.thongtin img{width:24px;height:18px;margin:5px 5px -5px 0} .thongtin li{margin:10px 0 20px}

Friday, August 17, 2012

BÁO DÂN VIỆT – “HIỆN TƯỢNG THƠ NHẬP ĐỒNG”: SỚM LÀM RÕ “NGHI ÁN” ĐẠO VĂN

(Dân Việt) - Xung quanh việc một bài viết vạch rõ "Thi vân Yên Tử" của tác giả Hoàng Quang Thuận đạo văn theo kiểu “diễn văn xuôi thành văn vần” từ một cuốn sách, hiện có khá nhiều ý kiến trái chiều.



Nhà văn Võ Thị Xuân Hà- Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn - Hội Nhà văn VN: Sẽ làm rõ nghi án

Là đơn vị đứng ra tổ chức Hội thảo thơ "Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử", tôi thực sự cảm thấy rất buồn khi có các ý kiến nói rằng chúng tôi tổ chức hội thảo này vì tiền, vì có chuyện khuất tất gì đây. Thực sự, đó chỉ là một sinh hoạt nghề nghiệp bình thường để làm rõ về những sáng tác của ông Thuận- người đã từng đạt kỷ lục châu Á về thơ, có thơ đi dự giải Nobel và nhiều người gọi thơ ông là thơ Thiền.
Vậy thì muốn đánh giá chính xác thế nào, phải tổ chức hội thảo chứ? Không phải chúng ta chỉ tổ chức hội thảo về những tác phẩm xuất sắc, theo tôi các tác giả bình thường cũng có quyền được tổ chức hội thảo. Còn vấn đề kinh phí tổ chức, thì bây giờ tổ chức sự kiện nào mà chả có tài trợ, mọi chuyện rất đàng hoàng, nhiều khách mời là do ông Thuận mời đến, Ban tổ chức chúng tôi làm sao có những quan hệ ấy mà mời.
Tại hội thảo, Hội đồng khoa học đã kết luận thơ của ông Hoàng Quang Thuận không phải là thơ Thiền mà chỉ là chạm đến những vấn đề của Thiền. Còn vấn đề nói ông Thuận đạo văn, theo tôi chưa nên kết luận vội vã, theo tìm hiểu của chúng tôi, cuốn "Chùa Yên Tử, Lịch sử- Truyền thuyết di tích và danh thắng" của tác giả Trần Trương thì tái bản năm 2005, 63 bài thơ trong cuốn "Thi vân Yên Tử" của ông Thuận do NXB Hội Nhà văn in năm 1998, chưa thể khẳng định là ai "đạo" của ai. Bởi vậy, chúng ta rất cần làm rõ "nghi án" văn chương này.

Nhà thơ Trần Trương (Hội Nhà văn): Đến thơ mà cũng làm giả nữa thì...

Tôi đề nghị Hội Nhà văn và cả tác giả Hoàng Quang Thuận phải có một trả lời công khai chính thức về việc có hay không chuyện "đạo văn" của tập thơ "Thi vân Yên Tử". Bởi nếu đây đúng là một cuốn thơ "đạo" thì không còn gì để nói, đến thơ mà người ta cũng làm giả nữa thì tôi chẳng hiểu giá trị của nghệ thuật ở đâu nữa. Nếu ông Thuận đạo thơ mà lại nói là của "tiền nhân" nhập vào mình thì rõ ràng ông ấy lừa đảo, mà nếu xác minh rõ đó là hành động lừa đảo thì tôi đề nghị Hội Nhà văn phải khai trừ hội viên.

Nhà phê bình Nguyễn Hòa: Hạng xoàng...

Nhiều người hỏi tôi tại sao không có mặt ở buổi hội thảo để đọc bài viết của tôi về hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận, tôi xin giải thích là đó không phải là một bài viết theo đặt hàng của hội thảo mà tôi viết khi đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Thuận nói rằng được "tiền nhân mượn bút" và một số thông tin trước đó về việc đưa thơ đi dự giải Nobel. Khi gửi bài viết này đến ban tổ chức hội thảo, tôi đã nói rõ là tôi sẽ công bố, còn tôi không có mặt là vì tôi biết ở đó sẽ giống như một "bữa tiệc", mình đến sẽ làm mất vui.
Việc ông Thuận có đạo văn, đạo thơ của ai hay không, hay người ta đạo của ông, việc này cần làm rõ, nhưng là một người làm nghề, tôi cho rằng chuyện đó không quan trọng bằng những gì văn bản thơ thể hiện. Liệu nó có đúng là thơ không, và có đúng với những gì mà mà ông Thuận nói là thơ của "tiền nhân" không, vì theo đánh giá của tôi, đó chỉ là một văn bản thơ hạng xoàng.
Mai An (ghi)

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Tôi chứng kiến thế nào thì kể lại thế ấy

Là người ký tên lên giấy để ông Hoàng Quang Thuận viết thơ và gây nên hiện tượng "thơ nhập đồng", ông có thể nói gì?
- Về vấn đề này, tôi đã viết trên nhiều bài đăng tải ở nhiều báo, quan điểm của tôi trước thế nào thì bây giờ vẫn thế. Đó là một hiện tượng kỳ bí rất khó lý giải.
Có ý kiến nghi ngờ, nhập đồng là hiện tượng tự nhiên, tại sao tác giả lại biết trước để đưa giấy cho ông ký?
Trong ngày 15.8, PV NTNN cố gắng tìm cách liên lạc với ông Trần Trương- tác giả tập sách "Chùa Yên Tử, Lịch sử- Truyền thuyết di tích và danh thắng" (đang là Phó ban Dân tộc Tỉnh ủy Quảng Ninh) và ông Hoàng Quang Thuận để tìm hiểu thông tin về vụ "đạo văn" này, nhưng cả hai số điện thoại đều đã tắt. Thiết nghĩ, để có lời giải cho vụ nghi án này, điều cần thiết và đơn giản nhất là phải có sự lên tiếng của người trong cuộc.
- Khi ông Thuận kể chuyện 3 đêm liền làm 143 bài thơ của tập "Thi vân Yên Tử", tôi không tin, thế là ông ấy mới bảo, nếu không tin thì tôi đưa giấy cho ông ký vào làm chứng. Đúng là tôi được chứng kiến ông Thuận viết 121 bài thơ của "Hoa Lư thi tập" trên những tờ giấy có chữ ký của tôi trong vòng 4 giờ. Tôi chứng kiến thế nào thì kể lại thế ấy, không khẳng định, không kết luận gì cả.
Vậy mấy ngày gần đây, ông có đọc một bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tâm đã phân tích rằng thơ trong tập "Thi vân Yên Tử" là sao chép theo kiểu "diễn văn xuôi thành văn vần" từ một cuốn sách?
- Tôi chưa đọc bài viết đó. Giả sử có chuyện đó thì ông Thuận sẽ phải chịu trách nhiệm vì đó là việc của ông ấy.
Thế còn việc nhà thơ Hữu Thỉnh phủ nhận chuyện viết thư giới thiệu tập "Thi vân Yên Tử" đi dự giải Nobel như thông tin ông đã viết trên báo?
- Thông tin đó là của ông Thuận cung cấp cho tôi biết.
Lê Tâm (thực hiện)

No comments:

Post a Comment