.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Thursday, April 12, 2012

ÔNG PHẦN ĐẠO VĂN CÒN CHỐI TỘI BẰNG “BẢN TƯỜNG TRÌNH” VÔ LỐI


Lập tức, nhà văn Phạm Lưu Vũ có bài so sánh hai bài viết để làm sáng tỏ sự “đạo” của ông Phần (Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển Nguồn Nhân lực – Nhân tài Việt Nam): “Tôi xin gửi kèm theo đây những trích đoạn so sánh để chứng minh ông Bùi Thành Phần đã “xào” lại bài của tôi.
Không kể nhiều câu “xào” rất ngô ngê (ví dụ: “Long mạch lại được chia ra thành: Thân long (Can long), Cành long (Chi long), Nhánh long (Cước long), Ngoặt long (Bàng long).- Đã “thân long” lại còn mở ngoặc Can long, v.v… Hay: “Tượng khí”??? Thậm chí còn sai cơ bản (Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa, không phải Hoa Lư…).
Dư luận sẽ đánh giá bản giải trình vô lối của ông ta”.

TRÍCH TRONG BÀI “THĂNG LONG LƯỢC PHONG THỦY KÍ” CỦA PHẠM LƯU VŨ
TRÍCH TRONG BÀI “BÀN VỀ LONG MẠCH THĂNG LONG VÀ ĐỊA LINH BA ĐÌNH KÌ BÍ CỦA ÔNG BÙI THÀNH PHẦN
Gọi là long mạch được chia ra thân (can long), cành (chi long), nhánh (cước long), ngoặt (bàng long)… Lớn thì gọi là đại can long, đại chi long, nhỏ thì gọi là tiểu can long, tiểu chi long…
Long mạch lại được chia ra thành: Thân long (Can long), Cành long (Chi long), Nhánh long (Cước long), Ngoặt long (Bàng long).
Long mạch được tạo nên do sự vận hành của Âm Dương, Thiên Địa, Ngũ hành, Can Chi, bát Quái… con người chỉ có thể vận dụng, không can thiệp vào được, cho dù có sử dụng hàng vạn tấn TNT hay thậm chí bom nguyên tử… Đó chính là một bộ nhớ vĩ đại, ghi chép những chu kì lặp lại của Không – Thời gian trong tổng thể cái gọi là quá khứ, vị lai… của vũ trụ.
Long mạch được tạo nên bởi sự vận hành của Thiên – Địa, Âm Dương, Ngũ hành, Bát quái, Thiên can – Địa chi… Con người chỉ có thể vận dụng chứ không có thể can thiệp thay đổi được nó. Đây là một “Bộ nhớ thần kỳ” của vũ trụ (Không gian – Thời gian) trong quá khứ – hiện tại – vị lai.
Sách “Địa giải Huyền thư” nêu rằng nằm trên đại can long thì có thể hình thành kinh sư (nơi đóng đô), chi long có thể lập nên thành, phủ, đô thị (tỉnh), cước long có thể lập nên trấn, xứ (huyện, xã)… Có long mạch, lại phải có ít nhất một đại can long hình thế khúc chiết, vững vàng thì mới được coi là đất đế vương. Đó là một trong những yếu tố tiên quyết để có thể lập quốc, hình thành một quốc gia. Trung Quốc rộng lớn có ba đại can long, hình thành bởi ba con sông là Trường Giang, Hoàng Hà và Áp Lục Giang. Nước ta cũng có một số đại can long. Trong đó sông Hồng chính là một trong những ranh giới giữa hai đại can long nước Việt từ xưa tới nay vậy.

Sách “Địa giải Huyền thư” nói rằng:
- Nếu cuộc đất nào năm trên Đại Can long thì có thể hình thành nên Kinh sư (nơi đóng Đô) của một Đất Nước.
- Nếu cuộc đất nào nằm trên Chi long có thể lập nên Thành phố, Đô thị của một cấp Tỉnh.
- Nếu cuộc đất nằm vào Cước long thì có thể là Thị trấn, Xứ của một cấp Phủ, Huyện.
- Nếu cuộc đất ở bên Bàng long thì có thể là nơi đóng trụ sở của một cấp Tổng, Xã.
Đối với một quốc gia, nếu đã có Long mạch rồi nhưng vẫn còn đòi hỏi phải có ít nhất một Đại Can long với hình thể khúc chiết, vững vàng thì mới được coi là đất “Đế Vương”. Đây là điều kiện, là yếu tố tiên quyết để có thể lập nên Kinh sư của một quốc gia.
Ví dụ: Nước Trung Hoa rộng lớn cũng có nhiều Đại Can long như các sông Hoàng Hà, Trường Giang, Áp Lục Giang,…
Còn đất nước Việt Nam ta cũng có một số Đại Can long, như Sông Hồng là một trong số đó và đã tồn tại hàng nghìn năm nay.
Khoa học về long mạch xem xét sự vận hành của khí tương quan với địa hình, phương vị, các chòm sao… nên xem Trời là tĩnh mà Đất thì động. Đó là một kiệt tác quan sát của người xưa. Chỉ riêng một môn này thôi, cũng đủ thấy trí tuệ phương Đông xưa vĩ đại đến nhường nào. Long mạch tạo nên sự vận hành của “khí”. Có chỗ bế (tắc), chỗ khai (mở), có nơi phát tán, có nơi ngưng tụ, có khi hung, khi cát… biến ảo tuỳ thời. Tất cả đều không thể xem thường.
Khoa học về Long mạch có nhiệm vụ xem xét sự vận hành của “Tượng Khí” có liên quan đến Địa hình, Địa mạo, Phương vị và vị trí của các chòm sao đóng trên bầu trời…
Nếu coi trời là “tĩnh” và đất là “động”, thì Long mạch được tạo nên bởi sự vận hành của “Khí”.
Khí cũng có chỗ khai (mở), chỗ bế (tắc). Có nơi phát tán, có nơi ngưng tụ và lại có Khí cát (tốt), Khí hung (xấu)… biến ảo tùy thời.
Cũng cần phải nói rằng Thăng Long (thành Đại La cũ) là một vùng đất ngưỡng diện (ngửa mặt lên trời), sách xưa gọi là thế Dương lai Âm thụ (khí dương phủ xuống, khí âm ngẩng lên đón). Đất này nhược (mềm mỏng), khí ngưng kết ở bên trên mà tiêu tán ở bên dưới. Địa huyệt kết ở nơi cao nhất, chính là khu vực có tên gọi núi Nùng ngày trước. Long mạch này không nộn (non), song cũng chưa phải lão (già), tuy “cát” đấy nhưng chưa hẳn đã hết khí “hung”. Thăng Long ngược lại với nơi Lý Công Uẩn lên ngôi là kinh đô Hoa Lư trước đó. Nơi ấy có long mạch gọi là thế Âm lai Dương thụ. Đó là thế đất cường (cương mãnh), khí tiêu tán ở bên trên mà ngưng tụ ở bên dưới. Thiên huyệt kết ở chỗ thấp nhất. Long mạch Hoa Lư lợi cho phòng thủ, chiến tranh, có thể lập nghiệp đấy nhưng phúc trạch không dài. Hai triều vua trước (Đinh, Tiền Lê), mặc dù triều nào cũng có võ công hiển hách. Nhưng không triều nào dài quá ba chục năm. Đó chính là một trong những lý do chủ yếu để Lý Thái Tổ, vị vua có tầm nhìn xa trông rộng phải tìm đến Thăng Long? Và long mạch của chốn này quả đã không phụ lòng vị vua ấy khi mà nhà Lý dời đô thì lập tức tồn tại hơn hai trăm năm. Không những thế, các triều đại sau (Trần, Hậu Lê…), vẫn đóng đô trên đất ấy cũng được hưởng phúc, kéo dài không kém.

Thăng Long là một vùng đất “ngưỡng diện” (mặt ngửa lên trời) – sách Địa lý – Phong thủy gọi là “dương lai, âm thụ” – nghĩa là khí dương phủ xuống, khí âm ngẩng lên đón. Đất này mềm mỏng, khí ngưng kết ở bên trên, tiêu tán ở bên dưới. Địa huyệt ở nơi cao nhất – đấy là núi Nùng – núi này còn có tên gọi là Long Đỗ. Long Đỗ được phiên từ chữ nho mà ra, nếu dịch sát nghĩa là “bụng Rồng” chứ không phải là “rốn Rồng” – cụm từ “rốn Rồng” theo chữ nho là “Long Tê”. Tất nhiên cả khu đất rộng lớn là “bụng Rồng” ấy cũng có nơi hội tụ vượng khí lớn nhất, tốt nhất của cả đất nước sẽ là rốn Rồng – có lẽ vì cái lý ấy mà người ta đồng nhất bụng Rồng (Long Đỗ) với rốn Rồng (Long Tê) chăng?
Vùng đất Hoàng thành Thăng Long ngược lại với Kinh đô Hoa Lư nơi mà Lý Công Uẩn lên ngôi trước đó: Hoa Lư có cái thế “âm lai, dương thụ”, là mảnh đất cương mãnh, khí tiêu tán ở bên trên và ngương tụ ở phía dưới. Huyệt vị ngưng kết ở nơi thấp nhất. Hoa Lư có lợi cho phòng thủ và tiến công trong hoạt động quân sự. Mảnh đất thiêng này có thể tạo lập nghiệp Đế vương, nhưng phúc trạch không dài. Ba triều Vua trước (Ngô – Đinh – Tiền Lê) đều là những nhà có võ công hiển hách nhưng không nhà nào kéo dài được quá ba mươi năm.
Có lẽ điều này là nguyên nhân khiến Lý Thái Tổ – một vị Vua có tầm nhìn xa trông rộng đã quyết định dời Đô về Thăng Long – và Hoàng Thành được định ngay trên bụng con Rồng (Long Đỗ)? Đúng vậy, nơi đây đã không phụ lòng vị Vua anh minh ấy – Triều Lý tồn tại được 216 năm. Không những thế các triều đại nối tiếp với những vị Quân vương chính trực anh minh của triều Trần, triều Lê ngự trên mảnh đất này cũng được hưởng phúc trạch kéo dài.
Long mạch để phúc trạch cho con người không phải là không có điều kiện, càng không phải thiên thu. Câu chuyện của Liêu Công trên đây là một ví dụ. Phải là người có đức mới ở được chốn đất thiêng. Đức càng kiên cố thì vận càng dài, đến khi nào đức cạn thì vận cũng tuyệt theo. Thăng Long chính là một nơi như thế. Hình như có một “giới hạn” đã định sẵn cho những “nhà” nào ngự trên long mạch ấy. Xin mạn phép có một cuộc đại thể đối với những triều đại từng định đô ở chốn này như sau:

Địa Linh – Long mạch để lại phúc con người cũng có những điều kiện và không dành riêng cho một ai mãi mãi. Ở trên mảnh đất ấy phải là người có đức. Đức càng dày, càng kiên cố thì vận phúc càng kéo dài, chỉ đến khi nào đức cạn hết thì vận phúc cũng tuyệt theo.
Mảnh đất Hoàng Thành ngày xưa – Ba Đình hiện nay chính là như thế – Nghĩa là nó cũng có một “mức hạn quy định” nào đó cho những “Nhà nào” ngự trên mảnh đất này.
Xin dẫn dụ ra đây mấy triều đại đã từng ngự trên mảnh đất Hoàng Thành – Ba Đình như sau:
Hoàng Đế Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Việc đầu tiên, đáng lẽ phải lập tông miếu, xã tắc… thì Ngài lại cho dựng tám ngôi chùa tại phủ Thiên Đức (trước là châu Cổ Pháp thuộc Bắc Ninh) – quê Ngài. Các nhà chép sử đời sau sở dĩ đem điều đó ra trách Ngài vì hình như không hiểu được thâm ý của Ngài. Tại sao Ngài lại dựng đúng tám ngôi chùa? Có phải Ngài muốn chuẩn bị sẵn chốn về cho vong linh mình và con cháu sau này? Nghĩa là Ngài đã biết trước và hiểu rõ những bí mật về long mạch của đất Kinh Sư mới mà Ngài vừa chọn?
Hoàng đế Lý Thái Tổ dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long thì cùng một lúc Ngài cho kiến thiết cung điện để làm nơi làm việc, nơi ở của Vua, Quan quý tộc và xây dựng Thành lũy bảo vệ. Đồng thời Ngài cũng cho người về quê xây tám ngôi chùa tại phủ Thiên Đức (Châu Cổ Pháp Bắc Giang – nay là huyện Từ Sơn – Bắc Ninh).
Có phải Ngài đã biết rõ bí mật của mảnh đất kinh sư này chỉ có thể để cho Ngài và con cháu của Ngài làm Vua trọn vẹn ở nơi đây tám đời mà thôi, vì vậy Ngài cần chuẩn bị sẵn chốn ra về cho vong linh mình và con cháu?
Nhà Trần giành cơ nghiệp từ tay nhà Lý, tồn tại được hơn một trăm bẩy mươi năm (1226-1399). Làm chủ Thăng Long bao gồm mười hai vị vua. Nhưng nếu tính từ đời thứ nhất là Thái Tông (Trần Cảnh) đến đời cuối cùng là Thiếu Đế (Trần An), thì thực chất cũng vừa đúng tám đời. Bởi có tới bốn vị vua là Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Duệ Tông đều cùng đời thứ sáu (cùng là con Trần Minh Tông), hai vị: Phế Đế (con Duệ Tông) và Thuận Tông (con Nghệ Tông) là con chú con bác, đều cùng đời thứ bẩy. Cuối cùng, Thiếu Đế (con Thuận Tông) là đời thứ tám. Để cho rõ, xin hình dung theo sơ đồ sau:

Đời thứ nhất:……..Trần Thái Tông
Đời thứ hai:……..Trần Thánh Tông
Đời thứ ba:……..Trần Nhân Tông
Đời thứ tư:………Trần Anh Tông
Đời thứ năm:……..Trần Minh Tông
Đời thứ sáu:…Trần Hiến Tông – Trần Dụ Tông – Trần Nghệ Tông – Trần Duệ Tông
Đời thứ bẩy:…..Phế Đế  – Trần Thuận Tông
Đời thứ tám:…….Thiếu Đế.

Nhà Trần tồn tại được trên đất Hoàng Thành 174 năm cũng với tám đời và 12 vị Vua, cụ thể:
- Đời thứ nhất: Trần Thái Tông – Trần Cảnh (1225 – 1258).
- Đời thứ hai: Trần Thánh Tông (1258 – 1278).
- Đời thứ ba: Trần Nhân Tông (1278 – 1293).
- Đời thứ tư: Trần Anh Tông (1293 – 1314).
- Đời thứ năm: Trần Minh Tông (1314 – 1329).
- Đời thứ sáu: Trần Hiến Tông (1329 – 1341).
Trần Dụ Tông     (1341 – 1369)
Trần Nghệ Tông (1369 – 1372)
Trần Duệ Tông (1307 – 1374)
Tất cả 4 vị vua đời thứ 6 này đều là con của vua Trần Minh Tông.
- Đời thứ bảy:  - Trần Phế Đế (1377 – 1388)
- Trần Thuận Tông (1388 – 1398).
Hai vị Vua đời thứ bảy này là con chú con bác.
- Đời thứ Tám: Trần Thiếu Đế (1398 – 1400)
Nếu tính theo đời vua thì từ Trần Thái Tông đến Trần Nghệ Tông – đúng vị vua thứ tám thì hết phúc, bấy giờ đức đã nghiêng ngả lắm rồi. Mấy đời sau thực chất chỉ còn hư danh, bởi thời vận đã đến hồi kết thúc, cơ đồ xuống dốc không phanh. Rốt cuộc vạ cũng từ trong nhà sinh ra, con cháu bị giết, cơ nghiệp về tay kẻ ngoại thích là Hồ Quý Ly.

Nhà Trần cũng ngự được tám đời ở trên đất Hoàng thành. Nhưng đến đời thứ sáu thì cái đức của nhà Trần bắt đầu cạn (từ Trần Nghệ Tông), Phúc Trạch ngày một mỏng dần và thời vận đã đến kỳ kết thúc. Mấy đời sau Vua tôi còn đấy nhưng thực ra chỉ là “hư vị” nên phải dời xa Hoàng thành Thăng Long – mảnh đất thiêng – để cho cơ đồ xuống dốc không phanh – con cháu bị triệt hạ một cách tàn khốc và hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần bị giết chết, cuối cùng toàn bộ cơ đồ nhà Trần rơi vào tay Hồ Quý Ly.
Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nên triều đại Hậu Lê (Lê sơ). Triều Lê sơ làm chủ nhân của Thăng Long chín mươi chín năm (1428-1527), bao gồm mười vị vua. Song tính theo đời thì chỉ có bẩy đời. Đó là một triều đại hiển hách nhưng đầu voi đuôi chuột (các vua càng về sau càng ngắn ngủi, chết non, chính sự càng ngày càng nát). ). Trong đó có ba vị là Túc Tông, Uy Mục Đế, Tương Dực Đế cùng đời thứ sáu, hai vị cuối cùng là Chiêu Tông và Cung Hoàng cùng đời thứ bẩy. Cả hai vị này (Chiêu Tông và Cung Hoàng) đều bị giết bởi Mạc Đăng Dung.
Triều đại nhà Lê võ công thật hiển hách. Nhưng các đời Vua về sau xử lý công việc có nhiều sai lầm. Triều chính ngày một thối nát, giết hại trung thần, phạm nhiều tội ác… nên có nhiều vị Vua ở ngôi ngắn, chết non chết yểu – Đặc biệt vào đời vua thứ bảy có hai vị là Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng đều bị Mạc Đăng Dung giết chết – cơ nghiệp nhà Lê mất vào tay Mạc Đăng Dung năm 1527.
Tại sao trước đó, Lý Công Uẩn (triều Lý), Trần Cảnh (triều Trần) và con cháu của hai vị ấy đều được ngự trên đất này tám đời, mà đến lượt Lê Lợi (triều Lê Sơ) thì con cháu chỉ được hưởng mệnh đế vương đến đời thử bẩy? Giật mình nhớ lại lời nguyền trước khi bị giết ở ải Cổ Lộng của Trần Cảo, vị vua do chính Lê Lợi lập nên và có thuyết nói rằng cũng do chính Lê Lợi sai người giết. Có phải con cháu Lê Lợi đã phải trả nợ bớt một đời (đế vương) cho Trần Cảo?
Lại nghe một cuốn gia phả có đưa ra một giả thuyết khác. Rằng Lê Lợi và con cháu không phải đã trả nợ cho Trần Cảo, mà là trả cho Lê Lai, người đã liều mình cứu Chúa (là Lê Lợi). Lê Lai về sau bị giết tại chân thành Đông Quan (Thăng Long), đơn giản vì (Lê Lợi) không thể (và không muốn) thực hiện lời hứa chia đôi thiên hạ ngày trước(?). Gia phả ấy còn chép rằng khi giết Lê Lai, chính Lê Lợi đã tự làm giảm mất một đời (là đế vương) của con cháu mình. Nếu vậy thì đời còn thiếu kia của triều Lê Sơ trên long mạch Thăng Long, phải chăng đã được tính vào Lê Lai, kẻ bị giết oan vì (trót) có công lớn (là cứu Chúa) ấy? Tính vào chỗ nào? Lê Lợi có thể quên, các nhà chép sử (thời Lê) có thể quên. Nhưng nhân dân thì không quên điều ấy. Dân gian có câu: “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” nói về ngày giỗ của hai vị. Dù thế nào đi nữa, thì nếu không có Lê Lai, sẽ không có Lê Lợi. Cho nên Lê Lai phải được hưởng cúng trước, giỗ trước, tương đương với việc xem Lê Lai là… đời trước của Lê Lợi. Nghĩa là long mạch đã tính cho triều Lê Sơ phải bắt đầu từ Lê Lai (rồi mới đến Lê Lợi…). Thế là trước sau vẫn đủ… tám đời. Nếu quả như vậy thì cái long mạch kia xem ra vừa nghiêm khắc, lại vừa… công bằng.

Có câu hỏi đặt ra: Tại sao Triều Lý, Triều Trần đều ngự được ở Hoàng thành Thăng Long đến tám đời, mà Triều Lê Sơ chỉ được bảy đời?
Theo như người đời kể lại rằng:
Vào năm 1419 giặc Minh vây chặt nghĩa quân Lam Sơn ở núi Chí Linh. Lê Lợi và các tướng sỹ vô cùng khốn đốn, có nguy cơ bị tiêu diệt. Lúc đó Lê Lai xin đóng giả “Bình định vương Lê Lợi” xông ra mở đường cứu chúa Lê Lợi. Lê Lợi đã hứa nếu thành công, sau này hoàn thành đại nghiệp ông sẽ chia đôi giang sơn cho Lê Lai? Nhưng rồi vào một ngày của năm 1427 Lê Lai đã bị chính Lê Lợi giết chết và bị tịch thu toàn bộ gia sản, với lý do: “Vì Lai cậy có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn?!” (Đại Việt Sử ký toàn thư tập 2, trang 47).
Người đời còn cho rằng Lê Lợi giết chết Lê Lai và ông đã tự triết giảm đi một đời Đế Vương của con cháu mình để trả lại cho Lê Lai.
Trong dân gian còn có câu vè: “Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi” là nói về những ngày giỗ của hai Vị và cho rằng: Lê Lai phải được hưởng ngày cúng giỗ trước Lê Lợi – bởi vì nếu không có Lê Lai thì sẽ không có Lê Lợi (Lê Lợi mất vào ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu – 1433).
Nếu với cái lý trên đây thì Triều đại Lê Sơ vẫn đủ Tám đời được ngự trên mảnh đất Hoàng  thành và Thăng Long cũng thật nghiêm khắc, nhưng cũng thật công bằng làm sao!
Người viết sở dĩ không tính triều Lê Trung Hưng sau này vào đây bởi các vị vua triều Lê Trung Hưng ngự ở Thăng Long thực chất không phải con cháu của chính Lê Lợi, vả lại cũng đã xiêu giạt rất lâu mới trở lại kinh thành, mà thực ra có trở lại thì cũng chỉ làm hư vị (như sau đây sẽ nói) mà thôi.

Tuy nhiên Triều Lê còn nối tiếp đến thời Lê Trung Hưng, nhưng không được tính cho Triều Lê Sơ, bởi các vị này không phải là con cháu đích tôn của Lê Lợi và cũng là hư vị, phải sống phiêu bạt, không ở Kinh thành Thăng Long.
Mạc Đăng Dung tàn sát con cháu Lê Lợi, cướp cơ nghiệp nhà Lê, lập ra nhà Mạc, chiếm giữ Thăng Long sáu mươi lăm năm (1527-1592), trải năm đời. Nhưng long mạch ghê gớm này không phải nơi mà đức của họ Mạc có thể giữ được lâu dài. Mạc Đăng Dung về xây kinh đô ở Cổ Trai (gọi là Dương Kinh thuộc Hải Dương), tiếng là để làm thanh viện cho Thăng Long, song thực chất là ngại chính cái long mạch ở đó…
Bản thân con cháu Mạc Đăng Dung, trừ thời Mạc Đăng Doanh huy hoàng nhưng ngắn ngủi (trong khoảng mười năm), còn lại luôn luôn phải chạy giạt ra ngoài, thậm chí nhiều phen phải dựng hành cung ở ngoại thành, không dám vào ở trong nội cung. Triều Mạc rốt cuộc còn xa mới đạt tới cái giới hạn tám đời mà cách đó hơn năm trăm năm, Lý Thái Tổ trước khi dời đô đã xem xét long mạch mà tiên định trước.

Khi cướp được cơ nghiệp nhà Lê, lập ra nhà Mạc chiếm giữ Thăng Long được hơn 60 năm (1527 – 1592). Nhưng miền địa linh ghê gớm Hoàng thành không phải là đắc địa để có thể dung nạp và ban phúc trạch lâu dài cho nhà Mạc.
Nhận rõ điều này, nên Mạc Đăng Dung đã về quê ở Cổ Trai, xây dựng Kinh đô (gọi là Dương Kinh) – lấy danh nghĩa là “Thanh viện cho Thăng Long” nhưng thực chất Mạc Đăng Dung rất sợ cái  “Long mạch Hoàng thành”.
Với hơn 60 năm ngồi trên ngai vàng mà cha con Mạc Đăng Dung phải có trên 50 năm phiêu bạt ra khỏi Hoàng thành Thăng Long. Vì vậy nói về giới hạn cư ngụ tại đây thì cha con Mạc Đăng Dung còn xa mới đạt được cái giới hạn “tám đời” và hàng trăm năm tồn tại như nhà Lý, nhà Trần đã có.
Mà chẳng riêng gì Mạc Đăng Dung. Đời sau cũng có khối anh hùng từng ngại cái long mạch đó mà cũng phải tìm nơi khác để lập đô (kể cả Quang Trung Nguyễn Huệ cũng đã phải nghe theo lời khuyên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một vị đại nho tinh thông lý số, phong thủy của đời bấy giờ mà sai xây Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ an, với ý định dời đô về đấy)
- Chẳng riêng gì họ Mạc, họ Trịnh, các đời sau cũng có những anh hùng – hào kiệt của đất nước nổi lên nhưng họ cũng rất ngại gần mảnh đất “Địa linh Hoàng thành – Ba Đình” này. Họ cũng dựng được lên nghiệp Đế Vương nhưng kinh đô thì được dựng ở những nơi khác
Triều Lê Trung Hưng (Lê mạt) kế tiếp nhà Mạc. Song thực ra chỉ có hư vị, Thăng Long nằm trong tay chủ nhân đích thực là các Chúa Trịnh. Nhà Chúa kể từ khi Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm nổi lên đã có lời “sấm”: “phi bá, phi đế, quyền khuynh thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”. Lại đúng tám đời thì nhà Chúa phúc hết, vận tan…

Ở thời kỳ này Thăng Long thực chất nằm trong tay Chúa Trịnh và trong dân gian cũng có lời sấm truyền nói về gia tộc nhà chúa như sau: “Phi Đế, phi Bá quyền khuynh thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ!”.
Đúng như lời sấm truyền, quyền hành của gia tộc Trịnh bắt đầu từ Thái vương Trịnh Kiểm đến đời Trịnh Sâm vừa được tám đời thì nhà Chúa xảy ra biến loạn và phúc hết vận cũng bị tuyệt theo – Chúa vẫn là Chúa không phải là vua khi nào.
Lịch sử đã đành không thiếu gì những sự trùng hợp lý thú. Song tác động ghê gớm của long mạch là một điều hoàn toàn có thật, từ xưa tới nay, không ai có thể xem thường…


Dẫu rằng lịch sử không thiếu gì những điều trùng lặp ngẫu nhiên vô cùng kỳ lạ và đặc biệt lý thú… song những điều cụ thể đã được kể ra trên mảnh đất thiêng Ba Đình này là có thật – và được lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể lại là tất nhiên, vì vậy chẳng nên coi thường!

No comments:

Post a Comment