.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Saturday, April 14, 2012

NHÀ VĂN NGUYỄN VĂN LƯU - CHỈ TẠI THIỆP “QUA SÔNG ĐẤM SÓNG” NÊN PHẢI NHẮC NHỞ: “SAO MÀ ÁC THẾ THIỆP ƠI!” (KỲ 4)

 (Văn chương +). Mình thấy đời bao dung độ lượng. Người ta biết cả, quý tài Thiệp nên vui mừng chăm lo cho Thiệp. Có ai nhắc lại vụ này, vụ kia đâu. Chỉ tại Thiệp qua sông đấm sóng nên phải nhắc nhở. Thiệp không nôn mửa việc gì phải quét dọn tẩy uế! Thiệp gí vào vợ Thiệp cho ra từng ấy đứa con có ai nói gì! Nhưng gí thơ phú của người ta vào đó… Ôi trời! Thần tượng! Vua! Nhân văn đổi mới…
Loạt bài của Nguyễn Văn Lưu về Nguyễn Huy Thiệp gây ra cơn sốt báo Văn nghệ  TPHCM suốt cả tháng qua

Bảo Thiệp ác là chuyện hệ trọng nên phải có sở cứ!
Vậy xin đính chính:
Tô Hoài bảo Thiệp giỏi viết cái ác.
Hoàng Ngọc Hiến bảo Thiệp viết về cái đốn mạt nhưng không đứng cao hơn cái đốn mạt bao lăm.
Khi đọc không ghi chép. ý nhớ, xuất xứ chưa tìm lại được. Xin để tồn nghi. Có gì xin lỗi Thiệp, các cụ Tô Hoài, Hoàng Ngọc Hiến và bạn đọc.
Giờ thì sở cứ:
1.     Phẩm tiết , hư cấu Quang Trung như một bạo chúa độc ác, đểu cáng, không được lời xu nịnh mà xẻo dái nhét cứt vào miệng một người có trí lực như Ngô Thi, lại muốn lấy con gái người ta, là ác lắm.
2.     Trong chuyện Cún ám chỉ ông K. dạy mỹ học đầu đường xó chợ vô thừa nhận. Ông này chê văn Thiệp.
3.     Trong tiểu trên Sông Hương số 3/ 1990 bảo cả dân tộc bị một hai con ranh con hoặc vài ba chú mục thôi miên bởi thứ văn chương ỡm ờ nửa thiên thần nửa quỷ sứ… Hình như trong việc này có sự đóng góp của một số nhà phê bình văn học nào đó. Số này chắc không đểu cáng thì cũng thiển cận. Hư cấu như thế đã là ác. Đây lại là tiểu luận.
4.     Viết kịch về Nguyễn Thái Học là có đạo văn.
5.     Trong tiểu luận Trò chuyện với hoa thủy tiên xem các nhà văn, nhà thơ đều lưu manh vô học, dở hơi, chập cheng, thơ phú chỉ đáng gí vào l… vợ. Thiện lương, văn hóa nhỉ!
6.     Thưở hàn vi có làm chuyện dắt gái ma cô đĩ bợm. Biết nói thế nào nhỉ!
7.     Hồi 2003 sang Thụy Điển bảo nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
8.     Viết Vong bướm mượn lời nhân vật chửi đời, chửi lịch sử, bảo viết sách đọc sách cũng chỉ là một trò cười.
9.     Giao lưu với bạn đọc, bảo: “Có những câu hỏi tôi không thèm trả lời”…, “chỉ yêu một số ít trong số các khách mời đến!”
Còn nhiều nhiều. Nêu chín mục. Chín là cao nhất. Thêm nữa chỉ là lặp lại.
Xin mượn lời cố nhà thơ Bế Kiến Quốc, nguyên Thư ký tòa soạn báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, hồi Thiệp thịnh thời nhất: “Chỉ tiếc Thiệp không đi hướng thiện này, anh ta đi hướng ác, ác quá, cùn quá, lặp lại mình quá sẽ mất Thiệp” (Con chữ soi bóng đời, Trần Thị Thắng. NXB. Hội Nhà văn, H.2001, tr.256. tập 2)
Có người bảo chuyện gái gủng là chuyện riêng, nhân quyền, nhân bản, cá tính sao cứ đay đi đay lại mãi. Mình nghĩ nếu Thiệp được như Trần Phương, một con đực lý tưởng… (Bên kia bờ ảo vọng, Dương Thu Hương), thì mình dám nói gì, lại thầm ao ước nữa. Ba lần, ba ngàn lần càng đáng phục. Chị em tự nguyện dâng hiến trách vào đâu. Nhưng đằng này cái đóa trà mi chỉ còn sái hợi* lại đem biếu sếp: “Món này chân quê, tươi lắm… Anh giúp em cho con vợ em nó về”… thì thành ra Mã Giám Sinh. Truyện Kiều còn, Mã Giám Sinh còn, cái sự đúng lý vẫn còn, phải nhắc nhở chứ! Cũng như chuyện Thiệp nôn mửa, hãi bỏ sừ. Gớm chết! Nhưng mà khổ lắm, nghe rồi, nói mãi, lợm cả lên đây này. Chỉ có Khoa với Lưu nói. Rách việc.
Rách đấy! Còn rách nữa. Lưu có tham gia vào cuộc chiến tranh ấy. Nội ngoại xa gần thương binh liệt sỹ có hàng chục. Đồng đội còn được mấy ai. Mà què cụt cả. Lên Điện Biên rồi. Ngã ba Đồng Lộc rồi. Đến Bến Dược rồi. Nôn mửa phỉ nhổ vào hàng triệu người đang còn sống đã là đại ác. Với hàng triệu vong linh người đã khuất thì phải nói bằng ngôn ngữ nào? Không có công lao xương máu của hàng triệu người, của cả dân tộc làm sao có đường bay thẳng Hà Nội – Paris cho Thiệp đi nhận huân chương, giải thưởng? Sao phủ thế? Nhịn được à! Ai nhịn thì nhịn. Lưu cứ nói mãi đấy. Thiệp chưa cải tiến thanh minh, thanh nga, Lưu còn nói.
Mình thấy đời bao dung độ lượng. Người ta biết cả, quý tài thiệp nên vui mừng chăm lo cho Thiệp. Có ai nhắc lại vụ này, vụ kia đâu. Chỉ tại Thiệp qua sông đấm sóng nên phải nhắc nhở. Thiệp không nôn mửa việc gì phải quyét dọn tẩy uế! Thiệp gí vào vợ Thiệp cho ra từng ấy đứa con có ai nói gì! Nhưng gí thơ phú của người ta vào đó… Ôi trời! Thần tượng! Vua! Nhân văn đổi mới…
Nhưng mình tin Thiệp còn lương tri, lương năng. Vẫn thấy Thiệp dạo quanh bờ hồ với Linh Chó, mặt hồ gươm vẫn long lanh mây trời… Nếu Thiệp trở lại Chủ ác mạc tác / Chúng thiện phụng hành**… thì Phật vui mà đời cũng vui. Gặp kẻ biết sám hối còn sướng hơn gặp chín mươi chín vị tu hành. Thiệp trở lại còn vui hơn gặp chín ngàn chín trăm chín chín vị tu hành.
____________________________
Chú thích:
*. Sái hợi: Sái: Điếu thuốc phiện hút đến cùng kiệt, không còn gì, không đáng hút lại.
Hợi:Cuối cùng, trong mười hai con giáp.
**. Chủ ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành: Bỏ ác làm thiện ( Thiền sư ô sào)         .
Chu Giang Nguyễn Văn Lưu
Nguyên Giám đốc, TBT Nxb Văn học
(Bài đã đăng trên báo Văn nghệ TP HCM)

Kỳ sau: Nước ta chưa có văn tài
Phải đem kê ghế mà nài nó lên.


MỜI BẠN ĐỌC XEM LẠI LOẠT BÀI TRÊN BÁO VN TPHCM
- KỲ 1:  NGUYÊN GIÁM ĐỐC, TBT NXB VĂN HỌC NGUYỄN VĂN LƯU: NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP “SAO LẠI CHỬI ĐỜI?”  (Văn chương +). “Thiệp viết truyện ngắn Tướng về hưu rất hay, thiên hạ thán phục. Nhưng khi viết kịch Nguyễn Thái Học lại sao chép từ bộ phim “Chỉ còn một tình yêu ở lại” của Liên Xô cũ. (Xem con chữ soi bóng đời. Trần Thị Thắng. NXB Hội Nhà văn 2010. Tr 222-223, tập II). Như thế là đạo văn. Không biết ngày làm thầy giáo dạy sử, Thiệp dạy như thế nào. Nhưng khi đã thành nhà văn nổi tiếng sang Thụy Điển, Thiệp tuyên bố: Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (xem Trần Đăng Khoa. Văn nghệ quân đội số 596 tháng 4/2004)”.
- KỲ 2: NHÀ VĂN MÀ NHƯ THẾ LÀ BẤT LƯƠNG, VÔ NHÂN BẢN, LÀ DỐI TRÁ VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ PHẢI NGUYỄN HUY THIỆP KHÔNG SỢ !” (KỲ 2) (Văn chương +). “Việc gì ông cũng không từ không sợ miễn là có lợi. Dạy học, làm thầy, làm! Viết văn, làm Nhà văn, làm !  … Đến nước dắt gái, ma cô đĩ bợm ông cũng chẳng từ (xem hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh). Đến cái việc đại vô đạo là nôn mửa vào lịch sử, và cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, ông cũng làm ngon ơ thì khiếp thật. Ông là bậc đại dũng đấy.”
- KỲ 3: NGUYỄN VĂN LƯU: ĐỌC KỸ VĂN THIỆP VÀ XEM CÁCH ỨNG XỬ Ở ĐỜI THÌ THIỆP PHẢN ĐẠO, VÔ ĐẠO LẮM - “THIỆP ƠI THỜ PHẬT LÀM CHI!” (KỲ 3) (Văn chương +). “Thiệp dẫn rất nhiều Phật, Đạo. Lại dựng tượng Phật trong vườn nhà hương đăng thường nhật. Chắc phải hàng Phật tử chân tu. Nhưng đọc kỹ văn Thiệp và xem cách ứng xử ở đời thì Thiệp phản Đạo, vô đạo lắm. Nói cho thấu lẽ phải hàng quyển sách. ở đây Lưu chỉ nói hai mục trong hai bài báo ngắn.”



6 comments:

  1. cu lam nhu NVL tao nen van tai va su nghiep van NHT va vi the Thiep phai chiu on, cu nhu NVL la con song dua NHT toi vinh quang. Chac NVL ham huc la de lot luoi cac tac pham cua NHT ngay truoc. ong Thiep chi co mot cai ac la ngay ca nhung tac pham "ac" nhat cung den duoc voi nguoi doc, that "lau ca". co nhung ke gac cong nhu NVL mA khong lau ca the moi la. qua bai nay thay NVL deu tuyet doi!

    ReplyDelete
  2. NVL that nho nhen, bi oi, nhung lai ho henh. Chui nguoi bang loi de dai, vung ve, vun vat va toeu nhan nhu the khac gi bang phong thanh cho nguoi ta.. Chi thiet cho Thiep la tam cua Luu thap qua va vi the nguoi bi Luu che chua duoc nang tam nhieu

    ReplyDelete
  3. CÒN "TIN THIÊP CÒN LƯƠNG TRI, LƯƠNG NĂNG"?
    TRỜI ƠI! SAO MÀ ÔNG LƯU ..."CẢ TIN" THẾ?
    (BIẾT THIỆP KHÁ LÂU, TÔI PHẢI NGẠC NHIÊN KÊU LÊN NHƯ THẾ VÀ ...THÁN PHỤC ÔNG LƯU SAO RỘNG LÒNG QUÁ VẬY!)

    ReplyDelete
  4. Nói theo ngôn ngữ của Thiệp thì THẢO DÂN cho là Nặc Danh chẳng biet "đéo" gì về ông Lưu và Thiệp. Có lẽ Nạc Danh là cái bã mía bị voi Thiệp nhã ra thôi.

    ReplyDelete
  5. Hình tượng thằng Lưu suốt đêm ngày lần theo thằng Thiệp, cả ở dưới gầm giường nhà thằng Thiệp thế này mới thấy hình ảnh của nó [thằng Lưu] hèn hạ đến mức nào. Giá nó không viết thì đời đã quên nó và tâm nó thanh thản hơn, nhưng đúng là oan oan tương báo, thằng Thiệp đúng là thước đo độ lưu manh, hạ đẳng của thằng Lưu. Đọc qua giọng nó thì biết.

    ReplyDelete
  6. Nông dân Thái BìnhMay 8, 2012 at 4:17 PM

    Địt con mẹ cu Nguyễn Văn Lưu, mày là nhà văn mà bố mày ko biết mày có tác phẩm nào cả. Nếu có thì là sản phẩm của 1 tên bồi bút, là thứ ô uế bẩn mắt độc giả,là thứ thịt thối cho đám ruồi nhặng..... CÒn nhà văn NHT thì bố mày đọc hết. Ông ấy là nhà văn lớn.

    ReplyDelete