Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết
thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong
tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi. Ông không hiểu kết thúc việc
nhận bài khác với kết thúc cuộc thi hay sao?
Mặt khác, khi in xong tập thơ
lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà
văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì
thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc
NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế. Còn chuyện tác giả đã tặng sách
cho ai chưa, tôi xem là “chuyện vỉa hè”. Ngay bìa sách Cúi chiều nhặt sóng do một bạn ở An Giang thiết kế đã đưa lên blog,
sau khi thấy hai bài thơ lọt vào giải đã vội gỡ xuống (?). (Lê Xuân)
Nhà thơ Lê Xuân |
VÀI LỜI THƯA LẠI VỚI THIÊN THƯỢNG HỎA
Người ta thường nói “Thưa đi phải có thưa lại” . Nếu mình
không thưa lại hay im lặng, hóa ra vô tình xem thường những lời họ nói hay sao?
Vì vậy, tôi cũng có vài lời thưa lại cùng Thiên Thượng Hoả.
Mới nghe đến cái bút
danh Thiên Thượng Hỏa qua bài viết trên Nhà văn TPHCM, tôi đã cảm thấy “tá hoả”
như nhà mình “sắp cháy”. Đó là một ông “Trời Bốc Lửa” (theo cách dịch nôm na từ
3 từ Hán - Thiên Thượng Hoả). Không biết tên thật của tác giả này là gì, nhưng
có thể đoán rằng là bạn của tác giả hai bài thơ Phía mùa cam bạc lá - MS:
0143a; và Tản mạn trưa - MS:
0143b. Vì thế, mới biết rõ việc “bếp núc” ở Hội VHNT Tiền
Giang về việc hỗ trợ in sách Cúi ngày
nhặt sóng như vậy. Tôi xin thưa lại 3 điều thế này:
Một là: Trong 11 bài được
công bố (có lẽ vào giải) tôi cho là có 4 bài phạm quy, tính tỉ lệ phần trăm là
36,3% (4/11) là quá đúng rồi. Thiên Thượng Hoả đọc không hiểu ý, tôi có nói là
36,3% số bài dự thi là phạm quy đâu mà ông lôi cả 600 bài ra để tính tỉ lệ, và
bảo tôi chưa đọc? Nếu tôi được đọc cả 600 bài dự thi hoặc 40 bài vào chung khảo
thì hay quá, nhưng tôi đâu được phép.
Hai là: Thời gian gửi bài dự
thi tôi đã nói ở bài trước, có lẽ ông không đọc. Ai chẳng biết thông báo số 1
của Ban tổ chức cuộc thi. Nhưng không thể căn cứ tới ngày 27/9/2012 hết hạn gửi
bài dự thì thì có nghĩa là tác giả đó có quyền đem thơ đã gửi tham gia cuộc thi
để in sách hay in báo. Cuộc thi nào cũng có quy định riêng của Ban tổ chức. Khi
cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải
ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời
gian chưa kết thúc cuộc thi. Ông không hiểu kết thúc việc nhận bài khác với kết
thúc cuộc thi hay sao?
Mặt khác, khi in xong
tập thơ lẽ
ra theo Luật xuất bản
trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm
định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành.
Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì
cũng được trả lời như thế. Còn chuyện tác giả đã tặng sách cho ai chưa, tôi xem
là “chuyện vỉa hè”. Ngay bìa sách Cúi
chiều nhặt sóng do một bạn ở An Giang thiết kế đã đưa lên blog, sau khi
thấy hai bài thơ lọt vào giải đã vội gỡ xuống (?). Nhân đây tôi cũng gửi kèm
Chương II – Luật Xuất bản năm 2012 do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký để ông
tham khảo. Như vậy, việc in sách đã 4 tháng rồi mà chưa nộp lưu chiểu là một
cái sai. In sách nằm trong thời gian cuộc thi đang còn là cái sai thứ hai. Tôi
mách cho tác giả nhé: Nếu sợ hết hạn giấy phép xuất bản thì gửi giấy phép đó
lại NXB Hội Nhà văn, khi nào in xin cấp lại giấy phép có gì đâu mà phải vội
vàng? Luật Xuất bản đã cho phép như thế. Đời một tác giả mỗi lần được xin giấy
phép xuất bản là một lần mừng. Việc gì phải vội vàng như vậy. Tiếc thay!
Ba là: Việc tôi nói: Nếu như
mỗi cuộc thi thơ ở ĐBSCL có các nhà thơ chuyên nghiệp tham gia dự thi thì hay
quá, nó góp phần khích lệ phong trào và cũng là để cho các nhà thơ trẻ học tập…
Việc học được gì hay không ở các nhà thơ chuyên nghiệp là chuyện của mỗi cá
nhân. Theo thiển nghĩ của tôi thì tài văn chương là do “trời phú” một phần lớn và phần còn lại là do khổ luyện
qua cách đọc, cách học ở thầy ở bạn theo kiểu “đi một ngày đàng học một sàng
khôn). Tôi nhớ có lần nói chuyện ở lớp sáng tác trẻ, nhà văn Lê Văn Thảo
(nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) đã khuyên: “Mỗi bạn viết trẻ nên chọn cho mình một hay hai nhà thơ, nhà văn có tài
mà mình yêu thích để đọc họ, thấm vào phong cách của họ để từ đó rút ra cách
viết cho riêng mình...” . Về vấn đề này, hôm nay báo Tuổi Trẻ số
169/2013 (ngày 26.6.2013), nhà thơ Lê Chí đã trả lời phỏng vấn, nói khá rõ: Vì sao các nhà thơ chuyên nghiệp ít hoặc
không dự thi thơ ĐBSCL?
Có vài lời thưa lại với
ông Thiên Thượng Hoả như vậy để vấn đề sáng tỏ hơn , có gì làm phiền ông và bạn đọc, rất mong sự
thông cảm.
LÊ XUÂN
____________________
|
________________