giả Nguyễn Ngọc Hưng cũng là tác giả bài thơ “Hoài khúc tháng ba”. Bài thơ được tác giả Đặng Khánh Cường cho là “dịch thơ” ở Báo Văn Nghệ số 7 ra ngày 14/02/2009. Đọc thư ngỏ tóat lên một sự chân thành cảm động với hoàn cảnh sống của Nguyễn Ngọc Hưng (như một Đỗ Trọng Khơi thứ hai). Nguyễn Ngọc Hưng bị bại liệt sống quanh quẩn trong căn nhà nhỏ hẹp của mình (như nội dung thư ngỏ), yêu văn chương chắc chắn cuộc sống tinh thần của anh phải lấy trang văn câu thơ mà nương tựa. Cũng đúng như Nguyễn Ngọc Hưng tự bạch: “Có lẽ nào một người đã gần 30 năm cố “vịn câu thơ mà đứng dậy” (Phùng Quán) lại đi dịch thơ của người khác”. “Hoài khúc tháng ba” được gửi đi và được sử dụng ở những trung tâm văn hóa của cả nước…
Là một người yêu thơ, tôi tin vào lý
lẽ của Nguyễn Ngọc Hưng. Sau khi cám ơn về sự phát hiện giống nhau giữa
hai bài thơ “Khúc hát tháng ba” của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh và “Hoài khúc
tháng ba” của mình, Nguyễn ngọc hưng chỉ không đồng ý với việc tác giả Đặng
Khánh Cường đem khổ thơ cuối của mình gắn vào làm khổ thơ cuối của nhà thơ
Nguyễn Thị Đạo Tĩnh. Sự khẳng định của Nguyễn Ngọc Hưng được minhh chứng trên
trang báo Văn Nghệ số 7 (ngày 14/02/2009).
Đạo văn, đạo thơ là một việc làm
xấu. Vi phạm pháp luật. Những người yêu văn chương đích thực không ai làm như
vậy. Và tất nhiên mọi phát hiện đều rất cần thiết, đáng hoan nghênh. Tuy nhiên,
trong bài viết của tác giả Đặng Khánh Cường chúng tôi thấy chưa được thỏa đáng.
Giá như Đặng Khánh Cường đăng tải nguyên tác cả hai bài thơ, sau đó phân tích
để chỉ ra… để người đọc chúng tôi, qua sự cảm nhận và qua thẩm định riêng của
mình sẽ nhìn ra, minh bạch hơn. Phê bình quyết liệt một hiện tượng đạo thơ mà lại
đi mang khổ thơ của người này gắn vào khổ thơ của người kia quả là… Chắc Đặng
Khánh Cường phải là họa sĩ… đa tài!
Sau bài viết của tác giả Đặng Khánh
Cường và thư ngỏ của Nguyễn ngọc Hưng, độc giả của Hà Nội xôn xao bàn luận.
Người cho thế này, người cho không phải thế!
Và thật may chúng tôi đã tìm được
tập thơ “Những khúc ca trên cỏ” của Nguyễn Ngọc Hưng do Hội Văn Nghệ Quảng Ngãi
và Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2008. Trong tập thơ này có bài thơ
“Hoài khúc tháng ba”, viết theo thể thơ 7 chữ chia thành 7 khổ thơ, được viết
ngày 22/03/2008. Phải thừa nhận “Hoài khúc tháng ba” là bài thơ dồi dào cảm
xúc. Thơ xoắn, chụm từ đầu cho đến cuối- thơ dài mà đọc không thấy mệt. Đọc
“Hoài khúc tháng ba” của Nguyễn Ngọc Hưng mà như thấy có cả tháng ba của chính
mình.
Chúng tôi đem so sánh và thẩm định
theo tạng riêng của mình thì thấy một số điểm như sau: Bài thơ “Khúc hát tháng
ba” của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh có 4 khổ thơ (theo bài viết của Đặng Khánh
Cường). Riêng khổ thơ kết nếu bỏ 4 câu mà tác giả Đặng Khánh Cường lấy của
Nguyễn Ngọc Hưng ghép vào thì khổ cuối cũng chỉ có 4 câu: “Em ta giờ áo mặc
đẹp hơ/ mắt lóng lánh nét cười rạng rỡ/ em không phải như ta xưa chăn trâu cắt
cỏ/ chân lấm bùn đầu đội nắng trưa”(?). So giữa hai bài thơ có khổ thơ 1
gần giống nhau nhưng tứ của khổ thơ này hoàn toàn khác. Thơ Nguyễn Thị Đạo
Tĩnh: “Đào đã tàn từ lâu/ mà sen chưa tới/ ngoài khung cửa/ một khoảng trời
chới với/ tháng ba” – thơ của Nguyễn Ngọc Hưng: “Đào lụi lâu rồi sen
chưa tới/ Một mình một ô cửa tháng ba/ Thiết tha vừa chín hay nở vội/ Lựu hoe
mắt đỏ trước hiên nhà”. Thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh dùng hình tượng để cho ta
một tháng ba. Còn Nguyễn Ngọc Hưng ngoài những hình tượng về tháng ba còn có
một tầng ngữ nghĩa sâu xa về sự cô đơn, về thân phận, về sự nuối tiếc… Khổ thơ
này nếu ai biết hoàn cảnh riêng của Nguyễn Ngọc Hưng hẳn sẽ không nghi ngờ,
đúng là thơ viết tự trái tim. Xưa nay người làm thơ phải lấy cảm xúc từ chính
thân phận mình, rồi hư cấu, làm cho ảo đi để thành thơ.
Từ khổ thơ mở của hai bài thơ ta đi
hết toàn bài và nhất là khi đọc hai bài theo thứ tự, chắc ai cũng nhận ra “Khúc
hát tháng ba” cô đọng, gợi lên những nét chấm phá dành cho người đọc nhiều liên
tưởng, nhịp thơ gập ghềnh nên nhạc điệu thăng giáng bất chợt.
Với “Hoài khúc tháng ba” những câu
thơ mang hình tượng thấm sâu vào ngõ ngách tâm hồn. Thơ không bắt người đọc
phải suy ngẫm nhiều, nó đi thẳng đến trái tim gây nên những rưng rưng khó dứt.
Nền thơ 7 chữ êm, sang trọng đầy hoài niệm, thơ bắt vần theo luật.
Thơ về tháng ba – tháng ba hoa gạo,
rơm gầy… mùa sấm đói no, cùng chiếc cầu ao mẹ ta vo gạo, hoa lựu đỏ lập lòe…,
tháng ba với những hình tượng quen thuộc ngàn xưa. Người làm thơ rất dễ bước gần
nhau! Theo chúng tôi, những bài thơ có thể có những từ ngữ, hình ảnh nào đó
giống nhau, như sự khác nhau là ở tứ thơ. “Hoài khúc tháng ba” và “Khúc
hát tháng ba” hoàn toàn khác nhau về tứ. Tác giả Đặng Khánh Cường cắt xén,
lắp ghép ngôn từ giữa hai bài thơ rồi dùng nhưng giọng văn hài hước… như mỉa
mai là một việc làm không thiện và rất vội vàng. Đó là chưa muốn nói anh hiểu
về thơ chưa mấy!
Là người yêu thơ tôn thờ “Chân
Thiện Mỹ” chúng tôi thấy cần có những ý kiến để mong rằng vườn văn học mãi
sạch sẽ thơm tho. Từ Hà Nội xin cảm thông cùng nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng, anh đã
đứng dậy với số phận nghiệt ngã… tin rằng làn gió không thiện sẽ chỉ như những
thử thách để anh vững vàng hơn trên con đường làm thi sĩ.
Hà Nội, ngày 14/04/2009
Nguyễn Trường Lưu
(An Đào, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà
Nội. ĐT: 04. 3876.8408)
Bị chú:
Bài đã đăng trên Báo Văn Nghệ sau số
đăng bài “Thư ngõ gửi Ban biên tập Báo Văn Nghệ” của Nguyễn Ngọc Hưng. Vì không
có số báo ấy trong tay nên ai muốn biết chính xác thì liên lạc với tác giả
Nguyễn Trường Lưu theo số ĐT trên.
______________________________
VỀ SỰ THẬN TRỌNG KHI TRÍCH DẪN CỦA NGƯỜI PHÊ BÌNH VĂN HỌC
VỀ SỰ THẬN TRỌNG KHI TRÍCH DẪN CỦA NGƯỜI PHÊ BÌNH VĂN HỌC
Nguyễn Huy Thông
Tôi nghĩ rằng điều này là vô cùng cần thiết đối với những người làm công tác lý luận, phê bình văn học cũng như những người nghiên cứu khoa học xã hội nói chung. Bởi vì việc dẫn chứng, trích dẫn chính xác, trung thực, khách quan sẽ góp phần làm cho người viết có lập luận, phân tích, nhận định, kết luận vấn đề một cách công tâm, đúng đắn, tránh thiên lệch, quy chụp vội vàng và ngược lại. Chính vì vậy, tôi muốn góp vài ý kiến nhỏ về bài viết của tác giả Đặng Khánh Cường (ĐKC) đăng trên Báo Văn Nghệ số 7, ngày 14.02.2009 cho rằng bài thơ “Hoài khúc tháng ba” của Nguyễn Ngọc Hưng (NNH) “đạo” bài thơ “Khúc hát tháng ba” của Nguyễn Thị Đạo Tĩnh (NTĐT).
A) Về nguyên văn 2 bài thơ
Tác giả ĐKC viết: “Tôi xin được chép nguyên văn hai bài thơ để bạn
đọc cùng xem xét.
Bài “Khúc hát tháng ba” của nhà thơ
Nguyễn Thị Đạo Tĩnh viết tháng 3-2003, in trong tập thơ “Miền hoa dại”, Nhà
xuất bản Hội nhà văn- 2006”.
Nói như vậy nhưng không hiểu sao ĐKC
chỉ giới thiệu bài thơ của NTĐT mà không giới thiệu bài thơ của NNH đã in trong
Tạp chí Thơ số 2- 2009. Và ngay cả bài thơ của NTĐT được giới thiệu có 23 câu,
đối chiếu với bài thơ của chị in trong tập “Miền hoa dại”, chúng tôi thấy chỉ
có 19 câu đúng nguyên văn, còn 4 câu kết, kèm theo dòng chữ số “22-3-2008”
không phải của NTĐT mà chính là đoạn kết trong bài “Hoài khúc tháng ba” của
NNH. Ấy thế mà ở câu văn mà chúng tôi vừa dẫn, ĐKC cho biết bài thơ của NTĐT
viết tháng 3-2003. Rõ ràng là ông tự mâu thuẫn với chính mình. Xin nói thêm là
nếu ai đó chỉ xem bài thơ của NNH và bài thơ của NTĐT do ĐKC giới thiệu mà
không xem nguyên văn chính xác bài thơ của chị thì dễ cho là NNH đã “đạo” 4 câu
thơ cuối của NTĐT làm thơ của mình.
Ở đoạn sau của bài viết, ĐKC có dẫn
thêm 4 câu thơ nữa của NTĐT (thực ra là 5 câu thơ, vì có một dòng gồm câu thơ
khác nhau, đáng lẽ phải xuống dòng, nhưng ĐKC đã viết liền). Như vậy là nguyên
văn bài thơ của NTĐT có 31 câu, nhưng mới được giới thiệu có 24 câu, còn thiếu
7 câu thơ, bao gồm một câu nằm giữa 5 câu thơ nói trên đã bị sót là “Mẹ làm
bánh chay” và 6 câu thơ ở đoạn kết là:
Những cũ càngkhông thể gọi tên
Đã nuôi lớn những cánh buồm trai trẻ
Dù đi muôn phương
Ta vẫn muốn được như ngày thơ bé
Trở về nhà bên mẹ
Sà vào khói bếp tháng ba
Mỹ Lộc, 3-2003
b) Về những câu thơ trong 2 bài thơ
được trích dẫn
Chúng tôi không có ý bao che cho
NNH, vì dù sao như anh đã tự nhận mình “là người có lỗi- lỗi của một người đã
viết về cùng một đề tai nhưng đã không đọc được những tác phẩm trước đó của
người khác để tánh sự trùng lặp, dẫn tới sự giống nhau (về vẻ bề ngoài của ngôn
ngữ) đáng tiếc…” (“Thư ngỏ gửi Ban biên tập Báo Văn Nghệ” của NNH đăng trên Báo
Văn nghệ sô 11, ngày 14-03-2009).
Song, chúng tôi nghĩ rằng hoàn cảnh
và nghị lực của NNH để sống và sáng tác rất đáng cho chúng ta cảm thông, thể
tất và động viên anh. Mặc dù bị tật nguyền, thiệt thòi trăm bề, nhưng anh vẫn
quyết tâm vươn lên “vịn câu thơ mà đứng dậy”, coi thơ “chính là bản mệnh” của
mình. Nếu chú ý thì chúng ta sẽ thấy mặc dù có một số điểm ngẫu nhiên trùng lặp
giống nhau ở hai bài thơ, viết cùng về một đề tài, nhưng chủ định, hướng đến và
cách thể hiện của mỗi tác giả ở mỗi bài vẫn có nét khác nhau.
Tác giả NKC đã phát hiện được một số
câu thơ giống nhau về ý, tứ, hình ảnh của sự vật, hiện tượng và từ ngữ trong 2
bài thơ của NNH và NTĐT. Phần đầu bài viết, ĐKC đã giới thiệu 19 câu thơ đúng
nguyên văn của nhà thơ NTĐT. Vậy mà ở phần sau của bài viết, khi trích dẫn một
số câu thơ sau đây, nằm trong 19 câu thơ ấy để chứng minh cho sự giống
nhau đó thì ĐKC vẫn chưa bảo đảm được sự chính xác:
- Đào đã tàn từ lâu Mà sen thì chưa
tới
(Nguyên văn là 2 câu thơ riêng biệt
phải xuống dòng, chứ không thể viết liền)
- Khung cửa… Tháng ba
(Nguyên văn gồm 3 câu thơ. Câu thứ
nhất là “Ngoài khung cửa”, câu thứ 3 là “Tháng ba”.
- Bóng lựu… Một chấm đỏ
(Nguyên văn là 2 câu thơ: “Bóng
lựu đơn nở vội trước hiên nhà/ Một chấm đỏ như lời yêu vừa chín”)
- Nàng Bân… đủ để rét ngọt
ngào
(Nguyên văn gồm 4 câu thơ. Câu thứ
nhất là “Ai đan áo Nàng Bân”, câu thứ tư là “Đủ để rét ngọt ngào”)
- Mẹ vo gạo cầu ao
(Nguyên văn là “Mẹ ta ngồi vo gạo
cầu ao”)
- Em không phải như ta xưa
chăn trâu cắt cỏ
(Đây là một câu thơ, nguyên văn là “Em
không phải như ta xưa chăn trâu cắt cỏ”)
ĐKC cũng trích dẫn một số câu chưa
đúng với nguyên văn trong bài thơ “Hoài khúc tháng ba” của NNH, cụ thể là:
- Ô cửa tháng ba
(Nguyên văn là “Một mình một ô
cửa tháng ba”)
- Lựu loe lửa đỏ
(Nguyên văn là “Lựu loe lửa đỏ
trước hiên nhà”)
- Tháng ba về rét ngọt Nàng Bân
(Nguyên văn là “Tháng ba về ngọt rét Nàng Bân”)
- Ao chờ bóng mẹ ta mỗi lần vo gạo
(Nguyên văn là 2 câu thơ “Như thể
ao chờ bóng mẹ ta/ Mỗi lần vo gạo người so mặt”)
- Tóp tép lát sắn mỏng khoai gầy
(Nguyên văn là “Tóp teo lát sắn mỏng khoai gầy”)
Qua những dẫn chứng trên, ta có thể
thấy rằng ông ĐKC khi giới thiệu toàn văn bài thơ của NTĐT cũng như khi trích
dẫn các câu thơ đã không theo đúng nguyên văn bài thơ của cả hai tác giả: Cắt
bớt một số từ ngữ, đảo lộn trật tự từ ngữ và thứ tự của các câu thơ hoặc ỏ hẳn
cả một đoạn thơ rồi đưa thơ của NNH vào cuối bài thơ của NTĐT. Cách trích dẫn
đó chứng tỏ người viết thiếu sự tôn trọng các tác giả, rất cần được rút kinh
nghiệm.
Suy cho cùng thì phương pháp làm
việc thận trọng, chính xác, khoa học, trung thực với chính bản thân và với
người khác vẫn là yêu cầu cần thiết, không thể thiếu đối với nhiều người, nhất
là các cán bộ nghiên cứu, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
TP. Phủ Lý, ngày 15-5-2009
NGUYỄN HUY THÔNG
(Nhà văn, nhà phê bình văn
học. Hội viên Hội Nhà văn ViệtNam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam)
(Bài đăng trên Tạp chí Cẩm Thành số
59 – tháng 6/2009)
____________________________
No comments:
Post a Comment