.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, April 7, 2012

NHỮNG CHI TIẾT ĐÁNG NGỜ VỀ “CHUYỆN ĐÔNG – CHUYỆN TÂY” TRÊN KIẾN THỨC NGÀY NAY (P2)


ĐỌC CHUYỆN ĐÔNG – CHUYỆN TÂY (P2)

KTTN 110, ngày 01-6-1993

Tại sao tiếng Pháp đã có Japon để chỉ nước Nhật Bản mà còn lại có tên là Nippon? Hai tên này có gì khác nhau?

AC: Tiếng Pháp Japon cùng với tiếng Anh Japan, là phiên âm theo tiếng Hán giọng Bắc Kinh rì ben (âm Hán Việt là Nhật Bản) của hai chữ 日本. Còn Nippon là phiên âm thẳng từ tiếng Nhật; chữ Nhật, viết theo lối Romaji (La mã tự) cũng là Nippon. Đây là tên mà chính người Nhật dùng để gọi nước mình.

VTH: Có tài liệu cho rằng Japon trong tiếng Pháp là chữ phiên âm từ hai chữ 日本, đọc theo tiếng Quan Thoại ngày nay là rìběn (1). Nhưng trên thực tế, trong tiếng Quan Thoại, hai chữ 日本 được đọc là “rí bèn”, nghĩa là là phát âm từ với phụ âm đầu là r chứ không phải là j. Vì thế, chúng tôi không nghĩ rằng Japon là chữ phiên âm từ hai chữ 日本 đọc theo tiếng Quan Thoại hay giọng Bắc Kinh theo cách diễn đạt của ông An Chi. Theo chúng tôi, chữ JaponJapan có khả năng bắt nguồn từ tiếng Malaysia hay tiếng Indonesia. Thời xưa, cái từ Japan đến phương Tây bằng con đường buôn bán gọi là Nanban bōeki (?), người Trung Quốc gọi là Nam man mậu dịch 南蛮貿易. Trong tiếng Malaysia và Indonesia, Japan được gọi là Jepang (người Nhật, nước Nhật). Đây là chữ vay mượn từ tiếng Trung Quốc gọi là Jih'pen'kuo (2), có nghĩa là “Vùng đất mặt trời mọc”(3). Cái từ Jepang được những nhà buôn Bồ Đào Nha ở Malacca sử dụng trong thế kỷ 16. Họ đã mang chữ này đến châu Âu (4). Từ Jepang được ghi chép lần đầu trong tiếng Anh vào năm 1565 và được đánh vần là Giapan (5).  Người Anh đã phiên âm từ này thành Japan, còn người Pháp phiên âm thành Japon.

Hai cái tên tiếng Nhật NipponNihon đều được viết bằng bằng cách sử dụng chữ kanji (6). Cái tên Nippon được sử dụng phần lớn trong những mục đích có tính nghi thức, kể cả trong đồng yên Nhật, tem thư và những sự kiện thể thao quốc tế. Còn Nihon là thuật ngữ được dùng trong cách nói hàng ngày ở Nhật. Người Nhật tự cho rằng họ là Nihonjin (Nhật Bản nhân 日本人), còn ngôn ngữ của họ là Nihongo (Nhật Bản ngữ 日本語). Cả hai từ NipponNihon đều có nghĩa là “gốc mặt trời” và thường được dịch là “Đất nước mặt trời mọc”. Cách gọi này có nguồn gốc từ những sứ thần Nhật Bản được phái sang làm việc tại Trung Hoa thời xưa, dùng để nhấn mạnh vị thế phương Đông của họ, đối trọng với triều đình Trung Hoa. Hiện nay, cách gọi chính thức nước Nhật là Nippon-koku hay Nihon-koku (Nhật Bản quốc 日本国).

*
(1): Dumaine, David.Petites histoires des noms de pays. Paris : Flammarion, 2006, p. 56-57.
(2) : C. R. Boxer, The Christian Century In Japan 1549–1650, University of California Press, 1951, pages 1 and 14.
(3): Donald Frederick Lach, Asia in the making of Europe: The century of discovery , University of Chicago Press, 1994, trang 652).
(4) C. R. Boxer, The Christian Century In Japan 1549–1650, University of California Press, 1951p. 11, 28—36, 49—51.
(5): Mancall, Peter C. (2006). "Of the Ilande of Giapan, 1565". Travel narratives from the age of discovery: an anthology. Oxford University Press. pp. 156–157.
(5): Kanji (Hán tự 漢字) là những chữ Trung Quốc được sử dụng trong trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản cùng với bảng ký hiệu âm tiết hiragana (ひらがな, 平仮名), katakana (カタカナ, 片仮名), chữ số Indo Arabic và việc sử dụng thỉnh thoảng bản chữ cái Latin  (gọi là "rōmaji").

KTTN 110, ngày 01-6-1993

Xin cho biết xuất xứ của mấy tiếng mã tà (lính cảnh sát thời trước).

AC: Mã tà là do phiên âm từ tiếng Mã Lai manta-mata có nghĩa là cảnh sát. Hình thức gốc ban đầu là ma tà, theo ghi nhận của Huình-Tịnh Paulus Của trong Đại Nam quốc âm tự vị. Về sau, ma đã được phát âm thành mã. Xin nhớ rằng tiếng Việt, nhất là địa phương Nam Bộ, có nhiều từ gốc Mã Lai. Thêm một ví dụ: xà ích, người đánh xe ngựa, là do tiếng Mã Lai saïs.

VTH: Manta-mata không có nghĩa là “cảnh sát” trong tiếng Mã Lai (Malaysia), “mata-mata” mới có nghĩa là “cảnh sát”. Tuy nhiên, đây là từ xưa, hiếm khi được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày ở Malaysia, giống như từ “mã tà” trong tiếng Việt vậy. Hiện nay, trong tiếng Malaysia, khi nói chung về cảnh sát, người ta sử dụng từ “polis” (còn viết là “polisi”) để thay thế cho từ mata-mata. Những từ có liên quan tới cảnh sát đều ghi là “polis” chứ không phải là “mata-mata”. Thí dụ: polis = cảnh sát, nam cảnh sát, nhân viên cảnh sát; anggota polis = nam cảnh sát; polis wanita = nữ cảnh sát; pegawai polis = nhân viên cảnh sát; mobil polisi = xe cảnh sát; balai polis = đồn cảnh sát…

Theo chúng tôi, người Malaysia đã vay mượn nguyên xi từ mata-mata trong tiếng Indonesia nhưng đã biến đổi nghĩa đôi chút, bởi vì trong tiếng Indonesia, mata-mata có nghĩa là “mật thám, thám tử”. Xét về hình thức và nghĩa của từ, chúng ta dễ có cảm tưởng rằng người Việt đã mượn chữ mata-mata để phiên âm thành “mã tà”. Tuy nhiên, chúng tôi thắc mắc là, tiếng Malaysia và Indonesia có vai trò gì trong lịch sử nước ta, tại sao để người Việt lại dựa vào chữ này để nói về cảnh sát thời Pháp thuộc? Nếu cho rằng người Malaysia và Indonesia gia nhập lực lượng lính Lê Dương Pháp (Légion étrangère) rồi đến nước ta nên người Việt đã mượn từ mata-mata cũng không phải, vì trong danh sách các quốc gia tham gia Lê Dương Pháp trong giai đoạn 1831-1961 (*) có tổng cộng khoảng 600.000 người, những người lính này gọi là légionnaire, nhưng không hề có người Malaysia và Indonesia. Mặt khác, mata-mata có 4 âm tiết, trong khi đó mã tà chỉ có 2 âm tiết, liệu mã tà có khả năng phiên âm từ chữ mata-mata hay không?. Có quan điểm cho rằng “mã tà” là tiếng phiên âm từ chữ “matraque” (dùi cui) trong tiếng Pháp. Do cảnh sát thường sử dụng dùi cui nên người ta mượn chữ matraque để phiên âm thành “ma tà” rồi thành “mã tà”. Cụm từ “bọn mã tà” có thể hiểu là “bọn sử dụng dùi cui”, tức cảnh sát. Xem ra giả  thuyết này khá hợp lý, vì “mã tà” có  hai âm tiết, phiên âm từ tiếng “matraque” cũng có hai âm tiết. Nhìn chung, hiện tượng tiếng nước ngoài được phiên âm thành tiếng Việt với số lượng âm tiết bằng nhau là khá phổ biến. Thí dụ: ô tô, cà phê, mít tinh hay cao su…

Ông An chi cho rằng người Việt đã mượn từ saïs trong tiếng Mã Lai, đọc thành “xà ích” để chỉ người đánh xe ngựa. Nhưng rất tiếc chúng tôi không tìm thấy từ saïs trong tiếng Mã Lai. Chỉ có một từ rất giống là sais, từ này có nghĩa là “người đánh xe ngựa” trong tiếng Malaysia và cả trong tiếng Indonesia. Vậy, chính xác thì “xà ích” có nguồn gốc từ tiếng nước nào? Theo chúng tôi, từ sais trong tiếng Malaysia cũng là từ vay mượn từ tiếng Indonesia. Bởi vì hiện nay người Malaysia thường sử dụng từ kusir để chỉ người đánh xe ngựa chứ hiếm khi sử dụng từ sais, ngược lại người Indonesia sử dụng từ sais thường xuyên hơn, cho dù họ vẫn có từ kusir với nghĩa là “người đánh xe ngựa” như trong tiếng Malaysia.

*
(*): Danh sách Lê Dương Pháp giai đoạn 1831-1961: Đức (210.000 người), Ý (60.000), Bỉ (50.000), Pháp (50.000), Tây Ban Nha (40.000), Thụy S ĩ (30.000), Ba Lan (10.000), Nga (6.000), Áo (5.000), Hungary (4.000), Hy Lạp (4.000), Tiệp Khắc (4.000), Hà Lan (3.000), Nam Tư (3.000), Luxembourg (2.300), Đảo Anh (1.500), Romania (1.500), Bồ Đào Nha (1.300), Đan Mạch (1.000), Thổ Nhĩ Kỳ (1.000), Hoa Kỳ (700), Bulgaria (500), Phần Lan (500), Thụy Điển (500), Algérie (500), Việt Nam (200), Maroc (200), Tunisia (200), Argentina (100), Brasil (100), Nhật Bản (100), Canada (100), Litva (100), Latvia (100), Na Uy (100), Ai Cập (100). (theo Wikipedia).

KTTN 111, ngày 15-6-1993

Tại sao Phi-líp-pin (Philippines) là một nước Đông Nam Á mà lại có một tên rất Tây? Người Phi-líp-pin nói tiếng gì?

AC: Nguyên Phi-líp-pin là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1565, dưới triều vua Phi-líp đệ nhị. Để đánh dấu rằng đây là đất đai họ đã chiếm được dưới triều của Phi-líp (đệ nhị), tiếng Tây Ban Nha là Felipe, người Tây Ban Nha đã gọi đó là Islas Filipinas, nói tắt thành Filipinas. Đây là số nhiều của Filipina, giống cái của Filipino, nghĩa là thuộc về Felipe. Islas Filipinas là các hòn đảo của Phi-líp, người Pháp dịch thành Îles philippines, rồi nói tắt thành Philippines.

Người Phi-líp-pin nói tiếng Tagal (cũng gọi là Tagalog) là thứ tiếng được chọn làm ngôn ngữ quốc gia. Đây là một ngôn ngữ thuộc họ Mã Lai – Đa đảo (malayo-polynésien). Giành được độc lập năm 1946 từ tay Mỹ (Tây Ban Nha đã nhượng đảo quốc này cho Mỹ từ năm 1898), người Phi-líp-pin vẫn dựa theo tiếng Tây Ban Nha là Filipinas mà gọi tên nước mình là Pilipinas (tiếng Tagal không có âm f nên đã thay thế âm này bằng p).

VTH: Trong bài trên có hai chi tiết cần xem lại: thứ nhất, cái tên Philippines không phải do người Pháp dịch từ cụm từ “Islas Filipinas” trong tiếng Tây Ban Nha rồi nói tắt thành Philippines. Thứ hai, người Philippines không chỉ nói tiếng Tagalog mà còn sử dụng những ngôn ngữ khác.

Trong thế kỷ 16, khi đến quần đảo Philippines ngày nay, nhà thám hiểm Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos  đã sử dụng tên Filipinas, ban đầu chỉ dùng để gọi tên hai đảo Leyte và Samar (nay là hai tỉnh của Philippines). Sau đó quần đảo này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác, thí dụ như Islas del Poniente (Quần đảo phương Tây), Nueva Castilla và Quần đảo San Lázaro. Cuối cùng, cái tên Las Islas Filipinas được dùng để chỉ toàn bộ quần đảo này. Đến giai đoạn Cách mạng Philippine (1896–1898) (1), Hội nghị Malolos (2) công bố việc thành lập nước República Filipina (Cộng Hòa Philippine). Từ giai đoạn chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ (1898) và chiến tranh Philippine – Mỹ (1899–1902) cho tới giai đoạn Commonwealth (1935-1946) (3), chính quyền thực dân Mỹ gọi đất nước này là Quần đảo Philippine. Đây là cái tên do người Mỹ dịch từ tên Las Islas Filipinas (tiếng Tây Ban Nha). Trong giai đoạn Mỹ chiếm đóng, cái tên Philippines bắt đầu xuất hiện và kể từ đó nó trở thành tên phổ biến của đất nước này (4). Đến khi độc lập (4 tháng 7 năm 1946), đất nước này có tên chính thức là Cộng Hòa Philippines (tiếng Filipino: Republika ng Pilipinas).

Theo Wikipedia, ở Philippines người ta sử dụng trên 170 ngôn ngữ, hầu hết thuộc nhánh phía Tây của nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian, thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Năm 1987 Hiến pháp Philippines qui định ngôn ngữ chính thức là tiếng Filipino (5) và tiếng Anh. Trên thực tế, có 12 ngôn ngữ khác cũng khá phổ biến, đó là  “Tagalog, Cebuano, Ilokano, Hiligaynon, Waray-Waray, Bikol, Kapampangan, Pangasinan, Kinaray-a, Maranao, Maguindanao và Tausug” (phổ biến nhất là tiếng Tagalog). Từ năm 1973, tiếng Tây Ban Nha  không còn được coi là ngôn ngữ chính thức ở Philippines. Trong những thập niên gần đây, người dân Philippines không còn sử dụng tiếng này trong cuộc sống hàng ngày.

*
(1): Người Tây Ban Nha còn gọi cuộc cách mạng này là “Chiến tranh Tagalog”, tức cuộc chiến có vũ trang giữa nhân dân Philippines và thực dân Tây Ban Nha. Kết quả là quần đảo Philippine tách khỏi nhà cầm quyền thực dân Tây Ban Nha. Trong giai đoạn này chữ Philippine chưa có thêm chữ cái s.
(2): Hội nghị của nước Cộng Hòa Philippine đầu tiên do chính quyền cách mạng khởi nghĩa tổ chức, phác thảo Hiếp pháp Malolos. 
(3): Commonwealth of the Philippines là tiền thân của nước Cộng Hòa Philippines từ năm 1935 đến 1946, trong giai đoạn ấy Philippines đã là thuộc địa của Mỹ.
(4): Quezon, Manuel, III. (2005-03-28). "The Philippines are or is?". Manuel L. Quezon III: The Daily Dose.
(5): Filipino là một ngôn ngữ dựa theo tiếng Tagalog, một thứ tiếng được xem là  tiếng mẹ đẻ của một phần ba dân số Philippines. Nhất là xung quanh thủ đô Manila , nhưng hầu như toàn bộ dân Philippines cũng có thể sử dụng ngôn ngữ này (Wikipedia).

KTTN 113, 7-1993

Tại sao biểu tượng SEA Games XVII 1993 tổ chức tại Singapore lại là con sư tử?

AC: Vì SEA Games lần này được tổ chức tại Singapore mà Singapore có nghĩa là Thành phố Sư tử. Singapore (tiếng Anh) và Singapour (tiếng Pháp) là phiên âm từ tiếng Mã Lai Singapura, vẫn được xem là bắt nguồn từ tiếng Sanskrit Simhapura, trong đó Simha là sư tử, pura là thành phố (trong tiếng Mã Lai hiện nay singa là sư tử còn thành phố thì lại là puri).



VTH: Chúng tôi dẫn chứng một quan điểm khác. Theo Wikipedia, từ Singapura trong tiếng Malaysia có nguồn gốc từ tiếng Tamil (தமிழ்) (1), trong đó singa xuất phát từ chữ singam (சிங்கம்), một từ có nghĩa là “sư tử”;  còn Oor (ஊர்) trong tiếng Tamil có nghĩa là “thành phố”. Oor là một tiếp vĩ ngữ phổ biến trong nhiều địa danh ở Ấn Độ. Sở dĩ người ta đặt tên này là vì trong bản đồ, nước Singapore có hình dạng giống đầu sư tử (2). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy sư tử chưa bao giờ sinh sống ở Singapore, ngay cả sư tử châu Á cũng vậy, một loài còn được còn gọi là sư tử Ấn Độ hay sư tử Ba Tư, có tên khoa học là Panthera leo persica. Vào thế kỷ 13, tại Singapore, người ta đã từng thấy một thú lớn 4 chân trông rất giống con cọp, có khả năng đó là cọp Malayan (tên khoa học: Panthera tigris jacksoni) (3).

Theo lịch sử, Singapore còn có một số tên khác trong quá khứ. Vào thế kỷ thứ 2, nhà thiên văn học Hy Lạp Claudius Ptolemaeus đã từng sống ở một nơi gọi là Sabana, khu vực mà ngày nay gọi là Singgapore. Về sau người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Singapore sinh sống và gọi vùng đất này bằng một số tên khác, đó là Tân Gia Ba  新加坡, Tinh Gia Ba 星嘉坡 (hay星加坡) và hai cái tên rút gọn là Tinh Châu 星洲 (đảo Singapore) và Tinh Quốc 星國 (nước Singapore). Ngoài ra, còn có tên khác là  Thạch Lặc  , có nguồn gốc từ chữ selat trong tiếng Malaysia, có nghĩa là “eo biển”…Trong Thế chiến thứ II, người Nhật đặt tên cho Singapore là Shōnantō (Chiêu Nam đảo 昭南島?), xuất phát từ câu Shōwa no jidai ni eta minami no shima" (和の時代に得た), có nghĩa là “hòn đảo phương nam tiếp thu được trong thời kỳ Shōwa”, tức giai đoạn hoàng đế Shōwa trị vì (25/12/1926-7/1/1989). Từ này được sử dụng cho tới ngày người Anh chiếm đảo Singapore (12/9/1945), một tháng sau khi người Nhật đầu hàng.  Trong giai đoạn thế chiến, người Nhật đã Latin hóa từ Shōnantō thành Syonan-to (hay Syonan), có nghĩa là “Ánh sáng phương Nam”, dịch đúng nghĩa đen của từ Chiêu Nam 昭南.

*
(2): Sommerville, Maxwell (1894). The Encyclopaedia Britannica: a dictionary of arts, sciences, and general literature, 9:22. Adam and Charles Black, London, United Kingdom. p. 101.

KTTN 114, ngày 15-7-1993

AC: Phù Đồ (cũng như Phật Đà, Phật Đồ) vốn là hình thức phiên âm bằng tiếng Hán (đọc theo âm Hán Việt) của tiếng Sanskrit buddha, có nghĩa là Phật. Dần dần nó bị dùng sai đi vì được xem là đồng nghĩa với từ tháp, dạng tắt của tháp bà, phiên âm từ tiếng Sanskrit stupa.

VTH: Phù Đồ 浮圖 là từ phiên âm từ chữ stupa स्तौपिक, chứ không phải từ chữ Buddha बुद्ध trong tiếng Sanskrit. Nói cách khác, Phù Đồ không có nghĩa là Phật , nghĩa của nó là tháp thờ Phật hoặc tháp thờ xá lợi của Phật. Do đó, việc cho rằng từ phù đồ bị “dùng sai đi vì được xem là đồng nghĩa với từ tháp” là điều không chính xác. Dưới đây là dẫn chứng từ Truyện Kiều:

Dẫu xây chín đợt phù đồ,
Sao bằng làm phước cứu cho một người.

Có hai từ Phật đồ: Phật đồ 佛徒, một dạng viết gọn của Phật giáo đồ 佛教徒, có nghĩa là tín đồ Phật giáo và Phật đồ 佛圖 đồng nghĩa với từ tháp , còn được gọi là Phù Đồ 浮圖 (浮屠). Cả hai từ này (佛徒佛圖) đều không có nghĩa là Phật , chỉ có từ Phật đà 佛佗 mới có nghĩa là Phật (tiếng Sanskrit: बुद्ध, Buddha).

Trong tiếng Sanskrit, từ stupa स्तुप không có nghĩa là tháp hay tháp bà 塔婆, nghĩa chính xác của nó là búi tóc. Chỉ có từ stupa trong tiếng Anh mới có nghĩa là tháp chứa hài cốt nhà sư. Từ này tương đương với từ staupika स्तौपिक trong tiếng Sanskrit, có nghĩa là hài cốt đựng trong một tháp nhỏ hoặc trong điện thờ (nơi lưu giữ hài cốt của các bậc cao tăng của Phật giáo Tích Lan). 




KTTN 115, ngày 01-8-1993

Tại sao lại gọi là "đồng bóng"? Có phải “đồng” là do “tiên đồng ngọc nữ” hay không? Nhưng nếu thế thì “bóng” là do đâu?

AC: A. de Rhodes đã ghi như sau: “Đồng, cái đồng: Gương, kiếng. Gương. Cùng một nghĩa. Soi đồng: Nhìn vào gương để làm phù chú. Làm đồng làm cốt: Bà phù thủy nhìn vào gương để làm phù chú. Thầy đồng: Thầy phù thủy sử dụng gương, chiếu kính” (Từ điển Việt-Bồ-La, Nxb Khoa học xã hội, 1991).
Cứ theo những điều trên đây, thì các ông đồng bà đồng đã được gọi bằng tên của chính cái đồ vật mà họ sử dụng để hành nghề. (…). Khi đồng đã là cái gương, cái kiếng thì bóng tất nhiên là hình ảnh của cảnh và vật phản chiếu ở trong kiếng, trong gương. (…) Vậy đồng bóng là gương và hình ảnh của cảnh vật phản chiếu trong gương. Đó là nghĩa gốc. Còn nghĩa trong ông đồng bà đồng, lên đồng, đồng cô bóng cậu, v.v… là nghĩa phái sinh.

VTH: Cách giải thích của A. de Rhodes là nói về “phù thủy” phương Tây chứ không phải “ông đồng, bà đồng” ở Việt Nam. Do đó, nhận định “đồng bóng là gương và hình ảnh của cảnh vật phản chiếu trong gương” là không chính xác. Đồng bóng có nghĩa là “bóng của các thần linh trong cõi vô hình, mượn hình đồng để tiếp xúc, phù hộ cho người trần gian”. Các ông đồng, bà đồng cho thần linh hay vong hồn nhập vào họ, lúc ấy  họ không còn là chính mình, nghĩa là đã biến thành thần hay vong hồn để ban phúc lộc, trừ tà diệt ma, chữa bệnh, phán truyền điều gì đấy; còn người nhận những điều ấy được gọi là “con nhang” hay “đệ tử” v.v. Ở Việt Nam, đồng bóng còn được gọi là lên đồng, hầu đồng, hầu bóng…, một hoạt động tín ngưỡng dân gian có tính chất của Saman giáo (*). Về cơ bản, đây là hình thức giao tiếp của ông đồng, bà đồng với thế giới siêu linh bằng nghi thức nào đó. Thí dụ như “trò chơi phụ đồng chổi, thả thơ, đoán mộng, giao tiếp với các siêu linh, vong hồn”;  hình thức cầu cơ của đạo Cao Đài; nghi thức Đạo Mẫu của Đạo giáo; nghi thức lên đồng trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; hay Thanh Đồng trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần…Nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam cũng có hình thức lên đồng (Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Mông, Thái…). Tùy dân tộc, người lên đồng có thể là thầy Mo, Tào, Then, Pựt, Xídi hay Mỡi...

*
(*): Saman giáo (A: Shamanism, P: Chamanisme) là một thuật ngữ của ngành nhân loại học, nói về tín ngưỡng và hoạt động liên quan tới sự giao tiếp với thế giới linh hồn. Pháp sư là người có khả năng tiếp cận và tạo sự ảnh hưởng đến thế giới linh hồn thiện và ác, người có thể xuất thần bước vào tình trạng lên đồng khi làm lễ để thực hành việc đoán tương lai, chữa bệnh, trừ tà…(xem thêm từ http://en.wikipedia.org/wiki/Shamanism).

VƯƠNG TRUNG HIẾU

23 comments:

  1. Này ông bạn Vương trung Hiếu thích "soi" linh tinh tưởng chừng rất tỷ mỉ uyên bác kia ơi!
    Chỉ xin hỏi ông một câu thôi , nếu ông trả lời được thì hãy "soi" linh tinh nữa nhé:
    Ông chắc đã từng ...di học (!) vậy ông còn nhớ câu này trong "Văn tế nghĩa sỹ Cần giuộc" của Đồ Chiểu không : "...làm cho MÃ TÀ MA NÍ hồn kinh..." ?
    Có cần phải "gợi ý" cho ông rõ về chủ ý của câu hỏi của tôi ko nhỉ? Tôi cho rằng có lẽ ông đủ khả năng hiểu chủ ý của người hỏi rồi !
    Các cụ dạy: Biết thì thưa thốt, ko biết nên dựa cột mà nghe.
    Rất nhiều ý của ông trong loạt bài này đều khiên cưỡng , chủ quan đầy cảm tính .Rất ít ý có cơ sở khoa hộc lắm. Trên đây chỉ là một câu hỏi (Bắt trước lối "soi" vặt của ông) điển hình mà một kẻ bình dân chẳng cần giỏi giang gì như ...tôi cũng biết hỏi để làm ông ...tỉnh ngộ!
    hề ..hề...

    ReplyDelete
  2. Bác L.B
    Vâng, bác bắt "trước" ..tôi bắt sau .
    hì hì ..

    ReplyDelete
  3. Trong tổng tập Văn học Việt Nam (tập 15), Đinh Gia khánh giải thích"Ma Tà: là lính tuân cảnh Ở Nam bộ, thời Pháp. Ma Ní: là lính đánh thuê trong quân dội Pháp, phần lớn là quân Tagal mộ Ớ Manila (Manilla) thủ dô Philippin".
    Như vậy ông Vương Trung Hiếu giải thích từ "mã tà" đâu có gì sai, chỉ khác về từ nguyên so với ông An Chi thôi. Tôi không hiểu anh bạn LB muốn bình luận điều gì khi đưa từ "ma ní" vào. Cái câu "không biết thì dựa cột mà nghe" nên dành cho ai đây? Hi hi...Nếu giỏi thì viết một bài nghiên túc để "chọi" với ông VTH hay ông AC mới thật là có trình độ, còn nhận xét bâng quơ như thế thì con nít cũng làm được hê hê...

    ReplyDelete
  4. Đỗ tây NguyênApril 21, 2012 at 5:38 PM

    Chỉ định dạo qua đọc bài nhưng vì đọc vài comment ở đây thấy ngứa miệng quá , nên xin có vài ý kiến.
    -Ông "nặc danh" ở trên ra vẻ "tầm chương trích cú" nhưng lại lòi ra cái sự đọc không hiểu của mình. "Nặc danh" không đọc , không thấy ông VTH sau một hồi lý giải lùng quanh thì khẳng định :Mã tà có gốc phiên âm từ tiếng Pháp "matraque" tức dùi cui à? Ông VTH cho rằng giả thiết này là có lý nhất .Ông không nhận ra sự khiên cưỡng vơ vẩn trong cách giải thích lấy được như vậy sao? Ông không hiểu gì lịch sử ngôn ngữ Nam bộ cổ nên không hiểu đấy thội. Rất nhiều từ cổ của Nam bộ có gốc Mã lại. Từ thuở cụ Đồ Chiểu viết văn tế nghĩa sỹ Cần giuôc thì tiếng Pháp chưa có ảnh hưởng gì đáng kể tới ngôn ngữ dân dã Việt nam vậy làm sao từ "matraque" có thể kịp biến thành cụm từ mã tà trong ngôn ngữ của cụ Đồ Chiểu được ! Hiểu chưa?
    Ông hỏi tại sao ông lubim97 "đưa từ ma ní" vào câu hỏi? Vậy ông không nhận ra đó là câu trích dẫn một khúc trong văn tế à? Trích dẫn phải để cho mọi người nhận ra trích ở đâu chứ. Có ai trích dẫn cụt ngủn một từ bao giờ ?
    Còn cái lối tư duy thủ cựu , nông dân hiếu thắng kiểu :"nếu có giỏi..." của ông chỉ làm cho mọi độc giả buồn cười vì đa số người đọc chỉ comment vài ý khi đọc một bài nào đó.Chẳng mấy ai háo thắng , điên rồ hoặc rỗi hơi để động một tí lại viết bài "chọi" nhau như kiểu nghĩ của ông cả.Nếu ai ai cũng rỗi hơi làm vậy thì có mà loạn! Ngay như tôi đây "cực chẳng đã" vì quá ngứa mắt với ông nên mới phải cố gõ mấy dòng này đã thấy mệt và mất thời gian.
    Qua vài ý này thì tôi nghĩ:Câu "biết thì thưa thốt, khong biết dựa cột mà nghe" có lẽ nên dành cho cả ông đó , ông "nặc danh" ạ .

    ReplyDelete
  5. Đỗ tây NguyênApril 21, 2012 at 8:41 PM

    (gửi lại nội dung comment tự nhiên bị mất)
    Chỉ định dạo qua đọc bài nhưng vì đọc vài comment ở đây thấy ngứa miệng quá , nên xin có vài ý kiến. -Ông "nặc danh" ở trên ra vẻ "tầm chương trích cú" nhưng lại lòi ra cái sự đọc không hiểu của mình. "Nặc danh" không đọc , không thấy ông VTH sau một hồi lý giải lùng quanh thì khẳng định :Mã tà có gốc phiên âm từ tiếng Pháp "matraque" tức dùi cui à? Ông VTH cho rằng giả thiết này là có lý nhất .Ông không nhận ra sự khiên cưỡng vơ vẩn trong cách giải thích lấy được như vậy sao? Ông không hiểu gì lịch sử ngôn ngữ Nam bộ cổ nên không hiểu đấy thội. Rất nhiều từ cổ của Nam bộ có gốc Mã lại. Từ thuở cụ Đồ Chiểu viết văn tế nghĩa sỹ Cần giuôc thì tiếng Pháp chưa có ảnh hưởng gì đáng kể tới ngôn ngữ dân dã Việt nam vậy làm sao từ "matraque" có thể kịp biến thành cụm từ mã tà trong ngôn ngữ của cụ Đồ Chiểu được ! Hiểu chưa?
    Ông hỏi tại sao ông lubim97 "đưa từ ma ní" vào câu hỏi? Vậy ông không nhận ra đó là câu trích dẫn một khúc trong văn tế à? Trích dẫn phải để cho mọi người nhận ra trích ở đâu chứ. Có ai trích dẫn cụt ngủn một từ bao giờ ? Còn cái lối tư duy thủ cựu , tiểu nông hiếu thắng kiểu :"nếu có giỏi..." của ông chỉ làm cho mọi độc giả buồn cười vì đa số người đọc chỉ comment vài ý khi đọc một bài nào đó.Chẳng mấy ai hiếu thắng , điên rồ hoặc rỗi hơi để động một tí lại viết bài "chọi" nhau như kiểu nghĩ của ông cả.Nếu ai ai cũng rỗi hơi làm vậy thì có mà loạn!( Ngay như tôi đây "cực chẳng đã" vì quá ngứa mắt với ông nên mới phải cố gõ mấy dòng này đã thấy mệt và mất thời gian quá) Qua vài ý này thì tôi nghĩ:Câu "biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe" có lẽ nên dành cho cả ông đó , ông "nặc danh" ạ .

    ReplyDelete
  6. Đỗ tây NguyênApril 21, 2012 at 9:21 PM

    (Chép tiếp lần 3 nội dung commen tự nhiên bị mất-Nếu admin trang vanchuong+ chính là ông "nặc danh" thì cũng xin cho biết công khai để tôi không còn thắc mắc vì sao comment phản biện của tôi bị mất liên tục nhé . Xin đừng "im lặng đáng sợ" như thế)
    Chỉ định dạo qua đọc bài nhưng vì đọc vài comment ở đây thấy ngứa miệng quá , nên xin có vài ý kiến. -Ông "nặc danh" ở trên ra vẻ "tầm chương trích cú" nhưng lại lòi ra cái sự đọc không hiểu của mình. "Nặc danh" không đọc , không thấy ông VTH sau một hồi lý giải lùng quanh thì khẳng định :Mã tà có gốc phiên âm từ tiếng Pháp "matraque" tức dùi cui à? Ông VTH cho rằng giả thiết này là có lý nhất .Ông không nhận ra sự khiên cưỡng vơ vẩn trong cách giải thích lấy được như vậy sao? Ông không hiểu gì lịch sử ngôn ngữ Nam bộ cổ nên không hiểu đấy thội. Rất nhiều từ cổ của Nam bộ có gốc Mã lại. Từ thuở cụ Đồ Chiểu viết văn tế nghĩa sỹ Cần giuôc thì tiếng Pháp chưa có ảnh hưởng gì đáng kể tới ngôn ngữ dân dã Việt nam vậy làm sao từ "matraque" có thể kịp biến thành cụm từ mã tà trong ngôn ngữ của cụ Đồ Chiểu được ! Hiểu chưa?
    Ông hỏi tại sao ông lubim97 "đưa từ ma ní" vào câu hỏi? Vậy ông không nhận ra đó là câu trích dẫn một khúc trong văn tế à? Trích dẫn phải để cho mọi người nhận ra trích ở đâu chứ. Có ai trích dẫn cụt ngủn một từ bao giờ ? Còn cái lối tư duy thủ cựu , tiểu nông hiếu thắng kiểu :"nếu có giỏi..." của ông chỉ làm cho mọi độc giả buồn cười vì đa số người đọc chỉ comment vài ý khi đọc một bài nào đó.Chẳng mấy ai hiếu thắng , điên rồ hoặc rỗi hơi để động một tí lại viết bài "chọi" nhau như kiểu nghĩ của ông cả.Nếu ai ai cũng rỗi hơi làm vậy thì có mà loạn!( Ngay như tôi đây "cực chẳng đã" vì quá ngứa mắt với ông nên mới phải cố gõ mấy dòng này đã thấy mệt và mất thời gian) Qua vài ý này thì tôi nghĩ:Câu "biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe" có lẽ nên dành cho cả ông đó , ông "nặc danh" ạ .

    ReplyDelete
  7. Đỗ tây NguyênApril 21, 2012 at 9:50 PM

    Xin "cung kính -kinh khiếp " được hỏi: Ông admin của văn chương + có phải là ông "nặc danh" ở trên không? Tại sao admin lại dùng liệu pháp "im lặng, im lặng và im lặng" xóa coment phản biện của độc giả rất không đàng hoàng chính trực như thế. Tôi không dám tin admin và ban biên tập của trang này lại có chủ trương công khai dìm chết các comment trái chiều với chủ kiến của họ hoặc chỉ là ý kiến cá nhân 1 admin nào đó dù viết dưới dạng nặc danh vì làm như vậy chính là họ đã coi thường uy tín của chính họ .Vì đó đâu phải cách sử sự của những người làm văn hóa trên đời?!Hy vọng tôi đoán sai.Vì nếu đúng thì không chỉ tôi mà hàng trăm độc giả khác cũng sẽ thất vọng lắm đấy.

    ReplyDelete
  8. Đỗ tây NguyênApril 21, 2012 at 9:53 PM

    Tôi rất mong nhận được câu trả lời đàng hoàng của Admin cho thắc mắc ở trên.

    ReplyDelete
  9. đỗ tây nguyênApril 21, 2012 at 9:55 PM

    Xin "cung kính -kinh khiếp " được hỏi: Ông admin của văn chương + có phải là ông "nặc danh" ở trên không? Tại sao admin lại dùng liệu pháp "im lặng, im lặng và im lặng" xóa coment phản biện của độc giả rất không đàng hoàng chính trực như thế. Tôi không dám tin admin và ban biên tập của trang này lại có chủ trương công khai dìm chết các comment trái chiều với chủ kiến của họ hoặc chỉ là ý kiến cá nhân 1 admin nào đó dù viết dưới dạng nặc danh vì làm như vậy chính là họ đã coi thường uy tín của chính họ .Vì đó đâu phải cách sử sự của những người làm văn hóa trên đời?!Hy vọng tôi đoán sai.Hy vọng đó là sự phá hoại của một kẻ xấu nào đó.Vì nếu đúng thì không chỉ tôi mà hàng trăm độc giả khác cũng sẽ thất vọng lắm đấy.

    ReplyDelete
  10. (Đề nghị ông Admin vanchuong+ trả lời giúp tôi- lần gửi thứ n+1 vì bị xóa)
    Xin "cung kính -kinh khiếp " được hỏi: Ông admin của văn chương + có phải là ông "nặc danh" ở trên không? Tại sao admin lại dùng liệu pháp "im lặng, im lặng và im lặng" xóa coment phản biện của độc giả rất không đàng hoàng chính trực như thế. Tôi không dám tin admin và ban biên tập của trang này lại có chủ trương công khai dìm chết các comment trái chiều với chủ kiến của họ hoặc chỉ là ý kiến cá nhân 1 admin nào đó dù viết dưới dạng nặc danh vì làm như vậy chính là họ đã coi thường uy tín của chính họ .Vì đó đâu phải cách sử sự của những người làm văn hóa trên đời?!Hy vọng tôi đoán sai.Vì nếu đúng thì không chỉ tôi mà hàng trăm độc giả khác cũng sẽ thất vọng lắm đấý

    ReplyDelete
  11. Đề nghị Admin văn chương + trả lời đàng hoàng công khai.(hỏi thứ n+1 lần do liên tiếp bị xóa vô lý)
    Xin "cung kính -kinh khiếp " được hỏi: Ông admin của văn chương + có phải là ông "nặc danh" ở trên không? Tại sao admin lại dùng liệu pháp "im lặng, im lặng và im lặng" xóa coment phản biện của độc giả rất không đàng hoàng chính trực như thế. Tôi không dám tin admin và ban biên tập của trang này lại có chủ trương công khai dìm chết các comment trái chiều với chủ kiến của họ hoặc chỉ là ý kiến cá nhân 1 admin nào đó dù viết dưới dạng nặc danh vì làm như vậy chính là họ đã coi thường uy tín của chính họ .Vì đó đâu phải cách sử sự của những người làm văn hóa trên đời?!Hy vọng tôi đoán sai.Vì nếu đúng thì không chỉ tôi mà hàng trăm độc giả khác cũng sẽ thất vọng lắm đấy.

    ReplyDelete
  12. Câu hỏi chờ admin trang văn chương + trả lời :Xin "cung kính -kinh khiếp " được hỏi: Ông admin của văn chương + có phải là ông "nặc danh" ở trên không? Tại sao admin lại dùng liệu pháp "im lặng, im lặng và im lặng" để nhiều lần xóa coment phản biện của độc giả một cách không đàng hoàng chính trực như thế. Tôi không dám tin admin và ban biên tập của trang này lại có chủ trương công khai dìm chết các comment trái chiều với chủ kiến của họ hoặc chỉ là trái ý kiến cá nhân 1 admin nào đó( viết dưới dạng nặc danh như trên) vì làm như vậy tức là họ đã coi thường uy tín của chính họ .Vì đó đâu phải cách sử sự của những người làm văn hóa trên đời?!Hy vọng tôi đoán sai.Vì nếu đúng thì không chỉ tôi mà hàng trăm độc giả khác cũng sẽ thất vọng lắm đấy.

    ReplyDelete
  13. KÍNH GỞI BÁC ĐỖ TÂY (NGUYÊN)!
    Tự nhiên thấy mỗi cái còm "Tôi rất mong nhận được câu trả lời đàng hoàng của Admin cho thắc mắc ở trên."
    .
    VC+ cũng không hiểu lắm, tưởng bác gây sự. He he
    .
    Hóa ra, không phải vầy. Còm gửi đi rùi mà hổng thấy, cũng bực tợn.
    .
    Té ra, những còm bác gửi nó đều tự động chui vào mục Spam, nên không hiện ra. Ghét quá.
    .
    VC + đã cho hiển thị trở lại. Cám ơn bác đã thông tin. Chúc bác mạnh, vui nhiều.
    .
    VĂN CHƯƠNG +

    ReplyDelete
  14. Gởi bạn Đỗ Tây Nguyên,
    Bạn viết trông có vẻ thành thạo từ ngữ Nam bộ cổ lắm. Bạn thử dẫn chứng một số từ Nam bộ cổ có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai cho thiên hạ biết đi. Nói suông thì ai làm không được.

    ReplyDelete
  15. 1-Xin cảm ơn và được bày tỏ sự vui mừng vì Vanchuong+ vẫn là Van chuong + trong lòng độc giả bình thường như chúng tôi!


    2-Ông "nặc danh" nếu rỗi việc và thật sự có hứng thú, có nhu cầu cao độ (!)thì tôi sẵn sàng chân thành nói chuyện cùng ông nếu ông không "nặc danh" nữa. Ông hãy công khai số đt, địa chỉ "meo", cùng danh tính thật.Còn riêng tôi thì phải thú thật,dù chỉ là một phó thường dân hạng bét,chả phải "nhà" nọ "nhà" kia ,nhưng tôi không có nhu cầu nói chuyen với những người như ông.Chỉ vì "chiều" ông nên phải cố "sẵn sàng" ! ! !

    ReplyDelete
  16. Gởi bạn Đỗ Nguyên,
    Bạn chỉ cần dẫn chứng một số từ Nam bộ cổ có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai là được rồi, chứng tỏ bạn có hiểu biết, còn không thì đừng bình luận lung tung. Tôi công khai tên tuổi, email để làm gì? Tôi có biết bạn là ai đâu, cũng như chẳng biết anh bạn LB nào đó. Cái chính là tranh luận có tính thuyết phục hay không chứ không phải là tên tuổi. Nếu bạn không đủ khả năng trả lời câu hỏi của tôi thì nên im lặng.

    ReplyDelete
  17. Aps dụng phương pháp dạy học mới.Loại trừ phương pháp dạy học kiểu "bình dân học vụ" .Đỗ Nguyên tôi gửi ông "nặc danh" mấy đường link này để ông tự đọc -tự tư duy -tự hiểu để những kiến thức trở thành hữu ích cho ông:
    1-http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/nguongoctiengviet.htm
    2-http://damau.org/archives/23770
    3-www.binhnguyenloc.de/.../NguonGocMaLai/NguonGocMaLai_Chuo...
    (chú ý đọc thật kỹ chương 5 nhé)
    4-http://chutluulai.net/forums/showthread.php?p=61237
    vân vân và vân vân....nhiều lắm không kể xiết.
    Đặc biệt nên tìm đọc cuốn:Lịch sử ngôn ngữ Việt nam-nxb phổ thông. Cuốn in lần đầu hiện có bán tại hiệu sách LỘC cỔng sau đại học kinh tế tpHCM-Đ. Nguyễn đình Chiểu.
    Lưu ý: phải đọc cẩn thân-toàn diện có tự đối chứng so sánh.
    Đọc xong nhớ viết bài thu hoạch mà "chọi" với thiên hạ(!) để giết thời gian và thỏa mãn ý thích lạ lùng của ông nhé.
    Vẫy tay ...chào ông!

    ReplyDelete
  18. Aps dụng phương pháp dạy học mới.Loại trừ phương pháp dạy học kiểu "bình dân học vụ" .Đỗ Nguyên tôi gửi ông "nặc danh"vài đường link này để ông tự đọc -tự tư duy -tự hiểu để những kiến thức trở thành hữu ích cho ông:
    1-http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/nguongoctiengviet.htm
    2-http://damau.org/archives/23770
    3-www.binhnguyenloc.de/.../NguonGocMaLai/NguonGocMaLai_Chuo... (chú ý đọc thật kỹ chương 5 nhé)
    4-http://chutluulai.net/forums/showthread.php?p=61237 vân vân và vân vân....nhiều lắm không kể xiết. Đặc biệt nên tìm đọc cuốn:Lịch sử ngôn ngữ Việt nam-nxb phổ thông. Cuốn in lần đầu hiện có bán tại hiệu sách LỘC cỔng sau đại học kinh tế tpHCM-Đ. Nguyễn đình Chiểu. Lưu ý: phải đọc cẩn thân-toàn diện có tự đối chứng, so sánh, khái quát, tổng hợp. Đọc xong nhớ viết bài thu hoạch mà "chọi" với thiên hạ(!) để giết thời gian và thỏa mãn ý thích lạ lùng của ông nhé. Vẫy tay ...chào ông!

    ReplyDelete
  19. Loại trừ phương pháp dạy học kiểu "bình dân học vụ" .Đỗ Nguyên tôi gửi ông "nặc danh" mấy đường link này để ông tự đọc -tự tư duy -tự hiểu để những kiến thức trở thành hữu ích cho ông:
    1-http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/nguongoctiengviet.htm
    2-http://damau.org/archives/23770
    3-www.binhnguyenloc.de/.../NguonGocMaLai/NguonGocMaLai_Chuo... (chú ý đọc thật kỹ chương 5 nhé)
    4-http://chutluulai.net/forums/showthread.php?p=61237 vân vân và vân vân....nhiều lắm không kể xiết..(còn tiếp)

    ReplyDelete
  20. Điều tôi mong muốn là bạn Đỗ Nguyên dẫn chứng một số từ trong tiếng Nam bộ cổ có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai, nhưng bạn đã không làm được, sau đó bạn đưa một số liên kết để tôi tự tìm hiểu (thật là buồn cười). Tôi đã thử vào những dòng liên kết kết ấy và chỉ tìm được bài “Nguồn gốc Mã Lai…” của Bình Nguyên Lộc. Dưới đây là phần trích từ chương V của bài ấy. Nó chẳng chứng minh được gì một số từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai. Chẳng qua là bảng so sánh giữa tiếng Việt, tiếng Mã Lai và một số ngôn ngữ khác. Ở đây, tôi chỉ trích những mục có liên quan giữa tiếng Việt và tiếng Mã Lai mà ông BNL đã dẫn chứng rồi đưa ra những từ tương đương trong từ điển tiếng Mã Lai (TĐTML) để bạn Đỗ Nguyên so sánh, nhằm thấy rằng mình đã “chẳng biết gì” (!).
    Biểu số 59: BNL (Bình Nguyên Lộc):Việt Nam: Bu (Mẹ); Mã Lai Johore: Papu (Nhũ mẫu); TĐTML: mẹ là bonda, induk, emak…
    Biểu số 60: BNL: Việt Nam: Bố (Cha); Mã Lai: Pa. TĐTML: Bố là ayah, bapa.
    Biểu số 63: BNL: Việt Nam: Già; Mã Lai: Tu À. TĐTML : Già là berumur, tua.
    Biểu số 71: BNL: Việt Nam: Mùi (vị). Huế cũng đọc là Màu; Mã Lai: Baou. TĐTML: Mùi là bau; membaui.
    Biểu số 72: BNL: Việt Nam: Há (miệng): Mã Lai: Haa. TĐTML: Há là terbuka, terdedah; membuka.
    Biểu số 73: BNL: Việt Nam: Lợi (Nướu răng) Mã Lai: Lơny. TĐTML: Lợi là gusi.
    Biểu số 75: BNL: Việt Nam kim: Trời; Việt Nam Trung Cổ: Blời và Tlời; Mã Lai Célèbes: Hơry; Mã Lai các đảo khác: Hari. TĐTML: Trời là Tuhan.
    Biểu số 76: BNL: Việt Nam: Mặt trăng: Mã Lai: Bulăng. TĐTML: Mặt trăng là bulan.
    Biểu số 84: BNL: Việt Nam: Ngáp; Mã Lai Á: Kuap; Mã Lai Johore: Sa ngap. TĐTML: Ngáp là menguap.
    ……………………………
    Bạn Đỗ Nguyên cần biết rằng tiếng Mã Lai thuộc họ ngôn ngữ Austronesian, trong khi đó tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asiatic hay Austroasiatic). Việc đưa những dòng liên kết trên là không cần thiết, không thuyết phục, vì chúng chẳng chứng minh được một số từ trong tiếng Nam bộ cổ có gốc Mã Lai.

    ReplyDelete
  21. @ ông "nặc danh".
    Không có gì là miễn phí và ăn sẵn nếu ko có ân tình gì với nhau.
    Hiểu ko?

    ReplyDelete
  22. Có ai muốn đối thoại cùng một cái gốc cây ko?"Ông nặc danh" ko có khả năng tự đọc -hiểu và có lẽ rất thừa thời gian nhưng không đủ kiên nhẫn để đọc sách đọc báo hay đọc "còm" của người khác đến nơi đến chốn.Ông cũng ko thể hiểu rằng, hàng trăm độc giả sáng suốt công minh sẽ công bằng đánh giá về khả năng của ông và cười thầm đấy.Đừng cay cú, đừng "dai hoi" kiểu quê mùa như thế. Hãy đọc và học đến nơi đến chốn thì sẽ tốt hơn chuyện khoái chí -cay cú "chọi" lung tung như ông từng tự thú nhận.
    Đừng quên: ko có gì là tự nhiên mà có dễ dàng. Kể cả kiến thức linh tinh cho đỡ buồn.
    Tôi ko có thời giờ nói chuyện với ông nữa.Dù ông có chửi ...cả làng Vũ Đại tôi cũng làm ngơ.

    ReplyDelete
  23. Thiện tai, thiện tai. Dốt đặc cán mai mà tưởng bằng hai ông Gia Cát! Cuối cùng chẳng thấy đâu là những từ Nam bộ cổ gốc Mã Lai. Hê hê...chửi giỏi hơn chứng minh...!

    ReplyDelete